Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tập huấn điều dưỡng sử dụng thang điểm aldrete đánh giá người bệnh ph...

Tài liệu Nghiên cứu tập huấn điều dưỡng sử dụng thang điểm aldrete đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh

.PDF
86
9
134

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LÂM TUYẾT HOA NGHIÊN CỨU TẬP HUẤN ĐIỀU DƯỠNG SỬ DỤNG THANG ĐIỂM ALDRETE ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH PHÒNG HỒI TỈNH LUẬN VĂN CAO HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- LÂM TUYẾT HOA NGHIÊN CỨU TẬP HUẤN ĐIỀU DƯỠNG SỬ DỤNG THANG ĐIỂM ALDRETE ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH PHÒNG HỒI TỈNH CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.BS TRẦN THIỆN TRUNG GS.TS SARA JARRETT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng HỌC VIÊN THỰC HIỆN Lâm Tuyết Hoa . năm . MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. iii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 5 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 6 1.1 Đặc điểm phòng hồi tỉnh ...................................................................... 6 1.2 Nhiệm vụ điều dưỡng phòng hồi tỉnh................................................... 7 1.3 Gây mê toàn diện .................................................................................. 9 1.4 Quá trình hồi phục sau gây mê ........................................................... 10 1.5 Quy trình chăm sóc tại phòng hồi tỉnh ............................................... 11 1.6 Các biến chứng hậu phẫu cần theo dõi ............................................... 12 1.7 Thang điểm Aldrete ............................................................................ 15 1.8 Các nghiên cứu liên quan ................................................................... 17 1.9 Mô hình học thuyết ............................................................................. 18 1.10 Sơ lược về bệnh viện Quận Thủ Đức ................................................. 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 22 2.1 Đối tượng và thiết kế nghiên cứu .................................................... 22 2.1.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 22 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 22 2.1.3 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 22 2.1.4 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 22 2.2 Phương pháp chọn mẫu ................................................................... 22 2.2.1 Cỡ mẫu ............................................................................................. 22 2.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................... 22 . . 2.3 Chương trình tập huấn .................................................................... 23 2.4 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 23 2.5 Công cụ thu thập số liệu................................................................... 26 2.6 Liệt kê và định nghĩa các biến số .................................................... 28 2.7 Nhập liệu và phân tích dự liệu......................................................... 33 2.8 Kiểm soát sai lệch ............................................................................. 34 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 36 3.1. Các đặc tính của mẫu nghiên cứu......................................................... 36 3.1.1. Nhóm tuổi .......................................................................................... 36 3.1.2. Giới..................................................................................................... 37 3.1.3. Trình độ học vấn ................................................................................ 38 3.1.4. Năm kinh nghiệm ............................................................................... 39 3.1 Kiến thức và thực hành trong đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh của điều dưỡng trước và sau tập huấn ........................................................ 40 3.2.1 Kiến thức trong đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh theo thang điểm Aldrete của điều dưỡng trước tập huấn............................................... 40 3.2.2 Kiến thức trong đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh theo thang điểm Aldrete của điều dưỡng sau tập huấn .................................................. 41 3.2.3 Thực hành trong đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh theo thang điểm Aldrete của điều dưỡng sau tập huấn so với trước tập huấn............... 42 3.2 Đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh của điều dưỡng phù hợp với đánh giá của bác sĩ trước và sau tập huấn.................................................. 43 3.2.1 Đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh của điều dưỡng phù hợp với đánh giá của bác sĩ trước tập huấn ............................................................... 43 3.2.2 Đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh của điều dưỡng phù hợp với đánh giá của bác sĩ sau tập huấn .................................................................. 45 3.2.4 Quyết định chuyển BN của điều dưỡng phù hợp với bác sĩ trước và sau tập huấn .................................................................................................. 50 3.3 Sự hài lòng của điều dưỡng khi sử dụng thang điểm Aldrete để đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh ...................................................... 51 . . CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 54 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................ 54 4.2 Kiến thức và thực hành trong đánh giá người bệnh của điều dưỡng trước và sau tập huấn ................................................................................................ 58 4.3 Đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh của điều dưỡng phù hợp với đánh giá của bác sĩ trước và sau tập huấn ................................................................ 60 4.4 Sự hài lòng của điều dưỡng khi sử dụng thang điểm Aldrete để đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh ......................................................................... 63 4.5 Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. a PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... e PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... f PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... g PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................... h PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................... i PHỤ LỤC 6 ....................................................................................................... j . . DANH MỤC VIẾT TẮT PACUs PADSS SPEEDS Postanesthesia Care Units Phòng phục hồi sau phẫu thuật Post anaesthetic discharge scoring system Thang điểm đánh giá xuất viện sau gây mê Saturation, Pain, Extremit movement, Emesis, Dialogue, Stable vitals signs Độ bão hòa oxy máu, đau, vận động tứ chi, nôn ói, giao tiếp, dấu hiệu sinh tồn ổn định Bệnh nhân BN . . DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến số và định nghĩa biến số ......................................................... 21 Bảng 3.1. Kiến thức trong đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh theo thang điểm Aldrete của điều dưỡng trước tập huấn ................................................ 33 Bảng 3.2. Kiến thức trong đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh theo thang điểm Aldrete của điều dưỡng sau tập huấn ........................................ 34 Bảng 3.3. Tổng điểm của bệnh nhân theo thang Aldrete và quyết định chuyển khoa/phòng của điều dưỡng trước và sau tập huấn ........................... 35 Bảng 3.4. Thực hành ra quyết định chuyển bệnh nhân của điều dưỡng được đánh giá theo thang điểm Aldrete trước và sau tập huấn ..................... 35 Bảng 3.5. Tỉ lệ phù hợp đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh của điều dưỡng với bác sĩ trước và sau tập huấn ................................................. 40 Bảng 3.5. Tỉ lệ phù hợp đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh của điều dưỡng với bác sĩ trước và sau tập huấn .................................................. 42 Bảng 3.7. Quyết định chuyển bệnh nhân của của điều dưỡng phù hợp với quyết định của bác sĩ trước và sau tập huấn ........................................... 43 Bảng 3.9. Sự đồng thuận của điều dưỡng khi sử dụng thang điểm Aldrete để đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh ..................................................... 44 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Nhóm tuổi .................................................................................. 29 Biểu đồ 3.2. Giới ............................................................................................ 30 Biểu đồ 3.3. Trình độ học vấn ........................................................................ 31 Biểu đồ 3.4. Số năm kinh nghiệm .................................................................. 32 Biểu đồ 3.5. Đánh giá của điều dưỡng về thang Aldrete so với đánh giá của bác sĩ trên cùng bệnh nhân trước tập huấn ..................................................... 36 Biểu đồ 3.6. Đánh giá của điều dưỡng về thang Aldrete so với đánh giá của bác sĩ trên cùng bệnh nhân sau tập huấn ........................................................ 38 Biểu đồ 3.7. Điểm tổng đánh giá của điều dưỡng và bác sĩ trên cùng bệnh nhân trước tập huấn ........................................................................................ 41 Biểu đồ 3.8. Điểm tổng đánh giá của điều dưỡng và bác sĩ trên cùng bệnh nhân sau tập huấn (p=0,15) ............................................................................. 41 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật là kỹ thuật mổ xẻ nhằm loại bỏ hoặc sửa chữa các tạng hư hỏng trong cơ thể con người, với mục đích đưa cơ thể trở về trạng thái bình thường hoặc gần như bình thường. Thành công của nhiều phẫu thuật, đặc biệt là những phẫu thuật phức tạp, phụ thuộc vào các biện pháp chăm sóc, điều trị tích cực trực tiếp ở giai đoạn ngay sau cuộc mổ. Để đạt được mục đích này thì khu phòng mổ sẽ được gắn liền với với phòng chăm sóc sau gây mê là Postanesthesia Care Units (PACUs) hay còn được gọi là phòng phục hồi sau gây mê hoặc phòng hồi tỉnh, đây là tiêu chuẩn không thể thiếu của bệnh viện [39]. Sự hồi phục sau gây mê được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn hồi phục sớm (giai đoạn I), hồi phục trung gian (giai đoạn II), và hồi phục muộn (giai đoạn III). Sau khoảng thời gian phẫu thuật trong phòng mổ, ở những bệnh nhân được gây mê thì khoảng thời gian thoát mê được coi là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn mà bệnh nhân gặp nhiều rối loạn sinh lý bao gồm hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh trung ương, tiêu hóa, thận niệu, cho đến hệ cơ xương khóp cũng như hệ nội tiết [8], [9], [10], [33]. Các biến chứng liên quan đến gây mê đã được đề cập sớm từ giữa thế kỷ thứ 19 khi mà lần đầu tiên sử dụng gây mê theo đường hô hấp [35]. Theo hiệp hội phẫu thuật ngoại trú liên bang Mỹ (FASA) thì tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật ở những cuộc mổ kéo dài dưới 1 giờ là 1/115 bệnh nhân, trong khi đó nếu các phẫu thuật đòi hỏi gây mê trên 2 giờ thì tỷ lệ biến chứng là 1/48 bệnh nhân [11]. Theo đó các biến chứng thường gặp trong khoảng thời gian hậu phẫu có triệu chứng buồn nôn và nôn là 9.8%, thiếu oxy và cần hỗ trợ đường thở trên 6,8%, hạ thân nhiệt và run 565%, mê sảng ở bệnh nhân lớn tuổi 10% (ở những người trên 50 tuổi), hạ huyết áp (2,7%) [17]. Điều này cho thấy tính chất quan trọng của công tác chăm sóc người bệnh tại phòng hồi tỉnh. . . Chăm sóc hậu phẫu hay quản lý người bệnh sau phẫu thuật được bắt đầu ngay từ khi cuộc phẫu thuật kết thúc cho đến khi người bệnh trở về trạng thái sinh lý ban đầu lúc chưa phẫu thuật. Vì vậy người bệnh cần được theo dõi chăm sóc một cách đặc biệt của các bác sĩ, điều dưỡng có khả năng và kinh nghiệm, đồng thời cũng cần có đầy đủ các phương tiện để theo dõi, giúp giảm tử vong và biến chứng xảy ra sau phẫu thuật [21]. Bên cạnh đó, khi không thể theo dõi tình trạng bệnh nhân đang dần xấu đi và xử lý chậm trễ, có thể dẫn đến bệnh nhân tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong [40]. Một nghiên cứu vào năm 1990, cứ mỗi phút khi bệnh nhân nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, phòng hồi tỉnh cũng như nằm trên bàn mổ thì chúng ta phải tiêu tốn hết 20 USD, không tính tiền chi trả cho chất xám và thời gian sau mổ [8]. Trên thế giới có nhiều hướng dẫn về quản lý bệnh nhân thời gian hậu phẫu được phát triển và thực hiện [50], tuy nhiên đa số chỉ nói về vai trò của bác sĩ gây mê- người chịu trách nhiệm chính cho bệnh nhân của mình đến khi rời phòng hồi tỉnh để về khoa/phòng, trong khi đó trách nhiệm đánh giá sự sẵn sàng của bệnh nhân để rời phòng hồi tỉnh thường giao cho điều dưỡng đã được đào tạo. Người điều dưỡng sẽ gặp khó khăn trong việc quyết định thời gian cho bệnh nhân ra khỏi hậu phẫu vì cần có y lệnh của bác sĩ gây mê, sự chờ đợi hồ sơ cũng như ý kiến đánh giá là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ [15], [23]. Một nghiên cứu cho thấy 76% bệnh nhân đã bị trì hoãn vận chuyển ra khỏi PACU, trong đó 26% bệnh nhân đã phải chờ đến 30 phút [23]. Khoảng thời gian không cần thiết mà bệnh nhân phải ở lại phòng hồi tỉnh này có thể gây tồn đọng hồ sơ làm chậm lịch trình phẫu thuật dẫn đến ảnh hưởng tới dịch vụ chăm sóc, làm tăng chi phí điều trị, cũng như sự hài lòng của bệnh nhân, thân nhân. Theo đó nghiên cứu tại Porto Alegre đã kết luận có mối tương quan chặt chẽ giữa khối lượng công việc điều dưỡng và . . thời gian BN ở lại đơn vị chăm sóc sau gây mê [15], [18], [29]. Chính vì lý do đó mà các tiêu chí, các quy định của bệnh viện hay hệ thống tính điểm cho BN từ phòng hồi tỉnh chuyển về khoa/phòng cần được sử dụng. Năm 1970, Aldrete and Kroulik [13] đã thiết kế một hệ thống tính điểm nhằm đánh giá sự hồi phục sau gây mê và trong thời gian đó không có một công cụ nào được xác nhận là an toàn cho BN rời phòng hồi tỉnh [35]. Aldrete đã nhận ra sự cần thiết của một công cụ giám sát có thể sử dụng để chuẩn hóa việc chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật trên toàn thế giới. Vào năm 1995, ông đã cải tiến thang đo này do nhu cầu phẫu thuật trong ngày, đó là đưa SpO2 vào tiêu chuẩn chăm sóc thay vì trước đó sử dụng chỉ số màu da để đánh giá độ bão hòa oxy trong máu [12]. Hệ thống tính điểm của Aldrete [16] gồm 5 lĩnh vục, với điểm 0, 1, hoặc 2 cho mỗi lĩnh vực , điểm tối đa là 10 và chỉ cần đạt được 9/10 điểm bệnh nhân đã có đủ tiêu chuẩn rời phòng hồi tỉnh. Do tính dễ sử dụng, thang điểm Aldrete đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá lâm sàng về sự hồi phục thể chất của bệnh nhân trong nhiều PACU trên toàn thế giới. Mặc dù thang điếm Aldrete khá phổ biến trên thế giới, nhưng hiện nay tại Việt Nam chỉ có các bệnh viện quốc tế và một số bệnh viện lớn đã áp dụng làm tiêu chuẩn đánh giá người bệnh có đủ điều kiện rời phòng hồi tỉnh [7]. Nghiên cứu của Dowling năm 2015 đã khuyến cáo rằng điều dưỡng cần được hướng dẫn sử dụng và huấn luyện định kỳ để có thể sử dụng tốt và hiệu quả thang điểm Aldrete, cũng như thống nhất với các thành viên trong đội chăm sóc, bao gồm cả bác sĩ. Hiện tại, khoa Gây mê Hồi sức bệnh viện quận Thủ Đức đã có quy trình sử dụng thang điểm Aldrete để đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khảo sát về mức độ sử dụng cũng như kiến thức, thực hành của điều dưỡng. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tập huấn . . điều dưỡng sử dụng thang điểm Aldrete đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh” nhằm thống kê tỉ lệ điều dưỡng có thực hiện đúng hay sai và sau tập huấn các điều dưỡng ấy có thay đổi kiến thức, thực hành của mình hay không. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Điều dưỡng sẽ cải thiện như thế nào về kiến thức và thực hành sau khi được tập huấn sử dụng thang điểm Aldrete để đánh giá người bệnh tại phòng hồi tỉnh là bao nhiêu? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu hiệu quả tập huấn điều dưỡng sử dụng thang điểm Aldrete đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh tại bệnh viện quận Thủ Đức.  Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có cải thiện về kiến thức và thực hành trong đánh giá người bệnh phòng hồi tỉnh sau tập huấn. 2. Khảo sát tỷ lệ điều dưỡng đánh giá đúng theo thang điểm Aldrete. . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm phòng hồi tỉnh Vào thế kỷ thứ 19 khi mà phương pháp gây mê đã được sử dụng hơn 160 năm thì PACU chỉ mới phổ biến trong khoảng 50 năm qua, đươc giới thiệu và trở thành cơ sở tiên phong cho sự hồi phục của bệnh nhân ngay sau phẫu phuật vào năm 1923 [24], [44]. Phòng hồi sức thường được nối liền với phòng mổ bằng dãy hành lang kín, bằng phẳng, mục đích là để có thể vận chuyển bệnh nhân trở lại phòng mổ một cách nhanh chóng, an toàn nếu cần và cũng dễ dàng hơn cho việc thăm khám liên tục của phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê. Quy mô phòng có thể tùy theo từng bệnh viện nhưng số giường bệnh phải đáp ứng đủ cho số lượng bệnh nhân mổ dự kiến tối đa. Theo quy định của Bộ Y Tế thì diện tích cho một giường bệnh là 36m2/ giường, trần nhà phải phủ vật liệu nhân tạo chống mài mòn, chống nấm móc, chống tĩnh điện, tường sử dụng vật liệu chịu nước, chất tẩy khuẩn và có sơn kháng khuẩn,có hệ thống chiếu sáng, phòng - chữa cháy, cấp không khí sạch, các hệ thống máy móc kỹ thuật, nhiệt độ dao động từ 21oC- 24oC [6]. Trong giai đoạn hồi tỉnh người bệnh sẽ rất dễ bị kích thích bởi các tác động bên ngoài như tiếng ồn, vì vậy phòng cũng cần phải được yên tĩnh và ở mỗi giường bệnh phải có chuông gọi khẩn cấp cho bệnh nhân sử dụng khi cần. Ngoài không gian giường bệnh, phòng hồi tỉnh còn có khu vực trung tâm cho bác sĩ, điều dưỡng lưu trữ hồ sơ bệnh án, thuốc và các thiết bị cần thiết, tất nhiên khu vực đó phải là không gian mở để có thể theo dõi sát bệnh nhân. Mục tiêu chăm sóc của phòng hậu phẫu là chăm sóc người bệnh cho đến khi hết thuốc mê, dấu hiệu sinh tồn ổn định, người bệnh không còn chảy máu, người bệnh định hướng được (trừ trường hợp về sọ não) thì chuyển sang . . trại bệnh, thường phòng hậu phẫu chỉ lưu người bệnh trong 24 giờ sau mổ. Nếu sau thời gian này tình trạng bệnh trở nặng thì người bệnh sẽ được chuyển sang phòng hồi sức tích cực. Nhân lực cho phòng hồi tỉnh tối thiểu gồm một bác sỹ gây mê – hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ hai điều dưỡng viên phụ trách năm giường bệnh và một hộ lý [5]. Phòng hồi tỉnh tại bệnh viện quận Thủ Đức nối liền với khu phòng mổ bằng một hành lang có diện tích khoảng 1,5-1,8m2 , sử dụng hệ thống cửa tự động. Bên trong có 15 giường (gấp 2 lần số bàn phẫu thuật là 7 bàn) cùng 15 monitor theo dõi SpO2, huyết áp, điện tim, nhiệt độ và nhịp thở; mỗi giường đều được trang bị chuông gọi khẩn cấp, hệ thống oxy âm tường. Ngoài ra, phòng hồi tỉnh có 2 máy hút đàm di động, 1 máy sốc điện, 3 đèn hồng ngoại sười ấm bệnh nhân. Mỗi giường đều có cây dịch truyền riêng và có thêm 3 cây dịch truyền di động, khoa cũng trang bị 2 máy làm ấm máu-dịch truyền. Hiện tại, phòng hồi tỉnh có 1 bộ dụng cụ để cấp cứu đường thở và 2 máy thở. Nhiệt độ phòng đảm bảo nhờ hệ thống 4 máy lạnh, đầy đủ đèn và sáng sủa, thường xuyên được kiểm tra và bảo trì. Phòng hành chánh ngay sát cạnh phòng hồi tỉnh và có cửa sổ lớn để có thể thao dõi bên ngoài, trong đó có các tủ thuốc với cơ số rõ ràng. 1.2 Nhiệm vụ điều dưỡng phòng hồi tỉnh Bộ Y Tế Việt Nam [5] quy định về nhân lực của khoa Gây mê-hồi sức bộ phận hồi tỉnh gồm: 1 bác sĩ gây mê, số lượng điều dưỡng viên tùy thuộc vào số giường bệnh với tỷ lệ 2 điều dưỡng phụ trách 5 giường bệnh, và 1 hộ lý. Ngoài ra, thông tư cũng có hướng dẫn nhiệm vụ của người điều dưỡng tại bộ phận hồi tỉnh rõ ràng: . . - Theo dõi, phát hiện và xử trí cấp cứu ban đầu kịp thời trong phạm vi cho phép. - Chuẩn bị đầy đủ giường bệnh, trang thiết bị, vật tư tiêu hao sẵn sàng đón người bệnh từ phòng mổ. - Phụ giúp bác sĩ gây mê – hồi sức trong thăm khám và điều trị người bệnh tại bộ phận. - Đánh giá người bệnh theo các thang điểm quy định. - Theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực diễn biến của người bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi và hồ sơ bệnh án. Califonia [38] là tiểu bang duy nhất đã hợp pháp được tỉ lệ điều dưỡng: bệnh nhân tối thiểu bắt buộc phải duy trì mọi lúc trong từng khoa/phòng. Trong đó tỷ lệ điều dưỡng trên bệnh nhân trong phòng hồi tỉnh là 1:2. Sau khi ra khỏi phòng mổ, bệnh nhân sẽ được bàn giao từ điều dưỡng phòng mổ sang điều dưỡng phòng hồi tỉnh. Ngay sau đó người điều dưỡng hồi tỉnh phải nhận định tình trạng người bệnh, bao gồm: dấu hiệu sinh tồn, tri giác, tình trạng vết mổ, dẫn lưu, bệnh, loại phẫu thuật… Họ là người chịu trách nhiệm quan sát và chăm sóc sau phẫu thuật cho bệnh nhân và đảm bảo rằng họ tỉnh táo một cách an toàn sau gây mê. Cũng như điều dưỡng ở các vị trí khác, điều dưỡng phòng hồi tỉnh cũng làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh, phải nhanh chóng đưa ra quyết định quan trọng nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân, cần siêng năng theo dõi người bệnh khi đang thoát khỏi thuốc an thần và hành động ngay lập tức nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra. Phần lớn điều dưỡng làm việc tại PACU là niềm an ủi cho bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật vì họ có thể cảm thấy sợ hãi và bối rối khi mới thức dậy và thuốc mê có thể làm trầm trọng thêm cảm giác đó ở một . . số bệnh nhân, vì vậy một điều dưỡng thành công sẽ có thể xử lý tình huống này một cách cẩn thận để bệnh nhân an tâm và tiếp tục hồi phục. Bên cạnh đó, điều dưỡng phòng hồi tỉnh còn có vai trò liên lạc với người nhà bệnh nhân, họ cần kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt rõ ràng các hướng dẫn và trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Tại phòng hồi tỉnh bệnh viện quận Thủ Đức, điều dường được chia làm 2 ca: sáng từ 7g đến 16g và đêm từ 16g đến 7g sáng hôm sau. Thông thường ca sáng sẽ có 4 đến 5 điều dưỡng tham gia chăm sóc trực tiếp người bệnh và 1 điều dưỡng hành chánh làm công việc liên quan đến thuốc và vật tư y tế. Ca đêm có 3 đến 4 điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân và không có điều dưỡng hành chánh. Như vậy, tỉ lệ điều dưỡng trên bệnh nhân khoảng 1:3. Tuy nhiên, khác với các bệnh viện khác, điều dưỡng tại phòng hồi tỉnh bệnh viện quận Thủ Đức có trách nhiệm vận chuyển người bệnh về khoa/phòng; vì vậy, nhóm điều dưỡng tham gia chăm sóc trực tiếp sẽ phân công một nửa ở tại khoa làm hồ sơ bệnh án và một nửa sẽ vận chuyển người bệnh về khoa/phòng khi có y lệnh. 1.3 Gây mê toàn diện Hiện nay, phương pháp gây mê toàn diện[3] có khuynh hướng sử dụng nhiều, do có ưu điểm là mê ổn định, tránh được quá liều thuốc mê. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ khởi mê bằng thuốc mê đường tĩnh mạch, duy trì mê với thuốc mê hơi. Khí mê sẽ qua đường nội khí quản cùng với thuốc giảm đau họ morphine và thuốc giãn cơ qua đường tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sĩ có thể khởi mê bằng khí mê, thuốc mê hơi qua đường hô hấp, sau đó đăt nội khí quản rồi duy trì mê bằng thuốc mê hơi, khí mê qua đường nội khí quản cùng thuốc giảm đau họ morphine và thuốc giãn cơ qua đường tình mạch. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được phát triển cao hơn bằng kỹ thuật sử dụng các . 0. thuốc mê hơi, khí mê để gây mê với hệ thống mê kín, qua đó họ sẽ áp dụng kỹ thuật gây mê với lưu lượng cao, lưu lượng trung bình, lưu lượng thấp hoặc tối thiểu. Với phương pháp gây mê này, bệnh nhân sẽ ít bị biến loạn tuần hoàn, hô hấp, an toàn, giảm tai biến quá liều thuốc mê, ít biến chứng gây mê, tiết kiệm thuốc mê, tránh được ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện tốt cho phẫu thuật. 1.4 Quá trình hồi phục sau gây mê Ngay sau khi ngừng gây mê, ở mỗi bệnh viện sẽ có tiêu chí khác nhau để chuyển bệnh từ phòng mổ sang phòng hậu phẫu. Tại Mỹ, một số cơ sở yêu cầu bệnh nhân phải lấy lại được các phản xạ của cơ thể, tỉnh táo và có thể đáp ứng các mệnh lệnh cơ bản, trong khi đó ở Anh lại chuyển bệnh nhân khi họ vẫn còn đang ngủ, chưa lấy lại ý thức và chuyển đến phòng hậu phẫu để có thể tỉnh dậy một cách tự nhiên [44]. Phục hồi sau phẫu thuật là một quá trình liên tục, trong đó bệnh nhân sẽ không được coi là hoàn toàn phục hồi nếu như chưa trở về trạng thái sinh lý trước phẫu thuật. Toàn bộ quá trình này có thể kéo dài vài ngày, nhưng nó có thể được chia làm ba giai đoạn riêng biệt [19]: - Giai đoạn I: giai đoạn phục hồi sớm, bắt đầu từ lúc bệnh nhân được ngừng gây mê cho đến khi đã phục hồi được các phản xạ, chức năng vận động, và thường diễn ra trong đơn vị chăm sóc đặc biệt vì bệnh nhân cần được theo dõi, giám sát một cách chặt chẽ. - Giai đoạn II: giai đoạn phục hồi trung gian, thường diễn ra ở các khoa, phòng lâm sàng, khi đó người bệnh sẽ được cung cấp thức ăn, nước uống và sẵn sàng về nhà. - Giai đoạn III: giai đoạn phục hồi muộn là lúc bệnh nhân được xuất viện và trải qua quá trình bình phục hoàn toàn tại nhà. Quá trình này có thể kéo dài đến 6 tuần [20]. . 1. Khi bệnh nhân được đánh giá đã hồi phục đủ và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn II thì thang điểm Aldrete có thể được sử dụng [13]. 1.5 Quy trình chăm sóc tại phòng hồi tỉnh Khoa Hồi sức sau mổ được trang bị đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, yêu nghề, làm việc nghiêm túc và phải thường xuyên theo dõi đánh giá tình trạng bệnh nhân. Để hạn chế cũng như tránh các thiếu sót, cần chăm sóc theo thứ tự ưu tiên các cơ quan như sau: chăm sóc toàn thể toàn diện, cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh trung ương, tiêu hóa, tiết niệu, vận động và đặc biệt là cơ quan phẫu thuật vừa xong [8]:  Hô hấp Mục đích chính là duy trì thông khí phổi và phòng ngừa thiếu oxy máu. Những trường hợp mổ lớn thường sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản, vì vậy cần chú ý đánh giá bệnh nhân đã rút nội khí quản được chưa đồng thời theo dõi sát hô hấp người bệnh. - Chú ý quan sát tần số, tính chất nhịp thở, các dấu hiệu khó thở. - Luôn cung cấp đủ oxy, qua nội khí quản, mặt nạ hay oxy 2 nhánh. - Làm sạch đường thở bằng cách hút đàm nhớt, chất nôn, cần nghe phổi trước và sau khi hút đàm. - Ngoài ra tư thế người bệnh cũng không kém phần quan trọng, ở những bệnh còn mê cho nằm đầu bằng, mặt nghiêng một bên, kê gối sau lưng, còn ở những bệnh nhân tỉnh thì nên nằm tư thế fowler đồng thời hướng dẫn họ cách tập thở, hít thở sâu.  Tim mạch Người bệnh có nguy cơ bị hạ huyết áp, tăng huyết áp hay rối loạn nhịp tim, người điều dưỡng cần: .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất