Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của rễ củ bạch chỉ na...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của rễ củ bạch chỉ nam (radix millettiae pulchrae)

.PDF
171
2
60

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ BÁCH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CỦ BẠCH CHỈ NAM (Radix Millettiae pulchrae) LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ BÁCH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CỦ BẠCH CHỈ NAM (Radix Millettiae pulchrae) LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC Chuyên ngành Dược liệu – Dược học cổ truyền Mã số: 527187023 Thầy hướng dẫn: TS. Mã Chí Thành Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 . . LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài luận văn Thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ tấm lòng chân thành đặc biệt tới Thầy Tiến sĩ Mã Chí Thành - Người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn tận tình, động viên tôi trong suốt khoảng thời gian tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn tới các thầy, cô trong Bộ môn Dược liệu- Khoa DượcĐại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu, quí báu, hỗ trợ rất nhiều cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Khoa Dược- Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp dỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đã luôn hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh – 2020 Đinh Thị Bách . i . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Mã Chí Thành. Các kết quả thu được trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Toàn bộ trích dẫn trong luận văn đều chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đinh Thị Bách . ii . MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 2 1. THỰC VẬT HỌC ............................................................................................. 2 1.1 Vị trí phân loại ............................................................................................ 2 1.2 Đặc điểm về họ Đậu (Fabaceae) ............................................................... 2 1.3 Đặc điểm về chi Millettia (Chi Thàn mát) .................................................... 2 1.4 Đặc điểm loài Millettia pulchra Kurz ........................................................... 3 2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ............................................................................... 3 2.1. Thành phần hóa học của chi Millettia ........................................................ 3 2.1.1. Flavonoid ............................................................................................. 4 2.1.2. Alkaloid: ............................................................................................... 6 2.2 Thành phần hóa học của loài Millettia pulchra Kurz ................................... 6 2.3. Tác dụng dược lý của loài Millettia pulchra Kurz....................................... 8 2.3.1. Tác dụng kháng viêm .......................................................................... 8 2.3.2. Tác dụng kháng ký sinh trùng ............................................................. 9 2.3.3. Kháng khuẩn ....................................................................................... 9 2.3.4. Kháng nấm .......................................................................................... 9 2.3.5. Tác dụng khác ..................................................................................... 9 3. CÔNG DỤNG .................................................................................................. 9 3.1. Tính vị công năng ...................................................................................... 9 3.2. Công dụng................................................................................................. 9 3.3. Các bài thuốc có Bạch chỉ nam ................................................................. 9 4. TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO - CHẤT CHỐNG OXY HÓA ........................ 10 4.1. Khái niệm về gốc tự do ........................................................................... 10 4.2. Quá trình hình thành các gốc tự do [13] .................................................. 10 . iii . 4.3. Gốc tự do tác động đến bệnh tật con người ........................................... 11 4.4 Tác động chống oxy hóa của flavonoid .................................................... 12 4.5 Một số qui trình thử nghiệm in vitro khả năng ức chế gốc tự do DPPH ... 12 4.5.1 Qui trình thử nghiệm vào năm 2004 của T.Kulisic và cộng sự [38]: ... 12 4.5.2 Qui trình thử nghiệm vào năm 2012 của G.Alagu và cộng sự [18] thực hiện: ............................................................................................................ 13 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA ............ 13 5.1. Nguyên tắc thử nghiệm DPPH: ............................................................... 13 5.2. Thử nghiệm đo khả năng hấp thụ gốc oxy ORAC (oxygen Radical Absorbance Capacity) .................................................................................... 14 5.3. Thử nghiệm đo lường các chất chống oxy hóa bẫy hoàn toàn các gốc tự do TRAP (Total Radical - Trapping Antioxydant Paramether). ....................... 15 5.4. Thử nghiệm xác định hàm lượng MDA. .................................................. 15 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 16 1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 16 1.1. Nguyên liệu ............................................................................................. 16 1.2. Dung môi hóa chất .................................................................................. 16 1.3. Trang thiết bị nghiên cứu ........................................................................ 16 1.4. Nơi thực hiện đề tài ................................................................................. 17 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 17 2.1. Kiểm tra nguyên liệu................................................................................ 17 2.2. Phương pháp thử độ tinh khiết [3] .......................................................... 17 2.3. Nghiên cứu thành phần hóa học ............................................................. 17 2.3.1. Phương pháp định tính sơ bộ thành phần hóa thực vật.................... 17 2.3.2. Phương pháp chiết xuất .................................................................... 18 2.3.3. Phương pháp chiết phân bố lỏng - lỏng ............................................ 18 2.3.4. Phương pháp sắc ký ......................................................................... 18 . iv . 2.3.5. Phương pháp kết tinh phân đoạn ...................................................... 18 2.3.6. Phương pháp xác định cấu trúc các chất .......................................... 18 2.4. Thử tác dụng chống oxy hóa trên mô hình DPPH ................................... 18 2.4.1. Chuẩn bị thí nghiệm .......................................................................... 18 2.4.2 Thiết kế thí nghiệm ............................................................................. 19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ....................................................................................... 21 3.1 Đặc điểm thực vật .................................................................................... 21 3.1.1 Mô tả hình thái thực vật:..................................................................... 21 3.1.2 Đặc điểm vi phẫu:............................................................................... 21 3.1.3 Soi bột ................................................................................................ 22 3.1.4 Xác định độ tinh khiết ......................................................................... 23 3.2 Xác định sơ bộ thành phần hóa thực vật. ................................................ 23 3.3 Chiết xuất, khảo xát tác dụng chống oxy hóa các cao phân đoạn ........... 24 3.3.1 Chiết xuất cao toàn phần và cao phân đoạn ...................................... 24 3.3.2 Khảo sát tác dụng chống oxy hóa các cao phân đoạn ....................... 25 3.3.3 Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất phân đoạn EtOAc (Et) và (Ea) ............................................................................................................. 27 3.3.4 Xác định cấu trúc các hợp chất .......................................................... 36 3.3.4.1 Hợp chất MP1(karanjin) .................................................................. 36 3.3.4.2 Hợp chất MP2 (pongamol) .............................................................. 38 3.3.4.3 Hợp chất MP3( mới)........................................................................ 40 3.3.4.4 Hợp chất MP4( mới)........................................................................ 42 3.3.4.5 Hợp chất MP5 (fujikinetin) ............................................................... 45 3.3.4.6 Hợp chất MP6(Macckiain) ............................................................... 47 3.3.4.7 Hợp chất MP7(acid 4-O-methyl karanjic) ........................................ 49 3.3.4.8 Hợp chất MP8 ................................................................................ 50 . v . 3.3.4.9 Hợp chất MP9(Pseudobatigenin) .................................................... 52 3.3.4.10 Hợp chất MP10 (3-O-methylbutein) .............................................. 54 3.3.4.11 Hợp chất MP11(Genistein) ............................................................ 57 3.3.4.12 Hợp chất MP12 (Daidzein) ............................................................ 59 3.3.4.13 Hợp chất MP13 (Calycosin) .......................................................... 61 3.4 Kết quả thử DPPH của các chất tinh khiết ............................................... 64 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 68 4.1 Về đặc điểm thực vật học........................................................................ 68 4.2 Về thành phần hóa học ............................................................................ 68 4.3 Về tác dụng chống oxy hóa ...................................................................... 69 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 71 5.1. Kết luận ................................................................................................... 71 5.1.1. Về thực vật học và sơ bộ định tính thành phần hóa học ................... 71 5.1.2. Về hóa học ........................................................................................ 71 5.1.3. Tác dụng chống oxy hóa ................................................................... 72 5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 0 . vi . TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khóa tốt nghiệp thạc sĩ - Năm Học 2018-2020 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CỦ BẠCH CHỈ NAM (Radix Millettiae pulchrae) Đinh Thị Bách Giảng viên hướng dẫn: TS. Mã Chí Thành Mở đầu và đặt vấn đề Bạch chỉ nam là một loại dược liệu có tác dụng dược lí và công dụng tốt. Theo kinh nghiệm cổ truyền, Bạch chỉ nam có tác dụng để trị cảm mạo, sốt nóng, nhức đầu,... Ngày nay, cùng với khuynh hướng trở về với các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên,các thành phần, đặc biệt là chất chống oxy hóa và trị ung thư của Bạch chỉ nam nói riêng các cây thuốc khác nói chung ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của rễ củ Bạch chỉ nam (Radix Millettiae pulchrae)” được tiến hành nhằm mục đích chiết xuất phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc các hợp chất trong rễ Bạch chỉ nam, phục vụ cho công tác điều chuẩn hóa dược liệu và nghiên cứu tác dụng dược lí sau này. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu Nguyên liệu: Rễ củ cây Bạch chỉ nam (Milletta pulchra Kurz Fabaceae) thu hái tại An Giang (11/2018). Phương pháp nghiên cứu; chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt, chiết phân bố lỏng- lỏng, sắc kí cột và các phương pháp tinh chế khác. Kết quả Từ 6,0 kg dược liệu Bạch chỉ nam, chiết được 3,0 lít cao cồn 96% đậm đặc. Bằng phương pháp chiết phân bố với các dung môi khác nhau thu được các phân đoạn cao n-hexan (50,0 g), ethyl acetat (17,6 g) và n-butanol (147,0 g). Từ phân đoạn ethyl acetat, các hợp chất tinh khiết đã được phân lập và xác định là karanjin (1150 g), . vii . pongamol (4,0 mg), MP3 (1,58 mg), MP4 (9,7 mg), fujikinetin (3,0 mg), macckiain (15,7 mg), acid 4-O-methyl-karanjic (5,5 mg), acid 5-methoxy-2,2-dimethyl-2Hchromen-6-carboxylic (3,2 mg), pseudobaptigenin (10 mg), 3-O-methylbutein (4,4 mg), genistein (30 mg), daidzein (15 mg), calycosin (5,9 mg) và các chất tinh khiết chưa xác định cấu trúc là MP14 (0,3 mg), MP15 (1,0 mg), MP16 (0,3 mg), MP17 (0,3 mg). Kết luận Từ phân đoạn cao ethyl acetat của rễ củ Bạch chỉ nam đã phân lập được 17 hợp chất tinh khiết. Cấu trúc các hợp chất được xác định là: karanjin, pongamol, fujikinetin, macckiain, acid 4-O-methyl-karanjic, acid 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6carboxylic, pseudobaptigenin, 3-O-methylbutein, genistein, daidzein và calycosin. trong đó có 2 hợp chất mới đã xác định cấu trúc MP3, MP4 và các chất tinh khiết chưa xác định cấu trúc là MP14, MP15, MP16, MP17…. Trong đó, hợp chất karanjin là thành phần chính có hàm lượng cao nhất trong Bạch chỉ nam. Các hợp chất này sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu về hoạt tính sinh học (chống oxi hoá, kháng viêm, độc tế bào), cũng như tiêu chuẩn hoá chất lượng dược liệu Bạch chỉ nam. . viii . Final assay for the degree of meester. Academic year: 2018-2020 INVESTIGATION ON THE CHEMICAL CONSTITUENTS AND ANTI OXYDATIVE EFFECTS OF RADIX MILLETTIAE PULCHRAE Đinh Thị Bách Supervisor: Dr. Ma Chi Thanh Introduction Millettia pulchra is a herb that is proved to have good pharmacological effects. It has been used in traditional medicine for the treatment of cold, temperature, headache, fever, rheumatism... Up to now, the research reported on the chemical constituents of M. pulchra collected in Vietnam was rare and limited. Therefore, the study “Investigation on the chemical constituents and antioxidative effects of Radix Millettiae pulchrae” was carried out. The aim of this study is to isolate and identify the structures of compounds from radix Millettiae pulchrae for further biological studies and quality control of this herbs. Meterials and Methods Meterials: Radix of Millettia pulchra Kurz Fabaceae collected in An Giang province (11/2018). Methods: Percolation, distribution of liquid- liquid extraction, silica gel column chromatography, recrystallization. Results From 6.0 kg of dried M. pulchra radix, the concentrated of ethanolic extract were obtained (3.0 liters). The total extract was partitioned with n-hexan, ethyl acetate and n-butanol to afford 50.0, 17.6, and 147 g of extracts, respectively. From ethyl acetate extract, all compounds were isolated and determined as karanjin (1150 g), Pongamol (4.0 mg), MP3 (1.58mg), MP4 (9.7 mg), fujikinetin (3.0 mg), macckiain (15.7mg), 4-O-methyl-karanjic acid (5.5 mg), 5-methoxy-2,2-dimethyl- . ix . 2H-chromene-6-carboxylic acid (3.2 mg), pseudobaptigenin (10 mg), 3omethylbutein (4.4 mg), genistein (30 mg), daidzein (15 mg), and calycosin (5.9 mg). Conclusions From the ethyl acetate fraction of M. pulchra radix, 17 compounds were isolated and identified. In there, Karanjin is presented as the main component in the M. pulchra radix. These compounds were used for further biological assays such as antioxidant, anti-inflammatory, and anti-cancer, as well as quality control of M. pulchra radix. . x . DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ESI-MS : Electron Spray Ionization Mass Spectrometry HR-ESI-MS : High Resolution - Electron Spray Ionization - Mass Spec- NMR khối phân giải cao ioncộng hóa phun mùtừđiện tử) :trometry Nuclear(Phổ Magnetic Resonance (Phổ hưởng hạt nhân) δ : Chemical shift (Độ dời hóa học) 13 1 C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance : Heteronuclear Multiple Bond Correlation (Tương quan dị hạt nhân qua nhiều liên kết) : Heteronuclear Single Quantum Correlation (Phổ tương tác dị hạt nhân qua một liên kết) HMBC HSQC : Correlation Spectroscopy (Phổ tương tác hai chiều 1H-1H) : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer (Phổ DEPT) COSY DEPT 1D-NMR : One Dimensional Nuclear Magnetic Resonance 2D-NMR : Two-Dimensional Nuclear Magnetic Resonance s : Singlet (tín hiệu đơn) d : Doublet (tín hiệu đôi) dd : Doublet of doublet (tín hiệu đôi đôi) t : Triplet (tín hiệu ba) Brs : Broad singlet (Tín hiệu đơn rộng) q : Quartet (tín hiệu bốn) m : Multiplet (tín hiệu đa) J : Hằng số ghép spin UV-Vis : Ultraviolet-Visible (Phổ UV) VS : Thuốc thử Vanillin/acid sulfuric MeOH, Me : Methanol DMSO : Dimethylsulfoxide CDCl3 : CHCl3 đã thế hydrogen (H) bằng deuterium (D) CD3OD : CH3OH đã thế hydrogen (H) bằng deuterium (D) . xi . C5D5N : C5H5N đã thế hydrogen (H) bằng deuterium (D) n-BuOH : n-Butanol EtOAc, EA : Ethyl acetate EtOH : Ethanol CTPT : Công thức phân tử Hz : Hertz (đơn vị đo tần số) . xii . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vị trí phân loại của cây Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) ........................... 2 Hình 1.2. Cấu tạo gốc tự do ........................................................................................... 10 Hình 1.3. Quá trình hình thành gốc tự do ROS............................................................... 11 Hình 1.4. Phản ứng trung hòa gốc tự do ........................................................................ 14 Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm thử DPPH ............................................................................ 20 Hình 3.7. Đặc điểm hình thái Bạch chỉ nam .................................................................... 21 Hình 3.8. Rễ Bạch chỉ nam khô ...................................................................................... 21 Hình 3.9. Vi phẫu rễ và sơ đồ Bạch chỉ nam .................................................................. 22 Hình 3.10. Vi phẫu rễ cấu tạo chi tiết Bạch chỉ nam ....................................................... 22 Hình 3.11. Các câu tử có trong bột dược liệu ................................................................. 23 Hình 3.45. So sánh tác dụng ức chế DPPH của các cao ................................................ 26 Hình 3.12. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết MP1 thu được từ phân đoạn Et ................... 28 Hình 3.13. Sắc ký đồ SKLM 10 phân đoạn phân lập từ cao EA...................................... 30 Hình 3.14. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết MP2 thu được từ phân đoạn EA1 ............... 31 Hình 3.15. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết MP3 và MP4 thu được từ phân đoạn EA3 .. 32 Hình 3.16. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết tủa thu được từ phân đoạn EA4 .................. 33 Hình 3.17. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết tủa thu được từ phân đoạn EA5 .................. 34 Hình 3.18. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết tủa thu được từ phân đoạn EA6 .................. 35 Hình 3.23. ESI-MS positive của hợp chất MP1............................................................... 36 Hình 3.24. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP1 ............... 38 Hình 3.25. ESI-MS positive của hợp chất MP2............................................................... 38 Hình 3.26. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP2 ............... 40 Hình 3.19. ESI-MS positive của hợp chất MP3............................................................... 40 Hình 3.20. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP3 ............... 42 Hình 3.21. ESI-MS positive của hợp chất MP4 .............................................................. 43 Hình 3.22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP4 ............... 44 Hình 3.27. ESI-MS positive của hợp chất MP5............................................................... 45 Hình 3.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP5 ............... 46 Hình 3.29. ESI-MS positive của hợp chất MP6............................................................... 47 Hình 3.30. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP6 ............... 49 Hình 3.31. ESI-MS positive của hợp chất MP7............................................................... 49 Hình 3.32. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP7 ............... 50 Hình 3.33. ESI-MS positive của hợp chất MP8............................................................... 51 Hình 3.34. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP8 ............... 52 . xiii . Hình 3.35. ESI-MS positive của hợp chất MP9............................................................... 52 Hình 3.36. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP9 ............... 54 Hình 3.37. ESI-MS positive của hợp chất MP10 ............................................................. 55 Hình 3.38. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP10 ............. 57 Hình 3.39. ESI-MS positive của hợp chất MP11 ............................................................. 57 Hình 3.40. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP11 ............. 59 Hình 3.41. ESI-MS positive của hợp chất MP12 ............................................................. 59 Hình 3.42. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP12 ............. 61 Hình 3.43. ESI-MS positive của hợp chất MP13 ............................................................. 61 Hình 3.44. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của MP13 ............. 63 Hình 3.46. So sánh IC50 của các chất tinh khiết .............................................................. 67 . xiv . DANH MỤC QUY TRÌNH Quy trình 3.1. Chiết xuất dược liệu. ............................................................................... 25 Quy trình 3.2. Chiết xuất phân lập từ cao ethylacetat. ................................................... 64 . xv . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các chất phân lập được từ loài Millettia pulchra Kurz ...................................... 7 Bảng 2.2. Các mẫu dùng cho thử nghiệm khả năng ức chế gốc tự do DPPH ................ 19 Bảng 3.3. Kết quả xác định độ tinh khiết ........................................................................ 23 Bảng 3.4. Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học rễ củ Bạch chỉ nam ................... 23 Bảng 3.5.Tổng kết các phân đoạn phân lập từ cao Et .................................................... 27 Bảng 3.6. Tổng kết các phân đoạn phân lập từ cao EA.................................................. 30 Bảng 3.9. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP2 (CDCl3) và Pongamol (CDCl3). ......................................................................................................... 39 Bảng 3.7. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP3 (CDCl3) ............. 42 Bảng 3.8. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP4 (CDCl3). ............ 44 Bảng 3.10. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP6 (CDCl3) và maackiain. ...................................................................................................................... 48 Bảng 3.11. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP8 (CDCl3) và acid 5methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-carboxylic. ........................................................... 51 Bảng 3.12. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP9 (DMSO-d6) và Pseudobatigenin. ........................................................................................................... 54 Bảng 3.13. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP11 (MeOD–d3) và Genistein. ....................................................................................................................... 58 Bảng 3.14. Dữ liệu phổ 1H (400 MHz) và 13C NMR (100 MHz) của MP12 (MeOD) và Daidzein. ........................................................................................................................ 60 Bảng 3.15. Bảng tóm tắt các hợp chất phân lập được với cấu trúc xác định từ rễ củ Bạch chỉ nam .......................................................................................................................... 63 Bảng 3.16. Bảng tổng kết các hợp chất phân lập chưa được xác định cấu trúc từ rễ củ Bạch chỉ nam. ................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.17. Kết quả % ức chế DPPH của Vitamin C ....................................................... 65 Bảng 3.18. Kết quả % ức chế DPPH của Karanjin ......................................................... 65 Bảng 3.19. Kết quả % ức chế DPPH của Maackiain ...................................................... 65 Bảng 3.20. Kết quả % ức chế DPPH của 3-O-methylbutein ........................................... 66 Bảng 3.21. Kết quả % ức chế DPPH của MP3 ............................................................... 66 Bảng 3.22. Kết quả % ức chế DPPH của Genistein ....................................................... 66 . xvi . ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây thế giới có xu hướng quay về nguồn sử dụng các cây thuốc trong dự phòng, điều trị hay hỗ trợ điều trị bệnh do phát hiện ra nhiều tác dụng phụ, độc tính, tương tác thuốc không mong muốn của tân dược. Việc nghiên cứu các hoạt tính sinh học của hợp chất tự nhiên ngày càng được chú trọng, một mặt cung cấp thêm nguồn nguyên liệu cho công nghệ dược, mặt khác góp phần định hướng phát triển thuốc mới trong điều trị. Bên cạnh một số bệnh nan y, mạn tính như: ung thư, tiểu đường, gout, viêm khớp mạn… mà thuốc tân dược không điều trị hết dứt điểm, người bệnh phải điều trị duy trì lâu dài, những bài thuốc cổ phương là nguồn không thể thiếu cho thầy thuốc và người bệnh lựa chọn sử dụng lâu dài. Cây Bạch chỉ nam (Millettia pulchra) được sử dụng như một phương thuốc dân gian trong điều trị các bệnh trị cảm mạo, sốt nóng, nhức đầu, phong thấp, đau xương, chữa mẩn ngứa, viêm da. Trên thế giới, cây Bạch chỉ nam được một số nhà khoa học nghiên cứu về tác dụng sinh học khác nữa ở một số loài có tác dụng kháng ung thư vú, chống oxy hóa. Ở Việt Nam, nghiên cứu thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây Bạch chỉ nam hầu như còn ít. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của rễ củ Bạch chỉ nam” được thực hiện với mục tiêu chính sau: - Thu thập mẫu nguyên liệu và định danh loài nghiên cứu. - Chiết xuất cao toàn phần và phân tách các phân đoạn từ cao toàn phần. - Phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất chính từ rễ củ Bạch chỉ nam. - Thử tác dụng chống oxy hóa in vitro bằng phương pháp DPPH của các cao phân đoạn và các chất phân lập được từ rễ củ Bạch chỉ nam. Nhằm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm dược liệu và tiêu chuẩn hóa nguyên liệu làm thuốc trong ngành dược. . 1 . CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. THỰC VẬT HỌC 1.1 Vị trí phân loại Giới (Plantae) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Bộ Đậu (Fabales) Họ Đậu (Fabaceae) Chi Thàn mát (Millettia) Loài (Millettia pulchra Kurz) Hình 1.1. Vị trí phân loại của cây Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz) [5] 1.2 Đặc điểm về họ Đậu (Fabaceae) Cây gỗ, cây bụi hoặc cây thân cỏ. Lá phần lớn mọc cách, kép hình lông chim hay [5] hình chân vịt, có lá kèm. Cụm hoa là gié, chùm hay đầu. Hoa lưỡng tính, đều hay không đều, mẫu 5, cánh hoa rời hoặc dính nhau một phần. Nhị 10 hoặc nhiều. Bầu trên cấu tạo một lá noãn. Quả loại đậu. Rễ thường hay có nốt rễ sinh bởi vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí. Yếu tố mạch có mặt ngăn đơn. Họ Đậu có 3 phân họ: - Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) - Phân họ Vang (Caesalpinioideae) - Phân họ Đậu (Faboideae) 1.3 Đặc điểm về chi Millettia (Chi Thàn mát) Chi Thàn mát (danh pháp: Millettia) là một chi thuộc họ Đậu. Chi Thàn mát có khoảng 150 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [4] . 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất