Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng ức chế α – glucosidase của lá sa kê...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng ức chế α – glucosidase của lá sa kê artocarpus altilis (parkinson) fosberg, moraceae

.PDF
145
3
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG ỨC CHẾ α – GLUCOSIDASE CỦA LÁ SA KÊ ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG, MORACEAE LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG ỨC CHẾ α – GLUCOSIDASE CỦA LÁ SA KÊ ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG, MORACEAE LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Người hướng dẫn khoa học: Ts. TRẦN THỊ VÂN ANH Chuyên ngành: Dược Học Cổ Truyền Mã số: 60 72 04 06 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ dược học – Năm học 2015-2017 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG ỨC CHẾ α – GLUCOSIDASE CỦA LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG, MORACEAE) Nguyễn Thị Ánh Hồng Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Vân Anh Đặt vấn đề: Trong dân gian, lá Sa kê được sử dụng để chữa phù thũng, viêm gan vàng da, chữa gút, đái tháo đường, hạ huyết áp. Lá Sa kê có thể sử dụng lá bánh tẻ (SK-xanh) hoặc lá vàng vừa rụng (SK-vàng), tuy nhiên chưa có công trình so sánh và đánh giá tác dụng của lá Sa kê ở thời điểm thu hái khác nhau. Do đó, đề tài tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học theo hướng tác dụng ức chế α - glucosidase của lá Sa kê (Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg) để có cơ sở khoa học cho việc sử dụng lá Sa kê chữa bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học dược liệu lá Sa kê theo phương pháp Ciuley cải tiến. Nghiên cứu thành phần hóa học sử dụng phương pháp sắc kí cột nhanh, sắc ký cột cổ điển và pre – HPLC. Các phân đoạn chiết tách được định hướng theo kết quả của thử nghiệm hoạt tính ức chế α-glucosidase. Cấu trúc chất phân lập được xác định bằng phổ MS và NMR. Các chất phân lập được đánh giá hoạt tính ức chế α-glucosidase và được xác nhận sự hiện diện trong cao nguyên liệu bằng UPLC. Kết quả: Thành phần hóa học của lá SK – xanh và SK – vàng tương đồng có sự hiện diện của các nhóm hợp chất flavonoid, saponin, tannin, triterpenoid, antraquinon, chất khử. Sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của cao chiết nước và cao chiết cồn của SK-xanh và SK-vàng cho thấy cao chiết cồn của SK vàng có hoạt tính tốt nhất (IC50 = 40,33 µg/ml). 4 kg bột lá Sa kê được chiết ngấm kiệt với cồn 96% thu được 400 g dịch chiết đậm đặc. Tiến hành lắc phân bố lỏng-lỏng với lần lượt các dung môi có độ phân cực tăng dần thu được 146,38 cao ether dầu hỏa, 88,8 g cao dicloromethan (SK-B), 31,85g cao ethyl acetat và 11 g cao buthanol bão hòa nước, 40g cao nước. Cao DCM (SK-B) có hoạt tính ức chế enzyme tốt nhất (IC50 = 18,31 µg/ml). Bằng các kĩ thuật sắc kí, từ cao DCM đã phân lập được 3 chất XK-1, XK-2, XK-3 lần lượt được xác định là 2’,4’,4-trihydroxy-2,3-[2-methyl-2-(4-methylpent-3-enyl)-pyran] dihydrochalcon; 8-geranyl-4,5,7-trihydroxyflavon ((E)-8-(3,7dimethylocta-2,6-dienyl)-5,7-dihydroxy-2-(4hydroxyphenyl)chroman-4-on); 2-geranyl – 2’, 3, 4, 4’ – tetrahydroxyldihydrochalcon. Định tính bằng UPLC cho thấy XK1, XK2, XK3 là thành phần chính trong cao toàn phần có tác dụng ức chế α-glucosidase. Kết quả thử hoạt tính ức chế α-glucosidase cho thấy chất XK1(IC50 = 81,32 µM), XK2 (IC50 = 54,53µM) đều thể hiện hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase. XK3 không thể hiện hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase ở nồng độ khảo sát so với chứng dương là Arcabose. Kết luận: Lá Sa kê vàng có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase tốt hơn lá Sa kê xanh khi chiết với dung môi cồn. Thành phần hóa học chính có tác dụng ức chế enzyme tập trung ở phân đoạn kém phân cực và phân cực trung bình. 3 chất phân lập từ cao diclomethan của SK-vàng là các geranyl flavonoid có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase. THESIS FOR THE DEGREE MASTER OF PHARMACY – Course 2015 – 2017 BIO-ASSAY GUIDED ISOLATION OF ALPHA-GLUCOSIDASE INHIBITORY CONSTITUENTS FROM THE LEAVES OF ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG, MORACEAE By: Nguyen Thi Anh Hong Supervisor: PhD. Tran Thi Van Anh ABSTRACT Introduction: Artocarpus altilis (Sake) leaves are used in Vietnam as a traditional medicine for the treatment of edema, hepatitis jaundice, gout, diabetes and high blood pressure. People can use green leaves (SK – green) and fell yellow leaves (SK – yellow); however, there is no research on comparing and evaluating the chemical constituents of SaKe leaves which are collected in different time. Therefore, the purpose of this study was to investigate the chemical constituents of Artocarpus altilis for inhibitory activity against α – glucosidase to have a scientific evidence for using Sake leaves. Method: Preliminary identification of chemical compositions of Sake leaves were conducted by modified Ciuley method. For separation and isolation, different column chromatography techniques (vaccumn column chromatography, classical column chromatography and pre-HPLC..) were used. The fractions were tested for their inhibitory activity against alpha-glucosidase in vitro. The chemical structures of isolated compounds were identified by spectroscopic methods including NMR and MS. Finally, isolated compounds were assayed for their inhibitory activity against α-glucosidase and confirmed their presence in crude extract by UPLC method. Results: Chemical constituents of SK – green leaves and SK – yellow leaves were similar. The study revealed the presence of flavonoids, saponins, tannins, triterpenoids, antraquinons and reductants compounds. Screening water extract and alcohol extract of SK-green leaves and SK-yellow leaves in bio-assay revealed that alcohol extract of SK-yellow leaves have the strongest inhibition activity against α-glucosidase with IC50 = 40.33µg/ml. SK-yellow leaves powder (4 kg) were percolated with 96 % ethanol to yield 400 g crude extracts. The ethanol extract was suspended in water and further fractionated successively with petroleum ether, dichloromethane, ethyl acetat and buthanol to yield petroleum ether extracts (146.38 g), dicloromethane extracts (88.8 g) and ethyl acetat extracts (31,85 g), buthanol extracts (11 g), water extracts (40 g). Dicloromethane extracts showed the strongest inhibitoty activity against α-glucosidase with IC50 = 18,31 µg/ml. From dicloromethan extract, three compounds (XK-1, XK-2, XK-3) were isolated. The structures of three compounds were determined to be 2’,4’,4-trihydroxy-2,3-[2-methyl-2-(4-methylpent-3-enyl)-pyran] dihydrochalcone; 8-geranyl-4,5,7-trihydroxyflavone ((E)-8-(3,7- dimethylocta-2,6-dienyl)-5,7-dihydroxy-2(4- hydroxyphenyl)chroman-4-on); 2-geranyl – 2’, 3, 4, 4’ – tetrahydroxyldihydrochalcone, respectively. The qualitative analysis with UPLC method showed that XK1, XK2, XK3 were the major components of active extract. XK1 and XK2 inhibited α-glucosidase with IC50 = 81.32 μM and 54.53 μM, respectively. XK3 did not show α-glucosidase inhibitory activity with the investigated concentrations compared to the positive control of arcabose. Conclusions: SK – yellow leaves have a stronger α-glucosidase inhibitory activity than that of SK - green leaves when they were extracted with alcohol. The major chemical compositions having inhibitory αglucosidase activity are concentrated in the less-polar and moderately polarized fractions. Three compounds isolated from dichloromethan extract of SK-yellow leaves are geranyl flavonoids which have inhibitory activity against α-glucosidase. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................x CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI ARTOCAPUS J. R. FORST. & G. FORST ..............3 2.1.1 Vị trí phân loại thực vật của chi Artocapus J. R. Forst. & G. Forst ..........3 2.1.2 Đặc điểm thực vật của chi Artocarpus. J. R. Forst. & G. Forst ................4 2.1.3 Một số loài của chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst và phân bố .........4 2.1.4 Thành phần hóa học của chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst ..............5 2.1.5 Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst ....................................................................................................................7 2.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY SA KÊ ...................................................................12 2. 2.1 Đặc điểm về thực vật học của cây Sa kê ................................................12 2.2.2 Phân bố ....................................................................................................14 2.2.3 Bộ phận dùng ...........................................................................................14 2.2.4 Thành phần hóa học.................................................................................15 2.2.5 Tác dụng dược lý .....................................................................................22 2.2.6 Nghiên cứu về độc tính cấp .....................................................................26 2.2.7 Công dụng của Sa kê ...............................................................................26 2.2.8 Một số bài thuốc có Sa kê........................................................................27 CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................28 3.1.1 Nguyên liệu..............................................................................................28 3.1.2. Dụng cụ và trang thiết bị ........................................................................28 3.1.3 Hóa chất, thuốc thử ..................................................................................29 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................30 3.2.1 Kiểm tra nguyên liệu ...............................................................................30 3.2.2 Xác định độ ẩm dược liệu........................................................................31 3.2.3 Xác định sơ bộ thành phần hóa học của lá ..............................................31 3.2.4 Nghiên cứu về thành phần hóa học .........................................................31 3.2.5 Phương pháp xác định hoạt tính ức chế enzym α – glucosidase .............34 3.2.6 Định tính bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu cao áp (UPLC) ...............38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................................................40 4.1 Kiểm tra nguyên liệu.......................................................................................40 4.1.1 Mô tả hình thái .........................................................................................40 4.1.2 Định danh dược liệu ................................................................................40 4.1.3 Khảo sát vi học ........................................................................................40 4.2 Hàm lượng chất chiết được .............................................................................43 4.3 Xác định sơ bộ thành phần hóa thực vật trong lá Sa kê..................................44 4.4 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của SK–xanh và SK-vàng theo định hướng ức chế α-glucosidase..................................................................................45 4.4.1 Thử hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao chiết SK-xanh và SK-vàng ....45 4.4.2 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của lá SK-vàngvà SK-xanh bằng SKLM ...............................................................................................................................46 4.4.3 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của lá SK-vàng và SK-xanh bằng UPLC ...............................................................................................................................47 4.5 Nghiên cứu thành phần hóa học của lá XK-vàng ...........................................48 4.5.1 Chiết xuất cao ..........................................................................................48 4.5.2 Phân tách cao chiết toàn phần .................................................................48 4.5.3 Phân tách cao DCM (SK-B) ....................................................................53 4.5.4 Xác định cấu trúc các chất phân lập được ...............................................68 4.6 Định tính XK1, XK2, XK3 trong cao toàn phần bằng UPLC ........................77 4.7 Thử hoạt tính ức chế α-glucosidase của các chất phân lập được ....................77 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................79 5.1 Kết luận ...........................................................................................................79 5.1.1 Kiểm tra về nguyên liệu lá Sa kê .............................................................79 5.1.2 Thử hoạt tính ức chế enzym α – glucosidase của lá SK-xanh và XKvàng ..................................................................................................................79 5.1.3 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của lá SK-xanh và SK-vàng bằng SKLM và UPLC ...............................................................................................80 5.1.4 Nghiên cứu thành phần hóa học của lá SK-vàng theo định hướng ức chế enzym α – glucosidase ......................................................................................80 5.2 Bàn luận và đề nghị ........................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...100 PHỤ LỤC ....................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt 13 1 C-NMR H-NMR Chữ nguyên 13 1 C-Nuclear Magnetic Resonance H-Nuclear Magnetic Resonance Ý nghĩa Cộng hưởng từ hạt nhân C13 Cộng hưởng từ hạt nhân proton COSY Correlated Spectroscopy Phổ tương quan 1H – 1H d doublet Đỉnh đôi DCM Dichloromethane Dicloromethan dd doublet of doublets Đỉnh đôi kép DMSO Dimethyl sulfoxide Dimethyl sulfoxid EA Ethyl acetate Ethyl acetat HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation Phổ HMBC HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation Phổ HSQC IC50 Inhibitor concentration 50% Nồng độ ức chế 50% J coupling constant Hằng số ghép J m multiplet Nhiều đỉnh, đỉnh bội MS Mas spectrometry Khối phổ NMR Nuclear Magnetic Resonance Cộng hưởng từ hạt nhân pNG p-nitrophenyl-α-D-glucospyranoside p-nitrophenyl-α-Dglucospyranoside s singlet Đỉnh đơn SKLM Sắc ký lớp mỏng Sắc ký lớp mỏng tR Retention time Thời gian lưu XK Sa kê UPLC Ultra Performance Liquid Chromatography Sắc ký lỏng siêu cao áp UV Ultra violet (Phổ) tử ngoại VLC Vacuum liquid chromatography Sắc ký (cột) chân không VS Vanilin - sulfuric Thuốc thử Vanilin-sulfuric DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Một số thành phần phân lập được từ chi Artocarpus ..................................7 Hình 2.2 Cây Sa kê....................................................................................................13 Hình 2.3 Lá Sa kê ......................................................................................................14 Hình 2.4 Hoa Sa kê ...................................................................................................14 Hình 2.5 Quả Artocarpus altilis var. nonseminifera .................................................14 Hình 2.6 Quả Artocarpus altilis var. seminifera .......................................................14 Hình 4. 1 Lá Sa kê nguyên liệu .................................................................................40 Hình 4. 2 Tế bào lỗ khí kiểu hỗn bào trên biểu bì lá Sa kê .......................................41 Hình 4. 3 Hình vi phẫu gân giữa lá Sa kê .................................................................42 Hình 4.4 Hình vi phẫu phiến lá Sa kê .......................................................................42 Hình 4.5 Hình soi bột lá Sa kê ..................................................................................43 Hình 4.6 SKLM phân tích thành phần cao VC và XC ..............................................46 Hình 4.7 Sắc ký đồ định tính cao cồn SK-vàngbằng UPLC ở bước sóng 276 nm ...47 Hình 4. 8 Sắc ký đồ UPLC phân tích các mẫu cao phân đoạn từ SK-vàng ..............52 Hình 4.9 SKLM các phân đoạn phân lập từ cao DCM .............................................54 Hình 4.10 SKLM phân đoạn B – 6 và B-6-5 .............................................................56 Hình 4. 11 SKLM kết quả chạy cột phân đoạn B-6-5...............................................57 Hình 4. 12 Kết quả chạy cột phân đoạn B-6-5-F ......................................................59 Hình 4. 13 SKLM kiểm tra tinh khiết chất XK1 .......................................................59 Hình 4. 14 Sắc ký đồ thử tinh khiết chất XK1 bằng UPLC ......................................60 Hình 4. 15: SKLM phân đoạn B-9 và B-9 -5 ............................................................61 Hình 4. 16 Sắc ký đồ các phân đoạn B-9-5 sau khi pre - UPLC ..............................62 Hình 4. 17: SKLM kiểm tra tinh khiết chất XK2......................................................63 Hình 4. 18: Kết quả thử tinh khiết chất XK2 bằng UPLC ........................................63 Hình 4. 19 SKLM các phân đoạn B-10 .....................................................................64 Hình 4. 20 SKLM chạy cột phân đoạn B-10-5 .........................................................65 Hình 4. 21 SKLM chạy cột phân đoạn B-10-5-9 ......................................................66 Hình 4. 22: SKLM kiểm tinh khiết XK3 ..................................................................67 Hình 4. 23 Kết quả thử tinh khiết chất XK3 bằng UPLC .........................................67 Hình 4. 24 Phổ UV của chất XK1 .............................................................................69 Hình 4. 25 Cấu trúc của chất XK1 và các tương tác HMBC quan trọng ..................71 Hình 4. 26 Phổ UV chất XK2 ...................................................................................72 Hình 4. 27 Cấu trúc của chất XK2 và các tương tác HMBC và COSY quan trọng .74 Hình 4. 28 Phổ UV của chất XK3 .............................................................................74 Hình 4. 29 Cấu trúc của chất XK3 và các tương tác HMBC và COSY quan trọng .76 Hình 4. 30 Sắc kí UPLC định tính chất phân lập XK1, XK2 và XK3 trong mẫu cao ...................................................................................................................................77 DANH MỤC BẢNG Bảng 4. 1 Kết quả xác định hàm lượng chất chiết được ...........................................43 Bảng 4.2 Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật .......................................44 Bảng 4. 3: Tóm tắt kết quả thử hoạt tính ức chế enzym α – glucosidase của các cao chiết từ lá SK-vàngvà XK-xanh ................................................................................45 Bảng 4. 4 . Hiệu suất các cao chiết từ cao cồn (96%) toàn phần ..............................48 Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả thử hoạt tính enzym α – glucosidase của cao chiết .........50 Bảng 4.6 Khối lượng các phân đoạn phân lập từ cao DCM .....................................54 Bảng 4. 7 Kết quả chạy cột sephadex phân đoạn B - 6 .............................................56 Bảng 4. 8 Kết quả chạy cột phân đoạn B-6-5 ...........................................................58 Bảng 4. 9 Kết quả chạy cột phân đoạn B-6-5-F ........................................................58 Bảng 4. 10 Kết quả chạy cột Sephadex phân đoạn B-9 ............................................61 Bảng 4. 11 Kết quả hứng phân đoạn B-9-5 bằng pre-HPLC .....................................62 Bảng 4. 12 Kết quả chạy cột phân đoạn B-10 ...........................................................64 Bảng 4. 13 Kết quả chạy cột phân đoạn B-10-5 .......................................................65 Bảng 4. 14 Kết quả chạy cột phân đoạn B-10-5-9 ....................................................66 Bảng 4. 15: Dữ liệu phổ 13C – NMR (125 MHz) và 1H–NMR (500 MHz) của XK1 đo trong CDCl3 ..........................................................................................................70 Bảng 4. 16: Dữ liệu phổ 13C – NMR (125 MHz) và 1H – NMR (500 MHz) của XK2 đo trong CDCl3 ..........................................................................................................73 Bảng 4.17 Dữ liệu phổ 13C – NMR (125 MHz) và 1H – NMR (500 MHz) của XK3 đo trong CDCl3 ..........................................................................................................75 Bảng 4. 18 Kết quả thử hoạt tính enzym α-glucosidase của các chất tinh khiết.......78 Bảng 4. 19: Tóm tắt kết quả thử hoạt tính của 3 chất ...............................................78 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Vị trí phân loại chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst. .............................3 Sơ đồ 4.1 Quy trình chiết xuất cao từ lá SK-vàngvà phân tách phân đoạn ..............49 Sơ đồ 4. 2 Quy trình phân lập các chất XK-1, XK-2, XK-3 .....................................68 1 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhu cầu của loài người đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…ngày càng lớn do ưu điểm về tính hiệu quả và an toàn. Chính vì thế, các hướng nghiên cứu thuốc từ thảo dược đang được các nước trên thế giới quan tâm và phát triển. Với các quốc gia có nền y học dân tộc, thuốc từ thảo dược đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. Việc sử dụng thuốc từ thảo dược không những đem lại hiệu quả an toàn mà còn giúp tiết kiệm chi phí thuốc men vì nguồn cung cấp dồi dào và đa dạng. Tuy nhiên, việc hiện đại hóa các thuốc thảo dược hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có do thiếu cơ sở khoa học chứng minh rõ về thành phần và cơ chế tác dụng. Một trong số những cây thảo dược được sử dụng rộng rãi ở nước ta nhưng vẫn chưa được nghiên cứu kỹ đó là cây Sa kê. Theo đông y, rễ Sa kê có tính làm dịu, trị ho, vỏ có tác dụng sát trùng, lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu [10]. Trong dân gian lá Sa kê được nấu uống để chữa phù thũng, viêm gan vàng da, chữa gút, đái tháo đường, hạ huyết áp [12]. Tuy nhiên, theo những kinh nghiệm khác nhau, người dân sử dụng theo lá Sa kê lúc thì lá tươi (lá xanh), lúc thì lá vàng vừa rụng. Mặc dù, trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng của lá Sa kê tươi, nhưng vẫn chưa có công trình nào so sánh, đánh giá tác dụng của lá Sa kê tươi và lá Sa kê vàng vừa rụng và chưa có chỉ dẫn nào về thời gian thu hái lá Sa kê cho tác dụng tốt nhất. Chính vì những lý do trên, chúng tôi đề xuất tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học của lá Sa kê Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg, họ Dâu tằm (Moraceae)” nhằm đưa ra cơ sở khoa học cho việc sử dụng lá Sa kê trị bệnh. 2 Mục tiêu của đề tài: 1. Nghiên cứu thành phần hóa học của lá Sa kê tươi và lá Sa kê vàng vừa rụng theo định hướng tác dụng ức chế men α – glucosidase, chọn ra một phân đoạn dịch chiết của loại lá có tác dụng ức chế mạnh nhất để phân lập các chất tinh khiết. 2. Thử tác dụng ức chế ức chế men α – glucosidase in vitro của các chất tinh khiết. 3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI ARTOCARPUS J. R. FORST. & G. FORST 2.1.1 Vị trí phân loại thực vật của chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst Theo hệ thống phân loại của Takhtajan [62], vị trí của chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst. được tóm tắt như sau: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) Phân lớp Dilleniidae Liên bộ Urticanae Bộ Urticales Họ Moraceae Tông Artocarpeae Chi Artocarpus J.R.Forst. & G.Forst Sơ đồ 2.1 Vị trí phân loại chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst. 4 2.1.2 Đặc điểm thực vật của chi Artocarpus. J. R. Forst. & G. Forst [6] Cây gỗ cao 15-20 m. Lá mọc so le, nguyên hay chia thùy. Hoa cùng gốc, các hoa đực xếp thành bông đuôi sóc, các hoa cái tập hợp trên một đế hoa lồi. Đài của hoa đực gồm 2 hay 4 phiến. Một nhị có chỉ nhị ở giữa, với bao phấn 2 ô mở bởi 2 kẽ nứt. Bao hoa cái dính liền, có lỗ ở đỉnh và có bầu không cuống ở gốc, ban đầu có 3 ô, sau đó chỉ còn 1 ô. Quả thật, tức là bầu đã chín, là một quả bế nhưng tổng thể tất cả các quả bế này được bao trong một chất bột của đế hoa, tạo thành một quả tụ. 2.1.3 Một số loài của chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst và phân bố [25] Các loài Artocarpus chủ yếu phân bố trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á. Các loài quan trọng thuộc chi này là Artocarpus heterophyllus, Artocarpus altilis, Artocarpus hirsutus, Artocarpu lakoocha và Artocarpus camansi. Artocarpus heterophyllus (tên Việt Nam: Mít) được cho là có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Ấn Độ. Ngày nay cây Artocarpus heterophyllus được trồng rộng rãi ở Bangladesh, Miến Điện, Indonesia, Trung Quốc, Srilanka, Thái Lan, Philipin, một phần của Châu Phi, Úc, Brazil và Florida. Artocarpus altilis (tên Việt Nam: Sa kê) có nguồn gốc ở New Guinea, Indonesia và Philippines. Hiện tại loài này được trồng ở miền Trung và miền Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, Maldives, Indonesia, Srilanka và miền bắc Úc. Artocarpus hirsutus là một loài cây địa phương nằm ở Tây Nam Ghats phía tây bán đảo Ấn Độ, thường được gọi là ‘wild jack’. Artocarpus lakoocha (tên Việt Nam: Chay lá to) được phân bố rộng rãi trong vùng nhiệt đới của Nam và Đông Nam Á, chủ yếu là Nepal, Srilanka, Ấn Độ, Myanmar, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Ở Thái Lan, cây thường được gọi là 'Ma-haad'. 5 Artocarpus camansi, thường được gọi là Breadnut, được phân phối khắp vùng nhiệt đới bao gồm cả một số vùng Thái Bình Dương. 2.1.4 Thành phần hóa học của chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst Thành phần hóa học của chi Artocarpus chủ yếu là các dẫn chất phenylpropanoid bao gồm flavonoid, stilbenoid và một số thành phần khác như terpenoid, 2-arylbenzofuran. [45] 2.1.4.1 Thành phần flavonoid Flavonoid phân lập từ các loài Artocarpus bao gồm các dẫn xuất của chalcon, flavanon, flavan-3-ol, flavon, prenylflavon, oxepinoflavon, xanthon, pyranoflavon, dihydrobenzoxanthon, cyclopentenoxanthon, quinonoxathanthon, furanodihydrobenzoxanthon, pyranodihydrobenzoxanthon. [25] Từ cây Artocarpus heterophyllus đã phân lập được artocarpina, artocarpetin, artocarpetin A; cycloheterophyllin, artonin A và artonin B; morin, dihydromorin, artocapin; oxydihydroartocarpesin, cynomacurin; isoartocarpin, cyloartocarpin, artocarpesin; artocarpetin, norartocarpetin, cycloartinon và artocarpanon. [25] Gần đây, từ cành cây Artocarpus heterophyllus đã phân lập được hai chalcon mới là Artocarpusin A và B, một flavon mới là Artocarpusin C, một dẫn xuất 2arylbenzofuran mới là artocarstilen. [69] Từ lá của cây Artocarpus Lanceifolius đã phân lập được 7,4'-di-O-methylnaringenin, 8prenyl-4'-Omethyl-naringenin [70]. Từ vỏ cây Artocarpus kemando đã phân lập được một furanodihydrobenzoxonon mới là artomandin, cùng với ba dẫn chất flavonoid khác là artoindonesianin C, artonol B và artochamin A [31]. Từ Artocarpus. lakoocha phân lập được bốn prenylflavon là 2’-O-methylalbanin A, cycloisoartocarpesin, artolacuchin, isochlorophorin, cùng với chín hợp chất 6 polyphenolic đã biết là albanin A, isoartocarpesin, cudraflavon C, norartocarpin, cudraflavon B chlorophorin, aesculin, catechin. [54] 2.1.4.2 Thành phần stilben Từ gỗ Artocarpus hirsutus đã phân lập được oxyresveratrol [44], chất này cũng được phân lập từ Artocarpus. lakoocha [54] Từ A. integer đã phân lập được 3,4-trans-4-isopentenyl-3, 5,2 ', 4'-tetrahydroxy stilben , 3,5-trans-4- (3-metyl- E-but-1-enil) -3,5,2 ', 4'-tetrahydroxystilben và artocarben. [18] Từ vỏ cây của A. gomezianus đã phân lập được dẫn xuất stilben đầu tiên có chứa nhóm methoxy là artoindonesianin N [33] và hai stilben dimer là artogomezianol (7), andalasin A [27]. 2.1.4.3 Thành phần khác Triterpenoid Từ chiết xuất ethanol của Artocarpus nobilis đã phân lập được hai loại triterpenoid cycloartan mới, artocarpuat A và artocarpuat B. [58] Từ A. heterophyllus đã phân lập được betulin, axit betulinic, axit ursolic [21], heterophylol [20], cycloartenon, cycloartenol, 9,19-cyclolanost – 3 –on – 24,25 – diol (24R) và 9,19- cyclolanost-3-on – 24,2 S diol (24S) [16]. 2-Arylbenzofuran Từ Artocarpus fretessi đã phân lập được artoindonesianin X, artoindonesianin Y. [48] 7 Artocarpin Cudraflavone A Morusin Cycloartocarpin Artoindonesianin C Oxyresveratrol Artoindonesianin X Artoindonesianin N Artonol B Artoindonesianin F Artoindonesianin Y Hình 2. 1 Một số thành phần phân lập được từ chi Artocarpus 2.1.5 Tác dụng dược lý của một số loài thuộc chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất