Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hóa học và phân lập một vài hợp chất trong phân đoạn kém phân cực của...

Tài liệu Nghiên cứu hóa học và phân lập một vài hợp chất trong phân đoạn kém phân cực của hạt bìm bìm biếc (impomoea hederacea jacq. convulvulaceae)

.PDF
16
4
126

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP MỘT VÀI HỢP CHẤT TRONG PHÂN ĐOẠN KÉM PHÂN CỰC CỦA HẠT BÌM BÌM BIẾC (IMPOMOEA HEDERACEA JACQ. CONVULVULACEAE) Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đông Phương Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP MỘT VÀI HỢP CHẤT TRONG PHÂN ĐOẠN KÉM PHÂN CỰC CỦA HẠT BÌM BÌM BIẾC (IMPOMOEA HEDERACEA JACQ. CONVULVULACEAE) Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đông Phương Ký tên Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 . . MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………...........1 II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………...........1 2.1. Nguyên vật liệu, dung môi hóa chất và dụng cụ nghiên cứu……...........1 2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….2 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………….4 3.1. Kết quả thử tinh khiết…………………………………………………..4 3.2. Hàm lượng chất chiết được…………………………………………….4 3.3. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của Thổ phục linh….5 3.4. Chiết xuất và phân tách các phân đoạn………………………………..5 3.5. Phân lập cao n-hexan bằng SKC nhanh (VLC)………………………..6 3.6. Phân lập phân đoạn nH2 của VLC bằng sắc ký cột cổ điển …………..7 3.7. Phân lập cao CHCl3……………………………………………………7 3.8. Xác định cấu trúc các chất phân lập……………………………………9 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………………………………..11 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...........12 . . I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hạt Bìm bìm biếc là vị thuốc đã được sử dụng từ lâu trong nền y học cổ truyển của nước ta và nhiều nước trên thế giới với tác dụng tẩy xổ, tăng sức co bóp của ruột, thông mật và đôi khi dùng để trị giun. Hiện nay, ở nước ta cũng có nhiều chế phẩm thuốc có nguồn gốc tự nhiên chứa vị thuốc này để chữa và phòng ngừa các bệnh về gan mật như: sản phẩm Boganic (công ty Traphaco), sản phẩm Bổ gan thông mật (công ty Sohaco)… Ngoài ra, theo những nghiên cứu gần đây, dịch chiết hạt Bìm bìm biếc còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm… Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu công bố về tác dụng sinh học cũng như hoạt chất được phân lập từ hạt Bìm bìm biếc. Với giá trị sử dụng như vậy, việc khảo sát tác dụng sinh học và nghiên cứu phân lập hoạt chất từ hạt Bìm bìm biếc là cần thiết. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu hóa học và phân lập một vài hợp chất trong phân đoạn kém phân cực của hạt Bìm bìm biếc” (Semen Ipomoeae hederaceae Jacp., Họ Convolvulaceae) được tiến hành với các mục tiêu sau: - Thu mẫu nguyên liệu (Bìm bìm biếc) - Nghiên cứu thành phần hóa thực vật - Chiết xuất hoạt chất toàn phần bằng EtOH - Phân tách cao cồn thành các phân đoạn đơn giản bằng phương pháp phân bố lỏng – lỏng với dung môi có độ phân cực tăng dần - Phân lập một vài hợp chất trong phân đoạn kém phân cực. II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu, dung môi hóa chất và dụng cụ nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu Nguyên liệu là hạt Bìm bìm biếc semen Ipomoeae hederaceae (xuất xứ Trung Quốc, do Công ty BV Pharma cung cấp) được rửa sạch bằng nước, sấy khô và xay bột thô để chiết xuất cho thử sinh học và phân lập các hợp chất tinh khiết. 2.1.2. Nguyên liệu, dung môi, hóa chất, thiết bị nghiên cứu - Dung môi: cồn 96%, methanol, n-hxan, chloroform, ethylacetat, ether dầu hỏa đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích (AR). đạt tiêu chuẩn phân tích dùng trong SKLM, SKC. Dung môi cho UPLC: methanol, acetonitril, nước cất cho HPLC. 1 . . 2.1.3. Dụng cụ trang thiết bị: - Cột sắc ký: cột cổ điển (6 × 80 cm), cột sephadex LH-20 (2 × 60 cm), cột Sunfire C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm) và tiền cột Sunfire C18 (12,5 × 4,6 mm; 5 µm). - SKLM dùng bản silica gel F254 tráng sẵn trên nền nhôm (Merck, Art. 1.05554). - SKC dùng silica gel hạt vừa (Trung Quốc), cỡ hạt 40- 63µm và silica gel hạt mịn (Merck) cỡ hạt 15- 40µm). Máy cô quay Buchi R300 (Nhật Bản). Bể siêu âm Ultrasonic Bath (Đức). Tủ sấy Gallentkamp (Anh). Nồi cách thủy Memmert WB-14 (Đức). Cột sắc ký và các dụng cụ thí nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm của Bộ môn Dược liệu và Phòng nghiên cứu hóa các hợp chất tự nhiên thuộc Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu phát triển thuốc nguồn gốc tự nhiên – ĐH. Y Dược Tp. HCM. - Máy đo khối phổ (Micromass Quattro microTM API – Waters). - Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) BRUKER - AV - 500, tại Viện hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt nam - Hà nội. - Cột sắc ký: cột cổ điển (6 × 80 cm), cột sephadex LH-20 (2 × 60 cm), cột Sunfire C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm) và tiền cột Sunfire C18 (12,5 × 4,6 mm; 5 µm). - Phần mềm EMPOWER truy xuất hình ảnh, số liệu cho định tính, định lượng trên máy HPLC. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Xác định độ tinh khiết - Xác định độ ẩm: Thực hiện theo Dược điển Việt Nam IV, phụ lục 9.6, PL-182 - Xác định tro toàn phần và tro không tan trong HCl: Thực hiện theo Dược điển Việt Nam IV, phụ lục 9.8. và phụ lục 9.7., phương pháp 1. - Xác định hàm lượng chất chiết được theo phụ lục 12.10 DĐVN IV [2]. 2.2.2. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật: Theo phương pháp Ciuley cải tiến 2.2.3. Chiết xuất và phân tách các phân đoạn - Chiết xuất: bột hạt Bìm bìm biếc được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi là cồn 50 %. Dịch chiết thu được sẽ được cô giảm áp thu hồi dung môi, thu được cao 2 . . cồn toàn phần. - Phân tách các phân đọan đơn giản: cao cồn toàn phần được pha loãng với nước theo tỉ lệ (1:1) tạo thành hỗn dịch và lắc phân bố với các dung môi n-hexan, chloroform, ethyl acetat và n-butanol và phần còn lại không tan trong các dung môi trên. Các dịch sau khi lắc phân bố được cô áp suất giảm thu được các cao tương ứng. - Kiểm tra cao chiết trên SKLM 2.2.4. Phân lập, kết tinh và kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký 2.2.4.1. SKC nhanh Điều kiện SK: - Cột sắc ký: 9 x 50 cm - Pha tĩnh: silica gel hạt trung bình: (40-63 µm, Merck), khối lượng: 400 g. - Mẫu: 30 g cao n-butanol. - Dung môi khai triển: n-hexan – DCM (85:15), sau tăng dần dần tỉ lệ DCM đến dung môi n-hexan – DCM (6:4) . - Thể tích mỗi lọ hứng: 80 ml - Kiểm tra các phân đoạn bằng SKLM, hệ dung môi: n-hexan – DCM (5:5), n-hexan – EtOAc (7:3) - Kiểm tra và gộp các phân đoạn: hứng các phân đoạn, kiểm tra trên SKLM, phát hiện bằng đèn UV 254 nm, UV 365 nm và TT VS. Các phân đoạn gần giống nhau được gộp chung lại, thu hồi dung môi dưới áp suất giảm (cô quay chân không). 2.2.4.1. Phân lập bằng SKC cổ điển Điều kiện SK: - Cột sắc ký: 3 x 40 cm. - Pha tĩnh: 150 g silica gel kích thước hạt hạt 0,040 – 0,063 mm (Merck). - Mẫu: 3 g phân đoạn n-H2 - Dung môi khai triển: n-hexan – DCM (4:6). - Thể tích hứng mỗi ống nghiệm: 20 ml - Kiểm tra các phân đoạn bằng SKLM, hệ dung môi: n-hexan – DCM (3:7), n-hexan – EtOAc (7:3), phát hiện bằng UV 254/365 nm và thuốc thử VS. 2.2.6. Xác định cấu trúc các chất phân lập 3 . . Chất tinh khiết được phân tích bằng phương pháp phổ khối (MS), HPLC-PDA, NMR, so sánh đối chiếu với các dữ liệu về phổ NMR, MS của các chất tương tự đã công bố trong tài liệu. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được đo trên máy BRUKER – AV – 500, tại Viện hóa học thuộc Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt nam – Hà nội. Mẫu được hòa tan trong CD3OD hoặc CD3COCD3 với TMS là chất chuẩn nội. Phổ proton (1H-NMR) được đo ở 500 MHz, phổ carbon (13C-NMR) được đo ở 125 MHz. Độ dịch chuyển hóa học được tính theo thang ppm (δTMS = 0) với chuẩn là tín hiệu của TMS. Các hằng số ghép (J) tính bằng Hertz (Hz). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả thử tinh khiết Bảng 3.1. Kết quả tro toàn phần, tro không tan trong acid Lần đo Độ ẩm (%) Độ tro toàn phần (%) 1 9,15 6 2 9,48 6 3 9,66 5 Trung bình 9,43 5,67 3.2. Hàm lượng chất chiết được Thực hiện trên mẫu dược liệu đã thu mua với dung môi là methanol trong điều kiện nhiệt độ phòng, dựa theo phụ lục 12.10 (DĐVN IV). Tiến hành 3 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả được ghi nhận trong Bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lượng chất chiết được của bột hạt Bìm bìm biếc Lần đo Hàm lượng chất chiết được (%) 1 8,15 2 8,64 3 8,34 Trung bình 8,38 Hàm lượng chất chiết được trung bình của dược liệu là 8,38 %. 4 . . 3.3. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của Thổ phục linh (Bảng 3.2.): Bảng 0.3. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật. Nhóm hợp chất Dịch chiết ether Dịch chiết cồn Dịch chiết nước Kết luận Chất béo +++ Có Tinh dầu - Không +++ Có Triterpenoid tự do Coumarin - + Alkaloid - + - Có Antraglycosid - - - Không Flavonoid - - - Không Glycosid tim - - Không Anthocyanosid - - Không Proanthocyanidin - - Không Polyphenol ++ ++ Có Tanin ++ + Có Saponin + + Có Acid hữu cơ + + Có + Có ++ Có Hợp chất polyuronic Chất khử ++ Có Sơ bộ kết luận: Hạt Bìm bìm biếc có chất béo, alkaloid, coumarin, polyphenol, tanin, saponin, acid hữu cơ, hợp chất polyuronic, chất khử. 3.4. Chiết xuất và phân tách các phân đoạn Làm ẩm 9 kg bột hạt Bìm bìm biếc bằng EtOH 50% trong 15 phút, sau đó được chiết ngấm kiệt với 40 lít EtOH 50%, chiết 3 lần. Tổng dịch chiết thu được là 120 lít, cô và thu hồi dung môi bằng cô áp suất giảm, thu được 1,14 kg cao toàn phần. Cao được hòa tan với một lượng nước cất vừa đủ (1:1), và lắc phân bố lần lượt với các dung môi n-hexan, chloroform, ethyl acetat và n-butanol. Các dịch sau khi lắc phân bố được cô áp suất giảm cho cao n-hexan có lẫn nhiều dầu béo (30 g), cao chloroform (23 g), cao etyl acetat (32 g), cao n-butanol (15 g). Kết quả chiết xuất, phân tách cao được trình bày trong Bảng 3.4 và Sơ đồ 3.1: Bảng 0.4. Kết quả phân tách các cao phân đoạn từ cao toàn phần Bìm bìm biếc Dịch chiết Cao Khối lượng (g) 5 . . n-hexan Cao n-hexan 30 Chloroform Cao CF 23 EtOAc Cao EtOAc 32 n-butanol Cao n-butanol 15 Bột dược liệu (9 kg) EtOH 50% Dịch cồn Cô thu hồi cồn Cao lỏng + nước, lắc phân bố chloroform n-hexan Dịch chloroform Dịch n-hexan Ethyl acetat Dịch ethyl acetat Cô thu hồi Cô thu hồi Cao n-hexan Cao chloroform n-butanol Dịch n-butanol Cô thu hồi Cao ethyl acetat Cô thu hồi Cao n-butanol Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất và phân bố lỏng - lỏng của cao Bìm bìm biếc 3.5. Phân lập cao n-hexan bằng SKC nhanh (VLC) - Điều kiện sắc ký: như phần phương pháp nghiên cứu Tiến hành: . - Cao n-hexan (30 g) được sắc ký cột chân không với điều kiện: Chuẩn bị mẫu: Hòa tan 20 g cao n-hexan trong lượng tối thiểu CHCl3, trộn đều với lượng tối thiểu silica gel để thu được bột tơi xốp. Cột VLC: Nạp silica gel cỡ hạt 40 – 63 µm lên cột và ổn định côt. Nạp mẫu: Nạp mẫu dạng bột khô đã chuẩn bị ở trên. Pha động: n-hexan – DCM (85:15), sau tăng dần dần tỉ lệ DCM đến dung môi n- 6 . . hexan – DCM (6:4) . - Thể tích mỗi lọ hứng: 80 ml - Kiểm tra các phân đoạn bằng SKLM, hệ dung môi: n-hexan – DCM (3:7), n-hexan – EtOAc (7:3) Theo dõi quá trình tách bầng SKLM, khai triển với hệ hệ n-hexan – EtOAc (7:3), phát hiện bằng UV 254/365 nm và thuốc thử VS. Gộp các phân đoạn chứa các vết có Rf tương tự nhau. Kết quả; Sau khi sắc ký cột nhanh thu được 7 phân đoạn, trong đó: - Phân đoạn nH2 có 5 vết, với 2 vết có hàm lượng lớn hơn 3 vết còn lại - Các phân đoạn nH5 và nH6 có khối lượng khá lớn nhưng thành phần rất phức tạp Phân đoạn nH1, nH3, nH4 và nH7 có khối lượng ít nên không được tiếp tục phân lập 3.6. Phân lập phân đoạn nH2 của VLC bằng sắc ký cột cổ điển 3.6.1. Thăm dò hệ dung môi sắc ký Tiến hành: SKLM phân đoạn 2 (nH2) với một số hệ dung môi: n-hexan – DCM (3:7), nhexan – DCM (4:6), phát hiện bằng UV 254/ 365 nm, thuốc thử VS và đã chọn được hệ n-hexan – DCM (4:6) có khả năng tách khá tốt trên SKC. 3.6.2. Phân lập bằng SKC-1 Điều kiện sắc ký: như phần phương pháp nghiên cứu Kết quả: Sau khi triển khai thu được 6 phân đoạn, trong đó: - Phân đoạn 2 ( nH2-2), xuất hiện kết tủa khi thu hồi bớt dung môi. Tiến hành kết tinh phân đoạn trong MeOH, lọc lấy tinh thể, đặt tên là IH1 (36 mg). - Phân đoạn nH2-3, xuất hiện kết tủa sau khi cô thu hồi bớt dung môi. Tiến hành kết tinh phân đoạn tủa của nH2-3 trong MeOH, lọc lấy tinh thể, đặt tên là IH2 (25 mg). - Các phân đoạn còn lại ở dạng dầu, có khối lượng không nhiều hoặc thành phần phức tạp nên không tiếp tục xử lý. 3.7. Phân lập cao CHCl3 7 . . Cao CHCl3 (23 g) được chiết nóng với dung môi DCM, lọc lấy dịch. Cô thu hồi bớt dung môi thấy có tủa, lọc lấy tủa (430 mg). Kết tinh lại tủa trong EtOH, lọc, sấy khô chân không, thu được chất kết tinh màu vàng, gọi là CL1 (240 mg). Kiểm tra độ tinh khiết CL1 trên sắc ký lớp mỏng trên bản mỏng silicagel, chạy khai triển với ba hệ dung môi CF - EA (8:2), Cf-MeOH (9:1) và EA. Kết quả: trên cả 3 hệ dung môi, CL11 đều cho một vết gọn trên sắc ký đồ. CL1 tắt quang với UV 254 nm, phát quang với UV 365 nm, và cho vết màu tím với thuốc thử VS. Kiểm tra tinh khiết bằng UPLC - Chuẩn bị mẫu: CL1 được pha trong dung môi methanol, nồng độ 0,1mg/ml. - Điều kiện sắc ký: như phần Phương pháp nghiên cứu Hình 3.1. Sắc ký đồ UPLC kiểm tra tinh khiết CL1 Tên peak Thời gian lưu (phút) Diện tích peak % diện tích peak 1 Peak 1 12,922 42155 0,24 2 CL1 15,022 17177055 99,76 Kết quả kiểm tra trên UPLC, CL1 có độ tinh khiết là 99,76 %. 8 . . 3.8. Xác định cấu trúc các chất phân lập 3.7.1. Xác định cấu trúc của nH1 và nH2 - IH1 kết tinh (trong methanol) dạng tinh thể không màu, cho màu tím không bền với thuốc thử VS trên sắc ký lớp mỏng. - IH2 là bột kết tinh thể hình kim nhỏ màu trắng, tan trong CHCl3, ít tan trong MeOH, EtOAc. Trên bản mỏng silica gel F254; vết SGH2 không hiện vết dưới UV 254/365, cho 1 vết với thuốc thử VS. - Trên phổ MS (APCI+), IH1 cho phân mảnh có m/z 397,37 = [M-H2O+H]+, M=414,37, tương ứng với công thức C29H50O với =5. - SKLM: Các hợp chất IH1 và IH2 và các chất chuẩn β-sitosterol và stigmasterol (BM. Dược liệu cung cấp) được hòa trong CHCl3, triển khai SKLM với 3 hệ dung môi: nhexan – CHCl3 (3:7); CHCl3 – EtOAc (9:1); n-hexan – EtOAc (4: 6) Kết quả: Cả hai chất IH1 và IH2 đều chỉ cho 1 vết trên SKLM, phát hiện bằng soi UV và thuốc thử VS và phù hợp với 2 chất chuẩn trên. Kết luận: IH1 và IH2 là β-sitosterol và stigmasterol. 3.7.2. Xác định cấu trúc của CL1 - CL1 được phân lập từ cao chloroform, ở dạng kết tinh màu vàng nhạt, tan trong DCM, CHCl3, ethyl acetat, tan tốt trong methanol. Trên SKLM cho thấy CL1 tắt quang dưới UV 254 nm, phát quang dưới UV 365 nm, hiện màu tím với thuốc thử VS. - Phổ MS: Phổ MS của CL1 cho tín hiệu ion ở m/z [M-H]- = 207,39 cho phép nhận định khối lượng phân tử là 208, kết hợp trên phổ 13C-NMR có 11 tín hiệu và trên phổ 1H-NMR có 12 tín hiệu như vậy công thức phân tử phù hợp là C11H12O4 (Ω = 6). Quan sát phổ 13C-NMR kết hợp phổ DEPT của CL1 cho thấy 11 tín hiệu cộng hưởng của carbon. Trong đó 4 carbon bậc IV, 5 nhóm carbon bậc III, 1 carbon bậc II và 1 carbon bậc I. Tất cả carbon bậc IV và III đều ở vùng trường thấp đặc trưng của các OH alcol và các carbon sp2 của nối đôi và vòng thơm. Có 1 tín hiệu δC 166,4 ppm là tín hiệu nhóm – COO-, 1 tín hiệu -CH3 (δC = 17 ppm, tín hiệu ở δC 59 ppm có thể là –O-CH2-. Kết hợp với các dữ liệu trên phổ HMBC, COSY, cấu trúc của CL1 được xác định là ethyl caffeat. 9 . . Tương tác H-H trong COSY Tương tác H-C trong HMBC Hình 3.2. Cấu trúc hóa học và tương quan HMBC, COSY của CL1 Bảng 3.5. Bảng so sánh phổ NMR của CL1 và ethyl caffeat CL1 (DMSO-d6, 500 MHz) C (C ppm) Ethyl caffeat [21] (DMSO-d6,600 MHz) (H ppm) m (J, Hz) HMBC 1H COSY (C ppm) 1H (H ppm) 1 125,5 - - 127,5 - 2 114,7 7,04 (1H;d; 2 Hz) C6, C3, C1’ 115,2 7,18 (1H; d 1,5 Hz) 3 148,3 - - 148,7 - 4 145,5 - - 145,5 - 5 115,7 6,76 (1H; d; 8 Hz) C1, C4, C3 H5/H6 116,3 6,88 (1H; d; 8,4 Hz) 6 121,3 6,98 (1H;dd 1,5; 8 Hz) C4, C1’, C3 H6/H5 122,4 7,05 (1H; dd; 1,5 Hz) 1’ 144,9 7,47 (1H;d; 16 Hz) C3’, C2, C6 H1’/H2’ 146,2 7,55 (1H; d; 16,2 Hz 2’ 114,0 6,25 (1H; d; 16 Hz) C1, C3’ H2’/H1’ 115,6 6,29 (1H; d; 15,6 Hz) 3’ 166,5 - - 167,4 4’ 14,4 1,24(3H;t; 7 Hz) C5’ 14,6 1,26 (3H; t; 4,8 Hz) 5’ 59 4,15 (2H;q; 7 Hz) C4’, C3’ 60,5 4,18 (2H; q; 7,2 Hz) -OH 9,35 (C5-OH) -OH 9,32 (C4-OH) Kết luận: IH1 là ethyl caffeat. 10 . . IV. KẾT LUẬN Sau khi thực hiện, đề tài đã đạt được các kết quả sau: - Xác định độ tinh khiết của dược liệu: độ ẩm 8,83%, tro toàn phần (5,14%), tro không tan trong acid (0,93%). - Sơ bộ thành phần hóa học, xác định thân rễ Bìm bìm biếc có chứa: chất béo, alkaloid, coumarin, polyphenol, tanin, saponin, acid hữu cơ, hợp chất polyuronic, chất khử. - Từ 9 kg dược liệu chiết xuất bằng cồn 96% , phân tách thành 5 phân đoạn: cao n-hexan, cao CHCl3, cao EtOAc, cao n-butanol và cao nước. - Từ cao n-hexan phân lập được β-sitosterol và stigmasterol và từ cao CHCl3 phân lập được caffeat ethyl. 11 . . TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. HCM (2007), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, trang 25 – 50. 2. Bộ Y tế (2010), “Dược điển Việt Nam IV”, NXB Y học Hà Nội. 3. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tập 1, tr. 166-167. 4. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 444-446. 5. Viện dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược, NXB Khoa học kỹ thuật. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 6. Abou-Chaar C. I. et al. (1996), “Alkaloids of an Ipomoea seed commonly known as Kaladana in Pakistan” Lebanese Pharm. J. . 9, pp. 93-109. 7. Ahmad, M. et al (2011), “Determination of LD50 and ED50 by dose response relationship and assessment of toxicological and non toxicological behaviour of Ipomoea hederacea”. J. Pharm. Res., 4 (4), pp. 1176–1178. 8. A. V. Badarinath, K. Mallikajuna Rao et al, (2010), “Corrections and considerations”, International Journal of PharmTech Research, 2, pp. 1276-1285. 9. Atolovich M.P.D. Prenzler et al, (2002), “Methods for testing antioxidant activity”, Analyst, 127, pp. 183-198. 10. Jung D. Y. et al. (2008), “Triterpenoid saponins from the seeds of pharbitis nil”, Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 56 (2), pp. 203-206. 11. Kim K. H. et al. (2011), “Bioactive phenolic constituents from the seeds of Pharbitis nil”, Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 59 (11), pp. 1425-1429. 12. Kim K. H. et al. (2014), “Identification of Antitumor Lignans from the Seeds of Morning Glory (Pharbitis nil)” journal of agricultural and food chemistry. 62 (31), pp. 7746-7752. 13. Li, L., L.-W. Xu, Y.-F. Jiang, C.-J. Xi, H.-Q. Wang and Y.-R. Suo (2004), "Isolation, characterization and crystal structure of natural eremophilenolide from Ligularia sagitta", Zeitschrift für Naturforschung B, 59 (8), pp. 921-924. 14. Meira, M. et al. (2012), “Review of the genus Ipomoea: Traditional uses, chemistry and biological activities”, Revista Brasileira de Farmacognosia, 22 (3), pp. 682–713. 15. Miller, J.H. et al. (2005) Forest Plants of the Southeast and Their Wildlife Uses, University of Georgia Press. 16. Nasir, E.; Ali, S.I. (1995), Flora of Pakistan; Shamim Printing Press: Karachi, Pakistan. 12 . . 17. Pham-Huy L. A. et al. (2008), "Free Radicals, Antioxidants in Disease and Health",International Journal of Biomedical Science : IJBS, 4 (2), pp. 89-96. 18. Saied S. (2005), studies in the chemical constituents of Murraya paniculata and Ipomoea hederacea, University of Karachi, Karachi. 19. Shahzaman M. A. A. et al. (2011), “Ipomoea hederacea: an Imperative Source for Natural Antioxidants”, Asian J. Pharm. Biol. Res. 3 (4), pp. 5-6. 20. Singh B. et al. (2012), “Chemical investigation of seed of Ipomoea hederacea and its biological activity”, J. Chem. Pharm. Res. 4, pp. 1441-1448. 21. Takhtajan A. (2009), Flowering Plants, Springer 2nd Ed, pp. 534. 22. Xiang, M., H. Su, J. Hu and Y. Yan (2011), "Isolation, identification and determination of methyl caffeate, ethyl caffeate and other phenolic compounds from Polygonum amplexicaule var. sinense", Journal of Medicinal Plants Research, 5 (9), pp. 1685-1691. 23. Yashpal K. et al. (1947), “Chemical examination of the fixed oil from Ipomoea hederacea”, Ind. Soap J. 13, pp. 77-80. 24. Zia-Ul-Haq M. et al. (2011), “Antimicrobial screening of selected flora of Pakistan”, Archives of Biological Science.63 (3), pp. 691-695. Tiếng Pháp 25. Lecomte, H. et Humbert, et al. (1907 - 1952), Flore générale de l'Indo-chine., I - VII, et suppléments, Masson et Cie, Editeurs, Paris. 13 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất