Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và biểu hiện của ki 67 trong u sao bào...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và biểu hiện của ki 67 trong u sao bào

.PDF
132
1
111

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH **************** LÊ THIỆN THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ BIỂU HIỆN CỦA KI-67 TRONG U SAO BÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH **************** LÊ THIỆN THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ BIỂU HIỆN CỦA KI-67 TRONG U SAO BÀO Ngành: KHOA HỌC Y SINH - GIẢI PHẪU BỆNH Mã số: 8720101 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN SÀO TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, đƣợc thu thập một cách chính xác và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn hay nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018 Tác giả LÊ THIỆN THÀNH . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH ......................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ ii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... v DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Đặc điểm mô bệnh học u sao bào ................................................................ 3 1.2. Sinh lý bệnh u sao bào ............................................................................... 15 1.3. Tổng quan về Ki-67................................................................................... 16 1.4. Vai trò của Ki-67 trong việc phân độ mô học ........................................... 17 1.5. Đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm mô học và biểu hiện Ki-67 ... 21 1.6. Vai trò của Ki-67 trong việc tiên lƣợng bệnh nhân................................... 22 1.7. Phƣơng pháp và sự sai biệt trong đánh giá định lƣợng Ki-67 .................. 24 1.8. Những yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị biểu hiện của Ki-67 ......................... 25 1.9. Sơ lƣợc về điều trị u sao bào não .............................................................. 28 1.10. Những thay đổi về phân loại u sao bào trong WHO 2016 ...................... 29 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 32 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 32 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 32 2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................................................................ 32 2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................. 33 2.5. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 33 . . 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 41 2.7. Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................. 42 2.8. Vấn đề y đức .............................................................................................. 43 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ .................................................................................. 44 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................................. 44 3.1.1. Các thể bệnh trong nghiên cứu ............................................................... 44 3.1.2. Đặc điểm tuổi trong nghiên cứu ............................................................. 45 3.1.3. Đặc điểm về giới tính trong nghiên cứu ................................................. 46 3.1.4. Đặc điểm về vị trí u trong nghiên cứu ................................................... 47 3.2. Đặc điểm mô bệnh học trong u sao bào .................................................... 48 3.2.1. Đặc điểm về cấu trúc u ........................................................................... 48 3.2.2. Đặc điểm về mật độ tế bào, mức độ dị dạng nhân và số lƣợng phân bào… ................................................................................................................ 49 3.2.3. Đặc điểm biến đổi tế bào u..................................................................... 52 3.3. Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ, mô bệnh học với Ki-67 ........... 63 3.3.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ học với Ki-67 ........................ 63 3.3.2. Mối liên quan giữa số lƣợng phân bào, mức độ dị dạng nhân, mật độ tế bào với Ki-67.................................................................................................... 64 3.3.3. Mối liên quan giữa các đặc điểm mô bệnh học với Ki-67 ..................... 65 3.4. Biểu hiện Ki-67 theo thể bệnh và phân độ mô học ................................... 66 3.4.1. Chỉ số Ki-67 theo thể bệnh trong nghiên cứu ........................................ 66 3.4.2. Chỉ số Ki-67 theo phân độ mô học......................................................... 67 3.4.3. Biểu hiện Ki-67 của PXA và các biến thể của DA ................................ 68 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 70 4.1. Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu................................................ 70 4.1.1. Đặc điểm về tuổi..................................................................................... 70 4.1.2. Đặc điểm về giới .................................................................................... 72 . . 4.1.3. Đặc điểm về tỉ lệ bệnh ............................................................................ 72 4.1.4. Đặc điểm về vị trí u ................................................................................ 73 4.2. Đặc điểm mô học và mối liên quan với Ki-67 .......................................... 74 4.2.1. Đặc điểm về mật độ tế bào ..................................................................... 74 4.2.2. Mức độ dị dạng nhân .............................................................................. 75 4.2.3. Số lƣợng phân bào .................................................................................. 76 4.2.4. Đặc điểm sợi Rosenthal .......................................................................... 78 4.2.5. Hình ảnh thể ƣa acid ............................................................................... 78 4.2.6. Đặc điểm tăng sinh vi mạch ................................................................... 79 4.2.7. Đặc điểm hoại tử .................................................................................... 80 4.2.8. Đặc điểm canxi hóa ................................................................................ 81 4.2.9. Đặc điểm tế bào thần kinh đệm ít nhánh ................................................ 82 4.2.10. Thành phần đại bào nhiều nhân............................................................ 83 4.2.11. Mạch máu hyaline hóa ......................................................................... 83 4.2.12. Thành phần phồng bào ......................................................................... 83 4.2.13. Biến đổi dạng vi nang........................................................................... 84 4.3. Mối liên quan giữa Ki-67 và phân độ u sao bào theo WHO 2007 ............ 84 4.3.1. Biểu hiện Ki-67 theo phân độ ................................................................ 84 4.3.2. U sao bào phồng ..................................................................................... 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: GIẤY CHẤP THUẬN Y ĐỨC PHỤ LỤC 2: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH BỆNH NHÂN TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU BỆNH-ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH . . i BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Anaplastic astrocytoma U sao bào thoái sản Anaplastic pleomorphic U sao bào dạng mỡ vàng đa dạng xanthoastrocytoma thoái sản Diffuse astrocytoma U sao bào lan tỏa Ganglioganglioma U tế bào hạch thần kinh Glioblastoma U nguyên bào thần kinh đệm Oligoastrocytoma U hỗn hợp sao bào- tế bào thần kinh đệm ít nhánh Pilocytic astrocytoma U sao bào lông Pilomyxoid astrocytoma U sao bào nhầy Pleomorphic Xanthoastrocytoma U sao bào dạng mỡ vàng đa dạng Subependymal Giant cell astrocytoma U sao bào khổng lồ dƣới ống nội tủy Wild-type Thể hoang dã World Health Organisation Tổ chức y tế thế giới . . ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ AA Anaplastic astrocytoma APXA Anaplastic pleomorphic xanthoastrocytoma ATRX α-thalassemia/mental retardation syndrome X‐linked CNS Central nervous system DA Diffuse astrocytoma DNA Deoxyribonucleic acid EGFR Epidermal Growth Factor Receptor ESMO European Society for Medical Oncology GBM Glioblastoma multiforme GFAP Glial fibrillary acidic protein Gy Gray HE Hematoxylin and Eosin IDH Isocitrate dehydrogenase kDA Kilo Dalton LI Labeling index MGMT O6-methylguanine DNA methyltransferase NOS Not otherwise Specified PA Pilocytic astrocytoma PXA Pleomorphic xanthoastrocytoma SEGA Subependymal giant cell astrocytoma TERT Telomerase reverse transcriptase TMZ Temozolomide WHO World Health Organisation . . iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Các thể bệnh trong nghiên cứu ..................................................... 44 Bảng 3.2. Phân bố giới tính theo độ tuổi ........................................................ 46 Bảng 3.3. Giới tính theo thể bệnh trong nghiên cứu. ...................................... 46 Bảng 3.4. Vị trí u trong nghiên cứu theo thể bệnh .......................................... 47 Bảng 3.5. Đặc điểm cấu trúc u ........................................................................ 48 Bảng 3.6. Đặc điểm thành phần phồng bào .................................................... 52 Bảng 3.7. Đặc điểm thành phần thần kinh đệm ít nhánh ................................ 53 Bảng 3.8. Đặc điểm thành phần tế bào thoái hóa mỡ ...................................... 54 Bảng 3.9. Đặc điểm thành phần tế bào hình thoi ............................................. 55 Bảng 3.10. Đặc điểm thành phần đại bào nhiều nhân ...................................... 56 Bảng 3.11. Đặc điểm thành phần sợi Rosenthal .............................................. 57 Bảng 3.12. Đặc điểm hình ảnh thể ƣa acid ...................................................... 58 Bảng 3.13. Đặc điểm hình ảnh canxi hóa ........................................................ 58 Bảng 3.14. Hình ảnh cấu trúc thứ phát của Scherer......................................... 59 Bảng 3.15. Đặc điểm tăng sinh vi mạch .......................................................... 60 Bảng 3.16. Đặc điểm hình ảnh mạch máu hyaline hóa .................................... 61 Bảng 3.17. Đặc điểm hình ảnh hoại tử ............................................................. 62 Bảng 3.18. Đặc điểm thấm nhập lympho quanh mạch .................................... 62 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi, giới và Ki-67 ......................................... 63 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa số lƣợng phân bào, mật độ tế bào, mức độ dị dạng nhân với Ki-67 ........................................................................................ 64 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các đặc điểm mô bệnh học với Ki-67 ........... 65 Bảng 3.22. Chỉ số Ki-67 theo từng phân độ mô học ....................................... 67 Bảng 3.23. So sánh biểu hiện Ki-67 giữa PXA và các thể bệnh u sao bào lan tỏa ..................................................................................................................... 68 . . iv Bảng 3.24. So sánh giá trị Ki-67 của u sao bào phồng và u sao bào lan tỏa và với u sao bào thoái sản. .................................................................................... 69 Bảng 4.1. Bàn luận về tuổi của mẫu nghiên cứu............................................. 70 Bảng 4.2. Bàn luận về giới tính trong nghiên cứu .......................................... 72 Bảng 4.3. Bàn luận về tỉ lệ bệnh trong nghiên cứu ......................................... 72 Bảng 4.4. Bàn luận về vị trí u .......................................................................... 73 Bảng 4.5. Bàn luận về biểu hiện của Ki-67 theo phân độ mô học. ................. 85 . . v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán u sao bào theo Ki-67 ............................... 19 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu .................................................. 45 Biểu đồ 3.2. Phân bố mật độ tế bào u theo thể bệnh ............................................ 49 Biểu đồ 3.3. Mức độ dị dạng nhân theo thể bệnh ................................................. 50 Biểu đồ 3.4. Số lƣợng phân bào theo thể bệnh .................................................... 51 Biểu đồ 3.5. Chỉ số Ki-67 theo chẩn đoán ............................................................ 66 . . vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. U sao bào lông ......................................................................................... 4 Hình 1.2. Hình ảnh u sao bào lông dạng nhầy ......................................................... 5 Hình 1.3. U sao bào khổng lồ dƣới ống nội tủy ....................................................... 5 Hình 1.4. Hình ảnh u sao bào lan tỏa dạng sợi ........................................................ 8 Hình 1.5. Hình ảnh u sao bào phồng ....................................................................... 9 Hình 1.6. Hình ảnh u sao bào nguyên sinh ........................................................... 10 Hình 1.7. Hình ảnh PXA ........................................................................................ 11 Hình 1.8. U sao bào thoái sản................................................................................. 13 Hình 1.9. U nguyên bào thần kinh đệm ................................................................. 15 Hình 2.1. Hình ảnh phồng bào .............................................................................. 34 Hình 2.2. Hình ảnh đại bào nhiều nhân ................................................................. 34 Hình 2.3. Hình ảnh tế bào thần kinh đệm ít nhánh ............................................... 35 Hình 2.4. Hình ảnh biến đổi tế bào kiểu mỡ vàng đa dạng ................................... 35 Hình 2.5. Hình ảnh tăng sinh vi mạch ................................................................... 36 Hình 2.6. Hình ảnh thấm nhập lympho quanh mạch ............................................ 36 Hình 2.7. Hình ảnh mạch máu hyaline hóa ........................................................... 37 Hình 2.8. Hình ảnh hoa hồng ................................................................................. 37 Hình 2.9. Hình ảnh hoại tử trong GBM ................................................................. 38 Hình 2.10. Hình ảnh sợi Rosenthal ....................................................................... 38 Hình 2.11. Hình ảnh thể ƣa acid............................................................................. 39 Hình 2.12. Hình ảnh cấu trúc thứ phát của Scherer ............................................... 39 Hình 3.1. Cấu trúc đặc............................................................................................ 48 Hình 3.2. Cấu trúc vi nang .................................................................................... 49 Hình 3.3. Phồng bào .............................................................................................. 52 Hình 3.4. Thành phần tế bào thần kinh đệm ít nhánh ........................................... 53 . . vii Hình 3.5. Tế bào thoái hóa mỡ .............................................................................. 54 Hình 3.6. Tế bào hình thoi .................................................................................... 55 Hình 3.7. Đại bào nhiều nhân ............................................................................... 56 Hình 3.8. Sợi Rosenthal ........................................................................................ 57 Hình 3.9. Thể ƣa acid ............................................................................................ 58 Hình 3.10. Canxi hóa ............................................................................................ 59 Hình 3.11. Hình ảnh Satelitosis ............................................................................ 60 Hình 3.12. Hình ảnh tế bào u tụ tập quanh mạch .................................................. 60 Hình 3.13. Hình ảnh tăng sinh vi mạch ............................................................... . 61 Hình 3.14. Hình ảnh mạch máu hyaline hóa ......................................................... 61 Hình 3.15. Hình ảnh hoại tử trong GBM .............................................................. 62 Hình 3.16. Thấm nhập lympho bào quanh mạch .................................................. 63 Hình 4.1. Tăng sinh vi mạch .................................................................................. 80 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ U thần kinh đệm chiếm 70% u nguyên phát ở hệ thần kinh trung ƣơng, trong đó u sao bào thƣờng gặp nhất với tỉ lệ 60% bao gồm các đặc điểm đa dạng về dịch tễ, mô bệnh học. Nhìn chung, u sao bào là loại u có tiên lƣợng kém, ảnh hƣởng nặng nề đến sức khỏe và tính mạng của ngƣời bệnh. Căn cứ vào các đặc điểm mô bệnh học, tổ chức y tế thế giới phân loại u sao bào thành 4 phân độ với mức ác tính tăng dần. Hiện nay các đặc điểm mô bệnh học theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) đƣợc sử dụng rộng rãi và vẫn là tiêu chuẩn hàng đầu để chẩn đoán u sao bào não [45]. Bên cạnh đó việc đánh giá hoạt động tăng trƣởng khối u bằng cách định lƣợng mức độ biểu hiện của kháng nguyên Ki-67 là tiêu chí quan trọng để dự đoán tiến triển của u, khả năng tái phát, tiên lƣợng và trong nhiều trƣờng hợp giúp phân độ khi đặc điểm mô học không rõ ràng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự khác biệt về mức độ biểu hiện Ki-67 giữa các phân độ mô học khác nhau. Tuy nhiên do ảnh hƣởng bởi tính đa hình và sự khác biệt di truyền của các khối u mà trong nhiều trƣờng hợp cụ thể biểu hiện hoạt động tăng trƣởng khối u không đồng nhất với phân độ mô học [59]. Do đó nếu chỉ căn cứ vào đặc điểm mô học có thể đánh giá quá mức hay không đúng mức biểu hiện sinh học thật sự của u sao bào não, từ đó dẫn đến sai lầm trong lựa chọn điều trị và tiên lƣợng. Mặt khác, sự khác biệt đƣợc ghi nhận khi so sánh các khoảng giá trị Ki-67 cho từng độ mô học rút ra từ các nghiên cứu nên chƣa thể đƣa ra hƣớng dẫn chung. Các tác giả cho rằng ngoài sự đa dạng về bản chất khối u, sự không thống nhất trong quy trình kỹ thuật hóa mô miễn dịch và phƣơng pháp định lƣợng Ki-67 thiếu độ tin cậy dẫn đến sự khác nhau về kết quả. Chính vì vậy đã có khuyến cáo rằng từng trung tâm . . 2 nghiên cứu nên tiến hành đánh giá mức độ biểu hiện Ki-67 và đƣa ra khoảng giá trị sử dụng phù hợp [42], [65], [73]. Bên cạnh đó các nghiên cứu chỉ ra bản chất mối liên quan giữa Ki-67 với các đặc điểm vi thể đƣợc thực hiện rất ít. Các đặc điểm này phân bố rất khác nhau trong các thể bệnh và phân độ mô học, do đó mối quan hệ giữa chúng với Ki-67 thực sự chƣa đƣợc đánh giá đúng mức [42], [45]. Do tính cấp thiết và giá trị ứng dụng của Ki-67 đối với thực tế chẩn đoán và tiên lƣợng u sao bào, đồng thời ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào về chủ đề này nên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học và biểu hiện của Ki-67 trong u sao bào” với câu hỏi nghiên cứu: “Có hay không mối liên quan giữa giá trị Ki-67 với các đặc điểm mô bệnh học và phân độ mô học của u sao bào”. Để giải đáp câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi đặt ra các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: 1. Xác định đặc điểm mô bệnh học của u sao bào. 2. Đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm mô bệnh học và biểu hiện của Ki-67. 3. Đánh giá mối liên quan giữa phân độ mô học WHO 2007 và biểu hiện của Ki-67. . . 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm mô bệnh học u sao bào. 1.1.1. U sao bào lông Phân độ mô học theo WHO 2007: độ I. U sao bào lông (Pilocytic astrocytoma – PA) chiếm 5-10% các u thần kinh đệm, bệnh nhân thƣờng trẻ, ít gặp ở những ngƣời trên 50 tuổi [45]. U thƣờng gặp ở hành não, tiểu não, sàn não thất III, có thế gặp ở tủy sống. U thƣờng gặp có dạng nang nhỏ, mô u bám trên thành vách nang. Mô u mềm, màu xám, đôi khi có chỗ xuất huyết [45], [83]. Vi thể u gồm những sao bào dạng lƣỡng cực với nhân hình thoi và 2 nhánh bào tƣơng có dạng sợi dài song song với nhau. U có mật độ tế bào thấp đến trung bình và thƣờng biểu hiện kiểu hình phát triển hỗn hợp gồm các vùng đặc với mật độ sao bào cao kèm rải rác các sợi Rosenthal và các vùng ít tế bào tạo hình ảnh nang nhỏ kèm theo các thể hạt ƣa acid. Ngoài ra, u sao bào lông còn ghi nhận các đặc điểm nhƣ tăng sinh vi mạch dạng tiểu cầu thận, một vài tế bào có nhân tăng sắc, dị dạng; các ổ hoại tử dạng nhồi máu; xâm nhập màng mềm. Lƣu ý là các đặc điểm này trong PA không phải là dấu hiệu ác tính [46]. Hình ảnh canxi hóa và hoại tử dạng nhồi máu là đặc điểm thể hiện sự thoái hóa của PA. Thành phần tế bào thần kinh đệm ít nhánh có thể gặp, đặc biệt là ở các PA ở tiểu não. PA theo WHO có độ mô học là 1, nhƣng nếu ghi nhận hoạt động phân bào nhiều thì đƣợc xem là PA có đặc điểm thoái sản. Hiện nay WHO 2007 chƣa công nhận u sao bào lông thoái sản là 1 thể bệnh riêng biệt. Nhìn chung PA có tiên lƣợng tốt hơn các thể bệnh khác của u sao bào [45], [72], [74]. . . 4 Hình 1.1. U sao bào lông: A. Thoái hóa vi nang, B. Đa nhân hình móng ngựa và sợi Rosenthal, C. Những thể hạt ái toan [54]. 1.1.2. U sao bào lông dạng nhầy Phân độ mô học theo WHO 2007: độ II. U sao bào lông dạng nhầy (Pilomyxoid astrocytoma) là một biến thể của u sao bào lông. U xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, vùng dƣới đồi, tổn thƣơng gồm những sao bào lông đơn dạng trên nền mô đệm nhầy, bao quanh mạch máu tạo thành hình ảnh giả hoa hồng, sợi Rosenthal và thƣờng không thấy các thể hạt ƣa acid [61]. Chỉ số Ki-67 của nhóm này dao động khá lớn trong khoảng 2-20% [45]. . . 5 Hình 1.2. Hình ảnh u sao bào lông dạng nhầy có A. Tế bào tập trung quanh mạch máu và B. Tế bào đơn dạng trên nền nhầy [45]. 1.1.3. U sao bào khổng lồ dƣới ống nội tủy U sao bào khổng lồ dƣới ống nội tủy (Subependymal giant cell astrocytoma) xảy ra chủ yếu ở độ tuổi dƣới 20 tuổi, ở não thất bên gần lỗ Monro. U thƣờng dạng nốt, thoái hóa đa nang, lắng đọng canxi. U đa dạng tế bào, tế bào to giống nhƣ u sao bào phồng nhƣng lớn hơn, tế bào đa giác giống nhƣ tế bào hạch thần kinh, tế bào hình thoi, trên nền nhiều sợi. Tế bào xếp thành bó hay quanh mạch máu, thƣờng hay gặp mạch máu hyaline và canxi hóa, u dƣơng tính với GFAP, S100, synaptophysin [45]. Hình 1.3. U sao bào khổng lồ dƣới ống nội tủy, A. Tế bào đa dạng hình tháp xen lẫn tế bào sao dạng sợi hình thoi nhỏ, B. Hạt nhân nổi bật giống nhƣ tế bào hạch thần kinh [45]. . . 6 1.1.4. U sao bào lan tỏa. Phân độ mô học theo WHO 2007: độ II. U sao bào lan tỏa (Diffuse astrocytoma – DA) có tỷ lệ cao ở những bệnh nhân trẻ trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Khoảng 10% xảy ra ở độ tuổi dƣới 20, 60% từ 20-45 tuổi và khoảng 30% trên 45 tuổi với độ tuổi trung bình là 34. Nam giới bị ảnh hƣởng nhiều hơn (nam/nữ = 1,18:1) [45], [80]. U thƣờng xảy ra ở bán cầu đại não ở lứa tuổi thanh niên, ngƣời lớn và đồi thị ở bệnh nhân trẻ. Đôi khi gặp ở thân não, tiểu não hoặc tủy sống. Theo WHO thì u chỉ có mật độ cao hơn vùng mô não bình thƣờng, không thấy phân bào, không tăng sinh tế bào nội mô mạch máu. Gồm 3 biến thể là u sao bào lan tỏa dạng sợi, u sao bào nguyên sinh và u sao bào phồng [45]. 1.1.4.1. U sao bào lan tỏa dạng sợi U sao bào lan tỏa dạng sợi bao gồm các sao bào có bào tƣơng dạng sợi biệt hóa rõ trên nền cấu trúc lỏng lẻo thƣờng là chất nền dạng vi nang. U sao bào dạng sợi là loại kinh điển của u sao bào lan tỏa và không còn đƣợc liệt kê nhƣ là một biến thể nữa. Mật độ tế bào gia tăng mức độ trung bình so với những vùng não bình thƣờng và đi kèm với đặc điểm bất thƣờng nhân mức độ nhẹ. Hoạt động phân bào nhìn chung không hiện diện, một phân bào đơn lẻ không đủ để đánh giá và chẩn đoán u sao bào thoái sản trừ trƣờng hợp đang quan sát mẫu sinh thiết nhỏ hoặc khi đặc điểm thoái sản của nhân rõ ràng. Sự hiện diện của hoại tử và tăng sinh vi mạch thì không thích hợp với chẩn đoán u sao bào lan tỏa. Về mặt kiểu hình, các sao bào tân sinh có thể rất đa dạng khi xét về kích thƣớc, sự nổi bật và hƣớng của các sợi bào tƣơng, cũng nhƣ số lƣợng sợi bào tƣơng. Kiểu hình phát triển có thể rất khác nhau ở các vùng khác nhau của u. Trên lam nhuộm HE nhận diện đƣợc các sao bào tân sinh phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm nhân. Nhân của sao bào bình thƣờng hình oval hoặc kéo dài nhƣng trên tiêu bản cắt mỏng thỉnh thoảng gặp hình tròn. . . 7 Nhân tế bào u bọng với chất nhiễm sắc dạng hạt nhỏ và thƣờng có hạt nhân rõ. Sao bào bình thƣờng không có bào tƣơng và khác biệt ở nền neuropil. Trong khi đó các sao bào phản ứng đƣợc định nghĩa bởi nhân lớn và bào tƣơng nổi bật tích lũy trong các tế bào phồng, là loại tế bào có bào tƣơng nhiều, nhân lệch và có các nhánh bào tƣơng rõ. Việc phân biệt sao bào tân sinh và sao bào phản ứng là nhiệm vụ quan trọng vì bệnh sao bào phản ứng trong nhiều trƣờng hợp có hình thái rất giống với u. Khi thoái sản ở mức độ tối thiểu thì số lƣợng sao bào và quan trọng nhất là sự đồng đều về mặt hình thái học của chúng mới có giá trị nhất trong việc nhận diện bản chất tân sinh của chúng. Sao bào phản ứng rất hiếm khi ở cùng một mức độ phản ứng tại cùng một thời điểm vì thế sự phản ứng sẽ bao gồm một hỗn hợp các sao bào: một vài tế bào có nhân lớn trong khi những tế bào khác lại có sự đa dạng về kích thƣớc bào tƣơng; và hầu hết chúng nằm trên một nền thƣa thớt hơn trƣờng hợp u. Trong u sao bào lan tỏa hầu hết nhân đều đồng dạng và nền u thì ít nhất có mật độ bình thƣờng hoặc gia tăng số lƣợng nhánh bào tƣơng. Ngoài ra các tế bào u có đặc điểm nhân to, nhân trần hay dạng điếu xì gà là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt với sao bào bình thƣờng hay phản ứng. Thay đổi vi nang có thể hiện diện nhƣng hầu hết tế bào đều giống nhau và không có sự hỗn hợp các phồng bào hay gặp trong tình trạng phản ứng và chấn thƣơng. Các loại tế bào sẵn có ví dụ nhƣ neuron thì thƣờng bắt giữ bởi các tế bào u. Theo định nghĩa thì u sao bào lan tỏa (DA) không có các đặc điểm hoại tử và tăng sinh vi mạch [15], [45]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất