Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mối liên quan giữa asymmetric dimethylarginine với các yếu tố nguy cơ...

Tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa asymmetric dimethylarginine với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

.PDF
119
2
140

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN HỒ TRÚC QUỲNH NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ASYMMETRIC DIMETHYLARGININE VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC TP HỒ CHÍ MINH - 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ------------------------- TRẦN HỒ TRÚC QUỲNH NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ASYMMETRIC DIMETHYLARGININE VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP Ngành : Kỹ thuật xét nghiệm y học Mã số : 8720601 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. VÕ THÀNH TOÀN PGS.TS.BS. LÊ ĐÌNH THANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn, các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Hồ Trúc Quỳnh . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADMA : Asymmetric Dimethylarginine (Arginine có 2 nhóm methyl không đối xứng) Anti-CCP : Antibody Cyclic Citrullinated Peptide BCĐNTT : Bạch cầu đa nhân trung tính BMI : Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) BN : Bệnh nhân cGMP : Cyclic guanosine monophosphate (Guanosine đơn phosphate vòng) CRP : C-reactive protein (Protein phản ứng C) DDAH : Dimethylarginine Dimethylaminohydrolase ĐDMD : Điện di mao dẫn ĐKQP : Đo khối quang phổ ELISA : Enzyme-Linked Immunosorbent Assay (Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch gắn men) EPO : Erythropoietin GC : Glucocorticoid HATB : Huyết áp trung bình HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương Hcy : Homocysteine (Amino acid tổng hợp từ amino acid methionine) Hct : Hematocrit (Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần) HDL-C : High Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol của lipoprotein có tỉ trọng cao) LDL-C : Low Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol của lipoprotein có tỉ trọng thấp) . . Hb : Hemoglobin (Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu) hs-CRP : High sensitive C reactive protein (Protein phản ứng C độ nhạy cao) L-NMMA : NG-monomethylarginine (Arginine có 1 nhóm methyl) MCV : Thể tích trung bình của một hồng cầu MCH : Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu MCHC : Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu MHD : Màng hoạt dịch MPV : Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu NO : Nitric oxide NOS : Nitric oxide synthase (Enzyme tổng hợp nitric oxide) PLT : Số lượng tiểu cầu PRMT : Protein arginine N-methyltransferases (Enzyme vận chuyển nhóm methyl đến protein arginine) RBC : Số lượng hồng cầu RDW : Độ phân bố kích thước hồng cầu RF : Rheumatoid factor (Yếu tố dạng thấp) SDMA : Symmetric Dimethylarginine (Arginine có 2 nhóm methyl đối xứng) SKLHNC : Sắc ký lỏng hiệu năng cao TG : Triglyceride TNFα : Tumor necrosis factor α (Yếu tố hoại tử khối u alpha) VKDT : Viêm khớp dạng thấp VEGF : Yếu tố phát triển nội mạc mạch máu WBC : Số lượng bạch cầu YTNCTM : Yếu tố nguy cơ tim mạch . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VKDT theo tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2010 ........................................................................................... 6 Bảng 1. 2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch .......................................................... 7 Bảng 2. 1. Phân loại thừa cân-béo phì ở người lớn theo BMI của WHO. ...... 29 Bảng 2. 2. Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch học Việt nam (2015) .. 30 Bảng 2. 3. Phân loại mức độ thiếu máu dựa trên nồng độ Hb máu ................ 31 Bảng 2. 4. Phân loại ATP III (Thang điểm dành cho người trưởng thành III) theo nồng độ cholesterol toàn phần................................................................. 32 Bảng 2. 5. Phân loại ATP III về nồng độ LDL-C huyết thanh ....................... 33 Bảng 2. 6. Phân loại ATP III về nồng độ HDL-C huyết thanh ....................... 34 Bảng 2. 7. Phân loại ATP III về nồng độ Triglyceride huyết thanh .............. 34 Bảng 2. 8. Các bước tiến hành xét nghiệm ELISA đo nồng độ ADMA. ....... 38 Bảng 3. 1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng hai nhóm nghiên cứu.................. 45 Bảng 3. 2. Đặc điểm về tuổi và giới tính của hai nhóm nghiên cứu ............... 46 Bảng 3. 3. Đặc điểm nhân trắc của nhóm chứng và nhóm bệnh..................... 46 Bảng 3. 4. Đặc điểm BMI của đối tượng nghiên cứu ..................................... 47 Bảng 3. 5. Đặc điểm huyết áp của đối tượng nghiên cứu ............................... 47 Bảng 3. 6. Các chỉ số huyết học của đối tượng nghiên cứu ............................ 48 . . Bảng 3. 7. Các chỉ số sinh hóa máu của đối tượng nghiên cứu ...................... 49 Bảng 3. 8. Các chỉ số sinh hóa đặc trưng cho bệnh viêm khớp dạng thấpcủa đối tượng nghiên cứu dựa theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2010 ..................... 50 Bảng 3. 9. Nồng độ ADMA huyết tương ở đối tượng nghiên cứu ................. 51 Bảng 3. 10. Tỷ lệ tăng nồng độ ADMA ở đối tượng nghiên cứu ................... 51 Bảng 3. 11. Nồng độ ADMA của đối tượng nghiên cứu theo giới ................. 52 Bảng 3. 12. Tương quan giữa nồng độ ADMA và tuổi .................................. 53 Bảng 3. 13. Nồng độ ADMA theo mỗi 10 năm tuổi ....................................... 53 Bảng 3. 14. Nồng độ ADMA theo phân loại nguy cơ tim mạch của BMI ..... 54 Bảng 3. 15. Nồng độ ADMA tăng và phân loại nguy cơ của BMI ................ 54 Bảng 3. 16. Nồng độ ADMA ở BN VKDT và huyết áp ................................. 56 Bảng 3. 17. Nồng độ ADMA và chỉ số thiếu máu giữa nhóm bệnh VKDT và nhóm chứng. .................................................................................................... 56 Bảng 3. 18. Nồng độ ADMA theo phân loại thiếu máu giữa nhóm bệnh VKDT và nhóm chứng. ................................................................................... 57 Bảng 3. 19. Tương quan hồi quy giữa nồng độ ADMA với các chỉ số công thức máu .......................................................................................................... 57 Bảng 3. 20. Nồng độ ADMA và các chỉ số sinh hóa ở bệnh VKDT. ............. 60 Bảng 3. 21. Tương quan hồi quy giữa nồng độ ADMA với các chỉ số bệnh viêm khớp dạng thấp. ...................................................................................... 61 . . Bảng 3. 22. Hồi quy đa biến giữa ADMA với CRP và RF............................. 63 Bảng 3. 23. Hồi quy đa biến giữa RF với HATTR, RDW, WBC và nồng độ ADMA. ............................................................................................................ 64 Bảng 3. 24. Hồi quy logistic giữa tăng nồng độ ADMA với chỉ số BMI, RDW, WBC, RF và thiếu máu. ....................................................................... 65 Bảng 4. 1. Nồng độ ADMA ở BN VKDT ở các nghiên cứu gần đây. ........... 76 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. 1. Quá trình tổng hợp và chuyển hóa của ADMA......................... 15 Biểu đồ 3. 1. Sự phân bố nam-nữ ở hai nhóm nghiên cứu theo giới. ............. 45 Biểu đồ 3. 2. Biểu đồ hồi quy tuyến tính giữa nồng độ ADMA và BMI ....... 55 Biểu đồ 3. 3. Tương quan hồi quy giữa nồng độ ADMA với Hồng cầu, Hb..58 Biểu đồ 3. 4. Tương quan hồi quy giữa nồng độ ADMA và chỉ số Hct, MCV... ......................................................................................................................... 58 Biểu đồ 3. 5. Tương quan hồi quy giữa nồng độ ADMA và chỉ số MCH, MCHC, RDW. ................................................................................................. 59 Biểu đồ 3. 6. Tương quan hồi quy giữa nồng độ ADMA với số lượng bạch cầu, tiểu cầu. .................................................................................................... 59 Biểu đồ 3. 7. Đường cong ROC liên quan giữa nồng độ ADMA với thiếu máu ......................................................................................................................... 60 Biểu đồ 3. 8. Đường cong ROC dự báo sự tăng nồng độ CRP bởi nồng độ ADMA huyết tương. ....................................................................................... 61 Biểu đồ 3. 9. Đường cong ROC giữa tăng nồng độ ADMA và nồng độ CRP... ......................................................................................................................... 62 Biểu đồ 3. 10. Đường cong ROC dự báo sự tăng nồng độ RF bởi nồng độ ADMA huyết tương. ....................................................................................... 62 Biểu đồ 3. 11. Đường cong ROC giữa tăng nồng độ ADMA và nồng độ RF... ......................................................................................................................... 63 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1. Cơ chế bệnh sinh của VKDT ........................................................... 5 Hình 1. 2. Cấu trúc hóa học của L-arginine, asymmetric dimethylarginine (ADMA), monomethylarginine (LMMA), and symmetric dimethylarginine (SDMA). .......................................................................................................... 13 Hình 1. 3. Tổng hợp và chuyển hóa dimethylarginines .................................. 14 Hình 1. 4. Hoạt động sinh học của ADMA..................................................... 16 Hình 1. 5. Các phương pháp ELISA phổ biến ................................................ 18 Hình 1. 6. Sự tổng hợp NO trong nội mô mạch máu và sự khuyến tán của nó đến các tế bào cơ trơn dẫn đến tăng cường tổng hợp cyclic guanosine monophosphate (GMP). .................................................................................. 19 Hình 2. 1. Máy Sinh hóa AU5800 (trái) và Máy phân tích huyết học tự động Beckman Coulter (phải) .................................................................................. 27 Hình 2. 2. Máy sinh hóa miễn dịch ELISA BioTek ELx808.......................... 27 . . DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1. Tổng quan về ức chế NO-synthase trong bệnh VKDT dẫn đến tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch. ..................................................................... 21 Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ............................................................. 28 . . MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ, hình và sơ đồ Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1. 1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp ............................................. 3 1. 2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh viêm khớp dạng thấp ................. 7 1. 3. Tổng quan về Asymmetric Dimethylarginine..................................... 12 1. 4. Vai trò của ADMA trong bệnh viêm khớp dạng thấp ........................ 18 1. 5. Tình hình nghiên cứu Asymmetric Dimethylarginine ở BN viêm khớp dạng thấp ..................................................................................................... 23 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 25 2. 1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 25 2. 2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 26 2. 3. Nội - ngoại kiểm trong nghiên cứu ..................................................... 43 2. 4. Tính đạo đức trong nghiên cứu ........................................................... 44 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 45 3. 1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 45 . . 3. 2. Nồng độ ADMA huyết tương ............................................................. 51 3. 3. Mối liên quan và tương quan giữa nồng độ ADMA với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh viêm khớp dạng thấp ......................................... 52 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 66 4. 1. Các đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu ................................... 66 4. 2. Nồng độ ADMA của đối tượng nghiên cứu........................................ 75 4. 3. Nồng độ ADMA liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ....... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một trong những vấn đề về sức khỏe đang được quan tâm, tuy quần thể BN chiếm ít hơn so với các quần thể bệnh khác trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng bệnh VKDT có những tổn hại sức khỏe nặng nề cho BN và biến chứng của bệnh gây khó khăn cho việc điều trị và hao tổn chi phí y tế cho việc chăm sóc. Theo số liệu của WHO (1992), ở nước ta theo nghiên cứu của các tỉnh phía Bắc, tỷ lệ BN chiếm 0,5% dân số và chiếm 20% số BN bệnh khớp đến điều trị tại bệnh viện. Hàng năm có khoảng 700-750 người mới mắc bệnh VKDT trên 1 triệu dân số từ 15 tuổi trở lên. Các yếu tố dịch tễ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh như: tình trạng kinh tế, xã hội, stress tâm lý và trạng thái cơ thể như thai nghén, sử dụng thuốc ngừa thai, mãn kinh…Do đó, đối tượng BN đa số là phụ nữ ở tuổi trung niên, dữ liệu cho thấy có 70-80% BN là nữ và 6070% xuất hiện ở lứa tuổi trên 30. Ở Hoa Kỳ, bệnh VKDT ảnh hưởng 0,5-1% dân số [16],[26]. BN ngoài biến chứng về các khớp còn có những biến chứng nghiêm trọng khác như bệnh tim mạch ngày càng gia tăng, trong đó biến chứng bệnh tim mạch chiếm tới 50% số ca tử vong trong quần thể BN VKDT [15],[22]. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của BN VKDT do tim mạch là giả thuyết dựa trên đặc trưng của bệnh do viêm mãn tính, tuy nhiên cơ chế chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, cần một dấu ấn sinh học tiên lượng sớm những nguy cơ dẫn đến biến chứng tim mạch ở nhóm BN này. BN VKDT có sự gia tăng nồng độ của ADMA-là chất có hoạt động sinh học ức chế việc điều hòa tổng hợp nitric oxít (NO) chất điều hòa cân bằng nội mô quan trọng của các tế bào nội mạc mạch máu. Sự rối loạn chức năng nội mô là bước đầu quan trọng trong sự khởi đầu của chấn thương nội mô mạch máu và giúp cho sự phát triển và hình thành các mảng bám, tiền đề cho xơ vữa động mạch. Do đó, nồng độ ADMA được xem như là chất trung gian . . 2 hoạt hóa của sự rối loạn chức năng nội mạc. Khi nồng độ ADMA tăng dẫn đến tăng nguy cơ và tử vong do bệnh tim mạch ở quần thể BN VKDT. Vì vậy, ta thấy được yếu tố gia tăng ADMA cũng được xem như là một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng của bệnh VKDT. Ngày nay, ở quốc tế đã có nhiều nghiên cứu về nồng độ ADMA không chỉ ở BN VKDT mà còn ở những quần thể BN khác như bệnh thận mạn, đái tháo đường, bệnh mạch vành, đột quỵ [18],[23]. Cho thấy được bước đầu về mối liên quan giữa nồng độ chất này với các yếu tố nguy cơ tim mạch giúp cho các nhà lâm sàng có phác đồ điều trị thích hợp nhằm cải thiện tiên lượng tỷ lệ tử vong bệnh VKDT. Nhưng đến nay vẫn chưa có xét nghiệm thường quy về ADMA do chưa thiết lập được khoảng tham chiếu nồng độ cũng như cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi được phổ biến rộng rãi. Hiện nay ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy được tài liệu nào công bố về nghiên cứu vai trò của ADMA ở bệnh VKDT. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nồng độ Asymmetric Dimethylarginine ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. So sánh nồng độ ADMA ở nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với nhóm chứng. 2. Xác định mối liên quan và tƣơng quan giữa nồng độ ADMA với các yếu tố có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. . . 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp 1.1. 1. Định nghĩa bệnh viêm khớp dạng thấp VKDT là bệnh viêm khớp mạn tính, thường xảy ra cho các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Khác với chứng viêm xương-khớp mà khởi đầu là sụn khớp bị thương tổn, VKDT tác động đầu tiên vào lớp bao lót mặt trong các khớp-tức là bao hoạt dịch của khớp gây phù, cứng khớp và đau mà cuối cùng là xương bị bào mòn đưa đến biến dạng và di lệch khớp. VKDT là loại gặp nhiều nhất trong các loại viêm khớp. Người ta thống kê có tất cả trên 100 loại viêm khớp, trong đó, 3 loại đứng hàng đầu là VKDT, viêm xương-khớp và viêm khớp trong bệnh vảy nến [1]. VKDT là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công lại chính các mô của cơ thể, viêm mạn tính tại tổ chức liên kết màng hoạt dịch nằm tại lớp lót mặt trong khớp, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến teo cơ biến dạng dính và cứng khớp. 1.1. 2. Dịch tễ của bệnh VKDT VKDT gặp ở mọi nơi trên thế giới. Theo các thống kê, tỷ lệ bệnh mắc bệnh gặp ở trên 1,3 triệu người ở Mỹ, trong đó có khoảng 75% là phụ nữ. Thực tế, 1-3% phụ nữ có thể bị VKDT trong suốt quãng đời của họ [1]. Tại Việt Nam, VKDT chiếm khoảng 0,5% trong cộng đồng và là bệnh lý chiếm trên 20% số BN mắc bệnh khớp phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện [2],[3]. Tuổi trung niên (30-65 tuổi) là lứa tuổi hay gặp nhất, thường bắt đầu từ sau lứa tuổi 40, gặp nhiều ở nữ giới, tỷ lệ nữ/nam rất khác nhau tuỳ theo các nghiên cứu nhưng không thấp hơn 3/1 và có tính chất gia đình trong một số trường hợp [3]. Nữ giới, tuổi trung niên là những đặc điểm dịch tễ học đặc thù của bệnh VKDT. . . 4 1.1. 3. Cơ chế bệnh sinh Cơ chế gây bệnh được giải thích như sau: Lúc đầu tác nhân gây bệnh tác động như kháng nguyên không xác định, khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ được các tế bào trình diện kháng nguyên (đại thực bào, các tế bào đuôi gai, tế bào diệt tự nhiên) bắt và xử lý kháng nguyên rồi trình diện cho các tế bào lympho T và B. Các tế bào lympho T-CD4 (T help) sẽ được kích hoạt sản xuất các lymphokin (Inteleukin-4, 10, 13) kích thích các tế bào lympho B tăng sinh và biệt hoá thành các tương bào sản xuất ra các immunoglobulin có bản chất là các tự kháng thể. Tại mô đích, kháng nguyên kết hợp với kháng thể tạo phức hợp miễn dịch lắng đọng trên bề mặt MHD. Phức hợp miễn dịch này thu hút các BCĐNTT, đại thực bào, tế bào mastocyte tập trung đến thực bào phức hợp miễn dịch. Sau đó, chính các tế bào này lại tiết ra một loạt các cytokin khác như TNFα, IL-1, 2, 6, interferon, VEGF và các yếu tố hoá ứng động khác tạo vòng xoắn bệnh lý thúc đẩy quá trình viêm. Sự tăng sinh mạch dưới tác dụng của VEGF cùng sự xâm nhập một loạt các tế bào viêm khác hình thành nên màng viêm pannus. Màng này xâm lấn vào đầu xương, sụn khớp làm quá trình viêm MHD ngày một tăng lên. Một loạt các enzym tiêu huỷ tổ chức do các tế bào viêm giải phóng như stromelysin, elastase, collagenase... cùng sự xâm nhập các nguyên bào xơ gây phá huỷ khớp, dính khớp và hậu quả cuối cùng là tàn tật [19]. Sự tăng sinh tân tạo mạch trong màng viêm pannus là nguyên chính gây ra một loạt các quá trình sinh bệnh học trong VKDT. Nó là đặc trưng không thể thiếu được của quá trình viêm và liên quan mật thiết mức độ nặng hay nhẹ của đáp ứng viêm. . . 5 Hình 1. 1. Cơ chế bệnh sinh của VKDT Nguồn: I.B. and G. Schett Mc Innes (2011) "The Pathogenesis of Rheumatoid Arthritis", New England Journal of Medicine, 365 (23), pp. 2205-2219) [19]. 1.1. 4. Chẩn đoán bệnh VKDT Thời gian trước đây ở Việt Nam thường áp dụng các tiêu chuẩn sau để chẩn đoán bệnh VKDT: - Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng thực thể như các khớp sờ thấy ấm, phù và đau. Vài xét nghiệm máu cũng cần thiết, các dấu hiệu chỉ điểm bao gồm: + Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) + Nồng độ RF (một kháng thể hay một protein trong máu, tìm thấy ở khoảng 80% người bệnh VKDT nhưng có khi thấp đến 30% ở thời kỳ khởi đầu) + Anti-CCP gặp ở 60-70% số người bệnh VKDT + Tốc độ hồng cầu lắng tăng (tương ứng với mức độ viêm của các khớp) + X-quang có thể giúp phát hiện VKDT nhưng có thể chưa phát hiện bất thường ở giai đoạn sớm +Chụp cộng hưởng từ và siêu âm giúp cho đánh giá độ nặng của bệnh [1]. . . 6 Trong bệnh VKDT thường không có triệu chứng đặc trưng mà phải dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán và các kết quả của cận lâm sàng. Ở đây, chúng tôi dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 ACR/EULAR 2010 được áp dụng tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất. Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VKDT theo tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2010 Phân loại Điểm Tổn thƣơng khớp 1 khớp lớn (vai, khuỷu, háng, gối, cổ, chân) 0 2 – 10 khớp lớn 1 1 – 3 khớp nhỏ (cổ-bàn ngón tay, ngón chân, ngón gần) 2 4 – 10 khớp nhỏ (không tính khớp lớn) 3 > 10 khớp (ít nhất 1 khớp nhỏ) 5 Huyết thanh học RF và anti-CCP âm tính 0 RF hoặc anti-CCP (+) thấp (≤ 3 lần giới hạn trên bình 2 thường) RF hoặc anti-CCP (+) cao (> 3 lần giới hạn trên bình 3 thường) Đáp ứng viêm cấp CRP và VS (ESR) bình thường 0 CRP hoặc VS (ESR) bất thường 1 Thời gian xuất hiện triệu chứng < 6 tuần 0 ≥ 6 tuần 1 * Chẩn đoán xác định khi số điểm ≥ 6 . . 7 1. 2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh viêm khớp dạng thấp Biến chứng phổ biến của bệnh VKDT liên quan đến tim mạch thường là bệnh xơ vữa động mạch. Những người bị VKDT có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn người bình thường, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn 2 lần ở những phụ nữ lớn tuổi [11]. 1.2. 1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch Các YTNCTM là các yếu tố đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành và phát triển bệnh tim mạch. Một người mang nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch thì sẽ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn người bình thường, chứ không chắc chắn là người đó sẽ bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo của WHO, mọi người đều có thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi ở độ tuổi trên 40, nếu kèm theo các bệnh lý khác thì nguy cơ bệnh tim mạch sẽ tăng cao hơn nhiều lần nhưng bệnh tim mạch có thể ngăn ngừa và cải thiện nếu chúng ta biết rõ các YTNCTM để điều chỉnh lối sống, giảm thiểu các biến chứng của bệnh tim mạch. Bảng 1. 2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch - Tuổi - Giới Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được - Di truyền (gia đình có người bị bệnh tim mạch khá sớm) - Tăng huyết áp - Rối loạn mỡ máu - Hút thuốc lá Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được - Thừa cân, béo phì - Giảm dung nạp đường, đái tháo đường .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất