Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn và đề xuất biện pháp bảo...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn và đề xuất biện pháp bảo vệ tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

.PDF
83
18
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN NGỌC HẢI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Thái Nguyên - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng Mã số: 8850101 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Viết Lƣơng Chữ ký của GVHD Thái Nguyên - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Ngọc Hải, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Viết Lƣơng không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Nguyễn Ngọc Hải i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến TS. Nguyễn Viết Lƣơng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên đã tạo điều kiện thuận lợi, dành những sự giúp đỡ nhiệt tình nhất trong thời gian em thực hiện đề tài cũng nhƣ khi đi thực địa thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề nghiên cứu./. Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2020 Học viên Nguyễn Ngọc Hải ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................ vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ...................................................................2 5. Những đóng góp, ý nghĩa của đề tài .........................................................................2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................3 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................3 1.1.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................3 1.1.2. Cơ sở lý luận ....................................................................................................3 1.2 Những nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam...................4 1.2.1 Trên thế giới ......................................................................................................4 1.2.2 Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam ..............................................................5 1.3 Khái lƣợc công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học RNM Tiên Yên ...............6 1.3.1. Nghiên cứu về rừng ngập mặn........................................................................6 1.3.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học .....................................................................7 1.4 Nhận xét và đánh giá chung ....................................................................................9 1.5 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..........................................................................9 1.5.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu .....................................................................9 1.5.2 Điều kiện địa hình địa mạo ............................................................................10 1.5.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn ............................................................11 1.5.4 Đặc điểm thổ nhƣỡng .....................................................................................14 1.5.5. Kinh tế xã hội .................................................................................................14 iii CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 18 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 18 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 18 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 18 2.4. Phƣơng pháp tiếp cận........................................................................................... 19 2.4.1. Tiếp cận về phát triển bền vững....................................................................20 2.4.2. Tiếp cận hệ sinh thái ......................................................................................20 2.4.3. Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng......................21 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 22 2.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ..........................................................22 2.5.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa .......................................................22 2.5.3. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, dự báo ....................................................23 2.5.4. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích .................................................................23 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 24 3.1. Đặc điểm các hệ sinh thái khu vực rừng ngập mặn Tiên Yên .......................... 24 3.1.1. Hệ sinh thái cửa sông Ba Chẽ - Tiên Yên ....................................................24 3.1.2. Hệ sinh thái bãi triều......................................................................................26 3.1.3. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ..........................................................................29 3.1.4. Hệ sinh thái đầm nuôi ....................................................................................38 3.1.5. Hệ sinh thái nông nghiệp...............................................................................41 3.1.6. Hệ sinh thái quần cƣ ......................................................................................42 3.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn Tiên Yên ................................ 43 3.2.1. Thực vật nổi ...................................................................................................43 3.2.2. Rong, cỏ biển .................................................................................................43 3.2.3. Thực vật có mạch...........................................................................................43 3.2.4. Động vật đáy ..................................................................................................44 3.2.5. Côn trùng........................................................................................................46 3.2.6. Lƣỡng cƣ, bò sát ............................................................................................47 3.2.7. Chim ...............................................................................................................47 iv 3.2.8. Thú ..................................................................................................................48 3.3 Tác động của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học khu Tiên Yên, Quảng Ninh ...................................................................................................................................... 48 3.3.1. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học hệ sinh thái cửa sông Ba Chẽ - Tiên Yên ...................................................................................48 3.3.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học hệ sinh thái bãi triều .....................................................................................................................51 3.3.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học hệ sinh thái Rừng ngập mặn ........................................................................................................53 3.3.4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm nuôi ...................................................................................................................57 3.3.5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái quần cƣ.......................................................................59 3.3.6. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thành phần loài khu vực RNM Tiên Yên ...................................................................................60 3.4. Tác động của hoạt động dân sinh tới đa dạng sinh học rừng ngập mặn Đồng Rui – Tiên Yên ............................................................................................................ 61 3.5. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng ................... 62 3.5.1. Hoạt động quản lý nhà nƣớc .........................................................................62 3.5.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức..................................62 3.5.3. Nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng ...........................................62 3.6. Đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái RNM Tiên Yên . 63 3.6.1. Các nhóm giải pháp thể chế, chính sách ......................................................63 3.6.2. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật ..........................................................64 3.6.3. Các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu .............................................................................................................................65 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 71 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 73 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa tiếng việt Từ viết tắt RNM Rừng ngập mặn VQG Vƣờn quốc gia BTTN Bảo tồn thiên nhiên IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên HST Hệ sinh thái NTTS Nuôi trồng thủy sản vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các chỉ tiêu định lƣợng rừng ngập mặn .............................................. 32 Bảng 1.2 Tổ thành thực vật các ô tiêu chuẩn điều tra ......................................... 33 Bảng 1.3 Mật độ cá thể loài trên ha .................................................................... 34 Bảng 1.4. Giá trị nguồn lợi của hệ thực vật có mạch .......................................... 44 Bảng 1.5. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn ........................... 46 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1 Khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh . 19 Hình 1 2 Bản đồ phân bố thảm thực vật ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2018 (thu từ tỉ lệ 1/10.000). ................................................... 30 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc trƣng của bờ biển nhiệt đới. N ằm trong mối tƣơng tác giữa đất liền và biển, RNM là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với sự sống. RNM là một trong bể chứa cacbon giàu ở vùng nhiệt đới. RNM lƣu trữ cacbon trong sinh khối của cây ngập mặn và trong trầm tích, bình quân 1.023 triệu tấn cacbon trên mỗi hecta, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng số lƣợng cacbon lƣu giữ trong hệ sinh thái ven biển(RNM, cỏ biển, san hô, đầm lầy, than bùn…). Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc phá 1% RNM sẽ phát thải 0,02-0,12 tỷ tấn cacbon mỗi năm, chiếm khoảng 10% lƣợng phát thải do phá rừng toàn cầu dù diện tích RNM chỉ chiếm 0,7% tổng diện tích rừng nhiệt đới. RNM cùng với hệ sinh thái có biển và san hô tạo ra mối liên kết tam giác cho nhiều tiến trình sinh thái, sinh học, hóa học và lý học. Ở Việt Nam, theo kế hoạch hành động Bảo vệ và Phát triển rừng ngập mặn cho thấy các giá trị môi trƣờng của RNM nhƣ chắn sóng, chắn gió, bảo vệ đới bờ biển chống xói mòn, cải tạo đất, cải tạo chất lƣợng nƣớc, lƣu trữ các chất ô nhiễm không đổ ra biển, cung cấp chất dinh dƣỡng cho duy trì các hệ sinh thái động thực vật, v.v… Ngoài ra RNM còn có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biể. Bên cạnh đó, hệ sinh thái RNM còn cung cấp các nguồn gen vô cùng quý giá nhằm duy trì tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật. Huyện Tiên Yên có vị trí địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội quan trọng trong tỉnh Quảng Ninh và khu vực Bắc Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội nơi đây chứa đựng tiềm năng to lớn thúc đẩy cán cân phát triển kinh tế không những cho tỉnh mà còn ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế của cả khu vực. Đặc biệt hệ sinh thái RNM chiếm lĩnh toàn bộ đƣờng bờ và dải ngập nƣớc ven biển không chỉ quyết định tới môi trƣờng sống , chỉ thị các yếu tố đặc trƣng của hệ sinh thái, mà còn là nguồn tài nguyên kinh tế đa lợi nhuận. Nguồn 1 lợi này đã đƣuọc nhân dân vùng biển sử dụng rộng rãi, đa dạng với các trình độ canh tấc khác nhau từ nhiều thế kỷ. RNM Tiên Yên chủ yếu là rừng tự nhiên ít bị tấc động nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự duy trì và phát triển đa dạng sinh học. Hệ thực vật ngập mặn phát triển và có giá trị đa dạng sinh học cao, các khu vực này trở thành bãi đẻ của nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế và sinh thái, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều loài hải snả nhƣ tôm, cua, cá, ngao, ngán, sá sùng, bông thùa… Xuất phát từ cơ sở trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn và đề xuất biện pháp bảo vệ tại huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tính đa dạng sinh học nhằm đề xuất biện pháp bảo vệ hệ sinh thái RNM Tiên Yên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đặc điểm về RNM trên địa bàn huyện Tiên Yên. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ RNM tại Tiên Yên. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận nghiên cứu thực trạng và các nguyên nhân ảnh hƣởng tới đa dạng sinh học tại rừng ngập mặn. 5. Những đóng góp, ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học xây dựng các đề án bảo vệ RNM cũng nhƣ nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ RNM trên địa bàn cấp huyện. - Là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực RNM và quản lý tài nguyên môi trƣờng. 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở pháp lý - Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008; - Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2003; - Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 23 tháng 6 năm 2014 - Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 08/01/2014 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, trong danh mục các khu bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm 2030 có vùng đất ngập nƣớc cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đƣợc quy hoạch là Khu dữ trữ thiên nhiên với diện tích 21.000 ha (trong đó có vùng RNM Đồng Rui – Tiên Yên). - Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 1.1.2. Cơ sở lý luận Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan  Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn là quần xã đƣợc hợp thành từ thực vật ngập mặn ảnh hƣởng bởi nƣớc triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Rừng nhiệt đới phân bổ từ vĩ độ 25 Bắc xuống vĩ độ 25 Nam. ... Nằm trong mối tƣơng tác giữ đất liền và biển, rừng ngập mặn là sinh cảnh quan trọng và quý giá về khả năng thích nghi. (Bách khoa toàn thƣ mở)  Đa dạng sinh học: là sự nhiều dạng của các loài và của các biến dị di truyền của mọi sinh vật, cũng nhƣ sự nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là các dạng hệ sinh thái ở mọi môi trƣờng trên Trái đất . Thuật ngữ "đa dang sinh học" dịch từ tiếng Anh: biodiversity là khái niệm bao trùm mọi mức 3 độ biến đổi của thế giới tự nhiên mà sinh vật là đơn vị cấu thành. (Công ƣớc về đa dạng sinh học)  Bảo tồn đa dạng sinh học: bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trƣờng sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; lƣu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền (Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12). 1.2 Những nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1 Trên thế giới Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học. Trong cuốn “Thƣ mục nghiên cứu về RNM” đã liệt kê hơn 420 công trình nghiên cứu của 12 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng từ năm 1600 đến năm 1975. Trong đó, phần lớn các nghiên cứu này đều đề cập đến khu hệ động thực vật phân bố trong hệ sinh thái RNM. Nhiều công trình nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái RNM đã đƣợc tổng hợp, thống kê và đăng tải trong 17 tuyển tập các báo cáo tại Hội thảo của các dự án thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Trong đó có một số công trình công bố liên quan đến các lĩnh vực: Mối liên quan giữa hệ sinh thái và RNM, các quần xã động vật đáy, quần xã vùng triều và đề xuất phƣơng hƣớng quản lý RNM ở các quốc gia. Trong những năm gần đây hàng loạt các tổ chức, hiệp hội bảo tồn, các hội nghị quốc tế đã đƣợc thành lập. Nổi bật và đáng chú ý nhất là Hội nghị thƣợng đỉnh bàn vè vấn đề môi trƣờng và đa dạng sinh vật đã đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992, 150 nƣớc đã ký vào Công ƣớc về đa dạng sinh vật. Để phục vụ mục đích bảo tồn, WWF (1990) đã cho xuất bản cuốn sách Tầm quan trọng của đa dạng sinh vật (the Importance of biological diversity); IUCN, UNEP, WWF đƣa ra Chiến lược bảo tồn toàn cầu (World conservation strategy, 4 1990), Hãy quan tâm tới trái đất (Caring for the eảth, 191); WCMC đã Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu (Global biodiversity assessment, 1995). Bên cạnh đó, hàng ngàn những công trình khoa học và các báo cáo khác lần lƣợt đƣợc xuất bản và rất nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã đƣợc tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phƣơng pháp luận cũng nhƣ thông báo các kết quả đã đạt đƣợc trong nghiên cứu về đa dạng sinh vật và bảo tồn trên toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trong các báo cáo và hội nghị hội thảo đã cơ bản thiết lập nên một hệ thống thông tin đa dạng sinh vật trên toàn thế giới đã và đang góp phần nâng cao nhận thức đa dạng sinh vật và bảo tồn, khôi phục lại một số hệ sinh thái, hệ thực vật trên các vùng lãnh thổ cấp quốc gia. 1.2.2 Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam Theo Phan Nguyên Hồng có nhiều tài liệu liên quan đến thảm thực vật ngập mặn, điển hình nhƣ một số công trình: RNM mũi Cà Mau (C.Moquillon, 1950), Thảm thực vật bờ biển bùn cát ở bán đảo Cam Ranh (J.P.Barry, L.C.Kiệt, V.V.Cƣơng, 1961). Công trình nghiên cứu có hệ thống về RNM đầu tiên ở Việt Nam là của Vũ Văn Cƣơng (1964) (ghi theo Phan Nguyên Hồng) về các quần xã thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn - Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nƣớc mặn và nhóm thực vật nƣớc lợ. Lê Công Khanh (1986) (ghi theo Phan Nguyên Hồng) mô tả các đặc điểm sinh học để phân biệt các chi, các họ cây có trong RNM. Tác giả đã xếp 57 loài cây ngập mặn vào 4 nhóm dựa vào tính chất ngập nƣớc và độ mặn của nƣớc: Nhóm mọc trên đất bồi ngập nƣớc mặn (độ mặn của nƣớc từ 15-32‰) có 25 loài, trong đó có Đƣng, Cóc trắng; nhóm sống trên đất bồi thƣờng ngập nƣớc lợ (độ mặn 0,5 15‰) có 9 loài, trong đó có Vẹt đen và nhóm sống trên đất bồi ít ngập nƣớc lợ có 12 loài. Nguyễn Hoàng Trí (1999), cho rằng Đƣng không có ở miền Bắc Việt Nam, chỉ có ở ven biển miền Trung và Nam Bộ. Cóc trắng gặp cả ở ba miền, trên vùng đất cao ngập triều không thƣờng xuyên, nền đất tƣơng đối chặt. Vẹt 5 đen không có ở miền Bắc, gặp ở vùng nƣớc lợ ở miền Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam, chịu đƣợc biên độ nhiệt khá khắc nghiệt, hiện đƣợc trồng nhiều ở miền Bắc. Đỗ Hữu Thƣ, Đào Mạnh Sơn, Vũ Trung Tạng..., đã nghiên cứu tổng quan RNM ở Việt Nam, xây dựng nên bản đồ phân bố RNM Việt Nam và định hƣớng quy hoạch cho một số vùng ở Việt Nam. Phan Nguyên Hồng (1999) đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh lý sinh khối ... RNM Việt Nam. Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam ít hơn và có kích thƣớc cây bé hơn ở miền Nam vì có nhiệt độ thấp trong mùa đông. Vùng ít mƣa, số lƣợng loài và kích thƣớc cây giảm. Khi điều kiện khí hậu và đất không có sự khác biệt nhau lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trƣởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều. Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố RNM. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nƣớc từ 10-25‰.Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thủy triều, độ mặn và đất đóng vai trò quyết định sự sinh trƣởng và phân bố của thảm thực vật RNM. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực vật này. Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về RNM ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Vai trò môi trƣờng của các hệ sinh thái RNM ở Việt Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm những định hƣớng chiến lƣợc về bảo tồn, sử dụng, quản lý và phát triển bền vững các vùng RNM trong tƣơng lai. 1.3 Khái lƣợc công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học RNM Tiên Yên 1.3.1. Nghiên cứu về rừng ngập mặn Trong Chƣơng trình phát triển các đối tƣợng thủy sản có giá trị kinh tế cao (1991-1995), Phan Nguyên Hồng đã viết bài báo về tổng quan tình hình sử dụng hệ thống sinh thái RNM để nuôi hải sản của Quảng Ninh. Xác định các loại RNM phù hợp với việc nuôi hải sản và tỷ lệ thích hợp giữa diện tích nuôi tôm và diện tích trồng rừng. Kết quả đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ 6 thuật nuôi của một số loài động vật đấy ở vùng ven biển làm cơ sở cho nghề nuôi hải sản, đã đánh giá những tác hại to lớn do phá rừng ngập mặn để nuôi tôm quảnh canh thô sơ một số địa phƣơng, đánh giá vai trò của rùng ngập mặn đối với việc phát triển nguồn lợi hải sản vùng triều, xây dựng mô hình lâm ngƣ kết hợp và xác định tỷ lệ thích hợp giữa diện tích rừng là 70-75% và diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là 25-30%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự (2008), tổng diện tích RNM ở Quảng Ninh năm 2008 là 20.818,40 ha bao gồm 326,35 ha rừng trồng; 17.465,2 ha rừng tự nhiên (trong đó 11.774,27 ha rừng hỗn giao; 894,34 ha mắm thuần loài; 3.112.44 ha đâng thuần loài; 1.297,75 ha sú thuần loài; 377,4 ha bần chua thuần loài) và 3.135,85 ha cây rải rác. Đáng chú ý là tỷ lệ rừng trồng sống sót trên diện tích đã trồng từ năm 1993 đến năm 2008 là thấp, với diện tích 326,35 ha trên tổng số 2.466 ha đã đƣợc trồng. Tính từ năm 1975 đến năm 1990, Quảng Ninh mất hơn một nửa diện tích RNM(34.000 ha), trung bình mỗi năm mất 2.300 ha. Còn từ năm 1990 đến năn 2000 trung bình mỗi năm khu vực này mất hơn 300 ha diện tích RNM, diện tích RNM còn suy giảm mạnh hơn từ năm 2000 đến năm 2008, chỉ trong 8 năm diện tích RNM đã giảm 4.609 ha. Nguyên nhân của sự suy giảm diện tích RNM đó có thể kể đến nhƣ: Phong trào làm đầm nuôi thủy sản, mở rộng diện tích đô thị, xây dựng cầu cảng và các khu công nghiệp,… 1.3.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2009) trong báo cáo “Đa dạng Sinh học vùng cửa sông ven biển Tiên Yên – Đầm Hà, Quảng Ninh và vấn đề bảo tồn”kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ cấp Nhà nƣớc về Bảo vệ Môi trƣờng thực hiện từ năm 2008 – 2009, đã xác định đƣợc tại khu vực Tiên Yên và Đầm Hà có 69 loài thực vật nổi, 58 loài động vật nổi, 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 228 loài thực vật bậc cao (trong đó có 18 loài ngập mặn chính thức, 43 loài tham gia RNM), 240 loài động vật đáy, 112 loài côn trùng, 152 loài cá, 57 loài lƣỡng cƣ 7 và bò sát, 77 loài chim và 13 loài thú, trong đó có 5 loài đặc hữu, 30 loài hiếm và 5 loài nguy cấp. Lê Xuân Tuấn và cộng sự (2010) trong quá trình thực hiện tiểu dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững”, Khi nghiên cứu hệ sinh thái RNM Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thống kê đƣợc 138 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 52họ thuộc cả ngành Dƣơng xỉ và ngành Hạt kién; 14 loài động vật phù du thuộc 2 ngành Chân khớp (Arthropoda) và ngành Hầm tơ (Cheatognatha); 75 làoi cá thuộc 36 họ, 12 bộ, trong đó bộ cá Vƣợc (Percigormes) có số lƣợng họ, loài nhiều nhất; 25 loài tôm thuộc 4 họ, trong đó họ Tôm he (Penaeidae) có số lƣợng loài nhiều nhất với 18 loài (chiếm 72% tổng số loài); 37 loài thân mềm một mảnh vỏ thuộc 14 họ, trong đó họ Neritidae có số lƣợng loài nhiều nhất; 29 loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc 17 họ, trong đó họ Hàu (ostreidae) và họ Ngao (veneridae) là hai họ có số lƣợng loài nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định đƣợc các quần xã thực vật trong hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên, tỉnh quảng Ninh phân bố ở 4 khu vực chính: Khu vực ven các bờ đê và bờ đầm; khu vực trong các đầm nuôi thủy sản; khu vực các bãi triều và khu vực các bãi lầy thụt cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ. Nguyễn Huy Yết (2010), trong đề tài “Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững” đã thống kê đƣợc trong khu vực RNM Quảng Ninh có 30 loài thực vật ngập mặn, thuộc 28 chi, 21 họ và 2 ngành (Dƣơng xỉ và Hạt kín), trong đó khu vực Tiên Yên có thành phần loài lớn nhất (29/30) chiếm 96,67% tổng số loài phân bố đƣợc xác định, điều đó cho thấy khu vực Tiên Yên mang nét đặc trƣng cho cả vùng về số lƣợng thành phần loài phân bố trong khu vực. Nguyễn Quang Hùng (2010) khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguôn lợi thủy sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình để khai thấc hợp lý và phát triển bền vững” đã xác định đƣợc tại RNM Đồng Rui có tổng số 137 loài thuộc hai ngành chính: ngành Dƣơng xỉ có 6 loài, 8 ngành Hạt kín có 131 loài. Mặc dù số lƣợng loài thực vật trong RNM khá phong phú nhƣ vậy nhƣng số loài cây ngập mặn chủ yếu chỉ có 16 loài, còn lại chủ yếu là các loài cây tham gia ngập mặn (33 loài) và các loài cây di cƣ vào RNM (88 loài). Ngoài ra, đề tài cũng xác định đƣợc 84 loài thực vật phù du, 72 loài động vật phù du, 75 loài cá, 67 loài giáp xác, 79 loài thân mềm có mặt trong RNM Đồng Rui. 1.4 Nhận xét và đánh giá chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp những công trình nghiên cứu trƣớc đây, trong đó có đề cập đến một số kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái trong hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn Tiên Yên có thể đƣa ra một số nhận xét sau đây: - Các kết quả, sản phẩm khoa học và tài liệu nghiên cứu liên quan hiện có đang nằm rải rác ở các nghiên cứu khấc nhau, không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Do vậy khó có thể tổng hợp cơ sở dữ liệu để đánh giá đầy đủ tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái trong HST rừng ngập mặn Tiên Yên. - Hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đƣợc thực hiện một cách riêng lẻ hoặc kết hợp từ một trong các nội dung nghiên cứu của các đề tài, dự án nên nhìn chung, các nghiên cứu này vẫn chƣa đƣa ra đƣợc những kết quả tổng hợp cho HST rừng ngập mặn Tiên Yên. - Có thể nhận thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu trƣớc đây mới chỉ đƣợc tổng hợp từ một khu vực cụ thể của HST rừng ngập mặn Tiên Yên nên chƣa thể đại diện và đầy đủ cho tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái của khu vực nghiên cứu. 1.5 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.5.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đƣợc xác định trong phạm vi các xã ven biển cụ thể nhƣ sau: các xã Hải Lạng, Tiên Lãng, Đông Ngũ, 9 Đông Hải, Đồng Rui, đƣợc giới hạn trong tọa độ địa lý từ 21˚10ʼ34” - 21˚21ʼ34” vĩ độ Bắc và 107˚21ʼ19” - 107˚37ʼ45” kinh độ Đông. 1.5.2 Điều kiện địa hình địa mạo Phần đất liền của khu vực ven biển huyện Tiên Yên khá đặc trƣng cho một vùng duyên hải hẹp (chỉ rộng khoảng 10-15 km), chủ yếu trên nền phù sa cổ, chạy không liên tục vì bị ngăn cách bởi các đồi thấp, kéo dài ra biển, tiếp giáp với một vùng bãi triều rộng ở phía biển và tiếp giáp với một vùng núi trung du ở phía bắc và tây bắc. Vùng núi tiếp giáp với khu vực nghiên cứu chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Tiên Yên. Vùng gò đồi trung du ven biển có độ cao thoải dần hƣớng ra biển từ cao độ 200m đến 20m. Địa hình có hƣớng dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh tạo ra các sông suối và nhiều thung lũng hẹp nên mùa mƣa áp lực nƣớc rất lớn dễ xảy ra lũ gây ra hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi, làm ngọt hóa đột ngột gây nên những tai biến cho RNM và khu nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Nhìn chung, phần đất liền của khu vực Tiên Yên có độ cao chủ yếu từ 0,2 đến 20m có chia gồm hai dạng địa mạo thổ nhƣỡng chính. - Phù sa cổ ở khu vực gò đồi và các dải đất hệp, chạy dọc theo quốc lộ 18, có độ cao trung bình 25m, có nơi cao trên 50m, là dạng phù sa cổ trên nền đá biến chất, sa thạch, diệp thạch. Địa hình dốc thoải, lƣợn sóng, quá trình feralit mạnh tạo thành kết vón đá ong. Phù sa cổ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, màu nâu vàng, vàng xám, đất chua. - Phù sa mới ở khu vực bồi tụ ven biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, thƣờng có độ cao từ 1,5 3m. Một số đã đƣợc cải tạo thành đất canh tác, đầm nuối trồng hải sản, còn lại là các bãi triều, RNM, cồn cát ven biển. Diện tích của dạng địa chất này khá rộng, ví dụ nhƣ ở huyện Tiên Yên có trên 13.000 ha, trong đó RNM khoảng 10.000 ha, trƣơng bãi cát trên 2.000 ha phân bố chủ yếu ở các xã Tiên Lãng, Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Ngũ và thị trấn Tiên Yên. 10 Ngoài ra còn có vùng đất phù sa sông là dải đất hẹp chạy dọc theo các con sông nhƣ Tiên Yên, Phố Cũ, Ba Chẽ và một số nhánh sông khác, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, bùn cát, cũng có diện tích tƣơng đối (nhƣ ở huyện Tiên Yên là trên 1100 ha). 1.5.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn a. Đặc điểm khí hậu Khu vực Tiên Yên thuộc chế độ khí hậu của Vịnh Bắc Bộ và các vùng lân cận. Khí hậu khu vực này thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10), mùa đông khô và lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Theo số liệu đo đƣợc tại các trạm khsi tƣợng thủy văn đặt tại khu vực này thì khu vực Tiên Yên có những đặc điểm khsi hậu sau. - Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm từ từ 2006 đến 2018 phần lớn có xu hƣớng tăng cao hơn trung bình năm của thời kỳ cơ sở, có 8/13 năm tăng cao hơn và 3/13 năm có nhiệt độ trung bình năm tƣơng đƣơng. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình năm dao động từ 0,3˚C đến 0,8˚C. Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ không khí trung bình dao động từ 27˚C - 29˚C, nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên đến 38˚C (đo tại trạm khí tƣợng Tiên Yên, tháng 7 năm 2010). Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): Do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc nên ,ùa đông ở khu vực này khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) dao động từ 14,2˚C – 16,7˚C, có nhiều ngày nhiệt độ <10˚C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối từng đo đƣợc tại trạm khsi tƣợng Tiên Yên là 6,6˚C. - Chế độ mưa Khu vực Tiên Yên là một trong những nơi có nhiều mƣa ở các tỉnh phía bắc, là nơi có tổng lƣợng mƣa tƣơng đối lớn ở đồng bằng Bắc bộ. Trung bình lƣợng mƣa trong năm của Tiên Yên là 2.427 mm. Có khoảng 130-160 ngày mƣa/năm, có một số ngày lƣợng mƣa lớn trên 100 mm. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng