Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh các tổn thương dạng ống của tuyến tiền liệt...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh các tổn thương dạng ống của tuyến tiền liệt

.PDF
144
6
133

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------˜&™------- TRẦN PHƯỚC THANH MINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CÁC TỔN THƯƠNG DẠNG ỐNG CỦA TUYẾN TIỀN LIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ˜&™ TRẦN PHƯỚC THANH MINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CÁC TỔN THƯƠNG DẠNG ỐNG CỦA TUYẾN TIỀN LIỆT NGÀNH: KHOA HỌC Y SINH (GIẢI PHẪU BỆNH). Mà SỐ: 8720101. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGÔ QUỐC ĐẠT. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số liệu, dữ liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong công trình này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Người thực hiện đề tài Trần Phước Thanh Minh. . . a MỤC LỤC 1. BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH .......................................A 2. BẢNG ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................... B 3. DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... C 4. DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ E 5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................G 6. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 1 1.1 Sơ lược giải phẫu tuyến tiền liệt ................................................................ 1 1.2 Cấu trúc mô học các vùng của tuyến tiền liệt ............................................ 2 1.3 Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt và bệnh lý liên quan ..................... 4 1.4 Hoá mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh lý tuyến tiền liệt ....................... 6 1.4.1 Các dấu ấn tế bào đáy của tuyến tiền liệt .......................................... 6 1.4.2 Các dấu ấn ung thư tuyến tiền liệt ..................................................... 7 1.5 2 Các loại tổn thương dạng ống của tuyến tiền liệt .................................... 10 1.5.1 Các tổn thương dạng ống lành tính ................................................. 11 1.5.2 Tân sinh trong thượng mô tuyến tiền liệt độ cao ............................. 17 1.5.3 Ung thư tuyến tiền liệt có hình thái tổn thương dạng ống ............... 18 1.5.4 Tổn thương dạng ống có hình thái tuyến không điển hình .............. 21 1.5.5 Tổn thương ác tính di căn đến tuyến tiền liệt .................................. 23 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 27 2.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 27 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh vào mẫu nghiên cứu..................................... 27 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................... 27 2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 27 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 27 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................................... 27 2.2.3 Tiến hành nghiên cứu....................................................................... 28 2.3 Đánh giá các biến số nghiên cứu ............................................................. 28 . . b 3 2.3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .............................................. 28 2.3.2 Cấu trúc ổ tổn thương các tổn thương dạng ống ............................. 29 2.3.3 Đặc điểm tế bào tuyến các tổn thương dạng ống ............................ 31 2.3.4 Đặc điểm đặc hiệu và xâm lấn của ung thư ..................................... 34 2.3.5 Đánh giá điểm Gleason các tổn thương ung thư ............................. 35 2.3.6 Khảo sát các mối liên quan.............................................................. 36 2.4 Y đức trong nghiên cứu ........................................................................... 36 2.5 Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu ............................................ 36 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37 3.1 3.1.1 Đặc điểm tuổi của các nhóm tổn thương dạng ống ......................... 37 3.1.2 Nồng độ PSAhth của các nhóm tổn thương dạng ống ..................... 38 3.1.3 Số lõi kim sinh thiết có hiện diện tổn thương dạng ống................... 39 3.2 Đặc điểm mô bệnh học các tổn thương dạng ống .................................... 39 3.2.1 Phân loại mô bệnh học các TTDÔ................................................... 39 3.2.2 Điểm Gleason của ung thư có hình thái tổn thương dạng ống ........ 41 3.3 Đặc điểm cấu trúc ổ tổn thương của các nhóm tổn thương dạng ống ..... 42 3.3.1 Khoảng cách giữa các tuyến trong ổ tổn thương............................. 42 3.3.2 Hình thái xâm nhiễm ........................................................................ 42 3.3.3 Viền lòng tuyến ................................................................................ 43 3.3.4 Chất tiết trong lòng tuyến ................................................................ 44 3.3.5 Khoảng sáng quanh tuyến................................................................ 46 3.4 4 Đặc điểm chung của các tổn thương dạng ống ........................................ 37 Đặc điểm tế bào tuyến của các tổn thương dạng ống .............................. 48 3.4.1 Đặc điểm nhân của tế bào ............................................................... 48 3.4.2 Đặc điểm bào tương......................................................................... 51 3.4.3 Sự hiện diện tế bào đáy .................................................................... 51 3.5 Đặc điểm mô học đặc hiệu ung thư ......................................................... 53 3.6 Các tổn thương phối hợp với các tổn thương dạng ống ........................... 55 BÀN LUẬN .................................................................................................... 57 . . c 4.1 Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ........................................... 57 4.1.1 Đặc điểm tuổi của các nhóm tổn thương dạng ống ......................... 57 4.1.2 Nồng độ PSAhth của các nhóm tổn thương dạng ống ..................... 58 4.1.3 Số lõi kim sinh thiết có hiện diện tổn thương dạng ống................... 59 4.2 Đặc điểm mô bệnh học các tổn thương dạng ống .................................... 60 4.2.1 Phân nhóm các tổn thương dạng ống .............................................. 60 4.2.2 Phân loại mô học các tổn thương dạng ống .................................... 61 4.3 Đặc điểm cấu trúc ổ tổn thương của các nhóm tổn thương dạng ống ..... 66 4.3.1 Khoảng cách giữa các tuyến trong ổ tổn thương............................. 66 4.3.2 Hình thái xâm nhiễm ........................................................................ 67 4.3.3 Viền lòng tuyến ................................................................................ 68 4.3.4 Chất tiết trong lòng tuyến ................................................................ 68 4.3.5 Khoảng sáng quanh tuyến................................................................ 72 4.4 Đặc điểm tế bào của các nhóm tổn thương dạng ống .............................. 74 4.4.1 Đặc điểm nhân của tế bào ............................................................... 74 4.4.2 Đặc điểm bào tương......................................................................... 79 4.4.3 Sự hiện diện tế bào đáy .................................................................... 79 4.5 Đặc điểm mô học đặc hiệu ung thư ......................................................... 80 4.5.1 Xâm lấn quanh thần kinh ................................................................. 80 4.5.2 Cấu trúc dạng cầu thận ................................................................... 81 4.5.3 Chuyển sản sợi nhầy ........................................................................ 81 4.5.4 Mạch máu biến đổi dạng cuộn mạch ............................................... 82 4.5.5 Xâm lấn mô mỡ ................................................................................ 83 4.6 Các tổn thương phối hợp với các tổn thương dạng ống ........................... 83 4.6.1 Tân sinh trong thượng mô tuyến tiền liệt độ cao ............................. 83 4.6.2 Tình trạng viêm mạn tính ................................................................. 84 4.6.3 Tổn thương teo đét phối hợp hiện diện cùng tổn thương khác ........ 85 5 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 6 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 88 . . d 7. SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DẠNG ỐNG ............................... 89 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... I 9. DANH SÁCH BỆNH NHÂN ........................................................................... i 10. PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... xvi 11. PHỤ LỤC 2 ................................................................................................. xviii 12. PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... xix . . A 1. BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH Bệnh tuyến Chất nhầy ái kiềm Chuyển sản sợi nhầy Cytokeratin trọng lượng phân tử cao Hiệp hội các nhà Giải phẫu bệnh Niệu khoa quốc tế Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt Lưu tốc PSA Màu hồng nhạt Màu trung tính Nhóm phân độ Ống phóng tinh Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo Sinh thiết lõi kim dưới hướng dẫn của siêu âm ngã trực tràng Tân sinh trong biểu mô tuyến tiền liệt độ cao Tăng sản ống trung thận Tăng sản tuyến niêm mạc ụ núi Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính Teo bán phần Teo tăng sản Thăm khám tuyến tiền liệt bằng tay qua ngã trực tràng Thể chết theo chu trình hoặc thể apoptosis Tổn thương tuyến không điển hình nằm cạnh HGPIN Túi tinh Tỷ trọng PSA U tuyến sinh ống thận Ung thư tuyến tuyến tiền liệt . Adenosis Blue-tinged mucinous secretion Mucinous fibroplasia High molecular weight cytokeratin International Society of Urology Pathology Prostate-specific antigen Prostate-specific antigen velocity Pale - clear Amphophilic Grade group Ejaculatory duct Transurethral resection of the prostate Transrectal ultrasound guide biopsy High grade prostate intraepithelial neoplasia Mesonephric hyperplasia Verumontanum mucosal gland hyperplasia Benign prostatic hyperplasia Partial atrophy Postatrophic hyperplasia Digital rectal examination Apoptotic body Small atypical glands closely associated with a focus of HGPIN (PINATYP) Seminal vesicle Prostate-specific antigen density Nephrogenic adenoma Prostatic acinar adenocarcinoma . B 2. BẢNG ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ VIẾT TẮT BN BT CS GPB H&E HGPIN HMMD HMWCK ISUP KTPV LT NC PINATYP PSAhth STLK TBP TG TH TSTBĐ TT TTDÔ TTL TTS TTT KĐH UT . Bệnh nhân Bệnh tuyến Cộng sự Giải phẫu bệnh Phương pháp nhuộm Hematoxylin-Eosin Tân sinh trong biểu mô tuyến tiền liệt độ cao Phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch Cytokeratin trọng lượng phân tử cao Hội nghị Hiệp hội các nhà Giải phẫu bệnh Niệu khoa quốc tế Khoảng tứ phân vị Tổn thương lành tính Nghiên cứu Tổn thương tuyến không điển hình nằm cạnh HGPIN Nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong huyết thanh Sinh thiết lõi kim dưới sự hướng dẫn của siêu âm ngã trực tràng Teo bán phần Tác giả Trường hợp Tăng sản tế bào đáy Tổn thương Tổn thương dạng ống Tuyến tiền liệt Teo tăng sản Tổn thương tuyến không điển hình Tổn thương ung thư . C 3. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Giải phẫu học các vùng của tuyến tiền liệt. ............................................. 1 Hình 1.2 Tế bào biểu mô tuyến tiền liệt bình thường. ............................................ 3 Hình 1.3 Kết quả nhuộm HMMD các dấu ấn tế bào đáy ở tuyến bình thường ...... 7 Hình 1.4 Kết quả nhuộm HMMD các dấu ấn ung thư tuyến tiền liệt ..................... 9 Hình 1.5 Tổn thương Teo bán phần và Teo tăng sản ............................................ 11 Hình 1.6 Tổn thương Bệnh tuyến và Tăng sản tế bào đáy.................................... 14 Hình 1.7 Hình thái HGPIN dạng phẳng ................................................................ 18 Hình 2.1 Hình minh họa khoảng cách giữa các tuyến .......................................... 29 Hình 2.2 Hình minh họa hình ảnh xâm nhiễm rõ. ................................................ 29 Hình 2.3 Hình minh họa hình ảnh xâm nhiễm không rõ. ..................................... 30 Hình 2.4 Hình minh họa đặc điểm viền lòng tuyến .............................................. 30 Hình 2.5 Hình minh họa khoảng sáng quanh tuyến .............................................. 31 Hình 2.6 Hình minh họa hạt nhân rõ. ................................................................... 32 Hình 2.7 Hình minh họa phân bào và thể apoptosis ............................................. 32 Hình 2.8 Hình minh họa số lượng bào tương ....................................................... 33 Hình 2.9 Hình minh họa sự hiện diện tế bào đáy.................................................. 34 Hình 2.10 Hình minh họa mô học đặc hiệu và xâm lấn của UT ............................. 35 Hình 3.1 Tổn thương dạng ống lành tính trong nghiên cứu ................................. 40 Hình 3.2 Tổn thương dạng ống ác tính trong nghiên cứu ..................................... 41 Hình 3.3 Đặc điểm khoảng cách giữa các tuyến ................................................... 42 Hình 3.4 Đặc điểm hình thái xâm nhiễm .............................................................. 43 Hình 3.5 Đặc điểm viền lòng tuyến ...................................................................... 44 Hình 3.6 Đặc điểm các loại chất tiết trong lòng tuyến ......................................... 45 Hình 3.7 Đặc điểm khoảng sáng quanh tuyến. ..................................................... 47 Hình 3.8 Một số đặc điểm nhân tế bào của các nhóm TTDÔ............................... 49 Hình 3.9 TTT KĐH với tổn thương được bộc lộ trên lam nhuộm dấu ấn p63. .... 52 Hình 3.10 TTT KĐH kết quả nhuộm dấu ấn p63 dương tính rõ và nhiều lớp ....... 52 . . D Hình 3.11 TTT KĐH nằm cạnh HGPIN với kết quả dấu ấn p63 dương tính. ........ 53 Hình 3.12 Đặc điểm mô học đặc hiệu ung thư ....................................................... 54 Hình 3.13 Đặc điểm mạch máu biến đổi dạng cuộn mạch và xâm lấn mô mỡ ...... 55 . . E 4. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Đặc điểm mô học và bệnh lý các vùng của tuyến tiền liệt ...................... 4 Bảng 1.2 Các dấu ấn được sử dụng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến tiền liệt .......... 6 Bảng 1.3 Các tổn thương của tuyến tiền liệt có hình thái tổn thương dạng ống... 10 Bảng 1.4 Đặc điểm đặc hiệu ung thư tuyến tiền liệt. ............................................ 19 Bảng 1.5 Các yếu tố đưa đến chẩn đoán tổn thương tuyến không điển hình ....... 22 Bảng 1.6 Đặc điểm mô bệnh học một số loại tổn thương dạng ống ..................... 24 Bảng 3.1 Mức PSAhth và mức trung vị PSAhth của các TTDÔ .......................... 38 Bảng 3.2 So sánh tần số các nhóm TTDÔ ở các mức PSAhth khác nhau ............ 38 Bảng 3.3 Phân bố các loại tổn thương dạng ống trên mẫu sinh thiết.................... 39 Bảng 3.4 Mối liên quan khoảng cách giữa các tuyến và nhóm TTDÔ ................. 42 Bảng 3.5 Mối liên quan hình thái xâm nhiễm và nhóm TTDÔ ............................ 42 Bảng 3.6 Mối liên quan viền lòng tuyến rõ và nhóm TTDÔ ................................ 43 Bảng 3.7 Tần số các loại chất tiết trong lòng tuyến .............................................. 44 Bảng 3.8 Mối liên quan loại chất tiết và nhóm TTDÔ ......................................... 46 Bảng 3.9 Tần số các nhóm khoảng sáng quanh tuyến .......................................... 46 Bảng 3.10 Mối liên quan khoảng sáng > 50% chu vi tuyến và nhóm TTDÔ......... 47 Bảng 3.11 Mối liên quan khoảng sáng > 50% chu vi tuyến và nhóm UT .............. 47 Bảng 3.12 Tần số các đặc điểm nhân tế bào của các nhóm TTDÔ ........................ 48 Bảng 3.13 Mối liên quan các đặc điểm nhân tế bào và nhóm TTDÔ ..................... 49 Bảng 3.14 Mối liên quan đặc điểm hạt nhân rõ và chất nhiễm sắc tăng sắc........... 50 Bảng 3.15 Mối liên quan các đặc điểm nhân và nhóm UT ..................................... 50 Bảng 3.16 Số lượng và màu sắc bào tương của các nhóm TTDÔ .......................... 51 Bảng 3.17 Đặc điểm hiện diện tế bào đáy của các nhóm TTDÔ ............................ 51 Bảng 3.18 Kết quả nhuộm dấu ấn p63 và phân loại các TTT KĐH ....................... 52 Bảng 3.19 Mối liên quan đặc điểm đặc hiệu ung thư và các nhóm UT .................. 53 Bảng 3.20 Tần số các tổn thương phối hợp với các loại TTDÔ ............................. 55 Bảng 3.21 Mối liên quan tổn thương kèm theo và nhóm TTDÔ ............................ 56 . . F Bảng 4.1 Đặc điểm tuổi của các nhóm TTDÔ so với các nghiên cứu khác ......... 57 Bảng 4.2 PSAhth của ung thư hình thái TTDÔ so với các nghiên cứu khác ....... 58 Bảng 4.3 Tỉ lệ các nhóm tổn thương so với các nghiên cứu khác ........................ 61 Bảng 4.4 Tỉ lệ các nhóm ung thư theo phân loại Gleason cải tiến ....................... 61 Bảng 4.5 Biểu hiện dấu ấn p63 và phân loại mô học các TTT KĐH ................... 65 Bảng 4.7 Loại chất tiết trong lòng tuyến UT so với một số nghiên cứu khác ...... 68 Bảng 4.8 Tổn thương có biểu hiện khoảng sáng trên 50% chu vi tuyến .............. 72 Bảng 4.9 Đặc điểm hóa mô miễn dịch các tổn thương lành tính và tổn thương ung thư có khoảng sáng quanh tuyến ...................................................................... 73 Bảng 4.10 Đặc điểm nhân của tế bào ung thư so với nghiên cứu khác ................. 74 Bảng 4.11 Đặc điểm xâm lấn quanh thần kinh so với nghiên cứu khác ................ 80 . . G 5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Độ tuổi của các nhóm tổn thương dạng ống......................................... 37 Biểu đồ 3.2 Phân loại mô bệnh học các nhóm tổn thương dạng ống....................... 39 Biểu đồ 3.3 Điểm Gleason của các nhóm tổn thương dạng ống ác tính. ................. 41 . . 6. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư hiện đang là một trong những bệnh lý hàng đầu về tỉ lệ hiện hành cũng như nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới. Trong khoảng thời gian 10 năm từ 2005 đến năm 2015, số lượng bệnh nhân được chẩn đoán các bệnh lý ung thư đã tăng thêm 33% [35]. Thống kê số liệu bệnh tật toàn cầu năm 2015 cho thấy tỉ lệ ung thư hiện hành trên toàn thế giới là 17,5 triệu trường hợp, đồng thời đây cũng là thủ phạm giết chết 8,7 triệu bệnh nhân trong cùng năm [35]. Xét riêng về giới, nếu ung thư vú là bệnh lý thường gặp hàng đầu ở nữ giới, thì ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến nhất ở nam giới [35]. Năm 2015, trên toàn thế giới, có khoảng 1,6 triệu bệnh nhân nam được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt [35]. Tại Việt Nam, ung thư tuyến tiền liệt hiện đang là bệnh lý đứng hàng thứ 10 về số lượng bệnh nhân mắc bệnh và hàng thứ 12 về số lượng tử vong trong số các bệnh lý ung thư nói chung [35]. Điều này cho thấy ung thư tuyến tiền liệt đang và sẽ trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng trong tương lai không xa. Sau hội nghị của Hiệp hội các nhà Giải phẫu bệnh Niệu khoa quốc tế vào năm 2014, sự thay đổi về cách sắp xếp các hình thái tổn thương Gleason, cùng với hệ thống nhóm phân độ từ 1 đến 5 cũng được thống nhất sử dụng [28]. Cụ thể, tổn thương dạng sàng được tách khỏi hình thái Gleason 3 và được đưa vào hình thái Gleason 4. Hình thái Gleason 3 chỉ gồm các ống tuyến tạo lòng hoàn chỉnh [28]. Theo hệ thống nhóm phân độ mới, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt 3+3 điểm Gleason được xếp vào nhóm phân độ 1, có tiên lượng bệnh tốt nhất về tỉ lệ sống còn và hầu như không có trường hợp di căn hạch lymphô nào được ghi nhận [32], [70], [74], [80]. Mặt khác, trong các tổn thương ở cùng nhóm phân độ 4 (gồm ung thư 3+5 điểm, 4+4 điểm và 5+3 điểm Gleason), nghiên cứu gần đây cho thấy có sự khác biệt về tiên lượng bệnh nhân tùy thuộc vào tỉ lệ các loại hình thái Gleason của tổn thương [61]. Tuy nhiên, việc chẩn đoán tổn thương Gleason 3 có hình thái tổn thương dạng ống có thể gặp nhiều khó khăn do có hàng loạt các tổn thương dạng ống lành tính có hình thái gần giống tổn thương ung thư [89]. Thêm vào đó, trong một số trường hợp, . . các tổn thương lành tính này có thể có các đặc điểm mô bệnh học trùng lập với tổn thương ung thư, gây khó khăn cho chẩn đoán phân biệt [42]. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có một tỉ lệ khoảng 5% tổn thương dạng ống là tổn thương tuyến không điển hình [30]. Các tuyến này chưa có đủ các đặc điểm để chẩn đoán tổn thương ác tính, nhưng đồng thời cũng không có cơ sở để loại trừ các tổn thương lành tính có hình thái giả dạng ung thư [69]. Từ các vấn đề trên cho thấy việc chẩn đoán đúng hình thái tổn thương Gleason 3 và các tổn thương lành tính có hình thái tổn thương dạng ống có vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề bệnh lý mà bệnh nhân đang đối mặt. Các công trình nghiên cứu về tuyến tiền liệt đã được một số tác giả trong nước thực hiện, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về các tổn thương dạng ống của tuyến tiền liệt [1], [2], [4], [5]. Với mong muốn trả lời cho hỏi đâu là các đặc điểm mô bệnh học giúp phân biệt các thực thể bệnh lý lành tính với bệnh lý ác tính có hình thái tổn thương dạng ống của tuyến tiền liệt, đồng thời đâu là mối liên quan giữa các đặc điểm mô bệnh học với loại tổn thương dạng ống. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với ba mục tiêu sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Xác định các đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh về tuổi, nồng độ PSA huyết thanh và tỉ lệ mẫu sinh thiết có chứa tổn thương dạng ống của tuyến tiền liệt. 2. Nghiên cứu các đặc điểm mô bệnh học của các bệnh lý lành tính và ác tính có hình thái tổn thương dạng ống của tuyến tiền liệt. 3. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm mô bệnh học với loại tổn thương dạng ống lành tính và ác tính của tuyến tiền liệt. . . CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU . . 1 1 1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Sơ lược giải phẫu tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt (TTL) bắt đầu hình thành từ tuần thứ chín trong sự phát triển của phôi. Thời điểm này, lớp biểu mô niệu mạc ở thành sau xoang niệu dục tạo thành các nụ, ấn lõm vào thành phần trung mô xung quanh. Về sau, các nụ niệu mạc sẽ trở thành các ống tuyến bài tiết hoàn chỉnh, thành phần trung mô cô đặc lại, tạo thành mô đệm quanh các ống, tuyến [34]. Về mặt giải phẫu, TTL được tạo thành bởi 3 vùng có cấu trúc tuyến gồm: Vùng ngoại vi, vùng trung tâm và vùng chuyển tiếp (hình 1.1). Ngoài ra, còn 1 vùng mô đệm cơ - sợi không chứa cấu trúc tuyến ở mặt trước của TTL [34], [83]. Ở người trưởng thành, TTL có hình nón úp ngược với đáy nằm sát bàng quang, đỉnh quay xuống dưới, nằm trên hoành niệu dục. Toàn bộ niệu đạo tiền liệt được ôm trọn bởi các thành phần của TTL [34]. Vùng trung tâm Ống Phóng tinh Niệu đạo Vùng chuyển tiếp Vùng ngoại vi Tầng mô đệm cơ – sợi trước Hình 1.1 Giải phẫu học các vùng của tuyến tiền liệt. Các vùng của tuyến tiền liệt gồm: Vùng ngoại vi, vùng trung tâm, vùng chuyển tiếp và tầng mô đệm cơ - sợi trước [83] . . 2 Bao bọc phía ngoài TTL là một cấu trúc vỏ bao giả với thành phần cấu tạo gồm lớp sợi cơ trơn ở mặt trong và màng sợi collagen ở mặt ngoài [34]. Ở nhiều vùng, gần như không thể xác định ranh giới giữa vỏ bao và mô tuyến tiền liệt do các sợi cơ trơn ở mặt trong của vỏ bao hòa lẫn vào các sợi cơ trơn quanh các nang tuyến, đồng thời màng sợi collagen ở mặt ngoài lại có độ dày không cố định [34]. Thêm vào đó, ở mặt trước vị trí đỉnh và mặt trước - trước bên vị trí đáy TTL, thành phần vỏ bao hiện diện không rõ ràng. Ở hai vị trí này, chỉ còn các bó sợi của thành phần mô đệm cơ - sợi trước hiện diện đan xen với các ống tuyến [34]. Các yếu tố trên làm cho việc đánh giá mức độ xâm lấn của tuyến ác tính dựa vào vị trí của tổn thương với vỏ bao gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi đánh giá trên mẫu sinh thiết lõi kim. Sự hiện hiện diện tuyến ác tính nằm xen lẫn với mô mỡ là dấu hiệu đáng tin cậy để xác định UT đã xâm lấn ngoài TTL vì thành phần mô mỡ hầu như không bao giờ có mặt trong cấu trúc mô học bình thường của TTL [31], [34], [64]. 1.2 Cấu trúc mô học các vùng của tuyến tiền liệt: Cấu tạo mô học của TTL gồm phần biểu mô và phần mô đệm [31], [34], [83]. Phần mô đệm gồm các sợi cơ trơn, sợi cơ vân, nguyên bào sợi, tế bào nội mô mạch máu và sợi thần kinh. Phần biểu mô gồm tế bào chế tiết, tế bào đáy, tế bào thần kinh nội tiết và một phần biểu mô niệu mạc [31]. Ngoại trừ phần ống thông nối trực tiếp với niệu đạo được lót bởi biểu mô niệu mạc, toàn bộ hệ thống ống tuyến của TTL được lót bởi biểu mô gồm lớp tế bào đáy và lớp tế bào chế tiết, đôi khi xen lẫn một số tế bào thần kinh nội tiết [31], [34]. Tế bào chế tiết có dạng hình vuông hoặc hình trụ xếp một lớp, nhân tròn nằm ở cực dưới, nhiễm sắc chất mịn, bào tương màu hồng nhạt (hình 1.2) [31], [34], [83]. Bên dưới lớp tế bào chế tiết là lớp tế bào đáy, xếp một lớp, ngay bên trên màng đáy. Tế bào đáy có nhân hình bầu dục, hơi thon, hai đầu tù, chiều dài của nhân xếp song song với màng đáy, chất nhiễm sắc mịn, có thể có hạt nhân nhỏ, bào tương ít, ái kiềm [31], [34], [83]. Tế bào đáy cho phản ứng với các dấu ấn tế bào đáy như Cytokeratin có trọng lượng phân tử cao (vị trí bào tương) hoặc dấu ấn p63 (vị trí nhân) [31], [83]. Trong ung thư tuyến tuyến tiền liệt, cấu trúc ống tuyến ác tính không tạo được tế bào đáy [31], [34]. Vì thế, sự hiện diện của tế bào đáy được . . 3 xem là đặc điểm giúp phân biệt giữa tổn thương lành tính và ung thư. Tuy nhiên, việc nhận diện tế bào đáy ở các TT LT gặp nhiều khó khăn do các TT này, lớp tế bào đáy có thể hiện diện không liên tục hoặc không quan sát được [31], [83]. Hình 1.2 Tế bào biểu mô tuyến tiền liệt bình thường. Lớp tế bào chế tiết ở phía trên, tế bào đáy ở phía dưới (mũi tên) [31]. Các vùng có chứa tuyến của TTL được lót bởi lớp tế bào chế tiết và lớp tế bào đáy, tuy nhiên hình thái ống tuyến giữa các vùng lại có cấu tạo mô học không giống nhau [34], [83]. Cấu trúc ống, tuyến ở vùng ngoại vi và vùng chuyển tiếp có hình tròn, đơn giản với các nếp biểu mô tạo chùm, các ống tuyến xếp thành đám dạng tiểu thùy. Ở vùng trung tâm, các ống tuyến có kích thước lớn hơn, lòng tuyến có hình dạng phức tạp, có thể tạo cấu trúc dạng sàng hoặc cầu nối biểu mô [34]. Ngoài sự khác biệt về cấu trúc mô học, các vùng của TTL cũng có đặc điểm bệnh lý hiện diện khác nhau. Các loại tổn tăng sản lành tình thường gặp ở vùng chuyển tiếp, ngược lại ung thư tuyến tiền liệt (UT TTL) thường được ghi nhận ở vùng ngoại vi [31]. Ở tuyến bình thường, cực ngọn bào tương của các tế bào chế tiết tạo viền lòng tuyến lượn sóng hoặc tạo thành các búi (hình1.2). Lòng tuyến có thể có chất chế tiết dạng thể amylacea là những phiến tròn, đồng tâm, màu ái toan. Loại chất tiết này được ghi .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất