Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt tại huyện phù nin...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt tại huyện phù ninh, phú thọ và biện pháp điều trị

.PDF
53
1
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA: NÔNG – LÂM - NGƯ NGUYỄN THỊ LÝ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ TRÊN GÀ THỊT TẠI HUYỆN PHÙ NINH, PHÚ THỌ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Chăn nuôi-Thú y Phú Thọ, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA: NÔNG – LÂM - NGƯ NGUYỄN THỊ LÝ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ TRÊN GÀ THỊT TẠI HUYỆN PHÙ NINH, PHÚ THỌ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Chăn nuôi-Thú y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Dưới sự sắp xếp của Trường Đại học Hùng Vương cùng các thầy cô giáo trong khoa Nông-Lâm-Ngư, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH-TM Biofarm Hà Nội tại cơ sở Đại lí thuốc thú y Đại Lợi khu 5 xã Liên Hoa huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ , tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập và khóa luận tốt nghiệp cũng như học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành, góp phần nâng cao tay nghề của bản thân. Trong thời gian đi thực tập ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường,các thầy cô trong khoa Nông-Lâm-Ngư, cùng sự chỉ bảo rất tận tình của các anh chị kĩ thuật tại cửa hàng trong suốt thời gian tôi đang thực tập,nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn đến: Khoa Nông-Lâm-Ngư trường Đại học Hùng Vương cùng các thầy cô đã hết lòng giảng dạy,truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường Đại lí thuốc thú y Đại Lợi, các anh chị kĩ thuật tại đại lí đã hết lòng chỉ dạy và tận tình chia sẻ trong công việc để tôi có một nền tảng kiến thức thực tế vững chắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể có cơ hội học tập tốt nhất. Gia đình và bạn bè cùng các anh chị đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên , khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt,tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn tôi : Th.s Hoàng Thị Hồng Nhung đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện. Tôi luôn mong và kính chúc quý thầy cô, gia đình, các anh chị đồng nghiệp và bạn bè luôn luôn mạnh khỏe và thành công trong lĩnh vực mình đang theo đuổi. Chúc các anh chị kĩ thuật tại cửa hàng công tác tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn! Việt Trì ,Ngày 15 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Lý ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1.1. Mở đầu............................................................................................................. 1 1.2. Mục đích .......................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................... 2 Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Phù Ninh.......................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 3 2.1.2.Tình hình kinh tế ........................................................................................... 4 2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ........................................................................... 5 2.2.1. Công ty TNHH-TM Biofarm Hà Nội .......................................................... 5 2.2.2. Đại lí thuốc thú y Đại Lợi ............................................................................ 6 2.3. Hiểu biết về bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Cl. perfringens gây ra ....... 6 2.3.1. Căn nguyên bệnh .......................................................................................... 6 2.3.2. Dịch tễ bệnh viêm ruột hoại tử ..................................................................... 7 2.3.3. Phương thức truyền lây ................................................................................ 7 2.3.4. Cơ chế gây bệnh ........................................................................................... 8 2.3.5. Triệu chứng .................................................................................................. 8 2.3.6. Bệnh tích ...................................................................................................... 9 2.3.7. Hiểu biết về một số bệnh ở gà thường ghép với bệnh viêm ruột hoại tử..... 9 2.4. Cơ chế tác động của một số loại kháng sinh dùng trong điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà ........................................................................................................... 19 2.4.1. Amoxicillin................................................................................................. 19 2.4.2. Colistin ....................................................................................................... 19 2.4.3. B.M.D(Bacitracin Methylene Disalicylate) ............................................... 19 2.5.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 19 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 19 2.5.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 20 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 23 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 23 iii 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 23 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. .............................................. 23 3.4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 23 Chương 4 .............................................................................................................. 28 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 28 4.1. Tình hình nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử tại 4 trại gà ở xã Liên Hoa huyện Phù Ninh,Phú Thọ. ...................................................................................................... 28 4.1.1. Tỉ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử theo lứa tuổi....................................... 28 4.1.2. Tỉ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử theo tình trạng vệ sinh. ...................... 30 4.2. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể khi gà bị bệnh viêm ruột hoại tử ........................................................................................................................... 32 4.2.2. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử ................................ 34 4.3. Biện pháp phòng và trị bệnh cho gà .............................................................. 36 4.3.1. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh trên gà ............................................... 36 4.3.2. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh cho viêm ruột hoại tử cho gà ................ 38 Chương 5 .............................................................................................................. 39 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 39 5.1. .Kết luận ........................................................................................................ 39 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 40 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ý nghĩa Từ viết tắt CRD Chonic Respiratory Disease CS Cộng sự IB Infections bronchitis ND Newcatle disease NE Necrotic Enteritis ME Năng lượng trao đổi VSTY Vệ sinh thú y v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chẩn đoán phân biệt ............................................................................ 18 Bảng 3.1: Phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử cho gà ................................... 26 Bảng 4.1: Tình hình nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử của gà theo lứa tuổi ............ 28 Bảng 4.2: Tỉ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử theo tình hình .............................. 30 vệ sinh của các trại ............................................................................................... 30 Bảng 4.3. Triệu chứng lâm sàng của gà nghi nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử ...... 32 Bảng 4.4: Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử ......................... 35 Bảng 4.5: Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử trên gà ............. 37 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ,HÌNH Hình 4.1: Tỉ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi của gà. ................................................... 30 Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở gà theo tình trạng vệ sinh ........ 31 Biểu đồ 4.3 : Triệu chứng của gà khi mắc bệnh viêm ruột hoại tử. ..................... 34 Biểu đồ 4.4 : Hiệu lực phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử trên gà............... 38 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Mở đầu Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang ngày càng phát triển. Chăn nuôi đã và đang góp phần giúp nông dân xóa đói giảm nghèo đem lại thu nhập cho người dân, tạo ra những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay,ngành chăn nuôi luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền nông nghiệp ở nước ta, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Theo số liệu từ điều tra chăn nuôi của tổng cục thống kê năm 2017, tổng đàn gà Việt Nam có hơn 295 triệu con, tăng 6,5 % so với năm 2016, gà thịt hiện đang chiếm 77% tổng đàn gà trong cả nước. Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,0125 ngàn tấn, tăng 5,3% và sản lượng trứng gia cầm các loại đạt gần 10,64 tỷ quả, tăng 12,6% với cùng kì 2016. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất và phòng trị bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm hiện nay đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như: giá cả thị trường bấp bênh, dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp và khó kiểm soát. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia cầm là bệnh viêm ruột hoại tử trên gà. Đây là một trong những bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sản xuất của gà và chi phí điều trị thường rất cao.Theo Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), viêm ruột hoại tử gây thiệt hại lớn cho sức khỏe của gia cầm; thể bệnh lâm sàng rất ngắn, gà chết nhanh, đặc biệt bệnh thường xảy ra nhiều đối với gà thả vườn nên việc phòng bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ là một trong những địa phương được đánh giá là vùng có ngành chăn nuôi phát triển đặc biệt là chăn nuôi gà thịt. Trong đó, huyện Phù Ninh là huyện có tốc độ phát triển về chăn nuôi gà nhanh, toàn huyện có khoảng trên 1 2 triệu con gà hiện đang không ngừng tăng về số đầu con và số đàn gà.Tuy nhiên, người dân ít có quan tâm đến bệnh viêm ruột hoại tử trên gà. Để góp phần làm rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, phổ biến kiến thức tới người chăn nuôi giúp người chăn nuôi có thể chủ động hơn trong việc phòng trị bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại của bệnh gây ra cho đàn gà, chúng tôi thực hiện đề tài:“Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ và biện pháp điều trị”. 1.2. Mục đích - Đánh giá được tỉ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt thả vườn -Xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt. - Xác định phác đồ điều trị hiệu quả, làm cơ sở để áp dụng vào điều trị trong thực tế, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Nhằm bổ sung nguồn tư liệu cho nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử cho gà thịt. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người nuôi áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh viêm ruột hoại tử cho gà thịt, nhằm hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 3 Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Phù Ninh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Huyện Phù Ninh nằm ở phía bắc của tỉnh Phú Thọ tổng diện tích là 156,48 km2 gồm 18 xã - Địa hình đất đai: Địa hình dốc bậc thang và lòng chảo, tổng diện tích đất tự nhiên là 15648,01 ha trong đó. + Đất nông nghiệp 11099,58 ha chiếm 70,93% + Đất phi nông nghiệp 4021,69 ha chiếm 25,7% + Đất chưa sử dụng 526,74 ha chiếm 3,37% + Còn lại là các loại đất khác - Điều kiện khí hậu thủy văn Huyện Phù Ninh là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và nhiệt độ trung bình là 23 oC, độ ẩm trung bình là 83%, thể hiện rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. + Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21- 36 oC, độ ẩm từ 80 - 86%, lượng mưa trung bình 1600mm/tháng và tập trung nhiều vào tháng 6, 7, 8.Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong chăn nuôi những tháng này cần phải chú ý đến công tác tiêm phòng để phòng dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại cho sản xuất. + Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 dến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu thường lạnh,khô hanh sự dao động nhiệt độ trong ngày lớn (từ 13,7 0C - 24 0C), có ngày giảm xuống còn 8 - 10 0C, độ ẩm trung bình 76 - 78%. Ngoài ra trong mùa đông còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, giá rét và sương muối kéo dài từ 6-10 ngày gây 4 ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh tật của cây trồng, vật nuôi. 2.1.2.Tình hình kinh tế Huyện Phù Ninh có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Nông - Công nghiệp, Lâm nghiệp và dịch vụ, tạo mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm 22% bao gồm: Cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của xã được chú ý đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy lợi tạo điều kiện nhân dân đi lại, làm ăn, thúc đẩy kinh tế của xã phát triển. - Tình hình sản xuất nông nghiệp + Ngành trồng trọt: Trồng trọt là ngành chính của bà con nhân dân huyện Phù Ninh và cũng là ngành đem lại nguồn thu cho họ.Ngoài trồng lúa hai vụ chính bà con còn trồng thêm ngô, rau, sắn, khoai nhằm cải thiện và lấy nguồn thực phẩm cung cấp cho chăn nuôi. Người dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất. + Ngành chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt là chủ yếu. Hiện nay đã có các địa phương áp dụng việc chăn nuôi gắn liền với hàng hóa. Chăn nuôi trâu bò: Tổng đàn trâu bò của huyện là 13200 con. Hình thức chăn nuôi trâu bò chủ yếu là tận dụng bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp cho trâu bò chưa thật đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi lợn:Việc chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện cũng đang được phát triển và có xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp được đầu tư về kĩ thuật trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng hiện nay trên địa bàn huyện có 87 nghìn con lợn, ngoài các trại phát triển theo hướng công nghiệp thì vẫn còn tồn tại các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ với điều kiện kém và thức ăn chủ yếu tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp. 5 Chăn nuôi gia cầm: Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở huyện Phù Ninh khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi gà theo hình thức chăn thả tự nhiên. Bên cạnh đó có một số hộ gia đình đã đầu tư vốn xây dựng trang trại quy mô từ 1.000 - 10.000 gà thịt/lứa, sử dụng thức ăn hỗn hợp của một số công ty như: C.P, Dabaco… áp dụng lịch tiêm phòng vaccine phòng bệnh nghiêm ngặt, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã đưa năng suất lên cao.Tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn huyện, khống chế các loại dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. - Công tác thú y Công tác thú y có vai trò quan trọng đến việc chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện nuôi quảng canh. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy công tác thú y luôn được ban lãnh đạo huyện quan tâm, chú trọng. Trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện phát triển mạnh, đảm bảo an toàn. - Nhận xét chung: +Thuận lợi: Có nguồn nhân lực dồi dào Địa hình thuận lợi cho việc chăn nuôi phát triển Thu hút vốn đầu tư lớn do có nguồn khoáng sản phong phú như đá vôi,mỏ quặng. + Khó khăn: Địa hình đồi núi là chủ yếu gây khó khăn trong trồng trọt, làm chậm quá trình vận chuyển hàng hóa,khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh khi dịch bệnh xảy ra. 2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.2.1. Công ty TNHH-TM Biofarm Hà Nội - Là công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tư vấn và hỗ trợ các trang trại chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học để nhằm phát triển chăn nuôi bền vững. - Các lĩnh vực sản xuất chính hiện nay: + Sản xuất, nhập khẩu và phân phối các chế phẩm sinh học, thuốc thú y, dụng cụ chăn nuôi. 6 + Sản xuất, nhập khẩu,phân phối các chất phụ gia độc đáo dùng trong chăn nuôi + Cung cấp giống gà, phục vụ bà con chăn nuôi. - Hiện nay, với đội ngũ nhân viên và cán bộ năng động và nhiệt huyết, công ty đã và đang dần khẳng định được vị trí trên thị trường và được bà con chăn nuôi tin tưởng và ủng hộ. 2.2.2. Đại lí thuốc thú y Đại Lợi Là đại lí bán và giới thiệu sản phẩm thuốc thú y của Biofarm,Mebipha,Vitapha. Là đại lí thuốc thú y uy tín, với đội ngũ các anh chị kĩ thuật năng động ,nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm với các dịch vụ tư vấn phác đồ, mổ khám ,chẩn đoán và điều trị các bệnh trên gia súc và gia cầm. Sau 5 năm hoạt động,đại lí đã được rất nhiều bà con chăn nuôi tin tưởng. Đại lí đã và đang đồng hành cùng bà con chăn nuôi trong quá trình phòng và điều trị bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 2.3. Hiểu biết về bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Cl. perfringens gây ra Viêm ruột hoại tử là một bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện kế phát sau các bệnh nguyên phát hoặc stress do vi khuẩn gram dương Cl. perfringens gây nên.Bệnh có tên khoa học: Tiếng Anh là Necrotic Enteritis (NE), tiếng La tinh là Enteritis Necroficans (EN). Bệnh có thể xuất hiện ở gà với mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở gà sau 3 tuần tuổi trở lên. Bệnh gây thất thoát khoảng 4 - 8% số đầu con, giảm khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cao. 2.3.1. Căn nguyên bệnh Clostridium perfingens (Cl. perfingens) còn có tên là Clostridium welchii được Welch và Natan phân lập từ năm 1892 trong tổ chức của xác người chết (Nguyễn Lân Dũng và cs, 1998) [1].Với tên gọi lúc đầu là Bacillus aerogenescapsulatus. Sau này, vi khuẩn được đổi tên thành Bacillus enteritidis sporogenes, Bacillus perfringens, Bacterium welchii và Clostridium welchii. Mặc dù tên gọi không chính thức là C. welchii, nhưng được sử dụng từ năm 1939 và hiện nay vẫn có thể tìm thấy trong cách viết của người Anh. Từ năm 1980, tên khoa học chính thức của vi khuẩn là Clostridium perfringens (Cl. perfringens) (Hatheway, 1990) [30]. Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong đường tiêu 7 hoá của người và gia súc, môi trường (đất, nước, phân, thức ăn...) và là nguyên nhân gây nhiều bệnh như hoại thư sinh hơi, ngộ độc thực phẩm, bệnh nhiễm độc tố ruột huyết, viêm ruột hoại tử và hội chứng đột tử. * Hình thái và tính chất nuôi cấy Cl. perfringens là vi khuẩn yếm khí triệt để, mọc tốt trên các môi trường yếm khí thông thường, nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp là 7,2 - 7.6 (Lê Thị Thiều Hoa, 1991) [7]. Vi khuẩn không di động, hình thành giáp mô trong mô bào; là trực khuẩn to, thẳng, hai đầu tròn, đứng riêng lẻ hoặc thành đôi, có kích thước từ 0,6 - 0,8 x 2 - 4 μm, bắt màu gram dương 2.3.2. Dịch tễ bệnh viêm ruột hoại tử Vi khuẩn Cl. Perfringens là một loại vi khuẩn yếm khí sống trong đường ruột và ít gây bệnh cho gà, nếu không có các yếu tố thúc đẩy. Các yếu tố nguy cơ stress có hại làm thay đổi môi sinh trong đường ruột như cầu trùng, giun sán, rối loạn tiêu hoá do gà quá đói, quá khát, thay đổi đột ngột nguồn thức ăn, nước uống, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, mật độ gà quá cao, chuồng trại ẩm ướt, chất độn chuồng không sạch không khô, cắt mỏ,chuyển chuồng san đàn, tiêm phòng... rất có lợi cho Clostridium phát triển và gây bệnh. Trong các trường hợp này bệnh chỉ phát ra ở dạng lẻ tẻ. Nguy hiểm hơn là một số chủng Cl.Perfringenscó độc lực lớn sống và ô nhiễm môi trường bên ngoài chuồng nuôi, khi dùng các dụng cụ thiết bị, con người... vì lý do nào đó mang mầm bệnh vào đàn gà thì bệnh xảy ra với quy mô lớn và bao giờ cũng ở dạng cấp tính. 2.3.3. Phương thức truyền lây Cl. perfringens có thể tìm thấy trong phân, đất, bụi, rác, chất độn chuồng, chất chứa đường ruột. Trong nhiều vụ dịch viêm ruột hoại tử, thức ăn và chất thải nhiễm mầm bệnh là nguyên nhân làm lây lan bệnh. 8 2.3.4. Cơ chế gây bệnh Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens có thể phân lập từ chất chứa trong đường tiêu hóa của gà bình thường là khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng Cl. perfringens là vi khuẩn yếm khí bắt buộc chủ yếu trong đường tiêu hóa của gà, trong khi đó các nghiên cứu khác chỉ ra rằng vi khuẩn chỉ chiếm một số lẻ tẻ và ít trong ruột non của gà bình thường từ khi mới nở tới 5 tháng tuổi. Việc điều chỉnh chế độ ăn có thể ảnh hưởng tới số lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong đường tiêu hóa và sự xuất hiện bệnh đường tiêu hóa do clostridium ở gà có thể được thúc đẩy bởi bản chất của khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn có hàm lượng bột cá, bột mì hoặc bột lúa mạch đen có thể làm cho bệnh viêm ruột hoại tử xảy ra và trầm trọng; nhưng khi khẩu phần ăn của gà được bổ sung thêm chất xơ và các hợp chất carbohydrate, bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử giảm đi. Các báo cáo khác cũng chỉ ra rằng các yếu tố khẩu phần thức ăn có thể làm tăng lượng vi khuẩn Cl. perfringens ở trong phân. Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa cũng là một yếu tố thúc đẩy bệnh viêm ruột hoại tử xảy ra. Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử có thể gồm các yếu tố như chất độn chuồng nhiều chất xơ, các chủng cầu trùng khác nhau cùng với lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong đường tiêu hóa cao hơn bình thường hoặc trong điều kiện mầm bệnh vẫn còn lưu cữu ngoài môi trường, thức ăn nhiễm mầm bệnh. Khi hàm lượng các loại nguyên liệu trong thức ăn không cân đối cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm ruột hoại tử xảy ra. 2.3.5. Triệu chứng - Bệnh thường phát ra ở thể cấp tính hoặc quá cấp tính. - Những gà bị bệnh như cầu trùng, giun, sán hoặc căn nguyên đưa từ môi trường bên ngoài vào... Bệnh diễn biến rất nhanh, gà chết trong vòng 1 giờ và nhiều trường hợp các cán bộ kỹ thuật bỏ qua bệnh NE và cho đó là gà chết do cầu trùng hoặc tụ huyết trùng. 9 - Những trường hợp bệnh phát ra do các yếu tố stress khác thì thấy lác đác một số gà đột nhiên thâm tím vùng đầu mào, tích và các vùng da không hoặc ít lông ở vùng đầu rồi co dật, động kinh, hoặc co cứng lại và chết, thời gian cũng chỉ vài ba giờ - Diễn biến bệnh rất nhanh nhưng không tạo thành dịch lớn (lẻ tẻ, lác đác). - Tỉ lệ ốm không cao và tỉ lệ chết cũng không cao (4 - 8%). 2.3.6. Bệnh tích - Hiện tượng nhiễm trùng huyết thể hiện rất rõ. - Bệnh tích tập trung ở đường ruột, gan, lách, thận. - Niêm mạc đường ruột có nhiều đám đỏ tấy, xuất huyết thành vệt, thành mảng, có sự tróc vảy, ăn mòn, phù thũng. Rất nhiều trường hợp khi mổ ra đã thấy các vùng viêm hoại tử tạo vết loét, ổ loét hoặc đám loét phủ một lớp màng vàng ngà.Ruột căng chứa đầy hơi. - Gan lách không to nhưng màu sắc lại thay đổi. Màu của gan có thể thâm hoặc vàng hơn bình thường. Trên bề mặt gan có nhiều điểm lấm tấm hoại tử màu vàng. - Thận và lách sưng to, biến màu, khó quan sát được các điểm hoại tử. 2.3.7. Hiểu biết về một số bệnh ở gà thường ghép với bệnh viêm ruột hoại tử. 2.3.7.1.Bệnh thương hàn gà Bệnh thương hàn gà (Typhus Avium) là một bệnh truyền nhiễm của gà do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Bệnh ở thể cấp tính đối với gà con, mãn tính với gà lớn. Đặc điểm chủ yếu của bệnh này là gây viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hoá và các cơ quan phủ tạng. Hiện nay người ta thấy khi phân lập căn bệnh từ gà con hay gà lớn ốm đều thấy cả hai loại vi khuẩn này. Khi kiểm tra các đặc tính sinh học thấy chúng chỉ khác nhau ở một vài đặc tính chuyển hoá đường. Vì vậy mà bệnh được gọi chung là bệnh thương hàn gà (Typhus Avium) và căn bệnh có tên chung là Salmonella gallinarum pullorum. Bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới và được coi là một 10 trong những bệnh nguy hiểm ở gà, đặc biệt là chăn nuôi tập trung (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [7]. Dịch tễ học Có hai phương thức truyền lây chính: Lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con qua lòng đỏ trứng và lây truyền gián tiếp qua thức ăn nước uống, qua vật dụng chăn nuôi… Mà vi khuẩn lây từ con gia cầm này sang con gia cầm khác. Trong một quần thể gà sự lây truyền bệnh diễn ra theo một chu trình khép kín mà khởi đầu là những con gà đẻ bố mẹ bị bệnh. Gà mẹ bị bệnh, trứng của chúng được đưa vào máy ấp, trong quá trình phát triển của phôi mầm bệnh xâm nhập vào xoang nước ối và phát triển, khi nở mầm bệnh bám vào lông gà con và từ đó xâm nhiễm vào gà con ngay trong máy nở qua đường hô hấp. Gà con lớn lên và quá trình lây truyền mầm bệnh lại diễn ra đồng hành với quá trình sinh trưởng của gà (Nguyễn Danh Tuấn, 2004) [11]. Triệu chứng Triệu chứng ở gà con: đối với đàn gà con nở từ trứng của đàn gà bố mẹ bị nhiễm bệnh, tỉ lệ chết phôi tăng vào các ngày 4, 11 và cuối ngày 18. Gà sẽ bị mất sức sống. Có thể quan sát thấy gà chết ngay trong máy nở, dính phôi, sát phôi, chết ngạt, chết tắc ở 21 ngày ấp. Những con nở ra được thì có trọng lượng nhỏ hơn gà bình thường, yếu ớt, chết yếu. Gà con bị bệnh thường bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, hoặc chết sau 2 - 3 ngày phát bệnh. Gà con biểu hiện ủ rũ, mắt lim dim, yếu ớt, giảm tính thèm ăn, bệnh phát triển mạnh vào lúc 5 - 10 ngày tuổi sau khi nở. Gà gầy còm và chết sau 2 - 3 tuần tuổi, gà có biểu hiện mệt mỏi, đứng túm tụm lại với nhau. Gà thường lông xù, sã cánh, ngủ gật, gà kêu liếp nhiếp liên tục, chất bài tiết dính bết lại sau lỗ hậu môn, phân có màu trắng đôi khi có màu xanh, nếu để lâu phần nước bốc hơi đi cặn còn lại giống như vôi bột hoặc bột phấn. Một vài trường hợp gà thở mạnh, há mồm để thở. Trường hợp bệnh quá cấp do nhiễm vi khuẩn với số lượng lớn và có độc lực cao qua trứng tỉ lệ gà chết ngay 21 ngày ấp (nở) mà không có triệu chứng của Salmonellosis. 11 Triệu chứng ở gà lớn: Salmonellosis ở gà trưởng thành không biểu hiện triệu chứng rõ ràng như ở gà con. Bệnh thường ở thể ẩn, không có triệu chứng đặc trưng của bệnh, đôi khi cũng có thể phát hành một bệnh dịch trầm trọng và làm chết một số con trong đàn. Gà bệnh thường có biểu hiện ỉa chảy, khát nước, mào yếm nhợt nhạt, phân loãng màu trắng xanh. Gà mái bị bệnh thường là xoang bụng trương to tích nước do viêm buồng trứng và phúc mạc. Gà trống bị bệnh thường thấy viêm ruột ỉa chảy kéo dài, có thể chết đột ngột do viêm và hoại tử đường tiêu hoá, gà không đạp mái. Bệnh tích Bệnh tích ở phôi: thường thấy viêm túi lòng đỏ, trong có chứa chất nhày màu vàng, gan sưng, mật sưng, thoái hoá. Bệnh tích ở gà con: gan sưng to, cứng, màu vàng có sọc và vệt máu, có thể có các điểm hoại tử trên mặt gan; túi mật sưng to; túi lòng đỏ không tiêu; phổi viêm, các vùng tổn thương ứ máu; lách sưng to, có các hạt hoặc nốt hoại tử tạo ra các u cục; thận sưng có ure, đôi khi xuất huyết; cơ tim có những điểm hoại tử như hạt kê; một số trường hợp gà bị viêm bao hoạt dịch của các khớp xương; ruột viêm dày lên, viêm phúc mạc, đôi khi có các u cục ở manh tràng và mề. Bệnh tích ở gà lớn: xác chết gầy; gan sưng có các nốt hoại tử màu trắng xám; lách sưng to 3 - 5 lần, túi mật sưng to; tim gà lớn bị bệnh có các u, cục hoại tử, đạt đến mức làm thay đổi hình dạng của tim, xoang bao tim tích nước có fibrin; ruột viêm, hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc; buồng trứng viêm và thoái hoá, vòi trứng có thể chứa dịch nhày làm cho trứng to lên, các nang trứng bị biến dạng, bị phủ một lớp dịch màu vàng, xanh hoặc đen, có hiện tượng xơ cứng, nhiều trường hợp noãn nang vỡ, được bao bọc bởi lớp dịch nhày, nhớt, thối, gà trống bị bệnh thì bệnh tích chủ yếu là viêm dịch hoàn. 2.3.7.2. Bệnh cầu trùng gà (Eimeria) Bệnh cầu trùng gà là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở gà và đặc biệt là gà nuôi theo phương thức công nghiệp. Bệnh phổ biến khắp nơi trên thế giới, bệnh do 7 chủng Eimeria gây ra làm thiệt hại rất lớn 12 cho ngành chăn nuôi gà tập trung theo lối sản xuất công nghiệp, thiệt hại kinh tế được thể hiện: Tăng số gà còi cọc trong đàn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cao, số đầu con giảm 60 - 80%, sản lượng trứng giảm 15 - 30%. Đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng gà Bệnh cầu trùng gà rất phổ biến, hầu như không đàn gà nào không bị nhiễm một trong các chủng Eimeria trên. Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà con, gà dò, gà mái trưởng thành. Gà ốm và gà khỏi bệnh nhưng mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng lâu dài, nguy hiểm nhất, các yếu tố vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thiếu các vitamin, nguyên tố vi lượng đặc biệt là việc nuôi chung gà con với gà lớn sẽ thúc đẩy bệnh càng nặng hơn (TS. Lê Văn Năm, 2003) [11]. Ngoài môi trường thiên nhiên bào tử nang cầu trùng tồn tại rất lâu có thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng. Đem sấy khô ở nhiệt độ 400C sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30 ngày. Ở Châu Âu và Mỹ bệnh mang tính thời vụ rõ rệt, thường xảy ra từ tháng 5 8. Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm, mang tính dịch cao, tỉ lệ gà mắc bệnh lớn đặc biệt là vào những tháng mưa ẩm… Phương thức lây truyền bệnh chủ yếu là qua đường miệng. Triệu chứng lâm sàng Đối với gà bệnh thường xảy ra ở những đàn nằm trong độ tuổi 10 - 90 ngày tuổi, nhưng nặng nhất là ở gà con từ 18 - 45 ngày tuổi. Thời gian ủ bệnh ngắn (4 - 7 ngày), phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng, nơi cư trú và mức độ nhiễm bệnh, số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức khoẻ đàn gà. Bệnh có 3 thể hiện: cấp tính, mãn tính và không có triệu chứng lâm sàng (mang trùng). Thể cấp tính: Bệnh chủ yếu xảy ra ở gà con, thời gian phát bệnh nhanh, những triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: Gà ủ rũ, lười vận động, nằm hoặc đứng một chỗ, khi gà đứng thường ngoặt đầu sang một bên, mắt nhắm, hai cánh xã xuống tận nền chuồng, lông xù (gà khoác áo tơi). Gà kém ăn hoặc bỏăn hoàn toàn, nhưng lại uống nước nhiều (khát nước).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng