Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bạch chỉ thư...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bạch chỉ thương phẩm tại phú thọ

.PDF
79
1
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN VĂN SƠN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG BẠCH CHỈ THƯƠNG PHẨM TẠI PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng : Phú Thọ, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN VĂN SƠN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG BẠCH CHỈ THƯƠNG PHẨM TẠI PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 8620110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thanh Đoàn : Phú Thọ, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của tập thể trong và ngoài cơ quan. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Sơn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới TS. Hà Thanh Đoàn đã hƣớng dẫn tận tình, chỉ bảo và đầu tƣ nhiều công sức và thời gian trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, cơ quan và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên và khích lệ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Văn Sơn năm 2019 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4 1.1. Điều kiện tự nhiên các vùng sinh thái nông nghiệp gắn với sản xuất cây thuốc ở Việt Nam .............................................................................................. 4 1.1.1. Vùng Đông Bắc ....................................................................................... 4 1.1.2. Vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn ........................................................... 5 1.1.3. Vùng Tây Bắc ......................................................................................... 6 1.1.4. Vùng đồng bằng Bắc Bộ ......................................................................... 7 1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây Bạch chỉ .................. 8 1.2.1. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 8 1.2.2. Các giống Bạch chỉ ............................................................................... 10 1.2.3. Yêu cầu sinh thái ................................................................................... 11 1.2.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dƣỡng của cây Bạch chỉ ............................ 12 1.2.5. Tác dụng dƣợc lý của cây Bạch chỉ ...................................................... 13 1.3. Kết quả nghiên cứu về dinh dƣỡng khoáng đối với các loại cây lấy củ .. 15 1.3.1. Cân bằng dinh dƣỡng trong hệ thống cây trồng.................................... 15 1.3.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng ................................................. 17 1.4. Kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng ............... 19 1.5. Tổng quan nghiên cứu về thời vụ trồng ................................................... 21 1.6. Tổng quan nghiên cứu về mật độ trồng ................................................... 22 iv 1.7. Kỹ thuật trồng cây bạch chỉ ..................................................................... 23 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 2.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu................................................................. 27 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 27 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 28 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.4.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu.................................................. 28 2.4.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 28 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 29 2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển ....................................................... 29 2.5.2. Các chỉ tiêu về sinh lý ........................................................................... 30 2.5.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................ 31 2.5.4. Các chỉ tiêu về chất lƣợng ..................................................................... 31 2.5.5. Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: ....................................................................... 31 2.6. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 32 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33 3.1. Ảnh hƣởngcủa thời vụ trồng đến sinh trƣởng, năng suất củ Bạch chỉ thƣơng phẩm.................................................................................................... 33 3.1.1. Ảnh hƣởng thời vụ gieo đến tỷ lệ nảy mầm của cây Bạch chỉ ............. 33 3.1.2. Ảnh hƣởng thời vụ gieo đến sinh trƣởng, phát triển cây Bạch chỉ ....... 34 3.1.3. Ảnh hƣởng thời vụ trồng đếnđộng thái tăng trƣởng chỉ số diện tích lá cây Bạch chỉ .................................................................................................... 37 3.1.4. Ảnh hƣởng thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây Bạch chỉ ...................................................................................... 38 3.1.5. Ảnh hƣởng thời vụ gieo đến chất lƣợng củ Bạch chỉ ........................... 41 v 3.2. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng, năng suất cây Bạch chỉ .. 44 3.2.1. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng, phát triển cây Bạch chỉ 44 3.2.2. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá cây Bạch chỉ ...... 46 3.2.3. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đƣờng kính củ và chiều dài củ Bạch chỉ .................................................................................................................... 47 3.2.4. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu suất quang hợp và năng suất của cây Bạch chỉ .................................................................................................... 49 3.2.5. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của cây Bạch chỉ ........................................................................................................... 52 3.2.6. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến thành phần sâu bệnh hại cây Bạch chỉ53 3.3. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến tính chất đất, sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng cây Bạch chỉ.......................................................................... 54 3.3.1. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến tính chất đất trồng cây Bạch chỉ .................................................................................................................... 54 3.3.2.Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến đến sinh trƣởng, phát triển của cây Bạch chỉ.............................................................................................. 56 3.3.3. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học trồng đến năng suất, chất lƣợng của cây Bạch chỉ.............................................................................................. 58 3.3.4. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học trồng đến thành phần sâu bệnh hại cây Bạch chỉ .............................................................................................. 60 3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân hữu cơ sinh học cho cây Bạch chỉ ........................................................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 64 1. Kết luận ....................................................................................................... 64 2. Đề nghị ........................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các nguồn dinh dƣỡng đầu vào, đầu ra .......................................... 17 của cân bằng dinh dƣỡng cho cây trồng.......................................................... 17 Bảng 3.1.Ảnh hƣởng thời vụ gieo đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm của hạt Bạch chỉ tham gia thí nghiệm .................................................................................... 34 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trƣởng, phát triển ...... 35 của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ ................................................................. 35 Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chiều cao cây, số lá và kích thƣớc lá cây Bạch chỉ sau trồng 150 ngày ...................................................... 36 Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) ........... 37 của giống Bạch chỉ tham gia thí nghiệm ......................................................... 37 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chiều dài và đƣờng kính củ bạch chỉ tham gia thí nghiệm .......................................................................... 39 Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất, phẩm cấp củ khô của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ ................................................................. 40 Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo đến khả năng tích luỹ chất khô ......... 42 cây Bạch chỉ trồng tại Phú Thọ ....................................................................... 42 Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chất lƣợng dƣợc liệu Bạch chỉ .................................................................................................................... 43 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trƣởng, phát triển của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ ................................................................. 44 Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến chiều cao cây, số lá và kích thức lá cây Bạch chỉ sau trồng 150 ngày................................................................. 45 Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) ......... 47 của giống Bạch chỉ tham gia thí nghiệm ......................................................... 47 Bảng 3.12. Ảnh hƣởng mật độ trồng đến chiều dài ........................................ 48 và đƣờng kính củ bạch chỉ tham gia thí nghiệm ............................................. 48 vii Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu suất quang hợp ................ 49 của cây Bạch chỉ tham gia thí nghiệm ............................................................ 49 Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất, phẩm cấp củ khô của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ........................................................................ 51 Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng tích luỹ chất khô...... 52 cây Bạch chỉ tham gia thí nghiệm .................................................................. 52 Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến thành phần sâu bệnh hại ......... 53 ở các công thức tham gia thí nghiệm .............................................................. 53 Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh đến tính chất lý học của đất trồng Bạch chỉ sau một năm tiến hành thí nghiệm.......................................... 55 Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến một số tính chất hóa học đất trồng Bạch chỉ ........................................................................................... 56 Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh họcđến động thái tăng trƣởng chiều cao cây bạch chỉ..................................................................................... 57 Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh họcđến động thái ra lá của cây bạch chỉ tham gia thí nghiệm .......................................................................... 58 Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất, .................. 59 phẩm cấp củ khô của cây bạch chỉ trồng tại Phú Thọ..................................... 59 Bảng 3.22 Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến chất lƣợng dƣợc liệu Bạch chỉ ........................................................................................................... 60 Bảng 3.23: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ sinh học đến thành phần sâu bệnh hại61 Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón bổ sung phân hữu cơ sinh học cho cây Bạch chỉ....................................................................................... 63 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây thuốc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 80% dân số thế giới đang sử dụng các loại cây thuốc để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và gần 70 - 80% dân số ở các vùng nông thôn lấy cây thuốc làm nguồn chữa bệnh chủ yếu. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, thiên nhiên ƣu đãi, cây thuốc Việt Nam đa dạng phong phú về cả số lƣợng cũng nhƣ số loài. Qua nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng, dƣợc liệu Việt Nam ngày càng tỏ rõ tính ƣu việt trong việc phòng chữa các bệnh. Đặc biệt, với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nền y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền, tính đặc hiệu quí báu của nhiều loài cây thuốc đƣợc phát hiện đã và đang hỗ trợ điều trị, chữa khỏi những bệnh nan y, bồi bổ, phục hồi sức khỏe cho nhân dân. Bạch chỉ có tên khoa học là Angelica dahurica Benth. Et Hook. f. thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), lấy củ làm dƣợc liệu và đƣợc sử dụng từ lâu đời ở các nƣớc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; và đƣợc nhập nội vào Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ 20. Bạch chỉ là cây thuốc quan trọng trong danh mục cây thuốc thiết yếu của Y học cổ truyền Việt Nam. Cây thích ứng với khí hậu mát ẩm, đất đai màu mỡ, tầng đất sâu, nhất là đất phù sa ven sông. Theo Viện Dƣợc liệu (2005), rễ củ Bạch chỉ có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh phế, vị và đại tràng; có tác dụng khử phong, hoạt huyết, sinh cơ, sử dụng làm thuốc giảm đau, hạ sốt; kháng khuẩn, kháng virus,... có thể dùng phối hợp hoặc riêng rẽ. Theo Võ Văn Chi (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 2012) và Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 2012), rễ củ Bạch chỉ có thành phần chính là các dẫn xuất coumarin, tinh dầu có tác dụng: Hoạt huyết, giảm đau, chống viêm; đƣợc sử dụng để trị cảm sốt, sổ mũi, ngạt mũi do bị lạnh, nhức 2 đầu, chữa đau nhức răng, bị thƣơng viêm tấy, phong thấp nhức xƣơng, đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt viêm tuyến vú, điều kinh, đau cơ. Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3.533,4 km2, nằm trong khu vực giao lƣu giữa các vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cách Hà Nội 80 km, là cầu nối giao lƣu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Phú Thọ có tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi trồng các loại cây công nghiệp, cây dƣợc liệu, cây ăn quả, cây lƣơng thực và phát triển vùng sản xuất dƣợc liệu tập trung. Tăng năng suất cây trồng là mục tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ thuật về giống và canh tác. Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, nhất là chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thực vật, trong khi đất canh tác bị thu hẹp và để ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải thƣờng xuyên chọn tạo giống cây trồng phù hợp với điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp, nhằm giảm nghèo bền vững cho nhân dân, trong đó phát triển cây dƣợc liệu đƣợc tỉnh hết sức quan tâm. Bạch chỉ là một trong 7 loài dƣợc liệu ƣu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020, theo quyết định số 621/QĐUBND ngày 31/3/2015. Tuy nhiên chƣa có nhiều nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng trọt cụ thể trong điều kiện tự nhiên của tỉnh, chủ yếu là áp dụng quy trình do Viện Dƣợc liệu cung cấp và theo kinh nghiệm của ngƣời dân. Kết quả sản xuất Bạch chỉ chƣa đạt hiệu quả cao, năng suất, chất lƣợng dƣợc liệu không đạt theo quy định của Dƣợc điển. Xuất phát từ thực tiễn đó nhằm tìm ra các biện pháp kỹ thuật nhƣ xác định mật độ, thời vụ, lƣợng phân bón hữu cơ bổ sung vào quy trình trồng trọt cây Bạch chỉ trên địa bàn tỉnh chúng 3 tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lƣợng Bạch chỉ thƣơng phẩm tại Phú Thọ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trƣởng, năng suất cây Bạch chỉ từ đó lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tối ƣu nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng của Bạch chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng Bạch chỉ tại Phú Thọ. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, giảng viên, sinh viên và ngƣời dân trong học tập, nghiên cứu, sản xuất về cây dƣợc liệu nói chung và cây Bạch chỉ nói riêng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định đƣợc các biện pháp kỹ thuật tối ƣu nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng củ Bạch chỉ, gia tăng giá trị trồng trọt cho ngƣời dân. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện tự nhiên các vùng sinh thái nông nghiệp gắn với sản xuất cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của nền y học cổ truyền Trung Quốc. Việt Nam là nƣớc nhiệt đới, gió mùa có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, tính đến nay đã phát hiện 3.948 loài thực vật có mạch là cây thuốc. Việt Nam là một nƣớc hẹp và dài, chạy từ vĩ tuyến 8030’ đến 23022’ vĩ độ Bắc. Có thể chia vùng sinh thái sản xuất cây thuốc ở Việt Nam gồm 9 vùng: Vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện tự nhiên của các vùng thích nghi với một số cây thuốc nhƣ sau: 1.1.1. Vùng Đông Bắc Vùng sinh thái Đông Bắc bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang…. Tổng diện tích tự nhiên là 3,4 triệu ha trong đó diện tích rừng 519.359 ha, đất trống đồi núi trọc 1,7 triệu ha. Địa hình vùng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình 400 - 500m. Đặc điểm nổi bật của vùng là sắp xếp các khối núi xen giữa các cánh đồng. Nhiệt độ cao nhất từ tháng 6 đến tháng 9 đạt trên 30 0C (từ 30 – 350C). Thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 (dƣới 200C). Ẩm độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt trên 90%, ẩm độ thấp nhất vào tháng 10 và tháng 11 chỉ đạt dƣới 80%. Do vị trí địa hình, vùng Đông Bắc chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc mạnh nhất, mùa lạnh đến sớm hơn những nơi khác. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn các nơi khác 1- 30C. Thời gian có nhiệt độ thấp hơn 200C ở độ cao 5 500m là 165 ngày/năm. Biên độ nhiệt độ năm từ 13 – 140C. Nhiệt độ trung bình năm của vùng từ 21 – 230C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36 - 400C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.276mm tại Móng Cái. Số ngày mƣa trong năm là 120 - 160 ngày/năm. Mùa mƣa trong năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, trừ khu duyên hải có mƣa dài hơn, từ tháng 4 đến tháng 10. Lƣợng bốc hơi nƣớc từ 900 - 1.100m. Đất phát triển trên vùng núi thấp, cao nguyên đá vôi và đồi núi thấp, chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng. Các thung lũng bồi tụ dọc các sông và đồng bằng tích tụ ven biển chủ yếu là đất phù sa, sông suối, đất dốc tụ thung lũng và ven biển có đất cát mặn. Mùa hè nóng ẩm, mùa đông khắc nghiệt, khô hạn, sƣơng muối giá rét. Vùng ven biển hay chịu ảnh hƣởng của bão, nƣớc dâng. Ô nhiễm môi trƣờng do khai thác mỏ và các hoạt động kinh tế khác gây ra. Do đặc điểm khí hậu, đất đai thổ nhƣỡng nhƣ trên nên vùng Đông Bắc cũng phân bố nhiều loại cây thuốc hoang dại, điển hình nhƣ là: Ba kích, hồi, quế, thanh cao, chóc máu, sả chanh, địa liền, địa hoàng và kim tiền thảo. 1.1.2. Vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn Đƣờng ranh giới của vùng này với vùng Đông Bắc là giải Ngân Sơn, Cốc Xo đến khối núi Tam Đảo; với vùng Tây Bắc là dải Hoàng Liên Sơn. Diện tích toàn vùng là 3,3 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 687.942 ha, đất trống đồi núi trọc là 1,6 triệu ha. Trong mùa đông nhiệt độ xuống dƣới 150C, ở vùng núi cao từ tháng 7 trở đi nhiệt độ trung bình/tháng mới vƣợt quá 200C. Ở vùng núi thấp, từ tháng 3 đến tháng 11 nhiệt độ trung bình đều trên 200C. Phần lớn đất ở các vùng này là đỏ vàng trên các loại đá sét và đá biến chất. Tầng đất mỏng, độ phì kém so với đất đỏ và đá bazan. Tuy nhiên, khi hình thành trên các loại đá biến chất nơi có địa hình đồi thoải, ít dốc, đất có độ xốp tăng lên, chất lƣợng cao hơn và hàm lƣợng kali tăng hơn. Điều đáng lo 6 ngại là hơn 60% diện tích đất loại này đã bị mất lớp phủ bì thực vật nên bị xói mòn nghiêm trọng. Cũng phải kể đến nhóm đất mùn trên cao (trên 700 m) vì đây mới là địa bàn trồng cây thuốc, có tầng đất mỏng nhƣng do khí hậu mát mẻ đất tích lũy đƣợc nhiều mùn, độ phì thích hợp với một số cây đặc sản, cây thuốc nhƣ: đào, lê, mận, tam thất, xuyên khung, ô đầu, đƣơng quy, đỗ trọng, hoàng bá, bạch truật, actisô, bạch quả, gừng, nghệ, sa nhân, thảo quả…. 1.1.3. Vùng Tây Bắc Diện tích 3,6 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 480.984 ha, đất trống đồi núi trọc khoảng 2,5 triệu ha. Địa hình nói chung cao hơn 500 m. Vùng núi và cao nguyên Tây Bắc, do đặc trƣng của dãy núi cao và cao nguyên chia cắt bởi các thung lũng sông suối lớn chạy dài theo hƣớng tây bắc - đông nam, trùng với các yếu tố đứt gãy do quá trình thành tạo địa chất. Vùng có độ cao trung bình lớn từ 800 - 1.000m. Có xu hƣớng nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Mùa mƣa của vùng bắt đầu và kết thúc sớm hơn các vùng khác thuộc Bắc Bộ một tháng. Tình hình mƣa của các vùng phân hóa mạnh, phía Bắc mƣa lớn, ở tâm Mƣờng Tè 2.000 - 3.000mm/năm, trong khi ở phía nam chỉ từ 1.400 - 1.600mm/năm, cá biệt tại Yên Châu mƣa chỉ từ 1.108mm/năm. Khí hậu vùng Tây Bắc phân hóa theo các đai cao dƣới 300m, 300 - 700m, 700 800m trở lên. Đất đai vùng Tây Bắc có độ cao 300 - 700m, phổ biến là đất đỏ vàng trên núi, ở 700 - 900m trở lên là đất mùn vàng đỏ trên núi và ở trên 2.000m là đất mùn trên núi cao. Nói chung đất vùng Tây Bắc thuộc loại đất chua, nghèo dinh dƣỡng, rất dễ tiêu, tầng đất trung bình đến mỏng. Vùng cao nguyên đá vôi, vùng núi Điện Biên, vùng núi Pu Đen Đinh có tầng tƣơng đối dày. Hạn chế chính của vùng này là thiếu nƣớc trong mùa khô, gió tây khô nóng, có lốc, mƣa đá. 7 1.1.4. Vùng đồng bằng Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng đặc trƣng bởi bề mặt khá bằng phẳng và hơi nghiêng ra biển theo hƣớng tây bắc - đông nam. Ngoại trừ một số ngọn núi còn sót, vùng đồng bằng bồi tích chênh lệch độ cao từ 1 - 10m. Vùng đƣợc bồi đắp sản phẩm phù sa của hai hệ thống song Hồng và sông Thái Bình. Bề mặt địa hình là sản phẩm phù sa của hệ thống sông Hồng bằng phẳng và ít đồi núi sót hơn bề mặt địa hình là sản phẩm phù sa của hệ thống sông Thái Bình. Diện tích tự nhiên 1,25 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp 820.000ha (50%) đất lâm nghiệp 175.000 ha, đất trống đồi núi trọc 70.000 ha. Trọng lƣợng bức xạ dồi dào 105 - 120 kcal/cm2/năm. Bức xạ quang hợp lớn 56 - 62 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng đạt từ 1.600 - 1.800 giờ/năm. Lƣợng mƣa từ 1.600 - 2.200mm/năm. Đất phù sa ngoài đê đƣợc bồi hàng năm khoảng 130.000 ha, trong đó 75% là đất phù sa sông Hồng có thành phần cơ giới nhẹ, phì nhiêu thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày và cây lƣơng thực, thực phẩm. Vùng ven biển phần lớn chua mặn, rìa đồng bằng là một dải đất xám bạc màu, là phù sa cũ bị rửa trôi và đã canh tác lâu đời. Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sinh thái thích nghi với nhiều loại cây thuốc, nông dân ở đây lại có trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật cao nên phần lớn sản lƣợng cây thuốc nƣớc ta đƣợc trồng và cung cấp ở vùng này. Một số xã ở khu vực đồng bằng sông Hồng có cơ cấu cây trồng hầu nhƣ là cây thuốc, nhƣ xã Tân Quang (Mỹ Văn, Hƣng Yên), xã Mễ Sở, Bình Minh, Tân Dân, Đông Kết…. (Châu Giang, Hƣng Yên). Cây thuốc ở đây đƣợc trồng quanh năm nhƣ cây bạc hà, húng quế, bạch truật, hoài sơn, đƣơng quy, bán hạ, ngƣu tất, cốt khí củ, đinh lăng, mã đề, cúc hoa vàng, địa liền, cát cánh, sả, trạch tả, bạch chỉ, tía tô, kinh giới …. 8 1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây Bạch chỉ 1.2.1. Đặc điểm thực vật học Cây Bạch chỉ (còn có tên gọi khác là Hàng Châu bạch chỉ hay Hƣơng bạch chỉ) có tên khoa học là Angelica dahurica Benth. Et Hook. f. thuộc họ hoa tán – Apiaceae. Cây Bạch chỉ đƣợc trồng ở Trung quốc, Nhật bản, Việt Nam và một số quốc gia khác… Cây Bạch chỉ đƣợc Viện dƣợc liệu nhập nội vào nƣớc ta thành công từ Trung quốc vào những năm 1960 - 1970, đã đƣợc thuần hoá với khí hậu miền bắc nƣớc ta. Bạch chỉ là cây có khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt với các loài sâu bệnh hại nên đã đƣợc phát triển trồng rộng rãi. Bạch chỉ là cây thân thảo sống nhiều năm, cao 1 - 2 m. Thân hình trụ, tròn, rỗng, đƣờng kính có thể 2 - 3cm, mặt ngoài màu tím hồng. Rễ phình to thành củ dài, mọc thẳng đôi khi phân nhánh. Lá to, có cuống dài phát triển thành bẹ rộng ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 - 3 lần hình lông chim, mép lá có răng cƣa, hai mặt lá không có lông trừ đƣờng gân ở trên mặt lá có lông tơ (Nguyễn Huy Công, 2005), Hoa bạch chỉ nhỏ tập hợp thành cụm hoa hình tán kép, cuống thu ngắn. Gốc của tán hoa có những lá bắc nhỏ mọc vòng làm thành tổng bao, còn từng hoa không có lá bắc riêng. Hoa lƣỡng tính, hoa mẫu 5, đài có 5 răng nhỏ hình vảy, đôi khi không có, 5 cánh hoa rời nhau, xếp van, thƣờng có màu trắng. Một vòng nhị xếp xen kẽ với cánh hoa, chỉ nhị dài dính vào đĩa mật ở trên đỉnh bầu. Bộ nhụy gồm 2 lá noăn dính nhau thành bầu dƣới, hai ô, mỗi ô chứa một noãn. Hai vòi nhụy và hai đầu nhụy, gốc vòi nhụy thƣờng phình to dính với đĩa mật gọi là chân vòi. Bạch chỉ là cây có số lƣợng hoa lớn, thích nghi cao với sự thu phấn nhờ sâu bọ. Nhị chín trƣớc nhụy nên buộc phải thụ phấn chéo. Hoa tập trung hình thành các tán khác nhau. Hoa bạch chỉ mang tính chất của cụm hoa vô 9 hạn trong từng tán hoa nhỏ theo ñó hoa nở từ dƣới lên, còn về tổng thể của một cây thì hoa bạch chỉ mang tính chất cụm hoa hữu hạn do đó hoa nở từ trên nở xuống, nở từ ngoài vào trong. Quá trình nở hoa bắt đầu từ tán trung tâm, sau đó là tán cấp 1, tán cấp 2… thời gian nở hoa giữa 2 cấp tán cách nhau từ 7 - 10 ngày. Những tán hoa và hoa ra trƣớc có kích thƣớc lớn hơn những tán hoa và hoa ra sau. Cụm hoa là một tán kép mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, có cuống chung dài 4 - 8cm, cuống tán dài 1cm. Hoa màu trắng, có 5 cánh cong lên ở đầu, nhị 5 dài hơn cánh hoa. Quả bạch chỉ thuộc quả bế đôi, mỗi quả có hai hạt riêng rẽ với các đặc điểm thích nghi cho việc phát tán nhờ gió đó là có cánh xung quanh với hạt nhỏ hình thoi nằm ở giữa (Phạm Hoàng Hộ, 2000). Thời gian ra hoa làm quả trên các cấp tán khác nhau nên ảnh hƣởng đến kích thƣớc cũng nhƣ tỷ lệ quả chắc và năng suất hạt. Kích thƣớc hạt có xu hƣớng giảm dần từ hạt ở tán trung tâm xuống hạt ở các tán cấp cao hơn. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trùng hợp với nghiên cứu của Hendrix (1984a,1984b) trên cây củ cải vàng (P. sativa L.), một cây thuộc họ hoa tán, tác giả cho rằng, hạt nhỏ đƣợc sản xuất ở những tán ra muộn, có thể bị hạn chế bởi chất dinh dƣỡng trong cây. Theo nghiên cứu của Ojala (1986) cho rằng, các hạt trên các cấp tán khác nhau có ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng và ra hoa của cây thuộc họ hoa tán, do tuổi sinh lý của hạt trên các cấp tán khác nhau. Cấu trúc bộ tán của cây bạch chỉ có đƣờng kính giảm dần theo thứ tự từ tán cấp thấp đến cấp cao, các tán nhỏ là tán mang quả bạch chỉ. Rễ cây Bạch Chỉ có hình trụ, đầu trên hơi vuông mang vết tích của cổ rễ, đầu dƣới nhỏ dần. Mặt ngoài màu vàng hay nâu nhạt có nhiều lớp nhăn dọc nhiều lỗ vỏ lồi lên nằm ngang xếp thành 4 hàng dọc. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm vỏ màu trắng ngà, có nhiều bột, phía ngoài xốp hoặc 10 có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết) tầng sinh gỗ hình vuông. Mùi thơm hơi hắc, vị hơi cay Theo dƣợc điển Trung Quốc, củ bạch chỉ phải có hình tròn dài hoặc hình chóp, kích thƣớc chiều dài từ 10 - 25cm. Đƣờng kính củ từ 1,2 - 2,5cm. Màu sắc bên ngoài củ là màu nâu sẫm hoặc sẫm vàng. Đầu rễ củ gần giống hình tròn tù, có nếp nhằm theo chiều dọc, có những nốt mụn rễ con nổi lên. Củ một không có các rễ con khác, có độ rắn chắc. 1.2.2. Các giống Bạch chỉ Cây bạch chỉ đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc châu Á nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên; ở châu Âu một số nƣớc cũng có trồng nhƣ Italia, Hà Lan…Trong các nƣớc trên, Trung Quốc là nƣớc trồng cây Bạch chỉ nhiều và lâu đời nhất. Theo “Trung khảo dƣợc học”, ở Trung Quốc trồng nhiều giống bạch chỉ khác nhau nhƣ: - Hƣơng an bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth et Hook). Là cây thân thảo sống nhiều năm, cao 2 - 2,5m; rễ chính thô, to, mặt ngoài màu nâu; thân thẳng, thô, phần gốc đƣờng kính 5 - 9cm, thƣờng màu tím, chỗ gần chùm hoa có lông mềm ngắn; lá kép lông chim 2 - 3 lần, 3 lá chét, dài 5 - 9cm, rộng 2 - 4cm, đỉnh nhọn ngắn, mép có răng tù, cuống lá dài 3 - 6cm; chum hoa tán kép, mỗi chum có 18 - 38 tán nhỏ, mỗi tán nhỏ gồm có 10 hoa màu trắng; quả bế đôi hình chóp, phần quả có 5 cánh, cạnh bên thành cánh không lông hoặc rất ít. - Hàng châu bạch chỉ (Angelica taiwaniara (Boiss.) Shan et Yuan). Cây cao 1,5 - 2m. Gốc thân có đƣờng kính 4 - 7 cm, màu vàng xanh, gần chỗ chùm hoa có lông dày đặc. Lá phân thùy lông chim 2 - 3 lần. Thùy đỉnh hình trứng dài, cuống lá có bẹ, chùm hoa có 10 - 27 tán nhỏ. Mỗi tán nhỏ có nhiều hoa màu vàng xanh. Quả bế đôi, có lông thƣa. 11 - Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Lallem.). Cây cao 0,8 - 2m, thân tƣơng đối yếu, chỗ gần chùm hoa có lông mềm. Phiến lá tận cùng hình trứng dài đến hình mác, dài 5 - 15cm, rộng 1,5 - 6cm. Trên gân lá có lông cứng ngắn. Trục lá không có cánh, cuống lá dài 20 - 50cm, lá chét cuống nhỏ, chùm hoa tán kép không có tổng bao và tiểu tổng bao. - Ngoài ra còn có Sơn Bạch chỉ (Angelica yabeana Makino) Trong các giống bạch chỉ ở Trung Quốc đã mô tả trên thì loài Angelica dahurica Benth. et Hook. là phổ biến hơn cả. Ở Việt Nam hiện nay có hai loài Bạch chỉ là Hàng châu Bạch chỉ và Xuyên Bạch chỉ thuộc họ Hoa tán. 1.2.3. Yêu cầu sinh thái Bạch chỉ là cây ƣa sáng và ẩm nhƣng không chịu úng. Bạch chỉ sinh trƣởng và phát triển tốt ở vùng núi có khí hậu ôn hòa, với nhiệt độ không khí trung bình hàng năm thấp là 13,5 - 17,70C, thích nghi với biên độ sinh thái tƣơng đối rộng. Tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng mà cây bạch chỉ sống đƣợc một năm hay nhiều năm.Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển của cây và năng suất củ Bạch chỉ. Trung Quốc có hai vùng sản xuất bạch chỉ chính là Tứ Xuyên và An Quốc. Tại Tứ Xuyên: Cao hơn mặt biển 270m, đất phù sa mới, nhiệt độ bình quân 17,7oC; nhiệt độ trung bình tối cao 21,6oC; nhiệt độ trung bình tối thấp 14,3oC, lƣợng mƣa 1185,5mm, ẩm độ tƣơng đối 81%. Tại An Quốc (Hà Bắc): độ cao 29,9m, về mùa xuân khô hanh, mùa hạ mƣa nhiều, đất phù sa cổ; nhiệt độ trung bình 13,5oC; trung bình tối cao:19,4oC; trung bình tối thấp: 7,5oC; lƣợng mƣa: 560mm. Củ bạch chỉ phát triển tốt ở vùng đất có tầng canh tác dày màu mỡ, đất pha cát, đủ độ ẩm. Vùng đất sét nặng củ phát triển kém, vỏ màu đen, chất lƣợng không tốt. Đất trũng thấp dễ bị thối. Nhìn chung ở các chân đất thoát nƣớc tốt, cơ giới nhẹ đều có thể trồng bạch chỉ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng