Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi tây bắc việt nam...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi tây bắc việt nam

.PDF
94
1
137

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn:ThS: Đào Thị Kim Quế Sinh viên thực: Trương Thị Thu Hằng PHÚ THỌ, 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học xã hội và nhân văn - Trường Đại học Hùng Vương. Đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Bộ môn Địa lí nói riêng đã dìu dắt, dạy dỗ những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường cũng như đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự giúp đỡ vô cùng quý báu của cô giáo, Th.S Đào Thị Kim Quế – giảng viên hướng dẫn khoa học đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian qua! Em xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, ngày……tháng…..năm 2018. Sinh viên Trương Thị Thu Hằng DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu 1 Bảng 1.1. Hệ thống phân loại kiểu địa hình đồi núi miền Bắc Việt Nam 2 Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Tây Bắc 3 Biểu đồ 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Lai Châu 4 Biểu đồ 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Điện Biên 5 Biểu đồ 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Sơn La 6 Biểu đồ 1.4. Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Hoà Bình 7 Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình tháng và năm ở Tây Bắc 8 Biểu đồ 1.5. Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Lai Châu 9 Biểu đồ 1.6. Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Điện Biên 10 Biểu đồ 1.7. Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Sơn La 11 Biểu đồ 1.8. Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Hoà Bình Trang STT 1 2 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH Tên hình Hình 2.1. Lược đồ các đới tướng kiến trúc ở miền Bắc Việt Nam Hình 2.2. Lược đồ phân vùng kiến tạo ở miền Bắc Việt Nam Hình 2.3. Lược đồ địa hình khu Tây Bắc Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình nghiên cứu, nhà địa lí học luôn gắn bó với địa hình trong mọi hành động của mình, bất luận đó là việc nghiên cứu hiện trạng tự nhiên của một vùng địa lí hay là việc tác động lên địa hình trong những hoạt động quy hoạch và tổ chức lãnh thổ. Địa mạo học xem địa hình như những sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến hóa và là kết quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt Trái đất của các quá trình nội sinh và ngoại sinh [1;8]. Trong cảnh quan địa lí, địa hình là thành phần quan trọng nhất đối với cấu trúc thẳng đứng của cấp cảnh và các cấp cấu tạo nên cấu trúc ngang của cảnh là các dạng và diện địa lí [17;107]. Địa hình cùng với nền địa chất, kiểu địa hình, và cấp phân vị địa hình tương đương với cấp cảnh đã hình thành nên nền tảng rắn của cảnh địa lí, đồng thời là cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của các thành phần khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong cảnh. Nghiên cứu địa hình giúp chúng ta thấy được đặc điểm hình thái, cấu trúc của địa hình. Nguồn gốc phát sinh và các bước phát triển của các dạng địa hình và những tập hợp của chúng. Tính quy luật phát triển của địa hình trong từng môi trường địa lí đặc thù và trên cơ sở đó xây dựng hệ thống phân loại địa hình theo nguồn gốc phát sinh.Tác động của các thành phần tự nhiên và con người đến địa hình, từ đó có phương hướng khai thác và sử dụng hợp lí. Trong tất cả các lớp địa hình thì lớp địa hình đồi núikhác hẳn với các lớp địa hình bờ biển hải đảo và đồng bằng về hình thái, động lực và tuổi. Tây Bắc là khu có địa hình núi cao, mở rộng và đồ sộ nhất so với các khu địa lí khác ở Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do nơi đây có cấu tạo địa chất và lịch sử phát triển khá phức tạp. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ tới các thành 2 phần tự nhiên khác trong cảnh quan địa lí Tây Bắc, đồng thời địa hình là nhân tố tự nhiên chịu ảnh mạnh mẽ từ các nhân tố khác và đặc biệt là con người trong quá trình hoạt động kinh tế trên địa hình núi khi chưa hiểu rõ về quá trình phát sinh, phát triển cũng như cấu trúc địa chất, địa hình và đặc điểm của từng dạng địa hình trong một khu vực. Vì vậy nghiên cứu để tìm ra cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển, hướng và cấu trúc địa hình của khu vực địa hình núi Tây Bắc là rất quan trọng. Từ đó giúp phân tích được tác động của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác và ngược lại. Qua đây, đề ra một số phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý khu vực địa hình núi Tây Bắc. Khóa luận“Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi Tây Bắc Việt Nam” nhằm giải quyết những yêu cầu thực tiễn và góp phần phát triển bền vững lãnh thổ vùng Tây Bắc. 2. Lịch sử nghiên cứu Ở miền Bắc Việt Nam, Tây Bắc là khu vực có địa hình núi cao duy nhất và có phổ đai đầy đủ nhất Việt Nam, đồng thời đây là khu vực có cấu tạo địa chất được hoạt hóa nhiều lần và hoạt động Tân kiến tạo được nâng lên mạnh nhất ở Đông Dương. Với những nét đặc trưng riêng về địa hình, nên đã có một số công trình nghiên cứu nổi bật sau: I.A. Rezanov I.A, Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thế Thôn, đã có công trình nghiên cứu những nét cơ bản về lịch sử phát triển địa hình và tân kiến tạo miền Bắc Việt Nam [14]. A.E. Đovjikov và một số tác giả khác đã đưa ra phân vùng kiến tạo miền Bắc Việt Nam, trong đó tác giả đã sơ lược về các yếu tố chính củakiến trúc [18]. Năm 1964, V.M.Fridland đã nghiên cứu ra bản đồ địa mạo miền Bắc Việt Nam và năm 1972, Lê Đức An đã đưa ra sơ đồ phân vùng địa mạo miền Bắc Việt Nam. Đó là những công trình có giá trị trong mục đích phân vùng và phân loại địa mạo [17]. 3 Năm 1971, Nguyễn Đình Cát đã có công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển kiến tạo miền Bắc Việt Nam [13]. Trong cuốn “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật. Trần Quang Ngãi đã đề cập tới các điều kiện tự nhiên như địa hình, địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, và phương hướng sử dụng và cải tạo các điều kiện tự nhiên miền Tây Bắc [12]. Trong cuốn “Địa chất Việt Nam phần miền Bắc” của Trần Văn Trị. Trong giáo trình này tác giả đã nêu lên những quan điểm chính về kiến tạo miền Bắc Việt Nam, đặc biệt ở hệ uốn nếp Tây Bắc với đới phức nếp lồi Sông Hồng và đới phức nếp lồi Sông Mã [13]. Trong cuốn “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập, tác giả đã đưa ra hệ thống phân loại các kiểu địa hình miền Bắc Việt Nam. Từ đó có cách phân loại phù hợp cho địa hình núi khu vực Tây Bắc [17]. Trong giáo trình “Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (phần khu vực)” của Đặng Duy Lợi. Trong giáo trình này tác giả đã nêu lên cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển, đặc điểm địa hình và tác động của địa hình Tây Bắc tới các thành phần tự nhiên trong khu [15]. Trong những công trình khoa học địa lí tiêu biểu của Lê Bá Thảo, có công trình nghiên cứu về miền núi và con người, giúp cho chúng ta thấy được nguồn gốc phát sinh của miền núi, hình thái học miền núi. Luận án“Thiết lập cơ sở địa lý học phục vụ tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng Tây Bắc Việt Nam" của tác giả Phan Hoàng Linh, đã phân tích rõ đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Bắc. Luận văn “Nghiên cứu tiềm năng Tây Bắc phát triển du lịch” của tác giả Lê Minh An đã phân tích tiềm năng của địa hình khu Tây Bắc phát triển du lịch. 4 Trong đề tài nghiên cứu về “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam”của tác giả Ngô Thị Ươm, trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Bắc. Như vậy các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu đi vào nghiên cứu về nguồn gốc hình thành, cấu trúc địa chất, địa hình và lịch sử phát triển khu vực địa hình núi Tây Bắc, từ đó thấy được tác động của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác, đồng thời thấy được tác động trở lại của các thành phần tự nhiên và con người tới địa hình. Đề xuất ra một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý cho khu vực địa hình núi ở Tây Bắc. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận tập trung vào nghiên cứu cơ sở lí luận về địa hình núi như: khái niệm, nguồn gốc hình thành, đặc điểm và phân loại của địa hình núi. Từ đó tìm hiểu đặc điểm, nguồn gốc – lịch sử hình thành và cấu trúc địa hình núi Tây Bắc Việt Nam, và tác động của các thành phần tự nhiên, con người đến địa hình núi Tây Bắc. Đồng thời thấy được tiềm năng, ý nghĩa của địa hình núi Tây Bắc trong phát triển kinh tế và đề ra phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý địa hình núi Tây Bắc 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về địa hình núi. - Nghiên cứu về đặc điểm, nguồn gốc – lịch sử hình thành và cấu trúc địa hình núi Tây Bắc Việt Nam. - Nghiên cứu tác động của các thành phần tự nhiên và con người đến địa hình núi Tây Bắc. - Tiềm năng, ý nghĩa của địa hình núi Tây Bắc trong phát triển kinh tế. - Đề ra một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý địa hình núi Tây Bắc. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Địa hình núi Tây Bắc Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về đặc điểm, nguồn gốc – lịch sử hình thành, cấu trúc địa hình núi Tây Bắc Việt Nam và tác động của các thành phần tự nhiên và con người đến địa hình khu vực núi Tây Bắc. Phạm vi không gian: Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện chưa có sự thống nhất. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía tây của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Theo Lê Bá Thảo, vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã. Theo phương án phân vùng lãnh thổ của Viện chiến lược phát triển (đã điều chỉnh ranh giới năm 2001 và năm 2004) cũng như theo các nghiên cứu gần đây nhất về vùng Tây Bắc của Nguyễn Quang Mỹ và Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững: lãnh thổ vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Trong khuôn khổ khóa luận, giới hạn lãnh thổ nghiên cứu vùng Tây Bắcđược giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã. 5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Bất kì một đối tượng địa lí nào đều gắn với một không gian cụ thể, đó chính là tính không gian của địa lí. Trong không gian đó, các đối tượng địa lí được phản ánh những đối tượng đặc trưng của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Trong một không gian cụ thể, các đối tượng địa lí có các quy 6 luật hoạt động riêng gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Do đó, quan điểm lãnh thổ là một quan điểm đặc thù của địa lí học. Áp dụng quan điểm lãnh thổ vào quá trình nghiên cứu, ta cần nghiên cứu về đặc điểm, nguồn gốc hình thành, cấu trúc đại chất – lịch sử phát triển, và thành phần tự nhiên của địa hình núi Tây Bắc như một lãnh thổ nhất định, trong đó có mối quan hệ tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau giữa yếu tố địa hình và thành phần tự nhiên như: khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng – sinh vật, đồng thời là mối quan hệ qua lại giữa lãnh thổ miền Tây Bắc với các lãnh thổ lân cận. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một thành phần tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu đều có ảnh hưởng tới khu vực và lãnh thổ xung quanh. Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong khi nghiên cứu, khai thác và sử dụng lãnh thổ mà con người trong thời đại ngày nay cần đặc biệt lưu ý. 5.1.1. Quan điểm tổng hợp Mỗi một thành phần tự nhiên đều có những quy luật và đặc thù riêng, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động vao nhau một cách sâu sắc. Mỗi một thành phần là một thành phần nhỏ của một thành phần khác lớn hơn, nhưng lại là tổng thể của các thành phần khác nhỏ hơn. Vì vậy khi nhìn nhận một vấn đề phải đứng trên quan điểm tổng hợp để thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các thành phần, và để thấy được sự kìm hãm của các thành phần đó. Nghiên cứu về: “ Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi Tây bắc Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn về nguồn gốc hình thành địa hình núi trên bề mặt Trái Đất cũng như những đặc điểm, cấu trúc – lịch sử phát triển một địa hình núi trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mà đặc biệt trong địa hình núi Tây Bắc Việt Nam. 5.1.3. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh Bất kì đối tượng địa lí nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại và phát triển. Các biến động đều xảy ra trong điều kiện địa lí nhất định và những xu hướng nhất định. Xu hướng phát triển của chúng là đi từ quá khứ đến 7 hiện tại và hướng tới tương lai. Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta sẽ nhìn thấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát họa bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển trong tương lai. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm địa hình núi cũng như cấu trúc, lịch sử phát triển và ảnh hưởng của nó tới thành phần tự nhiên khác trong các khu vực khác nhau. Ở Việt Nam đề tài về đặc điểm địa hình núi cũng đang được nghiên cứu khá nhiều. Khi chúng ta nghiên cứu một vấn đề chúng ta cần có cái nhìn về lịch sử để hiểu rõ hơn về đề tài và từ đó giúp chúng ta nghiên sâu và rõ hơn về tương lai. Lãnh thổ Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Đặc biệt có Tây Bắc được đánh giá là khu vực có địa hình núi cao, mở rộng, chia cắt mạnh và đồ sộ nhất so với các khu địa lí khác ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là khu có cấu tạo địa chất được hoạt hóa nhiều lần và hoạt động tân kiến tạo được nâng lên mạnh nhất ở Đông Dương. Chính những đặc điểm địa hình núi Tây Bắc nói trên đã chi phối, ảnh hưởng tới các thành phần tự nhiên khác trong khu vực và tạo cho Tây Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. 5.1.5. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là một trong những cơ sở để đề tài hướng vào đó mà nghiên cứu và kết quả nghiên cứu lại được áp dụng vào thực tiễn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thực địa Việc tiếp cận với đối tượng nghiên cứu cho phép thu nhận trực tiếp những thông tin cập nhật, cụ thể mà các tài liệu thành văn cũng như bản đồ không có ưu thế hơn. Với phương pháp này, giúp chúng ta có thể chủ động quan sát, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn nhân dân địa phương và những người làm việc hay cơ quan có liên quan đến địa hình núi Tây Bắc. Các kết quả điều tra thực địa là cơ sở quan trọng để thẩm định lại số liệu nhận định trong quá trình nghiên cứu. 8 5.2.2. Phương Pháp thu thập và xử lí số liệu, tài liệu Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu nói chung và trong nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng. Dựa vào số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung, hiện tượng có quan hệ với nhau trong tổng thể. Tiến hành thu thập những tài liệu có liên quan đến đặc điểm địa hình núi Tây Bắc Việt Nam. Dựa trên nền tảng các tài liệu của công trình nghiên cứu, sách báo, báo cáo của tổng cục địa chất, khoáng sản Việt Nam, Viện Địa Lý,….em đã tiến hành phân tích, tổng hợp, thông tin theo mục đích và nhiệm vụ của đề tài. 5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh Phương pháp này được thực hiện ngay sau khi đã thu thập được tài liệu. Việc sử dụng phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong xử lí các tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh và cho ra một kết quả cuối cùng. Đây là nhóm phương pháp rất qaun trọng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê, xử lí số liệu tiến hành phân tích đặc điểm, nguồn gốc hình thành, cấu trúc địa chất – lịch sử phát triển và ảnh hưởng của địa hình núi đến các thành phần tự nhiên khác trong khu vực địa hình núi Tây Bắc Việt Nam. Tổng hợp lại những giai đoạn lịch sử phát triển cùng với các chu kì vận động kiến tạo phát triển địa hình núi Tây Bắc. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu về đặc điểm địa hình núi Tây Bắc Việt Nam. 9 Chương 2: Đặc điểm địa hình núi Tây Bắc và một số đơn vị địa hình chính. Chương 3: Tác động của các thành phần tự nhiên và con người đến khu vực địa hình núi Tây Bắc. Đề xuất một số biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý địa hình núi Tây Bắc. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM 1.1.Cơ sở lí luận 1.1.1.Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm địa hình Theo N.V. Basenina (1967), đưa ra định nghĩa: “Địa hình là một tập hợp có quy luật của các dạng trung địa hình, được quyết định do hướng và lịch sử phát triển kiến tạo, do cấu trúc bên trong, do tính chất của quá trình bóc mòn hay bồi tụ và giai đoạn phát triển”[17; 116]. Theo I.X.Sukin, cho rằng: “Địa hình là thể tổng hợp các dạng dương và âm khác nhau, liên quan tới nhau về mặt phát sinh và phát triển, dưới tác động của cùng một tổng hợp thể các lực tạo thành địa hình, trong một mối tương quan giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực thay đổi một cách đồng nhất trong thời gian và cuối cùng là ở một giai đoạn phát triển nhất định” [17; 116]. 10 Địa mạo học xem địa hình như những sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến hóa và là kết quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt Trái Đất của các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hai nhóm động lực này luôn đồng thời tồn tại và gây những tác động ngược nhau đối với mặt đất. Tùy thuộc vào tương quan mạnh yếu giữa chúng mà địa hình mặt đất sẽ phát triển theo những khuynh hướng khác nhau [1;8]. Ngày nay, địa hình là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học và đời sống để mô tả diện mạo bề mặt lớp vỏ cứng của Trái đất. Nó là tập hợp của vô vàn những thể gồ ghề, lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phân cách với nhau bởi những đường ranh giới rõ ràng, tức là tập hợp của các dạng địa hình. Ví dụ như quả đồi, con sông, gò đất, quả núi, đụn cát, bãi bồi,…[1;11]. Từ định nghĩa về địa hình của N.V. Basenina và I.X.Sukin, tôi nhận thấy địa hình phải đồng nhất về bốn phương diện mà khi đã thay đổi một mặt nào đó thì sẽ sang một kiểu địa hình khác, đó là: 1. Tập hợp các dạng trung địa hình âm và dương. 2. Cấu tạo địa chất cùng với hướng và cường độ của các quá trình kiến tạo, nhất là Tân kiến tạo (nội lực). 3. Tính chất của các quá trình ngoại lực. 4. Giai đoạn phát triển. Một tập hợp các dạng trung địa hình thì thường bao gồm nhiều dạng, nên tương quan về số lượng, diện tích và vị trí đều phải được chú ý, bởi đặc điểm này sẽ quyết định cấu trúc ngang của cảnh, nghĩa là quyết định tập hợp các dạng địa lí chủ yếu và thứ yếu để cấu tạo nên cảnh quan. Theo phương diện thứ hai thì ở những nơi sụt võng, nơi tương đối yên tĩnh, hay những nơi được nâng lên sẽ hình thành các kiểu địa hình khác nhau trong các khu vực đồng hướng. Ví dụ như tại khu vực Tân kiến tạo nâng lên, với cường độ nânglên từ yếu, trung bình, mạnh, rất mạnh, đã là cơ sở để phân ra các địa hình đồi, núi thấp, núi trung bình, núi cao. 11 Kiểu địa hình được dựa vào tác động của các quá trình ngoại lực như thủy triều, sóng, gió, trọng lực, cacxto, sinh vật và con người,… Khi có quá trình ưu thế rõ rệt, thì dựa vào tính chất ưu thế đó để xác định kiểu địa hình, nhưng gặp trường hợp có hai ba quá trình cũng chi phối, khó phân biệt chính phụ, ta sẽ coi như một kiểu riêng, kiểu hỗn hợp: sông – hồ, sông – biển, hòa tan – sụt lở,… Các giai đoạn phát triển của cùng một quá trình cũng tạo nên các kiểu địa hình khác nhau. 1.1.1.2. Khái niệm về nguồn gốc địa hình Từ thời kì Phục Hưng, do những phát hiện của nghề khai khoáng, địa chất học và một số khoa học tự nhiên khác, bắt đầu có những tư duy khoa học về nguồn gốc địa hình. Địa mạo học hiện đại đã giải thích được quá trình quá trình phát sinh, phát triển và quy luật phân bố của phần lớn các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất, từ cỡ lớn nhất là các khối lục địa và bồn địa đại dương đến những dạng nhỏ hơn, thậm chí cả các dạng vi địa hình. Cũng như mọi sự vật trong tự nhiên, các dạng địa hình cũng là những thành tạo có phát sinh, phát triển và cuối cùng thoái hóa để tạo ra những dạng địa hình khác. Nói cách khác, toàn bộ sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của địa hình có thể được hệ thống hóa thành những dãy phát sinh nhất định và các dạng cụ thể quan sát được ngày nay thể hiện những giai đoạn kế tiếp nhau của chúng trong những dãy phát sinh ấy. Sự phát sinh, phát triển phức tạp này phụ thuộc chặt chẽ vào hai nhóm động lực chủ yếu là nội lực và ngoại lực. Các quá trình ngoại sinh như quá trình gió, các loại dòng chảy của nước trên mặt, sóng biển, sóng hồ, các quá trình do hoạt động của băng tuyết, sinh vật,… còn các quá trình nội sinh bao gồm vận động kiến tạo của vỏ Trái đất, các quá trình lí hóa trong lòng đất, hoạt động của núi lửa, động đất, và cấu trúc địa chất. Hai nhóm động lực này luôn luôn cùng tồn tại, tranh giành ảnh hưởng với nhau và gây ra những tác dụng ngược nhau đối với địa hình. Tương quan giữa chúng quyết 12 định sự vận chuyển vật chất trên bề mặt và trong lớp vỏ quả đất, đồng thời quy định sự xuất hiện của các dạng địa hình trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong cơ chế thành tạo các địa hình dạng cỡ lớn như các hệ thống núi, các miền đồng bằng rộng lớn, các đại lục, đại dương, còn có những điều mang tính giả thuyết. Những giả thuyết ấy thường dựa trên cơ sở học thuyết kiến tạo địa máng, trong đó vai trò chủ yếu thuộc về vận động thẳng đứng, còn vận động ngang chỉ được xem như hợp phần thứ yếu. 1.1.1.3. Khái niệm về tuổi địa hình Xác định tuổi địa hình là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của khoa học địa mạo. Bởi vì nó cho phép khôi phục được lịch sử phát triển của địa hình, thấy được những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau mà nó trải qua, nghĩa là giải quyết được những vấn đề cổ địa lí nói chung và cổ địa mạo nói riêng. Tuổi địa hình là khoảng thời gian, trong đó nó đã được hình thành và các dạng của nó vẫn còn giữ được những đường nét chính cho tới ngày nay. Như vậy, khi nói tới tuổi địa hình tức là nói tới tuổi của địa hình cổ mà bây giờ ta còn thấy được dạng tương đồng, dạng gần giống của nó. Điều đó dễ hiểu bởi vì địa hình luôn luôn biến đổi do chịu tác động liên tục của các quá trình ngoại sinh và nội sinh, còn nếu như một dạng địa hình đã bị biến đổi hoàn toàn thì nó đã trở thành dạng địa hình khác và tuổi của dạng địa hình mới này cũng đã khác hẳn [1;17]. Tuổi của dạng địa hình có thể khác với tuổi của các bộ phận thành phần của chính nó, ngay ở một nơi các dạng địa hình thuộc những cấp khác nhau lại có tuổi khác nhau. Dạng địa hình bóc mòn việc xác định tuổi gặp khó khăn bởi vì bề mặt địa hình không trùng với bề mặt đất. Vì vậy phải xác định gián tiếp qua tuổi của trầm tích đồng sinh với bề mặt bào mòn của địa hình. 13 Dạng địa hình tích tụ, tuổi địa hình được xác định dễ dàng hơn bởi vì bề mặt địa hình trùng với bề mặt đại chất, nghĩa là nếu xác định được tuổi địa chất của trầm tích thì sẽ xác định được tuổi của bản thân dạng của địa hình tích tụ. Đối với dạng địa hình bị chôn vùi, tuổi của nó được xác định theo tuổi của trầm tích phủ trên và trầm tích nằm dưới bề mặt của nó. 1.1.1.4. Khái niệm núi Theo Phùng Ngọc Đĩnh, Núi là dạng địa hình dương có độ cao tương đối trên 200m so với các địa hình tạo mặt bằng xung quanh. Trên bản đồ địa hình, nó được giới hạn bề mặt bởi các đường bình độ khép kín tăng dần trị số vào trung tâm. Trên mặt cắt, nó tạo nên khúc gãy chuyển một cách đột ngột từ sườn núi sang địa hình xung quanh. Núi có thể đứng đơn lẻ hoặc tập hợp thành dãy núi, vùng núi, hoặc miền núi hoặc rộng lớn hơn tạo nên cảnh quan miền núi [11;135] Miền núi là khu vực rộng lớn của bề mặt Trái đất, được nâng cao trên mặt nước biển – đại dương hoặc đồng bằng lân cận, bao gồm tập hợp các ngọn núi, dãy núi, khối núi, dải núi, đặc điểm nổi bật là có độ chia cắt ngang và chia cắt sâu rất lớn. Chia cắt ngang là mức độ chia cắt bề mặt khu vực theo chiều ngang, được thể hiện bởi mật độ lưới sông, suối trong khu vực, đơn vị tính là km/km2. Chia cắt sâu là chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi với bề mặt xâm thực địa phương (thường là đáy các thung lũng sông suối trong khu vực). Độ chia cắt sâu lớn đồng nghĩa với năng lượng địa hình của khu vực cũng lớn tương ứng [11; 135 – 137]. Dãy núi là tập hợp của nhiều ngọn núi nằm kề liên tục với nhau có đường sống núi và đường phân thủy thống nhất và kéo dài dạng tuyến [1;239]. Một số dãy núi điển hình ở Việt Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã,… Dải núi (hệ thống núi) là tập hợp của nhiều dãy núi tạo thành một thể thống nhất có liên quan với nhau về nhiều mặt [1;239]. Ví dụ như dải An đét (Andes), dải Trường Sơn Úc,… 14 Khối núi là tập hợp của nhiều ngọn núi liên tục theo dạng khối [1;239]. Ví dụ như khối núi Ahacga trong hoang mạc Xahara. Cao nguyên là những nơi có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng có diện tích phân bố đáng kể, có độ cao từ vài trăm mét trở lên tạo vách rõ khi chuyển sang các địa hình xung quanh, và thường có cấu trúc đơn giản, các lớp đá gần nằm ngang [8;151]. Ví dụ như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu. Sơn nguyên là những khu vực rộng lớn trên bề mặt Trái đất gồm các cao nguyên, các dãy núi và khối núi bị chia cắt bởi các thung lũng hoặc các lòng chảo rộng lớn, các thung lũng sông, bồn địa nhỏ,…[8;152] 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh địa hình núi Hơn một thế kỉ nay, các nhà bác học đã đưa ra nhiều ý kiến để cắt nghĩa về quá trình tạo núi. Có người cho rằng núi được tạo nên là do Trái đất nguyên ngày xưa là một khối lửa khổng lồ bị nguội dần đi. Và vì nguội đi như thế nên bề mặt Trái Đất phải “co rút” lại để cho phù hợp với thể tích của nhân Trái Đất phải thu nhỏ đi. Vì vậy mà xuất hiện trên bề mặt Trái Đất những nếp nhăn có kích thước lớn mà bây giờ chúng ta gọi là núi. Nhiều nhà khoa học lại đưa ra ý kiến độc đáo khác như ý kiến về lục địa trôi, về phóng xạ, về trọng lực,…Các ý kiến đó đều có giá trị khoa học của chúng nhưng chưa giải quyết được triệt để vấn đề tạo núi. Đến ngày nay, người ta cho rằng núi được tạo nên chủ yếu từ hai nguồn phát sinh chính là nội lực và ngoại lực. Nếu như nội lực chiếm ưu thế thì độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi tăng, các thung lũng bị chia cắt sâu hơn, sườn trở nên dốc mạnh, tác động xâm thực hay xói mòn lớn. Trái lại, nếu như ngoại lực chiếm ưu thế thì địa hình hạ thấp xuống, các đỉnh núi bị san bằng đi nhanh chóng, sườn thoải ra, quá trình xâm thực giảm bớt, sông có độ dốc kém. Nếu quá trình hạ thấp cứ tiếp tục thì đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ thấy một bề mặt không phù hợp với bề mặt của các vỉa đá cấu tạo. Đỉnh của các nếp uốn 15 hình như bị một lưỡi dao vô hình phạt ngang. Bề mặt của chúng được gọi là bề mặt san phẳng và bản thân miền núi cũng trở thành một bán bình nguyên. 1.1.2.1. Nguồn gốc nội lực Nội lực là quá trình hình thành địa hình liên quan tới các nguồn nhiệt tạo ra trong thạch quyển. Nguồn nhiệt này sinh ra do quá trình phân hủy các nguyên tố phóng xạ (urani, thori), do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do thay đổi mật độ vật chất theo quy luật trọng lực. Sự tăng nhiệt độ cao làm vật chất nóng chảy, tăng thể tích. Quá trình này dẫn tới các đá trầm tích bị uốn nếp hoặc nứt vỡ làm thay đổi cấu trúc ban đầu tạo nên cấu trúc mới từ đó làm biến đổi bề mặt của thạch quyển. Trong quá trình tạo núi, vận động kiến tạo đóng vai trò chủ yếu. Qua nghiên cứu, các nhà bác học cho rằng: núi và vật chất tạo núi là đá, được cấu tạo từ trong lòng đất mà ra, dưới ảnh hưởng của các lực bắt nguồn từ các vận động của vật chất bên trong Trái Đất. Những lực tạo núi đó có tên là nội lực. Biểu hiện của nội lực chính là các dao động và các vận động tạo núi. Hoạt động của núi lửa và của các trận động đất là những biểu hiện cụ thể nhất của nội lực đang làm thay đổi địa hình của miền núi. Chẳng khác gì một người khổng lồ bị lớp vỏ rắn bên ngoài của Trái Đất đóng đai lại, khối mắc-ma nóng chảy ở bên trong luôn luôn cựa quậy và vùng vẫy tìm cách thoát ra bên ngoài, đẩy những khối trầm tích dày hàng chục kilomet lên thành núi. Hiện nay, tồn tại hai quan điểm khác nhau về quá trình tạo núi do nội lực tạo thành. Đó là quan điểm của thuyết kiến tạo “Địa máng” và quan điểm của thuyết “kiến tạo mảng”[8] Theo quan điểm của thuyết kiến tạo “Địa máng” cho rằng miền núi ứng với miền có quá trình tạo núi. Đó là miền đã diễn ra các pha nâng cao uốn nếp tạo núi sau thời kì sụt lún mạnh của địa máng. Miền núi còn có thể hình thành bởi các đứt gãy sâu dạng khối trong các miền nền hình thành từ trước do ảnh 16 hưởng của các pha nâng cao uốn nếp của các địa máng nằm liền kề. Địa hình miền núi hiện nay là kết quả của quá trình nâng cao Tân kiến tạo diễn ra từ kỉ Neogen tới ngày nay (N – Q) với cường độ nâng cao lớn hơn cường độ bóc mòn bồi tụ. Theo quan điểm của thuyết “kiến tạo mảng” thì miền núi được hình thành do sự va chạm giữa các mảng thạch quyển khi di chuyển ngược chiều nhau hoặc do quá trình tách giãn trong nội bộ mảng ở lục địa. Khi hai mảng thạch quyển va chạm nhau sẽ dẫn tới hiện tượng một mảng luồn xuống, mảng kia chờm lên trên. Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dâng cao và các đá bị uốn nếp, đứt gẫy. 1.1.2.2. Nguồn gốc ngoại lực Trong quá trình tạo núi vận động kiến tạo đóng vai trò chủ yếu, tuy nhiên các quá trình ngoại lực cũng góp phần khá quan trọng. Ngoại lực là quá trình tạo địa hình, diễn ra trên bề mặt hoặc ở độ sâu không lớn của thạch quyển. Nguồn năng lượng chủ yếu là năng lượng mặt trời và sự phân dị trọng lực của vật chất. Dưới tác dụng nhiệt của mặt trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy. Sự luân chuyển của khí quyển và thủy quyển đã di chuyển vật liệu phá hủy tới nơi khác, tích tụ lại và làm thay đổi địa hình vốn do quá trình nội lực sinh ra. Trong quá trình tạo núi vai trò của ngoại lực được thể hiện rõ nét trong độ cao cũng như tính phân tầng của địa hình núi. Thứ nhất về độ cao núi. Từ lâu người ta đã nhận thấy những đỉnh núi cao nhất trên cùng một đới khí hậu thường xấp xỉ bằng nhau. Điều này nói lên sự phụ thuộc của độ cao miền núi với khí hậu và được giải thích như sau: Cùng với quá trình nâng lên tạo núi, tốc độ bóc mòn cũng ngày một tăng cho đến một lúc tốc độ của cả hai quá trình đối lập kia vừa bằng nhau thì núi không tiếp tục cao lên nữa. Độ cao đó của đỉnh núi duy trì cho đến khi tốc độ nâng lên thua tốc độ bóc mòn. Tốc độ bóc mòn phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí hậu, sau đó
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng