Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh ứng dụng trong ngoại ki...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh ứng dụng trong ngoại kiểm test nhanh helicobacter pylori

.PDF
121
8
103

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ THANH TRÚC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM MẪU HUYẾT THANH ỨNG DỤNG TRONG NGOẠI KIỂM TEST NHANH HELICOBACTER PYLORI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ THANH TRÚC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM MẪU HUYẾT THANH ỨNG DỤNG TRONG NGOẠI KIỂM TEST NHANH HELICOBACTER PYLORI Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học Mã số: 8720601 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. TRẦN THIỆN TRUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả NGUYỄN THỊ THANH TRÚC . i. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................... i Mục lục ............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. v Danh mục các bảng ...................................................................................... viii Danh mục các sơ đồ........................................................................................ xi Danh mục các biểu đồ .................................................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Khái quát về vi khuẩn Helicobacter pylori .......................................... 4 1.1.1. Lịch sử phát hiện ............................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn .................................................... 4 1.1.3. Kháng nguyên và độc tố ................................................................. 5 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ và đường lây ................................................... 7 1.1.5. Miễn dịch........................................................................................ 8 1.1.6. Dịch tễ học nhiễm H. pylori ........................................................... 8 1.1.7. Tầm quan trọng của việc chẩn đoán nhiễm H. pylori .................. 10 1.1.8. Phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori..................................... 11 1.2. Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm (EQA) ................................... 15 1.2.1. Định nghĩa .................................................................................... 15 1.2.2. Phương thức áp dụng ngoại kiểm ................................................ 16 1.2.3. Vị trí và tầm quan trọng của ngoại kiểm ...................................... 17 1.2.4. Mẫu ngoại kiểm............................................................................ 18 1.3. Tình hình ngoại kiểm trên thế giới và tại Việt Nam. ......................... 21 1.3.1. Trên thế giới ................................................................................. 21 1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................ 22 1.3.3. Tình hình ngoại kiểm test nhanh .................................................. 22 . . i 1.4. Phương pháp bảo quản mẫu ngoại kiểm ............................................ 24 1.4.1. Phương pháp đông khô................................................................. 24 1.4.2. Phương pháp đông lạnh................................................................ 25 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26 2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26 2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26 2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 26 2.4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26 2.5. Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................. 26 2.5.1. Tiêu chuẩn đưa vào ......................................................................... 26 2.5.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 26 2.6. Cỡ mẫu .................................................................................................. 27 2.7. Xử lý số liệu .......................................................................................... 27 2.8. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ................................................................ 28 2.9. Tiến hành thử nghiệm: .......................................................................... 30 2.9.2. Kỹ thuật chuyển đổi huyết tương thành huyết thanh ...................... 32 2.9.3. Đánh giá độ đặc hiệu của kháng thể IgG kháng H. pylori ............. 33 2.9.4. Xác định đặc tính mẫu .................................................................... 33 2.9.5. Phân phối mẫu ................................................................................ 34 2.9.6. Bảo quản mẫu ................................................................................. 34 2.10. Phương pháp đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định của mẫu ........... 35 2.10.1. Đánh giá tính đồng nhất ................................................................ 35 2.10.2. Đánh giá độ ổn định ....................................................................... 37 2.11. Phương pháp ELISA đánh giá độ đặc hiệu của kháng thể IgG kháng H. pylori. ...................................................................................................... 39 2.11.1. Vật liệu cần thiết ........................................................................... 39 2.12. Kiểm soát sai lệch ............................................................................... 42 2.12.1. Kiểm soát sai lệch do lựa chọn ..................................................... 42 . v. 2.12.2. Kiểm soát sai lệch thông tin.......................................................... 42 2.12.3. Sai lệch phương pháp xử lý mẫu .................................................. 42 2.12.4. Kiểm soát sai lệch kết quả ............................................................ 42 2.13. Vấn đề y đức ....................................................................................... 43 2.14. Tính ứng dụng ..................................................................................... 43 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 44 3.1. Kết quả sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh chứa kháng thể IgG kháng H. pylori dùng trong ngoại kiểm test nhanh...................................... 44 3.1.1. Kết quả sàng lọc mẫu huyết thanh sau thu thập ............................. 44 3.1.3. Kết quả xác định đặc tính mẫu huyết thanh.................................... 48 3.2. Kết quả đánh giá tính đồng nhất ........................................................... 50 3.2.1. Bộ mẫu dương tính ......................................................................... 51 3.3. Kết quả đánh giá độ ổn định ................................................................. 55 3.3.1. Kết quả đánh giá độ ổn định dài hạn .............................................. 55 3.3.2. Kết quả đánh giá độ ổn định ngắn hạn ........................................... 66 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 71 4.1. Sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh chứa kháng thể IgG-H. pylori . 71 4.1.1. Sàng lọc các tác nhân HBsAg, Anti-HCV và Anti-HIV 1/2. ......... 73 4.1.2. Đánh giá độ đặc hiệu kháng thể IgG kháng H. pylori .................... 74 4.1.3. Xác định đặc tính mẫu bằng nhiều loại sinh phẩm ......................... 76 4.2. Tính đồng nhất của bộ mẫu sản xuất bằng phương pháp đông khô và đông lạnh ...................................................................................................... 78 4.3. Độ ổn định của bộ mẫu sản xuất theo nhiệt độ và thời gian ................. 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BYT Bộ Y tế CLXN Chất lượng xét nghiệm ĐHYD Đại học Y Dược HTTĐL Huyết tương tươi đông lạnh KN Kháng nguyên KT Kháng thể PXN Phòng xét nghiệm TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UTDD Ung thư dạ dày Tiếng Anh CIM Current Infection Marker (Dấu ấn nhiễm trùng hiện tại) COI Cut-off index (Giá trị điểm cắt) CRM Certificate Reference Material (Mẫu chuẩn được chứng nhận) EIA Enzyme Immunoassay (Xét nghiệm miễn dịch men) ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay (Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme) EQA External Quality Assessment (Ngoại kiểm tra) IQC Internal Quality Control (Nội kiểm tra) . . i IARC International Agency for Research on Cancer (Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) ISO International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa) NPV Negative Predictive Value (Giá trị tiên đoán âm) OD Optical Density (Mật độ quang) PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại kiểu gen) PPV Positive Predictive Value (Giá trị tiên đoán dương) QC Quality Control (Kiểm soát chất lượng) RCPAQAP The Royal College of Pathologists of Australasia Quality Assurance Programs (Chương trình đảm bảo chất lượng Đại học Hoàng gia về bệnh học-Úc) RM Reference Material (Mẫu chuẩn) Se Sensitivity (Độ nhạy) Sp Specificity (Độ đặc hiệu) WHO World Heath Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) . . i DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Hình ảnh vi khuẩn Helicobacter pylori ............................................. 5 Hình 1.2 Tình hình nhiễm H. pylori trên thế giới ............................................. 9 Hình 1.3. Xét nghiệm sắc ký miễn dịch với bộ kit ASSURE® H. pylori Rapid Test. ................................................................................................................. 15 Hình 1.4. Các phương thức trong ngoại kiểm tra ........................................... 16 Hình 3.1 Kết quả sàng lọc mẫu huyết thanh ................................................... 45 Hình 3.2. Mẫu huyết thanh âm tính với IgG-H. pylori sau khi chuyển đổi .... 46 Hình 3.3. Xác định đặc tính mẫu .................................................................... 48 Hình 3.4. Xử lý mẫu bằng phương pháp đông khô ......................................... 50 . . ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Độ nhạy, độ đặc hiệu các bộ kit ELISA .......................................... 13 Bảng 2.1 Số lượng bộ mẫu sản xuất ............................................................... 27 Bảng 2.2 Thiết bị và máy móc ........................................................................ 28 Bảng 2.3 Hóa chất, thuốc thử ......................................................................... 29 Bảng 2.4 Dụng cụ và vật tư tiêu hao ............................................................... 29 Bảng 2.5 Phân phối bộ mẫu ............................................................................ 34 Bảng 3.1 Kết quả sàng lọc nguyên liệu ban đầu ............................................. 44 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá độ đặc hiệu bằng xét nghiệm ELISA .................. 47 Bảng 3.3 Bảng đánh giá đặc tính mẫu bằng sinh phẩm test nhanh................. 49 Bảng 3.4 Bảng đánh giá đặc tính mẫu bằng sinh phẩm ELISA...................... 49 Bảng 3.5 Kết quả đánh giá tính đồng nhất bộ mẫu KD .................................. 51 Bảng 3.6 Kết quả đánh giá tính đồng nhất bộ mẫu LD................................... 52 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá tính đồng nhất bộ mẫu KA .................................. 53 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá tính đồng nhất bộ mẫu LA................................... 54 Bảng 3.19 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu KD80 lưu trữ -80ºC........................... 55 Bảng 3.10 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu KD20 lưu trữ -20ºC........................... 56 Bảng 3.11 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu LD80 lưu trữ -80ºC ........................... 57 . x. Bảng 3.12 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu LD20 lưu trữ -20ºC ........................... 58 Bảng 3.13 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu KA80 lưu trữ -80ºC........................... 60 Bảng 3.14 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu KA20 lưu trữ -20ºC........................... 61 Bảng 3.15 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu LA80 lưu trữ -80ºC ........................... 62 Bảng 3.16 Độ ổn định dài hạn bộ mẫu LA20 lưu trữ -20ºC ........................... 63 Bảng 3.17 So sánh độ ổn định của các bộ mẫu sản xuất bằng........................ 64 phương pháp đông khô và đông lạnh sau 12 tuần ở -80°C và -20°C ............. 65 Bảng 3.18 Kết quả đánh giá độ ổn định ngắn hạn bộ mẫu KD ..................... 66 ở nhiệt độ thường ............................................................................................ 66 Bảng 3.19 Kết quả đánh giá độ ổn định ngắn hạn bộ mẫu LD ....................... 67 ở nhiệt độ 30°C ............................................................................................... 67 Bảng 3.20 Kết quả đánh giá độ ổn định ngắn hạn bộ mẫu KA ...................... 68 ở nhiệt độ thường ............................................................................................ 68 Bảng 3.21 Kết quả đánh giá độ ổn định ngắn hạn bộ mẫu LA ....................... 69 ở nhiệt độ 30°C ............................................................................................... 69 Bảng 3.22 Mức độ kháng thể IgG-H. pylori sau vận chuyển ......................... 70 . . DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ vị trí của ngoại kiểm trong phòng xét nghiệm ..................... 17 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình thực hiện ............................................................... 30 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỔ Biều đồ 3.1 Biểu đồ theo dõi độ ổn định bộ mẫu KD và LD ......................... 59 Biều đồ 3.2 Biểu đồ theo dõi độ ổn định bộ mẫu KA và LA ......................... 64 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những bệnh nhiễm khuẩn dai dẳng thường gặp, ảnh hưởng đến gần 50% dân số thế giới, có liên quan chặt chẽ với các bệnh về dạ dày như viêm-loét dạ dày, viêm dạ dày-ruột, u lympho niêm mạc (MALT-Mucosa Associated Lymphoid Tissue) và ung thư dạ dày (UTDD) - nguyên nhân tử vong lớn thứ hai liên quan đến ung thư [22], [24], [53]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã xếp H. pylori vào nhóm I các tác nhân gây UTDD [19]. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trên 90% được xem là cần thiết để chẩn đoán nhiễm H. pylori trong thực hành lâm sàng [52]. Trong đó, phải kể đến vai trò của xét nghiệm huyết thanh học bằng test nhanh. Gần đây, việc sử dụng xét nghiệm test nhanh bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch với dấu ấn CIM (Current Infection Marker) đánh dấu tình trạng đang nhiễm trùng được xem là có ý nghĩa thiết thực cho việc phát hiện các kháng thể IgG kháng H. pylori trong mẫu huyết thanh. Với mức độ sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế từ quận/huyện đến tỉnh/thành phố, xét nghiệm test nhanh H. pylori được xem là lựa chọn thích hợp do tính thuận tiện, cho kết quả nhanh chóng, đảm bảo thực hiện được trên tất cả các đối tượng bệnh nhân (người già, trẻ em, người lần đầu bị nhiễm, xuất huyết đường tiêu hóa không có điều kiện nội soi,…). Tuy nhiên, theo kết quả ghi nhận từ chương trình ngoại kiểm huyết thanh học H. pylori tại Phần Lan cho thấy một tỷ lệ âm tính giả cao thực hiện chủ yếu trên các sinh phẩm test nhanh [21]. Do đó, vấn đề đặt ra là xét nghiệm test nhanh có đủ tin cậy để hỗ trợ tốt nhất cho công tác chẩn đoán và điều trị, đòi hỏi các PXN phải tối ưu hóa chất lượng xét nghiệm (CLXN) hơn nữa thông qua công cụ đánh giá chất lượng xét nghiệm từ bên ngoài hay ngoại kiểm tra. . . Ngoại kiểm là một tiêu chí bắt buộc được quy định theo Thông tư 01/2013/TT-BYT [1] làm căn cứ cho việc liên thông và công nhận kết quả xét nghiệm cùng với Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao năng lực hệ thống CLXN, đồng thời hội nhập vào mạng lưới kiểm chuẩn trong khu vực và quốc tế [7]. Trên thế giới, chương trình ngoại kiểm huyết thanh học H. pylori ứng dụng cho cả xét nghiệm định tính bằng test nhanh và bán định lượng đã được triển khai tại Úc, Phần Lan, Đức [21], [48]. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam chưa có bất kỳ công trình nào về ngoại kiểm test nhanh H. pylori được công bố. Chúng tôi tin rằng việc triển khai chương trình ngoại kiểm test nhanh đáp ứng tiêu chuẩn ISO 13528:2015 và ISO/IEC 17043 trong chẩn đoán tại Việt Nam là hoàn toàn hữu ích góp phần chuẩn hóa, nâng cao CLXN và hỗ trợ chẩn đoán trên lâm sàng [10], [14]. Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh ứng dụng trong ngoại kiểm test nhanh H. pylori”. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Bộ mẫu huyết thanh chứa kháng thể IgG kháng H. pylori trong nghiên cứu sản xuất thử nghiệm ứng dụng trong ngoại kiểm test nhanh có đạt tính đồng nhất, độ ổn định đáp ứng các tiêu chuẩn trong ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm hay không? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm bộ mẫu huyết thanh chứa kháng thể IgG kháng H. pylori ứng dụng trong ngoại kiểm test nhanh. 2. Đánh giá tính đồng nhất của bộ mẫu huyết thanh sau quá trình sản xuất thử nghiệm. 3. Đánh giá độ ổn định của bộ mẫu huyết thanh sau quá trình sản xuất thử nghiệm. . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về vi khuẩn Helicobacter pylori 1.1.1. Lịch sử phát hiện Vào năm 1979, Warren (nhà khoa học người Úc) đã quan sát thấy trên tiêu bản giải phẫu bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng thường có một loại vi khuẩn dạng xoắn nằm ở lớp niêm mạc. Ông đưa ra giả thuyết vi khuẩn này là căn nguyên gây viêm loét dạ dày - tá tràng. Năm 1981, Marshall (Úc) đã bắt đầu tìm phương pháp phân lập vi khuẩn này ở phòng thí nghiệm vi sinh và nuôi cấy thành công một năm sau đó (1982). Lúc đầu, Marshall và Warren đã nhận thấy vi khuẩn này giống Campylobacter jejuni nên đặt tên là Campylobacter pyloridis, sau gọi là Campylobacter pylori vào năm 1987. Năm 1989, Goodwin và cộng sự đã nghiên cứu cấu trúc tế bào cho thấy cấu trúc lông của vi khuẩn này khác hẳn với giống Campylobacter, đồng thời tính chất sinh hóa, cấu trúc chuỗi RNA ribosom 16S cũng khác biệt nên xếp chúng vào giống mới-giống Helicobacter thuộc họ Helicobacteriaceae. Do đó, vi khuẩn Campylobacter pylori được đổi tên thành Helicobacter pylori [6]. Nhờ vào công trình này họ đã được trao giải thưởng Nobel Y học vào năm 2005 [38]. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn Helicobacter pylori là một vi khuẩn gram âm, có hình xoắn hoặc hơi cong, kích thước 0,5-1,0 µm x 2,5-4,5 µm, có 1-5 lông ở một đầu, rất di động trong môi trường lỏng và không sinh nha bào. Bên cạnh, có thể chuyển thành dạng hình cầu khi ở môi trường không thuận lợi. Đây là một trong số những sinh vật đa kiểu hình nhất. . . Có hệ thống enzyme rất hoạt động như catalase, oxidase, đặc biệt là urease dương tính rất mạnh và thuộc loại vi hiếu khí. Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn H. pylori phát triển là khí trường có 5-15% O2, 5-12% CO2, 70-80% N2, nhiệt độ tối ưu ở 37°C và pH từ 6-8 (không tăng trưởng ở nhiệt độ 2527°C và ở 42°C) và có thể tồn tại được nhiều tháng ở nhiệt độ -70°C trong môi trường thích hợp. H. pylori chứa khoảng 1500 gen và không đồng nhất về mặt di truyền, nhờ đặc tính này giúp vi khuẩn thích nghi với dạ dày của ký chủ cũng như những kiểu đáp ứng miễn dịch riêng của ký chủ đối với tình trạng nhiễm H. pylori [6]. Hình 1.1 Hình ảnh vi khuẩn Helicobacter pylori Nguồn: “MicrobeWiki, Professor D. J. Kelly” 1.1.3. Kháng nguyên và độc tố  Kháng nguyên H. pylori có hai loại kháng nguyên (KN) chính: KN O (KN thân) bản chất là lipopolysaccharide chịu nhiệt và KN H (KN lông) bản chất là protein . . không chịu nhiệt. KN O có tính độc đối với tế bào ký chủ mà H. pylori ký sinh. Ngoài ra còn có một số KN có vai trò quan trọng liên quan đến khả năng gây bệnh như KN adhesin giúp vi khuẩn kết dính vào tế bào niêm mạc và KN cytotoxin gây độc tế bào [6].  Độc tố Hai độc tố: Protein CagA do gen cagA (Cytotoxin associated gen A) mã hóa và protein VacA do gen VacA (Vacuolating cytotoxin A) mã hóa. Chúng hiện diện tùy theo chủng phân lập từ dạ dày và theo tình trạng bệnh [5].  Protein CagA là một protein toxin 140 kDa có tính sinh miễn dịch cao. Gen CagA có hai týp là Western và East Asian. H. pylori chuyển CagA vào tế bào biểu mô dạ dày của ký chủ theo hệ thống chế tiết protein týp IV, CagA được phosphoryl hóa sẽ tương tác với một loạt các phân tử tín hiệu của tế bào gây nên sự chuyển dạng tế bào. Dòng CagA+ liên quan chặt chẽ đến viêm dạ dày thể nặng, viêm teo dạ dày, loét dạ dày và UTDD.  Protein VacA là một độc tố gây độc tế bào, kích thước 95 kDa, kích thích tạo không bào trong tế bào biểu mô. Gen VacA có ba kiểu gen là s1/m1, s1/m2 và s2/m2. VacA tạo các lỗ trống trên màng tế bào, phá hủy hoạt động ẩm bào và lysosome, kích thích sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis) của tế bào. Dựa trên sự hiện diện hay vắng mặt của 02 gen CagA và VacA, người ta xác định được 04 genotype của H. pylori bao gồm:  Genotype I với CagA (+) và VacA (+);  Genotype II với CagA (-) và VacA (-);  Genotype III với CagA (+) và VacA (-);  Genotype IV với CagA (-) và VacA (+). Theo WHO, H. pylori genotype I là tác nhân hàng đầu gây ung thư biểu mô dạ dày [53]. . . 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ và đƣờng lây Malcolm và cộng sự (2004) [36] đã báo cáo tình trạng nhiễm H. pylori có liên quan đến tuổi, giới tính và các điều kiện kinh tế xã hội. Theo Rahul và cộng sự (2015) [48] đã ghi nhận tình trạng hút thuốc, điều kiện kinh tế xã hội thấp, mức độ tiêu thụ thịt, ăn thực phẩm nhà hàng và uống nước không được lọc sạch là các yếu tố nguy cơ đối với nhiễm H. pylori. Nghiên cứu của Mohamad (2011) [41] cho thấy nhóm máu hệ ABO, tuổi và giới tính ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm H. pylori. Bên cạnh đó, kết quả từ nghiên cứu cũng cho thấy nhóm máu O dễ bị nhiễm H. pylori và biến chứng dạ dày hơn các nhóm máu hệ ABO khác, trong khi không có sự khác biệt đáng kể giữa các bệnh nhân Rh (+) và Rh (-). Ngoài ra, kết quả còn cho thấy tình trạng nhiễm H. pylori thường gặp nhiều ở phụ nữ và thanh thiếu niên. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trương Văn Lâm và cộng sự (2011) [4] cho thấy số người trong gia đình, tình trạng hôn nhân, tiền sử bản thân bệnh dạ dày - tá tràng, nguồn nước sông là những yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn H. pylori. Cho đến nay phương thức lây truyền H. pylori vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn H. pylori có thể lan truyền trực tiếp từ người này sang người khác hoặc gián tiếp từ người bị nhiễm sang môi trường. Sự lây truyền từ người sang người bằng đường uống, bằng miệng hoặc phân - miệng được xem là đường lây chính. Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các nguồn lây nhiễm H. pylori và các yếu tố nguy cơ đối với cả đường truyền miệng và đường uống, ăn thực phẩm bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với động vật [40]. . . 1.1.5. Miễn dịch H. pylori không xuyên qua lớp biểu mô dạ dày nhưng gây tổn thương do phản ứng viêm cấp, tiếp đến là quá trình viêm mạn. Lúc đầu, các bạch cầu hạt tập trung nhiều tới vùng tổn thương nhưng sự thực bào của bạch cầu hạt và đại thực bào đều bị ức chế. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu được hoạt hóa bằng việc sản xuất kháng thể lớp IgM, IgG và IgA ở cả dạ dày và hệ thống tuần hoàn. IgA tại dạ dày không thể xuyên qua lớp chất nhầy, do đó không ngăn được vi khuẩn H. pylori bám dính vào niêm mạc. Vi khuẩn này bị bổ thể phân giải in vitro nhưng in vivo nó được bảo vệ do các yếu tố ức chế hệ thống bổ thể tự nhiên. KT lớp IgM và IgG được tạo ra do đại thực bào nuốt một số vi khuẩn, gây đáp ứng miễn dịch trong hệ tuần hoàn. Vi khuẩn vẫn thoát khỏi được hệ miễn dịch mặc dù cơ thể có đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào mạnh. Lúc đầu, tế bào hạt xâm nhập lớp duới biểu mô sẽ kích hoạt một phản ứng viêm cấp mạnh, khi đáp ứng viêm trở nên mạn tính, bạch cầu đơn nhân xâm nhập gây nhiễm khuẩn mạn tính. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trên 90% được xem là cần thiết để chẩn đoán nhiễm H. pylori trong thực hành lâm sàng [52]. Điều trị kháng sinh nhiễm H. pylori giai đoạn sớm làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, các bệnh nhân đã điều trị kháng sinh nhiễm H. pylori vẫn có thể bị tái nhiễm [6]. 1.1.6. Dịch tễ học nhiễm H. pylori Nghiên cứu của Hoii JKI và cộng sự (2017) [27] đã cho thấy nhiễm trùng H. pylori vẫn tiếp tục là một vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng lớn trên toàn thế giới. Vào năm 2015, uớc tính khoảng 4,4 tỷ người dương tính với vi khuẩn H. pylori trên toàn cầu. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở châu Phi .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất