Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình sản xuất mẫu huyêt thanh có chứa kháng thể kháng toxocara đ...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất mẫu huyêt thanh có chứa kháng thể kháng toxocara để sử dụng ngoại kiểm

.PDF
89
1
140

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU HUYÊT THANH CÓ CHỨA KHÁNG THỂ KHÁNG TOXOCARA ĐỂ SỬ DỤNG NGOẠI KIỂM Cơ quan chủ trì nhiệm vụ : TRUNG TÂM KIỂM CHUẨN CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM Y HỌC Chủ trì nhiệm vụ: PGS. TS. VŨ QUANG HUY Thành phố Hồ Chí Minh - 20… Mẫu Báo cáo thống kê (trang 3 Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ) _________________________________________________________________________ . . ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU HUYÊT THANH CÓ CHỨA KHÁNG THỂ KHÁNG TOXOCARA ĐỂ SỬ DỤNG NGOẠI KIỂM (Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày 22/04/2019) Cơ quan chủ quản (ký tên và đóng dấu) Chủ trì nhiệm vụ (ký tên) PGS.TS. VŨ QUANG HUY Cơ quan chủ trì nhiệm vụ (ký tên và đóng dấu) . Hồ Chí Minh- 2019 . CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP, Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2019 BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất mẫu huyết thanh có chứa kháng thể kháng Toxocara để sử dụng ngoại kiểm Thuộc lĩnh vực (tên lĩnh vực): Ngoại kiểm xét nghiệm 2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Họ và tên: Vũ Quang Huy Ngày, tháng, năm sinh: 07/11/1961 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị: Phó Giáo Sư Chức danh khoa học: Tiến Sĩ Chức vụ: Giám Đốc Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng y học Điện thoại: Tổ chức: 028 38530158 Nhà riêng: ................ Mobile: 0913586389 Fax: 028. 38552304; Email: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học Địa chỉ tổ chức: 131 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: AA 54, Cảnh viên 1, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ(1): Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học Điện thoại: 028 38530158 Fax: 028. 38552304 E-mail: [email protected] Website: https://qccump.com Địa chỉ: . 131 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh 4. Tên cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 1 Tên Khoa hoặc Trung tâm, đơn vị - nơi quản lý trực tiếp cá nhân làm chủ nhiệm đề tài. . . 1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ: - Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 04 năm 2018 đến tháng 04 năm 2019 - Thực tế thực hiện: từ tháng 04 năm 2018 đến tháng 04 năm 2019 - Được gia hạn (nếu có): Từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm…. 2. Kinh phí và sử dụng kinh phí: a) Tổng số kinh phí thực hiện: 30tr.đ, trong đó: + Kính phí hỗ trợ từ ngân sách khoa học của nhà trường: 5tr.đ. + Kinh phí từ các nguồn khác: 19tr.đ. b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách khoa học: Số TT Theo kế hoạch Thời gian Kinh phí (Tháng, năm) (Tr.đ) Thực tế đạt được Thời gian Kinh phí (Tháng, năm) (Tr.đ) Ghi chú (Số đề nghị quyết toán) 1 2 … c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi: Đơn vị tính: Triệu đồng Theo kế hoạch Số TT Nội dung các khoản chi 1 Trả công lao động (khoa học, phổ thông) Nguyên, vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác Tổng cộng 2 3 4 5 Tổng NSKH 10 5 Thực tế đạt được Nguồn khác 10 Tổng NSKH 10 5 8 8 8 8 4.5 2 4.5 2 4.5 2 4.5 2 0.5 30 0.5 25 0.5 30 0.5 25 5 5 Nguồn khác 10 - Lý do thay đổi (nếu có): 3. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ: Số TT Tên tổ chức đăng ký theo Thuyết minh 1 . Tên tổ chức đã tham gia thực hiện Nội dung tham gia chủ yếu Sản phẩm chủ yếu đạt được Ghi chú* . 2 ... - Lý do thay đổi (nếu có): 4. Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: (Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm) Tên cá nhân đăng ký theo Thuyết minh PGS.TS. Vũ Quang Huy Tên cá nhân đã tham gia thực hiện PGS.TS. Vũ Quang Huy 2 Ths. Nguyễn Nhật Giang Ths. Nguyễn Nhật Giang 3 Cn. Lâm Quốc Cường Ths. Lê Ngọc Minh Trân Số TT 1 Nội dung tham gia chính Theo dõi, thực hiện toàn bộ đề tài Thu thập tài liệu, nguyên liệu, sản xuất mẫu, đánh giá chất lượng mẫu Thu thập tài liệu, nguyên liệu, đánh giá chất lượng mẫu,viết, chỉnh sửa hoàn thiện đề tài Sản xuất mẫu, chỉnh sửa hoàn thiện đề tài CN. Đặng Hùng Linh 4 Sản phẩm chủ yếu đạt được Ghi chú* - Lý do thay đổi ( nếu có): Thay đổi nhân sự 5. Tình hình hợp tác quốc tế: Số TT Theo kế hoạch (Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm, tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng người tham gia...) Thực tế đạt được (Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm, tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng người tham gia...) Ghi chú* 1 2 ... - Lý do thay đổi (nếu có): 6. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị: Số Theo kế hoạch TT (Nội dung, thời gian, kinh phí, . Thực tế đạt được (Nội dung, thời gian, Ghi chú* . địa điểm ) kinh phí, địa điểm ) 1 2 ... - Lý do thay đổi (nếu có): 7. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu: (Nêu tại mục 16 của đề cương, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong nước và nước ngoài) Số TT Các nội dung, công việc chủ yếu (Các mốc đánh giá chủ yếu) 1 Nghiên cứu tài liệu 2 Thu thập nguyên liệu sản xuất 3 Đánh giá nguyên liệu sản xuất 4 Sản xuất mẫu 5 Đánh giá chất lượng mẫu sản xuất Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài 6 Thời gian (Bắt đầu, kết thúc - tháng … năm) Theo kế Thực tế đạt hoạch được 01/05/2018- 01/05/201801/07/2018 01/07/2018 02/07/2018- 02/07/201801/09/2018 01/09/2018 02/09/2018- 02/09/201801/11/2018 01/11/2018 02/11/2018- 02/11/201801/01/2019 01/01/2019 02/01//2019 02/01//201901/04/2019 01/04/2019 01/04/2019- 01/04/201918/04/2019 18/04/2019 Người, cơ quan thực hiện - Lý do thay đổi (nếu có): III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI 1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra: a) Sản phẩm Dạng I: Số TT Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu 1 2 Đề Cương Nghiên cứu Nguyên liệu 3 4 5 Nguyên liệu chuẩn Mẫu ngoại kiểm giả định Nhóm mẫu ngoại kiểm - Lý do thay đổi (nếu có): . Đơn vị đo Số lượng Theo kế hoạch Thực tế đạt được . b) Sản phẩm Dạng II: Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Theo kế hoạch Thực tế đạt được Ghi chú 1 2 ... - Lý do thay đổi (nếu có): c) Sản phẩm Dạng III: Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Theo Thực tế kế hoạch đạt được Số lượng, nơi công bố (Tạp chí, nhà xuất bản) Số lượng Theo kế hoạch Thực tế đạt được 1 1 Ghi chú (Thời gian kết thúc) 1 2 ... - Lý do thay đổi (nếu có): d) Kết quả đào tạo: Số TT Cấp đào tạo, Chuyên ngành đào tạo 1 2 Thạc sỹ Tiến sỹ - Lý do thay đổi (nếu có): đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Số TT Tên sản phẩm đăng ký Kết quả Theo kế hoạch Thực tế đạt được Ghi chú (Thời gian kết thúc) 1 2 ... - Lý do thay đổi (nếu có): e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế Số TT Tên kết quả đã được ứng dụng . Thời gian Địa điểm (Ghi rõ tên, địa chỉ nơi ứng Kết quả sơ bộ . dụng) 1 2 2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại: a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm ký sinh trùng, đặc biệt là huyết thanh chẩn đoán ký trùng trong đó có huyết thanh chẩn đoán Toxocara canis còn nhiều hạn chế: cho đến nay, chưa có bất kỳ một công trình nào được công bố về mẫu ngoại kiểm ký sinh trùng trong nước. Trong tình hình đó, việc sản xuất mẫu huyết thanh sử dụng ngoại kiểm ký sinh trùng này là rất cần thiết. Đề tài là cở sở khoa họccho các công trình nghiên cứu khoa học Ký sinh trùng khác có liên quan. b) Hiệu quả về kinh tế xã hội: Hiện tại đứng trước nhu cầu phát triển, nâng cao hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm, Bộ Y tế đã ban hành các thông tư hướng dẫn bắt buộc các phòng xét nghiệm phải thực hiện ngoại kiểm. Bên cạnh đó là việc sản xuất mẫu ngoại kiểm cũng là yêu cầu bắt buộc của các trung tâm kiểm chuẩn theo đề án 316 của Thủ tướng chính phủ. Các sản phẩm ngoại kiểm đang sử dụng trong nước lại đang được nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành rất cao nên việc sản xuất mẫu sẽ đáp ứng được nhu cầu rất lớn. 3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài: Số TT I II Nội dung Thời gian thực hiện Ghi chú (Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì…) Báo cáo tiến độ Lần 1 … Báo cáo giám định giữa kỳ Lần 1 …. Chủ nhiệm đề tài (Họ tên, chữ ký) . Thủ trưởng tổ chức chủ trì (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) . Phụ lục 3 Biểu D2_HDBCTH MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Tổng quan về Toxocara sp. ....................................................................... 3 1.2. Kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh miễn dịch học bệnh ký sinh trùng ............... 11 1.3 Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm EQA .............................................. 12 1.4. Sản xuất và đánh giá mẫu huyết thanh ngoại kiểm ..................................... 19 1.5. Phương pháp đông khô ........................................................................... 21 1.6. Phương pháp đông lạnh .......................................................................... 26 1.7. Tình hình ngoại kiểm trong và ngoài nước ................................................ 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 30 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 30 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 30 2.3. Cỡ mẫu ................................................................................................ 30 2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................. 31 2.5. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu ............................................ 31 2.6. Thiết bị, dụng cụ và hoá chất ................................................................... 31 2.7. Phương pháp tiến hành ........................................................................... 33 2.8. Kiểm soát sai lệch ................................................................................. 47 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 48 3.1. Sản xuất mẫu huyết thanh đặc hiệu Toxocara canis theo phương pháp đông khô và đông lạnh. ...................................................................................................... 48 3.2. Kết quả đánh giá tính đồng nhất ............................................................... 51 3.3. Kết quả đánh giá độ ổn định .................................................................... 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 67 . . 4.1. Sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh đặc hiệu Toxocara canis theo phương pháp đông khô và đông lạnh. ................................................................................. 67 4.2. Tính đồng nhất của mẫu sản xuất bằng phương pháp đông khô và đông lạnh .. 69 4.3. Độ ổn định của mẫu sản xuất bằng phương pháp đông khô và đông lạnh theo thời gian và nhiệt độ............................................................................................. 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BV : Bệnh viện BYT : Bộ Y tế ĐHYD : Đại Học Y Dược TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Tiếng Anh CDC : Centers for Disease Control and Prevention CLSI : Clinical & Laboratory Standards Institute CRM : Certified Reference Material ELISA : Enzyme-linked immunosorbent assay EQA : External Quality Assessment ISO : International Standard Organization QA : Quality Assurance QC : Quality Control RM : Reference Material TES : Toxocara excretory-secretory antigen VLM : visceral larva migrans OML : ocular larva migrans WB : Western blot WHO : World Health Organization . . DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Một đoạn ruột non của chó với T. canis trưởng thành ...................... 3 Hình 1.2. Chu kỳ phát triển Toxocara .................................................................................. 4 Hình 2.1. Thu thập và sàng lọc mẫu .................................................................................... 34 Hình 2.2. Dương tính và âm tính Toxocara canis với kỹ thuật WB .................................... 42 Hình 2.3. Quá trình đông lạnh và đông khô mẫu huyết thanh. ............................................ 43 Hình 2.4. Sơ đồ phương pháp tiến hành .............................................................................. 46 Hình 3.1. Kết quả xét nghiệm Western blot Toxocara canis ............................................... 50 Hình 3.2. Nồng độ mẫu đông khô trong điều kiện bảo quản dài hạn .................................. 63 Hình 3.3. Nồng độ mẫu đông lạnh trong điều kiện bảo quản dài hạn ................................. 64 Hình 3.4. Nồng độ mẫu đông khô trong điều kiện vận chuyển ........................................... 65 Hình 3.5. Nồng độ mẫu đông lạnh trong điều kiện vận chuyển .......................................... 66 . . DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Nhiệt độ và áp suất trong quá trình đông khô ..................................................... 27 Bảng 2.1. Máy móc và thiết bị sử dụng ............................................................................... 31 Bảng 2.2. Dụng cụ và vật tư tiêu hao ................................................................................... 32 Bảng 2.3. Hóa chất và thuốc thử .......................................................................................... 33 Bảng 2.4. Hoá chất và thuốc thử Toxocara IgG WB ........................................................... 39 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá độ đặc hiệu kháng thể kháng Toxocara canis ........................ 49 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính đồng nhất mẫu đông khô .................................................. 52 Bảng 3.3. Kết quả phân tích thống kê đánh giá tính đồng nhất mẫu đông khô ................... 53 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tính đồng nhất mẫu đông lạnh ................................................. 54 Bảng 3.5. Kết quả phân tích thống kê đánh giá tính đồng nhất mẫu đông lạnh .................. 55 Bảng 3.6. Kết quả so sánh tính đồng nhất của mẫu sản xuất ............................................... 56 Bảng 3.7. Kết quả độ ổn định mẫu đông khô bảo quản -80°C ............................................ 57 Bảng 3.8. Kết quả độ ổn định mẫu đông khô bảo quản 2 – 8°C .......................................... 58 Bảng 3.9. Kết quả độ ổn định mẫu đông lạnh bảo quản -80°C ........................................... 59 Bảng 3.10. Kết quả độ ổn định mẫu đông lạnh bảo quản 2 – 8°C ....................................... 60 Bảng 3.11. Kết quả độ ổn định mẫu đông khô ở nhiệt độ 30°C .......................................... 61 Bảng 3.12. Kết quả độ ổn định mẫu đông lạnh ở nhiệt độ 30°C ......................................... 62 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Phòng xét nghiệm là một hệ thống phức tạp liên quan đến nhiều người và bao gồm nhiều hoạt động để cho ra sản phẩm là kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng và hệ thống sức khoẻ cộng đồng nên đòi hỏi phải chính xác nhất có thể. Nếu kết quả xét nghiệm không chính xác, hậu quả có thể là: điều trị không cần thiết, biến chứng điều trị, cung cấp điều trị không thích hợp, chẩn đoán xác định bị chậm trễ… Những hậu quả này làm tăng thời gian và chi phí điều trị. Vì vậy, đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm là cần thiết và là vấn đề đáng quan tâm nhất tại phòng xét nghiệm. Theo khuyến cáo của CLSI, CDC, WHO [46], [47] và thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế [3] thì cần có hệ thống quản lý chất lượng, tiến hành nội kiểm tra và đặc biệt là ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Ngoại kiểm là một trong những công cụ giúp phòng xét nghiệm có thể kiểm soát chất lượng xét nghiệm một cách có hệ thống; là một công cụ minh chứng cho sự hoàn thiện của hệ thống chất lượng trong phòng xét nghiệm, góp phần không nhỏ trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân [47]. Ngoài ra, ngoại kiểm tra chất lượng tạo ra một mạng lưới giao tiếp để tăng cường mạng lưới phòng xét nghiệm quốc gia, từng bước thực hiện lộ trình liên thông kết quả xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc theo quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ [17] về phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025. Ký sinh trùng giun đũa chó mèo, tên khoa học là Toxocara sp. là một loại ký sinh trùng ký sinh trên động vật, có thể lây truyền sang người [23], [24]. Việc tiếp xúc thường xuyên với chó, mèo dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao [26], [37], [41]. Bệnh giun đũa chó, mèo ở người có triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu; khó tìm thấy ký sinh trùng một cách trực tiếp nên áp dụng chẩn đoán miễn dịch là phù hợp và cần thiết. Kỹ thuật miễn dịch được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán Toxocara canis là kỹ thuật ELISA [27]. Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm đang được triển khai rộng rãi trong các lĩnh vực xét nghiệm: hoá sinh, huyết học, vi sinh… Tuy nhiên, ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm ký sinh trùng, đặc biệt là huyết thanh chẩn đoán ký trùng trong đó có huyết thanh chẩn đoán Toxocara canis còn nhiều hạn chế: cho đến nay, chưa có bất kỳ một công trình . . nào được công bố về mẫu ngoại kiểm ký sinh trùng trong nước. Trong tình hình đó, việc sản xuất mẫu huyết thanh sử dụng ngoại kiểm ký sinh trùng này là rất cần thiết. Các mẫu sử dụng trong ngoại kiểm thường được sản xuất bằng nhiều phương pháp, phương pháp đông khô và đông lạnh là hai phương pháp thường được sử dụng. Với những lý do trên, nhằm nâng cao hệ thống quản lý chất lượng; đảm bảo chất lượng xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Toxocara canis, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất mẫu huyết thanh có chứa kháng thể kháng Toxocara để sử dụng ngoại kiểm” với các mục tiêu sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Sản xuất thử nghiệm mẫu huyết thanh đặc hiệu Toxocara canis theo phương pháp đông khô và đông lạnh. 2. Đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định của mẫu huyết thanh sản xuất theo phương pháp đông khô và đông lạnh. . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về Toxocara sp Bệnh Toxocariasis là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (zoonosis) gây ra bởi giun tròn ký sinh thường thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati) [23], [24]. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm Toxocara sp. Trẻ nhỏ và chủ chó hoặc mèo là những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn [24]. 1.1.1. Đặc điểm KST Toxocara sp. là loài giun tròn có kích thước khá lớn, hình dạng giống cây tăm tre, màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, miệng có ba môi bao quanh, trên mỗi môi đều có răng nhỏ, thực quản hình trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột có đoạn phình to tạo thành “dạ dày giả” của giun. Con đực có kích thước 4 – 10 cm, đuôi hơi tù, có 2 gai giao hợp bằng nhau. Con cái có kích thước 6 – 18 cm, đuôi nhọn, lỗ sinh dục cái ở khoảng 1/4 trước thân. Giun cái đẻ trứng, trứng gần như tròn, kích thước khoảng 60 x 70 µm, vỏ trứng dày, sần sùi, không trơn láng, trên vỏ có những nếp nhăn nhỏ, mịn [24], [27], [28]. Hình 1.1 Một đoạn ruột non của chó với T. canis trưởng thành. . . 1.1.2. Chu kỳ phát triển Toxocara sp. Giai đoạn gây nhiễm Giai đoạn chẩn đoán Ấu trùng trong mô Trứng ra ngoài theo phân Giun trưởng thành Trứng ra ngoài theo phân Môi trường Trứng có ấu trùng Trứng Hình 1.2 Chu kỳ phát triển Toxocara canis Chu kỳ phát triển có sự khác nhau giữa loài Toxocara canis và Toxocara cati [10]. Ngoài ra, Toxocara canis khi ký sinh ở người cũng có khác biệt so với khi ký sinh ở chó mèo. Chu kỳ phát triển của Toxocara ở chó, mèo. Chó nhiễm bệnh do ăn phải những trứng giun có phôi hoặc mô động vật có chứa ấu trùng Toxocara canis. Khi chó dưới 3 tháng tuổi, trứng di chuyển xuống ruột non, nở thành ấu trùng, ấu trùng di chuyển vào hệ tĩnh mạch mạc treo ruột non, từ đây chúng đến gan, tim và phổi, ở phổi ấu trùng sẽ phát triển và thoát vỏ/ thay vỏ. Tiếp đến ấu trùng sẽ xuyên qua khí quản vào trong thực quản và xuống ruột non. Những trứng đầu tiên xuất hiện trong phân là vào thời điểm 4 – 5 tuần sau khi nhiễm. Trên những con chó trưởng thành, ấu trùng hiếm khi xuyên qua khí quản đến thực quản. Hầu hết chúng di chuyển trong máu rồi phân . . tán đến các mô cơ thể của vật chủ. Quá trình di chuyển trong cơ thể này có vai trò quan trọng trong lây truyền chu sinh: khi chó cái nuốt phải rứng có phôi của giun Toxocara canis, trứng nở trong dạ dày và ruột non, phóng thích ấu trùng giai đoạn 2 xâm nhập vào thành ruột rồi theo đường máu di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Một tuần sau, tất cả ấu trùng giai đoạn 2 hiện diện trong mô gan, phổi, thận, não. Vì vậy không có giun trưởng thành ở ruột chó cái (tuy nhiên một số tác giả đã chứng minh rằng chó cái có giun trưởng thành ở ruột, song cơ địa của chó con mới thật sự thích hợp cho sự sống, tăng trưởng và trưởng thành của Toxocara canis). Ấu trùng có thể tồn tại trong các mô của chó cái trên hàng tháng hay hàng năm mà không phát triển thêm nữa. Nếu chó cái có thai, ấu trùng di chuyển qua bánh nhau, tới mô gan và phổi của thai. Sự xâm nhập vào thai không xảy ra trước ngày thứ 42 của thai kỳ và cũng không thể xảy ra khi chó mẹ mới bị nhiễm khoảng nửa tháng. Ấu trùng xâm nhập vào thai thường do chó mẹ bị nhiễm từ cả năm trước. Lúc sinh ra, ấu trùng giai đoạn 3 được tìm thấy chủ yếu trong mô phổi của chó con. Từ đó ấu trùng di chuyển đến khí quản, lọt vào thực quản đến dạ dày, phát triển thành ấu trùng giai đoạn 4 vào khoảng 3 ngày tuổi. Khoảng từ ngày tuổi thứ 11 đến ngày tuổi thứ 21, số giun trưởng thành tăng trong ruột non và sau 3 tuần, trứng bắt đầu xuất hiện trong phân chó con. Lúc này, chó mẹ có thể nuốt phân chó con, nếu trứng chưa có phôi thì chính chó mẹ thải cơ học một lượng lớn trứng trong phân. Khi tiếp xúc với không khí, với môi trường bên ngoài, trứng phát triển đến ấu trùng giai đoạn 1, kế đó là ấu trùng giai đoạn 2 nằm trong vỏ trứng. Thời gian này mất khoảng 12 ngày hơn, tuỳ điều kiện môi sinh. Song ở giai đoạn phát triển đủ độ, thời gian trứng có khả năng gây nhiễm kéo dài hàng năm. Chó con có thể nuốt trứng có phôi suốt 3 tuần đầu sau sinh, sẽ cho ra giun trưởng thành sau này ở trong ruột. Chu kỳ phát triển của Toxocara cati có sự khác biệt so với Toxocara canis. Nhiễm từ phôi thai không xảy ra và nhiễm chỉ do nuốt trứng có phôi hoặc nuốt phải mô chứa ấu trùng của những động vật bị nhiễm. Sau khi mèo nuốt trứng có phôi, ấu trùng giun Toxocara cati ở trong dạ dày và ruột non, di chuyển qua các mô của cơ thể. Chúng có thể từ từ được thấy trong vách dạ dày, gan, phổi, khí quản, mô cơ và ấu trùng giai đoạn 3 lại xuất hiện trong dạ dày 2 tuần sau đó. Giun trưởng thành hiện diện trong dạ dày và ruột non khoảng 4 tuần sau khi nhiễm. Nếu mèo nuốt trứng có phôi do ăn những động vật bị nhiễm chứa trứng, sự di chuyển của ấu trùng chỉ giới hạn chủ yếu ở thành đường tiêu hoá và giun trưởng thành có thể thấy trong ruột khoảng 3 tuần sau khi nhiễm. Ấu trùng của Toxocara cati còn được tìm thấy trong mô của giun đất, gián, loài gặm nhấm, chó và cừu. Ở nhiều . . loài hữu nhũ, phần lớn ấu trùng được tìm thấy trong mô cơ. Do vậy, thói quen ăn thịt sống của mèo là một yếu tố góp phần vào lây nhiễm Toxocara cati. Nhiễm do nuốt trứng hay ấu trùng trong mô có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ nhiễm cao nhất ở mèo con, mèo tơ [4], [7], [10]. Chu kỳ phát triển của Toxocara canis ở người. Người là ký chủ ngẫu nhiên của Toxocara canis. Người nhiễm do vô tình nuốt phải trứng có ấu trùng. Ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng, xâm nhập thành ruột và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng, kéo dài cuộc sống không lối thoát, cuối cùng chết và bị vôi hoá tạo u hạt, làm tăng bạch cầu toan tính. Ở người, ký sinh trùng không phát triển đến giai đoạn trưởng thành, không sinh sản được. Do đó, không tìm thấy trứng trong phân những người bị nhiễm. Tuy nhiên, năm 1974 ở Pháp, tác giả Trần Vinh Hiển đã gặp một trường hợp bệnh nhân nam, 30 tuổi, người Châu Phi, bị sốt kéo dài, bạch cầu toan tính tăng rất cao, chẩn đoán lâm sàng nghi nhiễm giun chỉ, lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm tìm phôi giun chỉ nhưng lại phát hiện trứng Toxocara canis. Điều này cho thấy đôi khi ký sinh trùng phát triển đến những giai đoạn trưởng thành ở những vị trí không bình thường [4], [7]. 1.1.3. Dịch tễ học Toxocara canis lần đầu tiên được phát hiện ký sinh ở ruột non chó nuôi và chó sói bởi Werner (1782). Hầu hết các chú chó sinh ra đã bị nhiễm Toxocara canis, kiểm tra phân đã thấy trứng giun. Khoảng 25% chó mèo bị nhiễm Toxocara sp, tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở chó và mèo hoang. Trên toàn cầu, bệnh do Toxocara sp. xảy ra ở nhiều nước, và tỷ lệ hiện nhiễm có thể đạt tới 40% hoặc cao hơn. Con người sẽ tăng khả năng bị nhiễm Toxocara sp. nếu thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi có tỷ lệ dương tính với Toxocara sp. cao hơn. Nguyên nhân có thể bởi vì trẻ em có nhiều khả năng tiếp xúc môi trường bẩn, chẳng hạn như hộp cát, nơi phân chó và mèo có thể được tìm thấy. Nhiễm Toxocara sp. phổ biến hơn ở những người sống trong nghèo đói. Vị trí địa lý cũng đóng vai trò quan trọng, Toxocara sp. phổ biến hơn ở những vùng nóng, ẩm ướt, nơi trứng được giữ trong đất [35], [39]. Nghiên cứu của Choobineh, Mikaeili và cộng sự (2018) trên 150 mẫu đất thu thập từ các công viên công cộng và sân chơi ở các khu vực khác nhau của Shiraz, miền nam Iran, . . có 24 mẫu (16%) dương tính với trứng Toxocara sp. [26]. Một điều tra cắt ngang tại Hoa Kỳ trong các năm từ 1988 đến 1994 với trên 20.000 người lớn hơn 6 tuổi cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính là 13,9%; Từ năm 2011 đến 2014, ước tính tỷ lệ hiện nhiễm là 5,8%, thấp hơn nhưng các yếu tố nguy cơ khác vẫn còn và cần tiếp tục nổ lực phòng chống [36]. Nghiên cứu trên 308 trẻ em mầm non tại Nigeria vào năm 2016, tỷ lệ huyết thanh tổng thể của nhiễm Toxocara sp. là 37,3%. Nhóm trẻ em dưới một tuổi có tỷ lệ nhiễm là 18,2%, nhóm trẻ em từ 3 tuổi trở lên có tỷ lệ nhiễm là 57,6% [44]. Bệnh giun đũa chó, mèo tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, một phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, một phần vì việc xét nghiệm phân không áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và đẻ trứng trong ruột của người. Những năm gần đây đã có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu với kỹ thuật ELISA nhưng chỉ giới hạn ở một số địa điểm cụ thể và số mẫu chưa nhiều nên các số liệu khó nói lên tình hình nhiễm chung trong cả nước. Một điều tra khảo sát tỉ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara sp. ở người trưởng thành quận 12 TPHCM năm 2012, cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara sp. là 53,58%. Theo dõi tình hình nhiễm Toxocara sp. trong số cán bộ chiến sĩ công an nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng đến khám và điều trị tại bệnh viện 30-4 TPHCM, cho các số liệu sau: năm 2011 huyết thanh dương tính với Toxocara sp. là 40/861 (4,6%) trường hợp, năm 2012 tỷ lệ này là 130/1628 (8%) trường hợp [18]. 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng bệnh Toxocara sp. tuỳ thuộc vào số lượng ấu trùng giun nuốt vào cơ thể, thời gian nhiễm đã lâu hay mới, nơi định vị của ấu trùng, phản ứng miễn dịch của ký chủ đối với ký sinh trùng, và nhiều yếu tố khác nữa. Phân loại theo Liu, bệnh nhiễm Toxocara sp. được phân thành 3 loại như sau [4], [7], [33]: Bệnh Toxocara sp. nội tạng Bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp ở trẻ em 1 – 4 tuổi, khởi phát từ từ. Bệnh nhân sốt nhẹ, thoáng qua, ăn ít, gầy yếu, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp. Ho khạc ra đàm có bạch cầu toan tính. Khó thở, gan to, bề mặt nhẵn, không đau, đôi khi lách hơi to. Bệnh có thể tự khỏi sau nhiều tuần lễ (khi ấu trùng chết). .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất