Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ

.PDF
95
1
53

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ PHAN XUÂN KHẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐẦU XA ĐỘNG MẠCH TRỤ Chuyên ngành: NGOẠI KHOA (CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH) Mã số: 8720104 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM QUANG VINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CẢM TẠ Xin cảm ơn: - TS Phạm Quang Vinh, Thầy đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, sửa chữa và động viên tôi trong quá trình làm luận văn. - Các thầy cô và các anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Giải Phẫu Học. . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. PHAN XUÂN KHẢI . . MỤC LỤC MỤC LỤC Trang Trang .......................................................................................... i DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 4 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 5 Mạch máu nuôi da và đặc điểm động mạch nhánh xuyên ....................... 5 Mạch máu nuôi da ............................................................................... 5 Đặc điểm động mạch nhánh xuyên ..................................................... 9 Phân loại các vạt da cân ....................................................................... 9 Giải phẫu vùng cẳng tay ............................................................................ 12 Vùng cẳng tay trước .......................................................................... 12 Sự cấp máu da cẳng tay ............................................................................. 20 Ứng dụng vạt nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ ................................. 24 Đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên đoạn xa động mạch trụ ..................... 25 Nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 25 Nghiên cứu trong nước ...................................................................... 31 2. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 32 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 32 . . Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 32 Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................... 32 Dụng cụ thực hiện .............................................................................. 32 Định nghĩa biến số ............................................................................. 35 Cách thực hiện ................................................................................... 38 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 51 3. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................ 52 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu .............................................................. 52 Phân bố theo tuổi ............................................................................... 52 Phân bố theo giới tính ........................................................................ 53 Phân bố theo tay phải, tay trái ........................................................... 54 Đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên đoạn xa động mạch trụ............... 54 Số lượng các nhánh xuyên ................................................................. 54 Hướng xuất phát các nhánh xuyên .................................................... 56 Mật độ các nhánh xuyên .................................................................... 56 Đặc điểm thông nối của nhánh xuyên ở đoạn xa động mạch trụ đến đoạn gần của động mạch trụ........................................................................... 58 Đặc điểm về kích thước các nhánh xuyên ......................................... 60 Mối tương quan giữa đường kính nhánh xuyên và khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên đến xương đậu......................................................... 62 Đặc điểm về chiều dài các nhánh xuyên ........................................... 63 Mối tương quan giữa chiều dài nhánh xuyên và khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên đến xương đậu......................................................... 65 . . 4. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 66 Đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ. ...................... 66 Số lượng nhánh xuyên ....................................................................... 66 Mật độ phân bố nhánh xuyên ............................................................ 67 Đặc điểm thông nối của nhánh xuyên ở đoạn xa động mạch trụ đến đoạn gần của động mạch trụ........................................................................... 68 Đường kính nhánh xuyên ở đoạn xa động mạch trụ ......................... 71 Chiều dài nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ .................................. 73 Hướng xuất phát của cách nhánh xuyên ............................................ 74 Các mặt hạn chế của đề tài, hướng đề xuất tiếp theo. ............................ 75 Các mặt hạn chế của đề tài ................................................................ 75 Hướng đề xuất ................................................................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 76 PHỤ LỤC 1: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................... 78 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH XÁC TƯƠI KHI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 82 . . DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Động mạch thần kinh da trực tiếp [2] .................................................... 8 Hình 1.2 Các động mạch nuôi da theo Nakajima [19] .......................................... 8 Hình 1.3 Vạt da cân loại A [2] ............................................................................ 10 Hình 1.4 Vạt da cân loại B [2] ............................................................................ 10 Hình 1.5 Vạt da cân loại C [2] ............................................................................ 11 Hình 1.6 Vạt da cân loại D [2] ............................................................................ 11 Hình 1.7 Giải phẫu các cơ lớp nông vùng cẳng tay trước [3] .. Error! Bookmark not defined. Hình 1.8 Giải phẫu các cơ lớp giữa vùng cẳng tay trước [3] .............................. 13 Hình 1.9 Giải phẫu các cơ lớp sâu vùng cẳng tay trước [3] ............................... 14 Hình 1.10 Đường đi động mạch trụ vùng cẳng tay [3] ....................................... 16 Hình 1.11 Giải phẫu các cơ lớp nông vùng cẳng tay sau [3] .............................. 18 Hình 1.12 Giải phẫu các cơ lớp sâu vùng cẳng tay sau [3] ................................. 19 Hình 1.13 Sự phân bố nhánh xuyên động mạch trụ của cẳng tay [16] ............... 21 Hình 1.14 Sơ đồ cấp máu và các nhánh xuyên quan trọng ở cẳng tay [25] ...... 23 Hình 1.15 Nhánh xuyên động mạch trụ được bộc lộ từ phía quay [32] ............. 26 Hình 1.16. Các nhánh mạch xuyên được đánh dấu lần lượt là A,B,C từ đầu xa đến đầu gần [32] .................................................................................................. 26 Hình 1.17. Các nhánh xuyên động mạch trụ nằm giữa cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp chung nông các ngón[28] ............................................................................. 28 Hình 1.18. Biểu đồ cho thấy số lượng và phân bố nhánh xuyên[13] ................. 29 Hình 2.1 Dụng cụ thực hiện : các dụng cụ phẫu tích cơ bản, thước Caliper điện tử, bơm tiêm 50ml, Chì oxit, Gelatin, cân điện tử, dụng cụ đựng dung dịch cản quang có chia vạch thể tích. (Nguồn:Tư liệu nghiên cứu) .................................. 33 Hình 2.2 Dụng cụ vi phẫu. (Nguồn tư liệu nghiên cứu)...................................... 34 . . Hình 2.3. Kính lúp vi phẫu. (Nguồn tư liệu nghiên cứu) ................................... 34 Hình 2.4. Bộc lộ động mạch cánh tay và bơm nước cất 60 vào động mạch cánh tay trên chỗ chia (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) ................................................... 38 Hình 2.5 A,B. Bơm Xanh methylen vào động mạch cánh tay trên chỗ chia (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu ). ............................................................................. 39 Hình 2.6. Phác họa vùng phẫu tích: A. Mặt trước B. Mặt sau (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) .......................................................................................................... 41 Hình 2.7. Bóc tách các nhánh xuyên của động mạch trụ (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) ...................................................................................................................... 42 Hình 2.8. Tiến hành cột các nhánh xuyên cơ (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) ....... 43 Hình 2.9. Đo chiều dài của các nhánh xuyên (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu)....... 43 Hình 2.10. Đo đường kính ngoài của các nhánh xuyên (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) ...................................................................................................................... 44 Hình 2.11. Đo khoảng cách từ nhánh xuyên đến xương đậu (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) .......................................................................................................... 45 Hình 2.12. A. Đo và xác định vị trí 10 cm trên xương đậu. B. Cột động mạch trụ ở vị trí 10 cm trên xương đậu (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) ............................... 46 Hình 2.13 Vạt da với các nhánh xuyên động mạch trụ sau khi bóc tách (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) ............................................................................................. 47 Hình 2.14 Bơm chất cản quang vào đầu xa động mạch trụ (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) .......................................................................................................... 48 Hình 2.15. Vạt da trước khi chụp X quang (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) .......... 49 Hình 2.16. Hình ảnh xquang của vạt da thấy được sự thông nối các nhánh xuyên (mũi tên chỉ vị trí các mạch liên kết) (nguồn: tư liệu nghiên cứu) .................... 50 Hình 3.1 Thông nối các nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ (mũi tên chỉ vị trí các mạch liên kết) (Nguồn: tư liệu nghiên cứu) .................................................. 59 . . Hình 3.2 Mối tương quan giữa đường kính ngoài nhánh xuyên và khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên đến xương đậu ......................................................... 62 Hình 3.3 Mối tương quan giữa chiều dài nhánh xuyên và khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên đến xương đậu. ......................................................................... 65 Hình 4.1. Xquang cho thấy sự thông nối của các nhánh xuyên. (Nguồn: Tư liệu nghiên cứu) .......................................................................................................... 70 . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Trung bình số nhánh xuyên của động mạch vùng cẳng tay [16] ........ 20 Bảng 1.2 Phân bố các nhánh xuyên của động mạch trụ ở các nghiên cứu ........ 30 Bảng 1.3 Đặc điểm nhánh xuyên động mạch trụ cuả các tác giả trên thế giới .. 30 Bảng 3.1 Phân bố số nhánh xuyên da trong 16 cẳng tay ................................... 54 Bảng 3.2. Phân bố số nhánh xuyên của cẳng tay ............................................... 55 Bảng 3.3 Vị trí nguyên ủy nhánh xuyên .............................................................. 56 Bảng 3.4 Mật độ các nhánh xuyên ở các nhóm .................................................. 57 Bảng 3.5 Đường kính trung bình các nhánh xuyên ở các nhóm ......................... 60 Bảng 3.6 Sự khác biệt đường kính ngoài của các nhánh xuyên ở các nhóm ...... 61 Bảng 3.7 Chiều dài trung bình các nhánh xuyên ở các nhóm ............................ 63 Bảng 3.8 Sự khác biệt chiều dài của các nhánh xuyên ở các nhóm ................... 64 Bảng 4.1 Trung bình số nhánh xuyên của động mạch trụ .................................. 66 Bảng 4.2 So sánh đường kính ngoài trung bình của các nhánh xuyên ở các nghiên cứu ........................................................................................................... 71 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân bố theo tuổi ............................................................. 52 Biểu đồ 3.2 Phân bố theo giới tính của mẫu nghiên cứu .................................... 53 Biểu đồ 3.3 Phân bố theo cẳng tay trái – phải của đối tượng nghiên cứu .......... 54 Biểu đồ 3.4 Phân bố số nhánh xuyên da ở cẳng tay............................................ 55 Biểu đồ 3.5 Phân bố nhánh xuyên ở các nhóm. .................................................. 57 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Cổ tay, bàn tay là những bộ phận chức năng quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động thường ngày của con người, nên tổn thương vùng này xảy ra khá nhiều. Khuyết hổng mô mềm cổ tay, bàn tay dễ lộ các cấu trúc quan trọng như gân, mạch máu, thần kinh, xương, khớp, nếu không được che phủ sớm, đúng cách dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, hoại tử, hay di chứng dính gân, viêm xương, viêm khớp, tổn thương mất chức năng về sau[2], [6]. Che phủ các tổn thương mất mô mềm vùng cổ, bàn tay vẫn luôn là thách thức đối với các phẫu thuật viên tạo hình và chấn thương chỉnh hình. Việc che phủ thành công các tổn thương các khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn tay đạt được bằng các loại vạt thích hợp. Trước đây, các khuyết hổng mô mềm nhỏ thường được che phủ bằng vạt cân da tại chỗ. Các khuyết hổng mô mềm lớn thường được che phủ bằng vạt kiểu trục tại chỗ như là vạt cẳng tay quay hoặc vạt ở nơi xa như vạt bẹn. Vạt cẳng tay quay là một trong những vạt được các phẫu thuật viên yêu thích vì vạt này mỏng, linh hoạt và dễ bóc tách. Do đó nó là lựa chọn trong nhiều loại khuyết hổng mô mềm ở cẳng tay hoặc bàn tay. Tuy nhiên khi thực hiện vạt này yêu cầu phải hy sinh động mạch quay, đây là nhược điểm chính khi có tổn thương mạch máu kèm theo hoặc bàn tay chỉ có 1 mạch máu nuôi dưỡng duy nhất [28] Vạt bẹn là một lựa chọn tốt để che phủ các khuyết hổng mô mềm lớn. Với ưu điểm kích thước vạt lớn, vị trí lấy vạt có thể che kín. Tuy nhiên khi thực hiện vạt này cần thực hiện qua 2 thì, tư thế tay khó chịu, có thể đặt cố định ngoài gây ra một số bất tiện cho bệnh nhân. . . Sự phát hiện vạt nhánh xuyên được xem là cuộc cách mạng trong phẫu thuật tạo hình. Điều này cho phép chúng ta lấy được các vạt đáng tin cậy dựa trên các nhánh xuyên mà không cần phải hy sinh mạch máu chính. Điều này làm cho vạt nhánh xuyên ngày càng phổ biến và giảm nguy cơ thất bại khi làm vạt vi phẫu[15] Vạt nhánh xuyên được thiết kế dựa vào việc tìm ra nhánh xuyên dọc theo đường đi của động mạch chính tại vùng gần kề với vị trí cần che phủ và sau đó lựa chọn những nhánh mạch xuyên phù hợp nhất để nuôi dưỡng cho vạt. Quan điểm này có thể áp dụng cho mọi vùng trên cơ thể [28] Vạt xuyên ở vùng cẳng tay có thể được thiết kế dựa trên động mạch trụ và động mạch quay. Nhiều nghiên cứu tập trung vào vạt nhánh xuyên động mạch quay. Các đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên của đầu gần và đầu xa động mạch quay được làm sáng tỏ và là cơ sở để thiết kế các vạt nhánh xuyên che phủ các khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn tay cũng như vùng khuỷu. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, trong một số trường hợp vạt nhánh xuyên đầu xa động mạch quay khó che phủ mặt trong bàn tay và không thể che phủ vùng khớp bàn ngón. Thêm vào đó, sẹo của vạt nhánh xuyên động mạch quay rất khó chịu, tính thẩm mỹ không cao cũng như lộ phần đầu dưới xương quay khi làm việc [28] Gần đây trên thế giới xuất hiện nhiều nghiên cứu về giải phẫu nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ, các nghiên cứu này cho thấy sự phân bố có thể đoán được của các nhánh xuyên dọc theo trục của động mạch trụ. Điều này là cơ sở để thực hiện các vạt nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ che phủ khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn tay. Ở Việt Nam chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào khảo sát các đặc điểm giải phẫu của nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ, không có các tài liệu cụ thể để hướng dẫn chi tiết cách thực hiện vạt nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ. . . Có thể thấy việc xác định các mốc giải phẫu của nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ mang tính quyết định trong việc thực hiện vạt nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ. Như vậy, các đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên đầu xa động mạch trụ của người Việt Nam là như thế nào? Các đặc điểm giải phẫu này có giống với các nước trên thế giới không? . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên đoạn xa động mạch trụ 2. Xác định mối tương quan của các nhánh xuyên với các mốc giải phẫu . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Mạch máu nuôi da và đặc điểm động mạch nhánh xuyên Mạch máu nuôi da Nghiên cứu giải phẫu mạch máu nuôi đã và đang đem lại ý nghĩa hết sức to lớn trong việc điều trị các khuyết hổng mô mềm, vì đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất để thiết kế một vạt da hay mở rộng ứng dụng của vạt da. Cho đến đầu thế kỷ XIX chưa có nhiều hiểu biết về cung cấp máu cho da, các nhà giải phẫu học biết rất rõ những cuống mạch chính nuôi cơ, nhưng không ai nghiên cứu về mạng mạch máu của da. Nghiên cứu có giá trị sớm nhất là của Carl Manchot (1889) đã mô tả động mạch nuôi da có nguồn gốc từ động mạch nuôi cơ trong quyển sách có tựa đề “Động mạch da của cơ thể người”. Năm 1893, Spalteholz phát hiện thông nối giữa các động mạch da lân cận với nhau[29] Những nghiên cứu tiếp theo được thực hiện bởi Dieulaffe (1906) và học trò của ông là Bellocq (1925), nghiên cứu mạng mạch máu da, mô tả hệ thống thông nối ở lớp bì và hạ bì. Tuy nhiên, nghiên cứu này không được nhận thấy tầm quan trọng trong phẫu thuật như hiện nay. Michel Salmon 1936 đã nghiên cứu hoàn chỉnh các động mạch cấp máu cho da và đề xuất sơ đồ phân vùng cấp máu cho da trên toàn cơ thể, theo Salmon mỗi vùng da trên cơ thể được một động mạch cấp máu cho da trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên công trình này đã bị bỏ quên 50 năm, chính Salmon và các phẫu thuật viên khác cũng không đánh giá được khả năng to lớn của nó khi áp dụng trong lĩnh vực tạo hình[1]. Theo Masquelet (1995) có 4 kiểu mạch máu nuôi da:[2], [7] . . Động mạch da trực tiếp: Xuất phát từ các động mạch chính có đường kính lớn (1-2 mm), có đoạn đường đi dài, đi giữa các cấu trúc sâu cho tới khi xuyên chéo qua mạc sâu, đi một đoạn dài trong da và tách các nhánh bên nuôi da. Động mạch thường hằng định, cấp máu cho vùng da rộng, nhưng số lượng loại này có hạn. Đây là cơ sở của vạt da kiểu trục, có thể dùng như vạt tự do. Vạt bẹn là vạt kiểu trục được mô tả đầu tiên. Động mạch thần kinh da Vai trò của động mạch thần kinh da tùy hành cùng các nhánh thần kinh cảm giác nông ngày càng được chú ý hơn. Các động mạch này có đường kính nhỏ có thể là một trục mạch thật sự hoặc như một mạng lưới nối kết với nhau có hình thức như một trục mạch cung cấp máu cho thần kinh, đồng thời chia ra các động mạch nhỏ và ngắn cấp máu cho da. Động mạch thần kinh da được đồng hóa với vạt kiểu trục, do động mạch thần kinh da được xếp trong nhóm các động mạch có hành trình dài. Đây là cơ sở của thiết kế vạt da thần kinh, vạt bì cẳng tay ngoài là một ví dụ. Động mạch cân da: Từ trục mạch máu chính cho nhiều nhánh nhỏ xuyên cân da, vuông góc với mạch chính, đi giữa 2 cơ ra da. Đây là cơ sở của cân da, khi lấy vạt thì phải bao gồm vách gian cơ và cân cơ. Động mạch xuyên cơ da: Tách từ động mạch trong cơ, đi một đoạn trong cơ trước khi xuyên qua cân cơ để vào da. Cuống mạch tách ra các động mạch xuyên cơ nuôi dưỡng cho một đơn vị mô gồm: cơ, cân cơ, mô dưới da và da. Ví dụ như là vạt cơ lưng rộng. . . Sự phân biệt các loại vạt da dựa trên giải phẫu mạch máu rất quan trọng vì nó quyết định kỹ thuật phẫu thuật, cùng một vùng da có thể bó tách theo nhiều kiểu tuần hoàn. Ngoài phân loại cổ điển trên, tác giả Nakajima đã đưa ra những khái niệm mới về sự cấp máu cho da. Nakajima chia mạng mạch nuôi da thành 4 nhóm: [7], [22]  Mạng trên dưới bì  Mạng mạch cân và dưới da  Hệ mạch trong vách  Hệ thống mạch máu cơ - Sự nuôi dưỡng này thông qua 6 loại động mạch tận cùng ở da:  Loại A: các động mạch da trực tiếp  Loại B: các động mạch vách da trực tiếp  Loại C: các nhánh ra trực tiếp từ động mạch cơ  Loại D: các nhánh xuyên ra da từ động mạch cơ  Loại E: các nhánh xuyên vách da  Loại F: các nhánh xuyên cơ da kinh điển Phần lớn các động mạch A, B và một số động mạch loại C có thần kinh nông đi kèm. Phân loại Nakajima gần gũi và dễ ứng dụng lâm sàng hơn cách phân loại cổ điển. . . Hình 0.1 Động mạch thần kinh da trực tiếp [2] 1. Cơ 2. Động mạch sâu 3. Cân Loại B Loại A Loại F 4. Thần kinh cảm giác nông 5. Động mạch thần kinh da Loại E Loại C Loại D Da Hình 0.2 Các động mạch nuôi da theo Nakajima [19] . . Đặc điểm động mạch nhánh xuyên Hallock định nghĩa nhánh mạch xuyên là một mạch máu đi tới lớp nông khi xuyên qua lớp cân mạc sâu. Hallock phân mạch xuyên làm 2 nhóm là trực tiếp và gián tiếp, dựa vào nguồn gốc khác nhau và cấu trúc chúng đi qua trước khi xuyên qua lớp cân mạc sâu. Một nhánh xuyên đi qua lớp cân mạc sâu mà không đi qua bất kì cấu trúc nào trước đó gọi là nhánh xuyên trực tiếp. Các nhánh xuyên còn lại được gọi là gián tiếp khi chúng đi qua các cấu trúc khác (phần lớn là cơ, vách, bao cơ) rồi mới xuyên qua lớp cân mạc sâu.[21] Người ta có thể chia mạch xuyên thành 2 nhóm: nhánh xuyên cơ và nhánh xuyên vách : - Nhánh xuyên cơ: Loại nhánh xuyên này đến da sau khi xuyên qua cơ, chúng ta có thể bóc tách cuống nhánh xuyên này ở đoạn trong cơ. - Nhánh xuyên vách: Loại nhánh xuyên này đi đến da khi xuyên qua vách gian cơ. Bằng cách bóc tách vách gian cơ, chúng ta có thể đi đến nguyên ủy của các nhánh xuyên này. Phân loại các vạt da cân Có nhiều cách phân loại các vạt da cân, nhưng phân loại của Cormack và Lamberty dựa trên giải phẫu cung cấp máu là thường dùng và hữu ích với các phẫu thuật viên. Gồm 4 loại sau: [1], [2] Loại A: Vạt da được cung cấp máu từ các nhánh xuyên đi vào phần đáy của vạt da, và trải dọc theo chiều dài của vạt. Vạt da loại này có thể lấy dựa trên đầu gần, đầu xa hay đảo da. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất