Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú ...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị

.PDF
91
22
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ NGỌC LINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH MÒ ĐỎ Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ VÀ THỬ NGHIỆM THẢO DƯỢC ĐIỀU TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ NGỌC LINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH MÒ ĐỎ Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ VÀ THỬ NGHIỆM THẢO DƯỢC ĐIỀU TRỊ Ngành: Thú y Mã số: 8.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Quang THÁI NGUYÊN – 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Quang. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên,ngày tháng năm 2020 Tác giả Vũ Thị Ngọc Linh ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới TS. Nguyễn Văn Quang đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ phận quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu. Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày tháng năm 2020 Học viên Vũ Thị Ngọc Linh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Đặc điểm sinh học của mò đỏ và bệnh do mò đỏ gây ra trên gà ........... 4 1.1.1. Đặc điểm sinh học của mò đỏ ký sinh trên gà ......................................... 4 1.1.2. Bệnh do mò đỏ gây ra trên gà .................................................................. 14 1.2. Đặc điểm và tác dụng trị bệnh của các loại tinh dầu .......................... 18 1.2.1. Đặc điểm và công dụng của tinh dầu tỏi ................................................. 18 1.2.2. Đặc điểm và công dụng của tinh dầu sả .................................................. 21 1.2.3. Đặc điểm và công dụng của tinh dầu quế ............................................... 22 1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh do mò thuộc họ trombiculidae gây ra ..... 23 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 23 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................... 24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 28 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................... 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 28 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 28 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 29 iv 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 29 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 30 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 30 2.3.1. Xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh ở gà thả vườn tại huyện Cẩm khê ................................................................................................................ 30 2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê .................................................................................... 30 2.3.3. Nghiên cứu bệnh mò đỏ ký sinh ở gà ...................................................... 30 2.3.4. Nghiên cứu thử nghiệm các tinh dầu thảo mộc phòng trị bệnh mò đỏ trên gà bằng tinh dầu của một số cây thảo mộc ........................................... 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh mò đỏ trên gà thả vườn ....... 33 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm tinh dầu của một số cây thảo mộc trong phòng trị bệnh mò đỏ trên gà thả vườn ........................................... 35 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 37 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 38 3.1. Kết quả xác định thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê ........................................................................................... 38 3.2. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh mò đỏ trên gà thả vườn ........................ 39 3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ ở 4 xã của huyện Cẩm Khê...... 39 3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo tuổi gà ......................................... 43 3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo mùa vụ ........................................ 46 3.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ ở gà trống và gà mái .......................... 50 3.2.5. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng, thanh trùng và mò trưởng thành ở mẫu nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà ................ 52 3.3. Triệu chứng và sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bị mò đỏ ký sinh .................................................................................................... 55 3.3.1. Tỷ lệ gà nhiễm mò đỏ có triệu chứng lâm sàng...................................... 55 v 3.3.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà nhiễm mò so với gà khỏe.... 56 3.3.3. Công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bị mò đỏ ký sinh ...................... 60 3.4. Nghiên cứu thử nghiệm một số tinh dầu dược liệu để phòng trị bệnh mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn ................................................................... 62 3.4.1. Kết quả chưng cất tinh dầu dược liệu (tỏi, sả và quế) ............................ 62 3.4.2. Hiệu lực trị mò đỏ ở gà thí nghiệm của một số loại tinh dầu dược liệu ..... 63 3.4.3. Hiệu lực trị mò đỏ cho gà bằng tinh dầu tỏi 1% và 2% tại các xã ........ 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 1. Kết luận ................................................................................................... 74 2. Đề nghị .................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần loài mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn tại 4 xã của huyện Cẩm Khê...................................................................... 38 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng mò đỏ trên gà tại các xã .......... 39 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo tuổi của gà .......................... 44 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ theo mùa ..................................... 47 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ ở gà trống và gà mái. .................. 51 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng, mò thanh trùng và mò trưởng thành ở đệm lót, đất bề mặt quanh chuồng và vườn chăn thả gà ........... 53 Bảng 3.7. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà bị mò đỏ ký sinh...................................................................................... 55 Bảng 3.8. Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà khỏe và gà bệnh mò đỏ ........... 57 Bảng 3.9. Công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bị mò đỏ ký sinh............... 60 Bảng 3.10. Kết quả chưng cất tinh dầu một số loại dược liệu ........................ 62 Bảng 3.11. Hiệu lực của các loại tinh dầu dược liệu nồng độ 1% trị mò đỏ ký sinh ở gà ....................................................................... 64 Bảng 3.12. Hiệu lực của các loại tinh dầu nồng độ 2% trị mò đỏ ký sinh ở gà ........................................................................................ 66 Bảng 3.13. Hiệu lực của các loại tinh dầu nồng độ 3% trị mò đỏ ký sinh ở gà ........................................................................................ 68 Bảng 3.14. Hiệu lực của 2 loại tinh dầu dược liệu nồng độ 4% trị mò đỏ ký sinh ở gà.............................................................................. 70 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh của ấu trùng mò đỏ ............................................................ 4 Hình 1.2. Ấu trùng mò nhìn từ bụng ................................................................. 6 Hình 1.3. Ấu trùng mò nhìn từ phần lưng ......................................................... 6 Hình 1.4. Hình thái ấu trùng mò đỏ .................................................................. 9 Hình 1.5. Hình thái ấu trùng mò đỏ (Nguồn: Nguyễn Văn Châu, 1997a) ...... 11 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò tại 4 xã của huyện Cẩm Khê .................... 42 Hình 3.2. Biểu đồ cường độ nhiễm mò tại 4 xã của huyện Cẩm Khê ............ 43 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò đỏ ở gà theo tháng tuổi ............................. 45 Hình 3.4. Biểu đồ cường độ nhiễm mò đỏ ở gà theo lứa tuổi ......................... 45 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò đỏ trên gà theo mùa ................................. 53 Hình 3.6. Biểu đồ cường độ nhiễm mò đỏ trên gà theo mùa vụ ..................... 50 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm mò đỏ trên gà trống và gà mái ........................ 52 Hình 3.8. Biểu đồ cường độ nhiễm mò đỏ trên gà trống và gà mái ................ 52 Hình 3.9: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng, thanh trùng và mò trưởng thành ở mẫu nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn chăn thả gà ...................................................................................... 55 Hình 3.10. Biểu đồ về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của gà khỏe và gà bị mò đỏ ký sinh .......................................................... 59 Hinh 3.11. Biểu đồ về hàm lượng huyết sắc tố của gà khoẻ và gà bị mò ký sinh ............................................................................................ 60 Hình 3.12. Biểu đồ công thức bạch cầu của gà khỏe và gà bị mò đỏ ký sinh ......... 62 Hình 3.14. Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 3 loại tinh dầu nồng độ 1% .................................................................................... 66 Hình 3.15. Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 3 loại tinh dầu nồng độ 2% .................................................................................... 68 Hình 3.16. Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 3 loại tinh dầu nồng độ 3% .................................................................................... 69 Hình 3.17. Biểu đồ hiệu lực điều trị triệt để mò đỏ của 2 loại tinh dầu nồng độ 4% .................................................................................... 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, ở tỉnh Phú Thọ chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà chiếm một vị trí quan trọng. Chăn nuôi gia cầm ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường lớn là huyện Cẩm Khê và một số huyện lân cận. Chăn nuôi gà thả vườn hiện vẫn là phương thức nuôi phổ biến ở tỉnh Phú Thọ nói chung và một số huyện lân cận nói riêng do thịt và trứng gà thả vườn có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì thế, gà nuôi theo hình thức thả vườn được đa số người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ. Trong thời gian tới, thị xã Phú Thọ sẽ nhân rộng mô hình chăn nuôi gà thả vườn theo hình thức kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp vào vùng chăn nuôi tập trung tại huyện Cẩm Khê. Vì vậy, việc kiểm soát tốt dịch bệnh cho gà thả vườn, trong đó có bệnh do ký sinh trùng sẽ thúc đẩy chăn nuôi gà thả vườn ở tỉnh Phú Thọ phát triển. Tuy nhiên, gà thả vườn lại có nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng nhiều hơn gà chăn nuôi công nghiệp, trong đó bệnh do mò đỏ gây ra là bệnh rất phổ biến trên gà thả vườn. Mò đỏ ký sinh trên gia cầm là véc tơ truyền bệnh Rickettsia orientalis cho người (bệnh sốt mò), rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Theo Boseret G. và cs. (2013), mò đỏ là nguyên nhân truyền bệnh Chlamydophilosis, Salmonellosis hoặc thậm chí là cúm gia cầm thể độc lực cao cho gia cầm và cả con người. Theo Chu T. T. và cs. (2015), mò đỏ không chỉ là loài ký sinh trùng hút máu mà chúng có thể lây truyền một số bệnh trên phạm vi toàn thế giới và có tính chất rất phức tạp. 2 Mò đỏ là ngoại ký sinh trùng, chúng ký sinh ở da, tổ chức dưới da của gà và các loài động vật có vú. Tại nơi ký sinh, mò đỏ hút máu vật chủ, tiết độc tố làm ký chủ rất ngứa, tạo ra các nốt viêm sưng, loét, gây cho con vật ăn, ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu. Ngoài ra, bệnh còn làm cho gà có khả năng cảm nhiễm nhiều bệnh khác do sức đề kháng giảm. Bệnh thường kéo dài, âm ỉ, làm hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của gà, tăng tiêu tốn thức ăn, thuốc điều trị, công chăm sóc...gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu về mò đỏ ký sinh trên gà thả vườn và đặc điểm dịch tễ bệnh do mò đỏ gây ra, đồng thời việc nghiên cứu về các loại tinh dầu nguồn gốc thảo mộc (dùng thay thế các loại hóa chất độc hại đang được dùng để xua đuổi hoặc diệt côn trùng) còn rất hạn chế. Theo Pritchard J. và cs. (2015), mò đỏ là loài ký sinh trùng có khả năng gây bệnh và là một tác nhân truyền bệnh kế phát cho gà, các loại gia cầm khác và cả con người. Mặc dù vậy có rất ít công trình nghiên cứu đầy đủ về mò đỏ và bệnh do nó gây ra, nhằm có cơ sở khoa học đã kiểm soát tốt loại ký sinh trùng này. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác phòng trừ bệnh do mò đỏ gây ra trong chăn nuôi gà thả vườn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh mò đỏ ở gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm thảo dược điều trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm bệnh do mò đỏ gây ra trên gà thả vườn tại huyện Cẩm Khê. - Thử nghiệm một số tinh dầu thực vật trong phòng trị bệnh mò đỏ trên gà thả vườn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học 3 Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm bệnh, về biện pháp phòng chống bệnh mò đỏ trên gà thả vườn bằng một số loại tinh dầu thực vật. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh mò đỏ, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm mò đỏ, đồng thời góp phần giảm sự tồn dư thuốc và hóa chất trong cơ thể vật nuôi và trong môi trường chăn nuôi, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe con người. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học của mò đỏ và bệnh do mò đỏ gây ra trên gà 1.1.1. Đặc điểm sinh học của mò đỏ ký sinh trên gà 1.1.1.1. Vị trí, đặc điểm hình thái, cấu tạo của mò đỏ ký sinh trên gà * Vị trí của mò đỏ trong hệ thống phân loại động vật học Theo Nguyễn Văn Châu (1997a), mò đỏ có vị trí trong hệ thống phân loại động vật chân đốt như sau: Ngành Arthropoda Lớp Arachnida Bộ Acariformes Họ Trombiculidae Giống Leptotrombidium, Gahrliepia, Gallinarum Loài Eutrombicula whichmanni * Đặc điểm hình thái, cấu tạo của mò đỏ Hình 1.1. Hình ảnh của ấu trùng mò đỏ (Nguồn: Nguyễn Văn Châu, 1997 a ) 5 Theo Nguyễn Văn Châu (1994), cho đến nay, phân loại mò chủ yếu dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cơ thể ấu trùng, vì giai đoạn ấu trùng mò sống ký sinh nên dễ dàng thu thập hơn các giai đoạn khác. + Ấu trùng mò đỏ có thân hình trứng, màu đỏ, khiên nằm ở phía trước thân. Khiên có hình chữ nhật, cạnh trước hơi lõm, cạnh sau hình cung. + Trên khiên có 5 lông, trong đó 4 lông mọc ở 4 góc và 1 lông nằm ở giữa cạnh trước. Ngoài ra còn có 2 lông cảm giác, ngọn lông có phân nhánh. + Mặt lưng đa số các loài có 28 lông xếp thành 6 hàng có thứ tự từ trên xuống dưới như sau: 2 - 8 - 6 - 6 - 4 - 2. Hai bên khiên có mắt. Mặt bụng có 18 - 20 lông (tuy nhiên có một số loài không có sự sắp xếp giống như thế này). Cơ thể ấu trùng gồm 2 phần: đầu giả (gnathosoma) và thân (idiosoma). 6 Hình 1.2. Ấu trùng mò nhìn từ bụng (Nguồn: Dipalma A. và cs, 2012) Hình 1.3. Ấu trùng mò nhìn từ phần lưng (Nguồn: Dipalma A. và cs, 2012) Đầu giả. Đầu giả gồm gốc đầu, kìm, pan, họng và bao kìm. Gốc đầu cố định, phía dưới có một đôi lông phân nhánh gọi là lông gốc đầu và lỗ điểm. Lỗ điểm rời rạc hay xếp thành hàng. Cách sắp xếp lỗ điểm là đặc điểm để phân loại tới giống. Kìm gồm hai phần: gốc kìm (cố định) và phiến kìm (cử động). Phiến kìm gồm thân và ngọn hay đỉnh kìm, trên đó thường có răng. Số lượng, hình dạng và cách sắp xếp răng trên kìm khác nhau tuỳ thuộc giống và loài. Đa số giống và loài mò chỉ có 1 răng ở lưng và 1 răng ở bụng gần đỉnh kìm. Giống Schoengastia, kìm có dạng răng cưa. Giống Whartonia, kìm đặc biệt có nhiều răng to mập, uốn cong ra sau. Pan gồm 5 đốt: đốt chuyển, đùi, gối, cẳng và đốt bàn. Trên các đốt đều có lông gọi là lông pan. Hình dạng và số lượng lông pan là đặc điểm phân loại tới 7 loài. Trên đốt đùi và đốt gối đều có 1 lông ở mặt lưng. Đốt cẳng gồm 3 lông: 1 ở giữa lưng, 1 ở bờ, và 1 ở mặt bụng của đốt. Bàn pan thường có 3 - 7 lông phân nhánh, 1 gậy cảm giác ở ngay gốc bàn, có hay không có lông đơn ở mút bàn. Họng hay hàm là phần cố định gắn liền với gốc đầu. Bao kìm hay bao hàm là tấm bao bọc ở thân kìm, mỗi bên có một lông đơn hay phân nhánh gọi là lông bao kìm. Thân. Tiếp sau đầu giả là phần thân. Kích thước và hình dạng thân ấu trùng phụ thuộc vào mức độ no, đói của từng loài mò. Thân gồm mặt lưng và mặt bụng. Trên mặt lưng có tấm mai lưng (hay gọi là scutum), mắt và lông. Mặt bụng có 3 đôi chân, lông và lỗ sinh dục. Mai lưng: là tấm kitin trên lưng ở phía trước thân ấu trùng, thường có dạng hình chữ nhật, vuông, thang hay lưỡi xẻng... Trên mai lưng có lông và lông cảm giác. Lông trên mai lưng có tên tuỳ theo vị trí của chúng, thường có trên 3 lông. Đa số các giống, mai lưng có 5 lông: 1 lông trước giữa (AM); 2 lông trước bên (AL) và 2 lông sau bên (PL). Trường hợp mai lưng chỉ có 3 lông (không kể lông cảm giác) gồm 2 lông sau bên ở ngoài mai (như một số loài thuộc giống Doloisia). Trường hợp mai lưng chỉ có 4 lông (như ở phân giống Walchia thuộc giống Gahrliepia) thì lông AM thiếu. Trường hợp mai lưng có 6 lông trở lên (như các giống thuộc phân họ Leewenhoekiinae có 2 lông trước giữa). Phân giống Gahrliepia có nhiều lông phụ sau lông sau bên. Lông cảm giác hình dạng thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từ hình sợi đến hình cầu. Trên scutum có lỗ điểm, mức độ to, nhỏ, dày hay thưa tuỳ thuộc vào từng loài. Mắt: ở trên lưng gần góc sau bên của mai lưng. Mắt nằm trong tấm mắt. Mỗi bên thường có 2 mắt (2 + 2) hoặc 1 mắt (1 + 1). Lông trên thân ấu trùng gồm có lông lưng và lông bụng. Số lượng lông lưng và lông bụng thay đổi tuỳ theo từng loài, xếp thành hàng hay không thành hàng. 8 Lông lưng: hàng đầu tiên là lông vai, tiếp theo đến hàng lông lưng thứ nhất, thứ hai... số lượng lông trong các hàng thay đổi tuỳ theo từng loài mò, được biểu thị bằng công thức lông lưng. Ví dụ lông lưng ở L.(L.) deliense: 2.8.6.6.4.2 = 28 (có nghĩa là lông vai 2 chiếc, hàng lông lưng thứ nhất 8 chiếc, hàng lông lưng thứ hai 6 chiếc... tổng cộng 28 chiếc). Lông lưng thường phân nhánh hình lông chim và dài hơn lông bụng. Ở phân giống Trombiculindus thuộc giống Leptotrombidium, lông lưng mở rộng từ hình lá đến hình tim. Lông bụng gồm: lông ức, lông bụng và lông đuôi. Lông ức ở giữa ức thường có 2 hay 3 đôi; nếu 2 đôi thì mỗi bên có 2 lông (2+2), nếu 3 đôi mỗi bên có 3 lông (3+3): lông bụng ở sau các gốc chân III, mọc thành hàng hay không thành hàng, ngắn hơn lông lưng, hình lược hay phân nhánh một bên. Lông đuôi ở phía sau lỗ hậu môn đến cuối bụng; kích thước và hình dạng giống lông lưng. Chân: ấu trùng mò có 3 đôi chân, mỗi chân có 6 hay 7 đốt. Nếu chân 7 đốt gồm: đốt gốc, chuyển, gốc đùi, ngọn đùi, gối, cẳng và đốt bàn. Nếu chân 6 đốt thì đốt gốc và ngọn đùi gắn liền thành đốt đùi. Trên các đốt chân đều có lông phân nhánh, ngoài ra còn có lông đơn dài hay ít nhiều có phân nhánh ở gốc, gậy cảm giác có gai nhỏ. Bàn chân I, II còn có lông gần bàn, lông bên gần mút bàn và lông trước bàn. Cuối các đốt bàn có 2 móng và 1 đệm. Móng thường mập hơn đệm, đôi khi phủ bởi nhiều sợi tơ nhỏ. 9 Hình 1.4. Hình thái ấu trùng mò đỏ Nguồn: Nguyễn Văn Châu, 1997a CHÚ THÍCH CHI TIẾT CẤU TẠO CỦA MÒ ĐỎ 1. Pan 12. Gai gối I 23. Hàng lông thứ hai 2. Kìm 13. Đốt chuyển 24. Móng 3. Lông bao kìm 14. Đốt gốc đùi 25. Đệm 4. Mắt 15. Đốt ngọn đùi 26. Lông đuôi 5. Lông bên gần mút bàn 16. Đốt gối 27. Lỗ hậu môn 6. Lông gần mút bàn 17. Đốt cẳng 28. Lông bụng 7. Cựa bàn I 18. Đốt bàn 29. Gốc chân III 8. Gậy bàn I 19. Lông trước vuốt 30. Lông gốc chân 9. Gai bàn I 20. Mai lưng 31. Lông ức 10. Gậy cẳng I 21. Lông vai 32. Gốc chân II 11. Gậy đốt gối I 22. Hàng lông lưng thứ nhất 33. Lỗ thở 34. Gốc chân I SCUTUM VÀ CÁC SỐ ĐO TRÊN SCUTUM SCUTUM (mai lưng), SENs (lông cảm giác) 10 11 Hình 1.5. Hình thái ấu trùng mò đỏ (Nguồn: Nguyễn Văn Châu, 1997a)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng