Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy...

Tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy

.PDF
128
1
77

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐỖ THỊ HƯƠNG LY NGHIÊN CỨU TIẾP NHẬN NAM CAO QUA CHUYỂN THỂ ĐIỆN ẢNH LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ẤY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phùng Ngọc Kiên Phú Thọ, năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp với đề tài Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao qua chuyển thể điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất kì ai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Việt Trì, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Thị Hƣơng Ly ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ ngành Lý luận văn học với đề tài Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao qua chuyển thể điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” đƣợc hoàn thành là kết quả của việc học hỏi không ngừng của bản thân cùng sự giúp đỡ, khích lệ động viên của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS Phùng Ngọc Kiên đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, khoa Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành công việc của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Việt Trì, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Thị Hƣơng Ly iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 2 1.2.1. Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 ........ 2 1.2.2. Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX .................................................................................................. 3 1.2.3. Nghiên cứu Nam Cao hiện nay ............................................................ 6 1.2.4. Một hƣớng tiếp nhận mới: Chuyển thể văn học sang điện ảnh ........... 7 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 11 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 11 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 11 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 12 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 12 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 12 1.6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 13 CHƢƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT .............................................. 14 1.1. Lý thuyết tiếp nhận................................................................................... 14 1.1.1. Giới thiệu chung................................................................................. 14 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận ................................... 18 1.2. Những vấn đề chung về văn học và điện ảnh .......................................... 22 1.2.1. Văn học .............................................................................................. 22 1.2.2. Điện ảnh ............................................................................................. 23 1.2.3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh .............................................. 23 1.2.4. Chuyển thể - một hình thức dựng phim cơ bản, một dạng tiếp nhận đặc biệt ......................................................................................................... 27 iv CHƢƠNG 2: VIỆC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC TUYẾN TRUYỆN TRONG PHIM ................................................................................................ 36 2.1. Không gian trong truyện - bối cảnh trên phim......................................... 38 2.2. Câu chuyện về lão Hạc - ngƣời nông dân cơ cực, bần hàn ...................... 39 2.2.1. Nhân vật lão Hạc từ truyện lên phim ................................................. 39 2.2.2. Những sáng tạo của Phạm Văn Khoa trên phim................................ 41 2.3. Câu chuyện về nỗi đau thân phận của Chí Phèo ...................................... 45 2.3.1. Câu chuyện về Chí Phèo từ trang sách lên màn ảnh.......................... 45 2.3.2. Nhân vật Chí Phèo trong cách nhìn của đạo diễn Phạm Văn Khoa ........ 46 2.4. Câu chuyện của Thứ - cuộc đời mòn và khao khát đổi thay.................... 56 2.4.1. Bƣớc ngoặt của cuộc đời mòn ........................................................... 56 2.4.2. Nguồn cảm hứng sáng tác bất tận ...................................................... 59 2.4.3. Hy vọng đổi thay vụt tắt..................................................................... 61 2.4.4. Quyết định cuối cùng ......................................................................... 64 Chƣơng 3: KẾT CẤU CỦA BỘ PHIM .......................................................... 67 3.1. Cuộc sống nông thôn u ám ....................................................................... 67 3.1.1. Phần mở đầu....................................................................................... 67 3.1.2. Phần phát triển .................................................................................. 71 3.1.3. Phần cao trào ...................................................................................... 82 3.2. Bi kịch của những ngƣời nông dân và lựa chọn mới của ngƣời trí thức . 84 3.2.1. Phần cởi nút........................................................................................ 84 3.2.2. Phần kết thúc ...................................................................................... 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 92 PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Lý luận tiếp nhận là một lĩnh vực lớn của Lý luận văn học. Song đây lại là một vấn đề lớn đang bị bỏ ngỏ. “Nếu xem hoạt động của văn học bao gồm hai lĩnh vực lớn: sáng tác và tiếp nhận, thì bản thân sự tiếp nhận văn học đã hàm chứa một nửa lý luận văn học” [20; 40] Bản thân lý luận tiếp nhận liên quan đến nhiều loại lý thuyết khác nhƣ lý thuyết giao tiếp, kí hiệu học nghệ thuật, lý thuyết thông tin nghệ thuật, tâm lý học nghệ thuật, lý thuyết giải thích. Văn học tồn tại trong mỗi ngƣời đọc nhƣ một cơ thể sống. Song nó không tự nhiên sống đƣợc, chính bản thân nhu cầu của ngƣời đọc, sự hứng thú say mê, tìm tòi, khai thác, phát hiện, sáng tạo…mới làm nên sức sống bất tử của một tác phẩm. Nam Cao là một nhà văn có một vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Chính cuộc đời bế tắc của Nam Cao cũng đƣợc ông đƣa vào những sáng tác của mình. Có thể nói ông là một trong số những nhà văn nghèo nhất của thế hệ nhà văn trƣớc Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời, từng có lúc ông phải bán đi vài cuốn tiểu thuyết mà mình rất trân quý để lấy tiền mua thuốc cho con. Với trƣờng hợp của Nam Cao, có một sự thống nhất cao độ giữa lối sống và cách viết, giữa văn và đời. “Nhà văn mảnh khảnh thƣ sinh ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt, mà kì thực lại mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt” [26; 419]. Các tác phẩm của Nam Cao thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một quan niệm về con ngƣời đặc biệt thông qua phong cách nghệ thuật đa dạng phong phú. Trải qua sự thay đổi của thời gian, những sáng tác của ông vẫn còn nguyên giá trị, khẳng định đƣợc vị trí cuả Nam Cao trong lịch sử văn học dân tộc cũng nhƣ trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông hiện nay. 2 Chuyển thể điện ảnh là một phƣơng thức tiếp nhận sáng tạo. Các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học đã tạo ra một hƣớng tiếp nhận mới với những tác phẩm văn học. Sáng tác của Nam Cao trong nhà trƣờng luôn luôn để lại một dấu ấn mạnh mẽ với đối tƣợng học sinh phổ thông. Rõ ràng, khi tiếp nhận tác phẩm văn học ở một dạng thức khác khiến học sinh luôn có những hứng thú nhất định. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao một cách đầy đủ và quy mô, tiếp nhận Nam Cao ở rất nhiều bình diện và khía cạnh, song chƣa có nghiên cứu nào về lý luận tiếp nhận sáng tác của Nam Cao qua một trƣờng hợp chuyển thể điện ảnh. Ngƣời viết chọn đề tài Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao qua chuyển thể điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” với hy vọng góp phần bổ sung thêm những khía cạnh còn chƣa đƣợc nghiên cứu về những sáng tác của Nam Cao, đa dạng hóa cách tiếp nhận về nhà văn, đặc biệt tạo hứng thú tiếp nhận văn chƣơng cho đối tƣợng học sinh qua các tác phẩm chuyển thể. Thông qua việc đọc, hệ thống, phân tích, tìm hiểu đối sánh các truyện Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn của Nam Cao trong sự chuyển thể thành bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy của Phạm Văn Khoa, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến một cách nhìn mới trong quá trình tiếp nhận về Nam Cao và những sáng tác của ông. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Căn cứ vào những tài liệu thu thập đƣợc trong quá trình tìm hiểu về kho tƣ liệu phong phú về Nam Cao, chúng tôi phân chia việc nghiên cứu tiếp nhận về nhà văn qua các giai đoạn sau: 1.2.1. Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945 Việc nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao những ngày đầu gặp rất nhiều trở ngại. Số phận những tác phẩm của ông cũng không may mắn nhƣ chính cuộc đời nhiều cay đắng, lận đận của Nam Cao trƣớc cách mạng tháng Tám. Trong 3 suốt một thời gian dài, những sáng tác của ông nằm ngoài sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học, chƣa hề đƣợc các văn nghệ sĩ quan tâm và đánh giá một cách xứng đáng. Một nhận xét đầu tiên của nhà văn Lê Văn Trƣơng trong lời tựa cho tập truyện Đôi lứa xứng đôi: “Dám nói và dám viết những cái khác ngƣời, ông Nam Cao đã mang đến cho ta những khoái cảm mới mẻ, và ông đã tỏ ra là ngƣời có can đảm” [26; 493]. Nhà văn Vũ Bằng cũng dành tặng những lời trân trọng: “May mắn làm sao tôi lại đƣợc đọc một truyện của Nam Cao và ngay mấy câu đầu tôi đã thích thú vì lối hành văn với những câu kệch cỡm, nghịch ngợm, có khi dớ dẩn nhƣng đậm đà có duyên” [26; 499]. Tuy nhiên, với những sự nhận xét ƣu ái nhƣ vậy nhƣng truyện Đôi lứa xứng đôi vẫn không hề nhận đƣợc sự quan tâm nào của giới truyền thông lúc bấy giờ. Bộ sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan dày hơn 1000 trang, gồm 5 tập, đề cập tới 79 nhà văn, song chỉ có Nam Cao là không đƣợc nhắc đến. 1.2.2. Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX Việc nghiên cứu và tiếp nhận Nam Cao ở thời điểm này cũng không có gì thay đổi nhiều. Các nhà nghiên cứu ít nói đến Nam Cao. Những tác phẩm của ông vẫn chƣa có sự đánh giá đúng mực. Ngay trong bộ sách Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (NXB Xây dựng, 1957) khi nói đến trào lƣu văn học hiện thực phê phán cũng chỉ có Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan đƣợc nghiên cứu riêng với tƣ cách là các nhà văn hiện thực tiêu biểu. Quả thực đây là một thiệt thòi lớn với nhà văn Nam Cao cũng nhƣ với nền nghiên cứu lý luận phê bình văn học nƣớc nhà. Sinh thời ông chƣa từng đƣợc hƣởng vinh quang nhƣ Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng… Ngay chính ông cũng đã từng tự ti về những sáng tác của mình: “Trƣớc 1945 không xuất bản đƣợc tác phẩm nào đáng kể” (Lời tự thuật gửi Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1950). Mãi cho 4 đến khi ông qua đời, Điếu Văn của Nguyễn Huy Tƣởng trong lễ truy điệu Nam Cao 1951 mới bắt đầu có những đánh giá khác về văn nghiệp của nhà văn - chiến sĩ này khi cho rằng cái chết của Nam Cao cũng chính là “cái tang cho giới văn nghệ và văn hóa Việt Nam” [1; 499]. Tiếp ngay sau đó, năm 1952, trong bài Nam Cao, Nguyễn Đình Thi đã nhận định “Văn Nam Cao, ngay những tác phẩm đầu, đã thực sắc sảo… anh tạo đƣợc những điển hình giai cấp thật sống và cảm động” [1; 46]. Năm 1954, hồi kí của Tô Hoài “Chúng ta mất Nam Cao” viết đầy xúc động: “Con ngƣời Nam Cao, nghệ thuật và tƣ tƣởng Nam Cao, trƣớc mặt và trong tâm trí tôi, lúc nào cũng là một bài học phấn đấu, bài học tin tƣởng của một thế hệ thanh niên đau khổ mà dũng cảm của thời đại giữa hai lần chiến tranh thế giới” [1; 500]. Có lẽ cho đến thời điểm đó thì “tổn thất về Nam Cao mới thật sự thấm thía trong giới nghệ thuật và công chúng” (Phong Lê). Đến năm 1956, bản thảo Sống mòn (từng đƣợc Tô Hoài gìn giữ suốt chiều dài cuộc kháng chiến) lần đầu tiên ra mắt bạn đọc thì tài năng của nhà văn đã thực sự đƣợc khẳng định một cách chắc chắn. Tiếp theo đó năm 1961, một chuyên luận nghiên cứu về Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc của Hà Minh Đức đã bắt đầu khơi dòng nghiên cứu về Nam Cao. Cho đến hết thế kỉ XX, có khoảng 200 công trình lớn nhỏ, những luận văn, luận án… viết về Nam Cao. Rất nhiều cách tiếp cận về Nam Cao và những tác phẩm của ông. Thậm chí, những nhân vật điển hình mà Nam Cao xây dựng nhƣ Chí Phèo, Thị Nở…cũng có những ý kiến trái chiều. Nhiều bài viết giá trị của những nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Huệ Chi - Phong Lê, Nguyễn Đức Dân…Đặc biệt, tháng 11 - 1991, Viện văn học phối hợp với Hội Nhà văn và Hội văn nghệ Hà Nam Ninh, trƣờng Đại học Sƣ phạm I tổ chức một buổi hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất của nhà văn Nam Cao (1951 - 1991). Sau đó, cuốn sách giới thiệu những nhận 5 thức và đánh giá mới về nhà văn ra đời, đó là cuốn Nghĩ tiếp về Nam Cao do Nhà XB Hội nhà văn ấn hành năm 1992. Sau đó, đến tháng 10 - 1997, nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Nam Cao, Viện Văn học đã tổ chức thành công một buổi hội thảo khoa học. Ở cuộc hội thảo này, các ý kiến một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam. Sau sự thành công của Hội thảo, một loạt các bài viết, tƣ liệu công trình nghiên cứu về Nam Cao đƣợc khai thác và in ấn trên Tạp chí Văn học. Đáng chú ý là các cuốn Nam Cao, đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức (NXB Văn học, 1997), cuốn Nam Cao, phác thảo sự nghiệp và chân dung của Phong Lê (NXB Khoa học xã hội, 1997). Đây là những công trình khoa học toàn diện và hệ thống của những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về những di sản đặc sắc và phong phú của nhà văn Nam Cao. Có thể nói rằng, Nam Cao là một trong những nhà văn hiện đại đƣợc nghiên cứu nhiều nhất. Quá trình nghiên cứu về Nam Cao cũng đạt nhiều thành tựu tiến bộ. Sự đọc và tiếp nhận nhà văn trong không khí dân chủ của văn học ngày nay khiến ngƣời đọc đƣợc tiếp cận tác phẩm của Nam Cao ở rất nhiều phƣơng diện. Thay vì chỉ chú ý đến những tác phẩm lớn nhƣ Sống mòn, Chí Phèo, giới nghiên cứu đã tập trung đến những tác phẩm khác nhƣ Lão Hạc, Lang Rận, Đời thừa, Một đám cưới…Từ đây nhiều vỉa tầng, lớp lớp ý nghĩa dần đƣợc bóc tách. Giới nghiên cứu phê bình hiện đại cũng tìm tòi khai thác các khía cạnh về ngôn ngữ, phong cách, thi pháp…khám phá những nét tài hoa đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Năm 1998, xuất hiện một cuốn sách đƣợc đánh giá hiện tƣợng văn học, với kỉ lục tái bản tới 8 lần trong một thời gian ngắn, đó là cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa. Trong cuốn sách này, tác giả có nói tới Nam Cao nhƣ thế này: về tài Nam Cao không hề thua Tsekhov, Lỗ Tấn nhƣng tầm thì khác hẳn. Ông cho rằng Tsekhov, Lỗ Tấn chỉ quan tâm đến vấn đề tinh 6 thần, còn Nam Cao thì quan tâm đến cái bụng. Văn chƣơng nếu quanh quẩn mãi với cái đói, miếng ăn thì khó lòng mà lớn đƣợc. Đây cũng là một trong số những cách tiếp nhận, mà trong lịch sử tiếp nhận Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh cho đó là nhận thức về tác phẩm một cách “hời hợt”. Đời tƣ của nhà văn cũng là một mối quan tâm lớn tới bạn đọc. Chúng ta tiếp cận đời thực Nam Cao qua những trang hồi kí của những ngƣời thân thiết với ông nhƣ ngƣời vợ Trần Thị Sen, các nhà văn, nhà thơ nhƣ Nguyễn Huy Tƣởng, Phong Nhã, Kim Lân, Lê Văn Trƣơng, Hoàng Trung Thông, Phạm Lê Văn…Những dòng hồi ức ấy nhƣ một cuốn phim quay chậm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con ngƣời ông; một ngƣời cha hiền lành, đôn hậu, yêu thƣơng vợ con, yêu những ngƣời thân ruột thịt, yêu thƣơng cả những nghèo khổ bần hàn quanh ông. Làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (quê hƣơng nhà văn) đã đi vào văn chƣơng thực tự nhiên và ngày nay trở thành “một địa chỉ văn hóa” một địa điểm du lịch thú vị với những món đặc sản dân dã truyền thống đã trở thành những thƣơng hiệu đi khắp năm châu bốn biển nhƣ cá kho Đại Hoàng, chuối Đại Hoàng. Không còn dấu vết của những năm tháng đói nghèo, làng quê xƣa đã thực sự khởi sắc. Đây cũng chính là mong ƣớc của Nam Cao. Ông cũng đóng góp không nhỏ trong sự khởi sắc ấy. Đó chính là cách ông yêu quê hƣơng mình. 1.2.3. Nghiên cứu Nam Cao hiện nay Qua những nghiên cứu trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Trần Đăng Suyền đã “hy vọng đặt những viên gạch đầu tiên cho công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống Những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”[18; 290]. Một loạt các đề tài luận án, luận văn đã đề cập đến những biểu hiện mọi mặt trong sáng tác của Nam Cao nhƣ: những phƣơng diện chủ yếu của thi 7 pháp văn xuôi tự sự, ngôn ngữ, một số phong cách nổi bât, đề tài cái đói, diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao, đối thoại, độc thoại và mạch lạc, tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ góc nhìn ngôn ngữ học…Bên cạnh đó, sự tiếp nhận Nam Cao cũng có những thay đổi khi so sánh Nam Cao với những tác giả trong và ngoài nƣớc nhƣ Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Ruinoxke Akutagawa (Nhật Bản), Lỗ Tấn (Trung Quốc), Sekhov (Nga)…, điều này mang đến những cảm quan rất mới cho những công trình nghiên cứu về nhà văn Nam Cao. Có thể nói rằng, cho đến nay, thật khó có một đặc điểm nào về nội dung và hình thức nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao chƣa đƣợc nghiên cứu và tiếp cận. Song, cũng cần khẳng định rằng, bất cứ một nhà nghiên cứu nào dù tài năng đến đâu cũng không thể khám phá hết những giá trị tiềm tàng, nhiều vỉa tầng trong sáng tác của các nhà văn lớn. Qua hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ về Nam Cao trong hơn nửa thế kỉ, có thể thấy việc nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao càng ngày càng trở nên đúng đắn hơn, tiếp cận đƣợc chân giá trị trong sáng tác của ông rõ nét. Điều này khẳng định một chân lý: Nam Cao là một đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam 1930 - 1945. 1.2.4. Một hướng tiếp nhận mới: Chuyển thể văn học sang điện ảnh 1.2.4.1. Vấn đề nghiên cứu chuyển thể Vấn đề chuyển thể đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành hiện tƣợng phổ biến ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Khi bộ phim chuyển thể đƣợc coi là đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam Kim Vân Kiều (từ Truyện Kiều của Nguyễn Du) xuất hiện, chúng ta đã nhận ra rằng, văn học chính là nguồn tài nguyên bất tận cho các kịch bản phim. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề lí thuyết về chuyển thể vẫn chƣa thực sự đƣợc chú ý. Một số cuốn sách đƣợc phát triển từ những luận án tiến sĩ nhƣ Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm 8 điện ảnh (TS Phan Bích Thủy, Hội Điện ảnh Việt Nam và nhà Xuất bản Mỹ thuật xuất bản, 2014). Gần đây, nhà Xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn Chuyển thể văn học - điện ảnh (nghiên cứu liên văn bản) của Lê Thị Dƣơng (2016). Bên cạnh đó, cũng có một số bài đăng trên báo chí về vấn đề này: Văn học - điện ảnh: Hiệu ứng cộng sinh (http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/vanhoc-dien-anh-hieu-ung-cong-sinh-2010112712436129.htm). Báo An ninh thế giới online cũng có bài: Chuyển thể văn học thành tác phẩm điện ảnh: Khó để so sánh, (http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Mot-khoangcach-xakho-de-so-sanh-357492). Song cần khẳng định, chúng ta có đánh giá ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì mỗi tác phẩm điện ảnh sẽ là một tác phẩm độc lập chứ không phải là bản sao của tác phẩm văn học. 1.2.4.2. Lịch sử chuyển thể các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 -1945 Có thể khẳng định rằng, chuyển thể từ văn học sang điện ảnh là một cách tiếp nhận và tái hiện nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Ngay từ khi xuất hiện, nền điện ảnh Việt Nam đã mƣợn văn học làm nền tảng vững chắc cho mình. Trong từng giai đoạn văn học đều có những tác phẩm chuyển thể thành phim. Từ đó cho đến nay, số lƣợng các phim cải biên từ văn học ngày càng lớn. Tính riêng với những tác phẩm văn học trong giai đoạn 1930 - 1945 đã không ít tác phẩm xuất hiện trên màn ảnh, và hầu hết đều đạt đƣợc những thành công nhất định: Trống mái (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Khái Hƣng 1971), Gánh hàng hoa (dựa trên tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hƣng 1971), Chị Dậu (Tắt đèn của Ngô Tất Tố - 1980), Làng Vũ Đại ngày ấy (dựa trên ba tác phẩm Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn của nhà văn Nam Cao 1982), Số đỏ (chuyển thể từ tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng 1990), Lều chõng (chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Vũ Trọng Phụng 2009), Trò đời (chắt lọc từ các tác phẩm: Kĩ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng - 2013). Trong số những tác phẩm nêu trên, có 9 những tác phẩm và đạo diễn đã mang lại danh dự cho nền điện ảnh nƣớc nhà khi tham dự các liên hoan phim trên thế giới. Phải kể đến Phạm Văn Khoa cùng bộ phim Chị Dậu đã nhận Huy chƣơng vàng ở Pháp trong Liên hoan phim Nantes, phim Làng Vũ Đại ngày ấy vinh dự đƣợc gửi đi dự Liên hoan phim quốc tế ở Hawaii. Năm 2007, ông đƣợc trao tặng giải thƣởng Nhà nƣớc cho bộ ba tác phẩm: Làng Vũ Đại ngày ấy, Chị Dậu và Lửa trung tuyến. 1.2.4.3. Lịch sử nghiên cứu về bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy Bộ phim ra đời gây một tiếng vang lớn trong nền điện ảnh lúc bấy giờ. Nhiều ý kiến xoay xung quanh bộ phim này. Nhà Biên kịch Đoàn Lê từng chia sẻ: “Bộ phim ra đời đã gây nên dƣ luận ồn ào trong cũng nhƣ ngoài giới điện ảnh. Ngƣời khen sáng tạo, táo bạo. Ngƣời chê tham lam lãng phí. Tham vì mâm cỗ văn chƣơng sang trọng Nam Cao tặng cho đời có mấy món đầu vị ngon lành nỡ nào gắp tất...” [26; 539]. Báo Thời Đại online ra ngày 14/8/2015 có bài viết “Làng Vũ Đại ngày ấy” - tác phẩm điện ảnh “cất cánh” từ trang sách, khẳng định bộ phim đã tái hiện chân thực đời sống nông thôn Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám, đồng thời khẳng định sự đột phá táo bạo về “cảnh nóng” trong phim. Bài viết cũng cho thấy những tiềm năng du lịch đã khiến làng Vũ Đại ngày nay thay da đổi thịt. Bƣớc đột phá khi giữ nguyên cảnh nóng trên phim cũng gây nhiều ồn ào trong giới báo chí. Báo Tri thức trẻ online với bài Chuyện chưa tiết lộ về cảnh nóng kinh điển của "Chí Phèo, Thị Nở, (http://soha.vn/giaitri/chuyen-chua-tiet-lo-ve-canh-nong-kinh-dien-cua-chi pheo-thi-no). Nhiều so sánh khẳng định chất nghệ thuật trong “cảnh nóng” của bộ phim “Cảnh nóng phim Việt khó qua mặt Thị Nở, Chí Phèo, (http://soha.vn/giai-tri/canhnong-phim-viet-kho-qua-mat-thi-no-chi-phèo). Cũng có những bài viết tìm hiểu những khó khăn của đoàn làm phim đối với việc kiểm duyệt và sự tiếp nhận của khán giả về việc giữ và công chiếu cảnh Chí Phèo cƣỡng bức Thị 10 Nở ở vƣờn chuối: Cảnh nóng trong phim Việt xưa: đằng sau cảnh nóng Chí Phèo - Thị Nở, (http://thanhnien.vn/van-hoa/canh-nong-trong-phim-viet-xuadang-sau-canh-nong-cua-chi-pheo-thi-no-616406.html. Tri thức trẻ cũng có nhiều bài viết về các nhân vật trong phim nhƣ “Người đóng vai Chí Phèo “kinh điển” nhất Việt Nam bây giờ ra sao” hay “Người diễn vai Thị Nở “kinh điển” nhất Việt Nam bây giờ ra sao”. Hầu hết các bài viết tập trung khai thác thành công của bộ phim ở khía cạnh nhân vật, cảnh phim có tính chất đột phá, những ảnh hƣởng của bộ phim đến đời sống của ngƣời dân làng Vũ Đại ngày nay. Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa học của Nguyễn Thị Tuyết Nhung nghiên cứu đề tài “Phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và việc chuyển thể các tác phẩm truyện văn học của Nam Cao” (Thành phố Hồ Chí Minh - 2015) đã tìm hiểu vấn đề chuyển thể từ tác phẩm truyện văn học sang tác phẩm điện ảnh, khai thác chuyển thể từ khía cạnh tình huống, sự kiện và nhân vật tƣơng ứng trong truyện, đồng thời cũng phát hiện những đóng góp cũng nhƣ những tồn tại của bộ phim. Thực tế, có rất nhiều thú vị xoay xung quanh câu chuyện làm phim. Chẳng hạn việc ngƣời đồng nghiệp Kim Lân trở thành nhân vật Lão Hạc của Nam Cao, những chi tiết về đời thực của ông đƣợc đƣa lên màn ảnh…đã khiến cho kho tàng văn chƣơng quý giá của ông một lần nữa đến với công chúng bạn đọc qua sự tiếp nhận của một đối tƣợng ngƣời đọc đặc biệt, ở một loại hình nghệ thuật cũng đặc biệt không kém. Trong quá trình nghiên cứu, mỗi cuốn sách, bài báo, luận văn…đều là những nguồn tƣ liệu quý báu để tôi tiếp cận và khai thác đề tài: “Nghiên cứu tiếp nhận Nam Cao qua chuyển thể điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy”. 11 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nam Cao là một tên tuổi lớn. Những vấn đề đặt ra trong sáng tác của Nam Cao chƣa bao giờ là cũ. Thực hiện đề tài này luận văn hƣớng tới những mục đích sau: - Trƣớc hết, tìm hiểu cơ bản về vấn đề lý thuyết tiếp nhận văn học. - Hình dung về công tác chuyển thể - một cách tiếp nhận văn học độc đáo. - Khai thác cách tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng qua trƣờng hợp chuyển thể điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy. - Khẳng định vị trí của Nam Cao và mở ra những hƣớng tiếp nhận mới về những tác phẩm của ông đối với đối tƣợng học sinh phổ thông. 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu GS Trần Đăng Suyền đã cho rằng: “Tuy rằng sự nghiệp văn học của Nam Cao đã thu hút hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ của các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nhƣng sáng tác của ông về nhiều phƣơng diện vẫn cần đƣợc tiếp tục đào sâu nghiên cứu” [17; 5]. Quả thực, những nghiên cứu về Nam Cao chƣa bao giờ là cũ, những tác phẩm văn chƣơng của ông luôn là những mạch nguồn không hề vơi cạn trong đời sống nghiên cứu phê bình văn học mọi thời. Với luận văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp một khía cạnh mới mẻ trong nghiên cứu tiếp nhận về Nam Cao trong tƣơng quan với bộ phim điện ảnh về những tác phẩm của ông, để tiếp cận giá trị của dòng văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 ở một phƣơng diện khác, ở một cách đọc và tiếp nhận đầy sáng tạo. Đồng thời thấy những giá trị lâu bền của những tác phẩm văn học khi đƣợc chuyển thể và xuất hiện trên màn ảnh. Làng Vũ Đại ngày ấy đã trở thành một trong những 12 tác phẩm điện ảnh kinh điển Việt Nam vì giá trị tƣ tƣởng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn cùng với góc nhìn và sự tri âm, đồng sáng tạo của các nhà làm phim. Bên cạnh đó, luận văn cũng hy vọng góp phần khẳng định thêm tính hiệu quả và hiện đại trong việc nghiên cứu tiếp nhận các tác phẩm văn chƣơng trong tƣơng quan với các tác phẩm điện ảnh nhằm khơi gợi niềm yêu văn chƣơng, trân trọng, lƣu giữ những giá trị nghệ thuật của giới trẻ - một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Ngữ văn hiện nay. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu lý thuyết tiếp nhận. - Bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy kịch bản Đoàn Lê, đạo diễn Phạm Văn Khoa trong sự đối sánh với cuộc đời Nam Cao và ba tác phẩm đƣợc chuyển thể: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: - Sử dụng phương pháp liên ngành: Có tham khảo các nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, điện ảnh, văn học… giúp ngƣời viết có kiến thức đa dạng làm phong phú hơn cho đề tài của mình. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận, vấn đề chuyển thể, về cuộc đời nhà văn Nam Cao, các tuyến truyện, kết cấu cốt truyện trong văn học và điện ảnh, ngƣời viết đã tổng hợp và đƣa ra những nhận định đánh giá riêng về tiếp nhận văn học ở một dạng đặc biệt là chuyển thể điện ảnh. 13 - Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh: Mục đích để đối chiếu những tiếp nhận sáng tạo của các nhà làm phim so với các tác phẩm văn học, từ đó mở ra một hƣớng tiếp cận mới với các sáng tác của nhà văn Nam Cao. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên văn bản: Để thấy sự thay đổi của các ký hiệu trong mối tƣơng tác giữa điện ảnh và văn học. - Sử dụng thao tác phân loại, thống kê: Nhằm mục đích thấy các khía cạnh giống và khác nhau ở tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh. 1.6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Các vấn đề về lí thuyết Chƣơng 2: Việc xây dựng và tổ chức các tuyến truyện trong phim Chƣơng 3: Kết cấu bộ phim 14 CHƢƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT 1.1. Lý thuyết tiếp nhận 1.1.1. Giới thiệu chung Tiếp nhận văn học là một nội dung vừa mang tính văn chƣơng vừa mang tính xã hội rất rõ nét. Cũng nhƣ các vấn đề khác trong xã hội, văn học cũng có sự tồn tại, phát triển của riêng mình. Sự vận động phát triển của văn học lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động sáng tác, đồng thời còn phụ thuộc vào nhu cầu văn hóa, sở thích văn hóa, động cơ và những yêu cầu văn học khác nhau của mỗi con ngƣời ở từng thời kì nhất định. Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser là những nhà lý thuyết tiêu biểu của trƣờng phái Konstanz (Đức). Họ đã làm cho văn học có những chuyển biến lớn nhìn từ góc độ tiếp nhận. Lý thuyết tiếp nhận của H.R.Jauss đã hoàn thiện lý thuyết tiếp nhận của những bậc đàn anh đi trƣớc nhƣ Bêlinxki, Skhlôpxki, Roman Ingarden, Hans Georg Gadamer…H.R.Jauss cho rằng: Các tác phẩm bao giờ cũng bao gồm cả sự thể hiện ý tƣởng sáng tạo của nhà văn và sự tiếp nhận thực tế của ngƣời đọc. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu là lịch sử văn học vừa là lịch sử của tác giả vừa là lịch sử của ngƣời đọc trong quá trình tiếp nhận. Đây là cách nhìn rất mới lạ về “tính lịch sử của văn học”. Và từ quan niệm này, ông cho rằng tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa văn học và sự tiếp nhận của công chúng. Vậy có thể hiểu rằng quá trình nhà văn sáng tạo là cả một quá trình đi từ sáng tác đến tiếp nhận, chỉ khi đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận, những tác phẩm văn chƣơng mới có sức sống riêng của nó. Cũng từ đây, những khái niệm trọng tâm của lý thuyết tiếp nhận đã ra đời nhƣ “tầm đón nhận”, “khoảng cách thẩm mỹ”…Cùng với Hans Robert Jauss, Wolfgang Iser cũng là một trong những ngƣời tiên phong đặt những viên gạch đầu tiên cho lý thuyết tiếp nhận. Iser đã chú ý nghiên cứu sự tiếp nhận văn học trên một hoạt động đọc cụ thể. Lý thuyết này của W.Iser cũng dựa trên cơ sở kế thừa, phát triển của các trƣờng 15 phái lý luận khác nhau trƣớc đó, tạo nên một sự tiếp cận hoàn toàn mới đối với văn học. Hành trình nghiên cứu của Iser, nhƣ ông nói là: “Từ sự hồi ứng của ngƣời đọc đến nhân học văn học”, ông luôn quan tâm đến đặc trƣng của văn học tạo nên sự tƣơng tác giữa văn học với ngƣời đọc. Ở Việt Nam khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học ở nƣớc ta đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của lý thuyết tiếp nhận, nghiên cứu và phổ biến đến bạn đọc Việt Nam. Thực tế chƣa có nhiều công trình nghiên cứu lớn về lý luận tiếp nhận song cũng có một số bài viết về tiếp nhận văn học đăng trên các bài báo, tạp chí. Trên tạp chí văn học số 4 (xuất bản 1971) Nguyễn Văn Hạnh cho rằng với một tác phẩm văn học, giá trị của nó không giới hạn ở khâu sáng tác của tác giả mà nó còn đƣợc xác định ở khâu “thƣởng thức”. Nhƣ vậy, ở thời điểm đó, Nguyễn Văn Hạnh đã đƣa ra một quan điểm vô cùng mới mẻ đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa giá trị văn học và vấn đề thƣởng thức các tác phẩm văn học của ngƣời đọc. Điều này khiến cho trong quá trình đánh giá giá trị của tác phẩm, các nhà nghiên cứu sẽ không chỉ dừng lại ở việc đối chiếu những vấn đề đƣợc đặt ra trong tác phẩm, những giá trị tự thân của tác phẩm mà còn phải chú ý đến những ảnh hƣởng tới thực tế xã hội, những đánh giá khác nhau của ngƣời đọc với tác phẩm, những yếu tố lịch sử xã hội và cả tâm lý của sự tiếp thu.Tuy nhiên, ý kiến này của Nguyễn Văn Hạnh ngay lập tức vấp phải nhiều ý kiến trái chiều khi bị cho rằng ông đã coi nhẹ nhân tố sáng tác, coi nhẹ lập trƣờng tƣ tƣởng giai cấp trong nghiên cứu, mặc dù vấn đề tiếp nhận ở thời điểm đó trên thế giới đang đƣợc trao đổi, bàn luận một cách sôi nổi. Rõ ràng, giới nghiên cứu thời kì này vẫn chƣa có một cái nhìn xác đáng về vấn đề tiếp nhận trong sáng tác văn chƣơng. Đến 1985, trên tạp chí Thông tin KHXH, lần đầu tiên lý thuyết tiếp nhận đã đƣợc Nguyễn Văn Dân giới thiệu đầy đủ và khá kĩ lƣỡng. Tại đây, lí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng