Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng su...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l23 trồng trên đất đồi dốc vụ thu đông năm 2011 tại việt trì phú thọ

.PDF
81
1
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ ---------- NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU CHE PHỦ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L23 TRỒNG TRÊN ĐẤT ĐỒI DỐC VỤ THU ĐÔNG NĂM 2011 TẠI VIỆT TRÌ – PHÚ THỌ PHÚ THỌ - 2012 MỤC LỤC PHẦN 1 ......................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................ 4 1.2. Mục đích yêu cầu .................................................................................... 5 1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 5 1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 5 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 5 1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................. 5 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 6 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 7 2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc trên thế giới................................... 7 2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất lạc ở Việt Nam ..................................... 13 PHẦN 3 ....................................................................................................... 20 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 21 3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 25 4.1. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống lạc L23 trồng trên đất đồi dốc trong vụ thu đông 2011 ....................... 25 4.1.1. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến tỷ lệ nảy mầm của giống lạc L23.............................................................................................. 25 4.1.2. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống lạc L23................................................................................. 26 1 4.1.3. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống lạc L23 ........................................................ 29 4.1.4. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến tăng trưởng chiều cao cành cấp 1 của giống lạc L23 ....................................................................... 34 4.1.5. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến khả năng hình thành nốt sần của giống lạc L23 trong vụ thu đông ...................................................... 38 4.2. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến mức độ sâu, bệnh hại và cỏ dại của giống lạc L23 trong vụ thu đông....................................................... 41 4.2.1. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến thành phần sâu hại trên giống lạc L23 ............................................................................................... 41 4.2.2. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến tình hình bệnh hại trên giống lạc L23 trong vụ thu đông................................................................... 42 4.2.3. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến thành phần cỏ dại và khối lượng cỏ dại tươi trên giống lạc L23 trong vụ thu đông................................ 44 4.3. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến ẩm độ đất ở các công thức thí nghiệm .................................................................................................... 47 4.4. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L23 ...................................................................... 48 4.4.1. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến số cành cấp 1, tổng số quả trên cây và số quả chắc trên cây của giống lạc L23 ...................................... 50 4.4.2. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến tỷ lệ quả trên cây .......... 51 4.4.3. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến tỷ lệ nhân, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt của giống lạc L23 trong vụ thu đông 2011 ............. 51 4.4.4. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của giống lạc L23 trong vụ thu đông 2011 .............................. 52 4.5. Ảnh hưởng của các loại vật liệu che phủ đến hiệu quả kinh tế của giống lạc L23 trồng trên đất đồi dốc vụ thu đông năm 2011................................... 55 PHẦN 5 ....................................................................................................... 58 2 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 58 5.1. Kết luận................................................................................................. 58 5.2. Đề nghị.................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 60 3 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cây lạc (Arachis hypogea Line) là cây công nghiệp ngắn ngày, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Cây lạc là cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao được dùng làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dầu thực vật và là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng mang lại lợi nhuận cao. Ngoài ra, cây lạc còn đóng vai trò tích cực trong việc luân canh, cải tạo đất, do bộ rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm trong khí quyển. Ở Việt Nam, lạc có ý nghĩa lớn trong xuất khẩu và sản xuất dầu ăn mà hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập khẩu, hơn nữa cây lạc thích ứng tốt với vùng đất nhiệt đới bán khô hạn như ở Việt Nam, nơi mà khí hậu biến động và canh tác gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu và đẩy mạnh sản xuất lạc hiện nay đã được chú trọng song năng suất và sản lượng còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là sự chênh lệch năng suất lạc giữa đồng bằng với trung du, miền núi. Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất đồi, chua, nghèo dinh dưỡng và dễ bị xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, năng suất lạc không cao, tỉ lệ nhân thấp, độ mẩy của hạt kém, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng hạt giống cho vụ sau. Để nâng cao năng suất lạc trồng trên đất dốc cần sử dụng giống lạc có khả năng chịu hạn và có biện pháp thâm canh thích hợp. Ở Miền Bắc nước ta vụ lạc chính là vụ xuân cho năng suất cao và ổn định do điều kiện thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, khó khăn về việc để giống do thời gian bảo quản giống kéo dài 7 đến 8 tháng làm giảm sức nảy mầm của hạt giống. Vụ lạc thu đông là vụ lạc phụ chủ yếu để nhân giống. Đây được coi là phương pháp giữ giống ngoài đồng ruộng rất được bà 4 con nông dân ưa chuộng. Tuy nhiên, năng suất vụ này không cao đặc biệt là với lạc thu đông trồng trên đất đồi dốc. Do thời kỳ cây con gặp nhiệt độ cao, phát dục nhanh, ra hoa sớm nên năng suất sinh vật học thấp. Vào thời kỳ ra hoa đậu quả thường gặp khô hạn nên khối lượng quả thấp hạt nhăn nheo, độ mẩy kém. Vì vậy, để nâng cao năng suất lạc thu trồng trên đất đồi dốc cần có các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý cho cây lạc nhằm giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, chống xói mòn rửa trôi…. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L23 trồng trên đất đồi dốc vụ thu đông năm 2011 tại Việt Trì - Phú Thọ’’ 1.2. Mục đích yêu cầu 1.2.1. Mục đích Xác định loại vật liệu che phủ tốt nhất cho giống lạc L23 trồng trên đất dốc trong vụ thu đông tại Việt Trì - Phú Thọ. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá ảnh hưởng của một số loại vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống lạc L23 trồng trên đất đồi dốc trong vụ thu đông. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại và cỏ dại ngoài đồng ruộng. - Đánh giá ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến ẩm độ đất. - Đánh giá ảnh hưởng của một số loại vật liệu che phủ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L23 trồng trên đất đồi dốc. - Đánh giá ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến hiệu quả kinh tế của giống lạc L23 trồng trên đất đồi dốc trong vụ thu đông. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho các nghiên cứu về vật liệu che phủ cho lạc thu đông trồng trên đất đồi dốc. 5 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định được loại vật liệu che phủ thích hợp cho giống lạc L23 trồng trong vụ thu đông trên đất dốc nhằm tăng năng suất, chất lượng hạt giống, cung cấp đủ giống cho vụ xuân. 6 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc trên thế giới Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, cây lạc có vị trí quan trọng. Mặc dù đã có từ lâu đời nhưng vai trò quan trọng của cây lạc mới chỉ được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây, khi ngành công nghiệp ép dầu lạc phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Mác Xây) bắt đầu được nhập khẩu lạc từ Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn. Công nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới [10]. Trong những năm gần đây người ta cũng chú ý nhiều đến hàm lượng protêin trong hạt lạc và các cây trồng họ đậu. Hạt lạc chứa 25% - 30% protêin (trong đó bao gồm nhiều axit amin không thay thế: Lyzin, Tryptophan, Varlin...). Đây là một nguồn protêin thực vật quý giá cho con người và động vật [8]. Trong các cây trồng họ đậu, cây lạc đứng thứ hai trên thế giới về diện tích và sản lượng (sau cây đậu tương). Ta thấy diện tích trồng lạc thế giới ít dao động Năm 2009 diện tích trồng lạc giảm 0,6 triệu ha so với năm 2000, nhưng đến năm 2010 diện tích lạc lại tăng lên và chỉ giảm 0,03 triệu ha so với năm 2000. Mặc dù diện tích trồng lạc dao động không đáng kể nhưng năng suất và sản lượng liên tục tăng qua các năm. Từ 13,5 tạ/ha (năm 2000) đến 15,47 tạ/ha (năm 2005) và năm 2010 đạt 15,4 tạ/ha. Sản lượng lạc trên thế giới ngày càng tăng, từ 32,54 triệu tấn năm 2000 đến 37,64 triệu tấn năm 2010, đáp ứng nhu cầu sử dụng lạc làm thực phẩm cho ngành công nghiệp ép dầu. Như vậy, tuy diện tích lạc trên thế giới trong vài năm trở lại đây ít biến động nhưng năng suất, sản lượng lạc vẫn tăng qua các năm. Điều này là do có nhiều giống lạc mới cũng như biện pháp kỹ thuật thâm canh mới đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất. 7 Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc thế giới từ năm 2000 đến 2010 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ ha) (triệu tấn) 2000 24,10 13,50 32,54 2001 22,04 13,87 30,57 2002 23,70 14,28 33,84 2003 23,46 14,03 32,91 2004 22,73 14,71 33,44 2005 21,24 15,47 32,86 2006 21,67 15,72 34,07 2007 22,40 16,90 37,81 2008 24,90 15,54 38,20 2009 23,50 15,12 35,5 2010 24,07 15,41 37,64 Năm (Nguồn: FAOSTAT, 2011) Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO) lạc được trồng nhiều nhất ở Châu Á (chiếm 62,2% diện tích, 18,6% sản lượng), tiếp đến là Châu Phi (chiếm 31,26% diện tích, 18,60% sản lượng), và Châu Mỹ (4,5% diện tích, 8,9% sản lượng). Ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ cũng có sự chênh lệch khá rõ rệt về diện tích và năng suất [11]. Những nước sản xuất lạc chính trên thế giới là: Ấn Độ, Trung Quốc, Nigieria, Indonesia, Sudan và Mỹ chiếm 96% diện tích lạc toàn cầu với mức sản xuất chiếm 92% toàn thế giới. 8 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lạc một số nước trên thế giới (từ năm 2005 đến năm 2010) Chỉ tiêu Nước Achentina Trung Quốc Ấn Độ Mỹ Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lượng (triệu tấn) 2005 0,21 28,24 0,59 2006 0,16 30,31 0,50 2007 0,21 33,69 0,71 2008 0,23 27,50 0,63 2009 0,26 23,52 0,61 2010 0,22 27,92 0,61 2005 4,68 30,73 14,39 2006 4,72 31,19 14,74 2007 4,69 27,93 13,09 2008 4,27 33,59 14,34 2009 4,39 33,57 14,76 2010 4,55 34,54 15,71 2005 6,74 11,87 7,99 2006 5,64 8,70 4,41 2007 6,70 9,85 6,60 2008 6,16 11,63 7,16 2009 5,47 10,07 5,51 2010 4,93 11,44 5,64 2005 6,59 33,51 22,08 2006 4,89 32,21 15,75 2007 4,84 35,09 16,98 2008 6,09 38,39 23,41 2009 4,37 38,35 16,74 2010 5,08 37,11 18,84 (Nguồn: FAOSTAT, 2011) Ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, đạt tới 4,93 triệu ha năm 2010 giảm 1,81 triệu ha so với năm 2005 và là nước đứng thứ hai về sản lượng (trung bình 6,2 triệu tấn). Tuy nhiên, năng suất lạc của Ấn Độ thấp 9 (trung bình 10,59 tạ/ha) do cây lạc được trồng chủ yếu trong điều kiện khô hạn, dựa vào nước trời. Các nhà khoa học trên thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng vẫn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lớn về cây lạc như: Điều kiện sinh thái của lạc, chọn tạo giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, những vấn đề khó khăn mà người trồng lạc gặp phải để giải quyết và đưa nhanh những tiến bộ kỹ thuật mới ngoài đồng ruộng…. Trong nhiều năm nghiên cứu của Ấn Độ cho thấy nếu sử dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến bộ sẽ làm tăng năng suất lạc 50% - 63%. Các kỹ thuật được nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi phải là những kỹ thuật đầu tư kinh phí ít, dễ hiểu, dễ áp dụng và phù hợp với điều kiện canh tác từng địa phương [11]. Trung Quốc là nước đứng thứ hai trên thế giới về diện tích trồng lạc với hơn 4 triệu ha mỗi năm, chiếm 19% tổng diện tích gieo trồng lạc của cả thế giới. Trong nhiều năm gần đây sản phẩm lạc của Trung Quốc là một trong những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng trên toàn thế giới. Mỗi năm Trung Quốc xuất khẩu khoảng 30 - 50 vạn tấn thu về 20 triệu đôla Mỹ. Hàng năm, Trung Quốc giành ½ lượng dùng cho ép dầu cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 220 vạn tấn dầu lạc trên một năm. Sở dĩ sản xuất lạc ở Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nổi bật hơn so với các nước Châu Á nhờ vào chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc. Với 160 viện, trường và trung tâm nghiên cứu triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc. Trong thời gian từ năm 1982 - 1995 các nhà khoa học Trung Quốc đã cung cấp 82 giống lạc mới với nhiều ưu điểm nổi bật như: Năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, chống chịu phèn, thích ứng rộng…. Nhờ có mạng lưới khuyến nông hoạt động mạnh mẽ mà nhiều giống lạc mới và nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh đạt năng suất cao được nông dân chấp nhận và ứng dụng rộng rãi. Các biện pháp đó là cầy sâu kết hợp với bón phân cân đối, phù hợp với từng loại đất, mật độ trồng thích hợp, đặc biệt 10 là kỹ thuật che phủ được gọi là “cuộc cách mạng trắng trong sản xuất lạc’’. Kỹ thuật che phủ nilon được du nhập từ Nhật Bản vào Trung Quốc từ năm 1978 và hiện nay được áp dụng ở rất nhiều vùng trồng lạc Trung Quốc. Việc áp dụng kỹ thuật này làm năng suất lạc bình quân của tỉnh Sơn Đông tăng 36,6%. Gần đây Trung Quốc đã tạo ra một số giống được đánh giá cao như: Luhua 3, Zhonguaz, Zhong, Thế giới Hua 4, Yeugou 92, 256 có khả năng kháng gỉ sắt, héo xanh cao, Các giống Bach Sa 1061, Hoa 11, Lubua10, 8130 có chất lượng hạt giống cao dùng để xuất khẩu năng suất cao hơn các giống cũ 15% [5]. Mỹ là quốc gia có năng suất lạc bình quân cao nhất thế giới đạt 35,78 tạ/ha. Người ta đã đưa vào sản xuất 16 giống lạc mới, Hiện nay có 3 chương trình nghiên cứu sử dụng lạc dại lai với lạc trồng để tạo ra giống chống chịu sâu bệnh ở Carolina Oklahoma và Texa. Nhiều vùng trồng lạc ở đây cho thấy bón N, P, K cho cây bông là cây trồng trước của lạc có hiệu quả hơn bón trực tiếp cho lạc. Kỹ thuật bón phân cân đối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Bón phân và kỹ thuật thâm canh cao đã đưa Mỹ thành nước có năng suất lạc cao nhất thế giới mặc dù diện tích trồng rất ít [2]. Achentina là một nước thành công trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Trong suốt 50 năm (1932 1983), năng suất lạc của Achentina ở mức khiêm tốn là 1,0 tấn/ha. Tuy nhiên, từ năm 1982 công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã được tăng cường. Đến năm 1991, năng suất lạc bình quân của Achentina đạt 2 tấn/ha gấp 2 lần so với năm 1980. Các nghiên cứu giống mới năng suất cao, chất lượng tốt được đem vào sản xuất đã đưa Achentina trở thành nước xuất khẩu lạc đứng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc) mặc dù diện tích của nước này chỉ khoảng 210,000 ha/năm [6]. Ngoài các nước sản xuất lạc như trên thì Hàn Quốc là nước phát triển ở châu Á nổi tiếng về đầu tư cao cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 11 trên cây lạc. Nhờ kết hợp giống mới và tiến bộ trong kỹ thuật canh tác đã đưa năng suất lạc của Hàn Quốc tăng lên gấp bốn lần so với năm 1960. Hầu hết diện tích trồng lạc ở Hàn Quốc ở những vùng đất cát những bãi bồi ven sông, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nước này đã nghiên cứu và đề ra mức phân bón hợp lý là 30N + 30,6P2O5 + 83K2O trên ha. Các nghiên cứu của Hàn Quốc cũng cho thấy, tăng việc sử dụng phân lân đối với trồng lạc có che phủ đem lại năng suất cao hơn [3]. Các thị trường nhập khẩu lạc nhiều nhất trên thế giới chiếm 78% giá trị nhập khẩu là Châu Âu, Nhật Bản và Canada - những nước có khí hậu lạnh. Thị trường Châu Âu là nơi tiêu thụ lạc nhiều nhất, toàn bộ nhu cầu tiêu thụ lạc hàng năm ở khu vực này được đáp ứng từ việc nhập khẩu. Lưu lượng xuất khẩu hàng năm trên thế giới: 1,3 - 1,7 triệu tấn lạc quả, 350.000 - 400.000 tấn lạc dầu, các nước xuất khẩu nhiều là : Xenegan, Nigieria. Yêu cầu nhập khẩu về lạc và các sản phẩm từ lạc cũng tăng lên nhiều ở Châu Âu, người ta thích dùng dầu lạc và dầu thực vật nói chung để thay thế cho mỡ động vật. Dầu lạc cũng là sản phẩm chính trong hơn 600 sản phẩm được chế biến từ lạc và từ cây lạc. Trong nền kinh tế của các nước đang phát triển lạc giữ vai trò khá quan trọng. Ở Xenegan, lạc cung cấp ¾ thu nhập của nông dân và chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria, lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc thường chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu, tuy nhiên nước này chỉ mới đem bán 15% sản lượng hàng năm [7]. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, đã có nhiều giống lạc có năng suất cao được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới chưa khai thác được hết tiềm năng về năng suất của các giống lạc, diện tích trồng lạc của nhiều nước giảm, năng suất lạc thấp. Để giải quyết vấn đề này, trong các năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh lạc đạt kết quả tốt như : Làm đất, phân bón, che phủ…[8]. 12 2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất lạc ở Việt Nam Cây lạc được du nhập vào nước ta và được trồng từ bao giờ không có tài liệu xác minh cụ thể. Tài liệu cổ nhất nói về lạc là cuốn ‘‘Vân đài loại ngữ’’ của Lê Quý Đôn vào thế kỷ XVIII, Căn cứ vào tên gọi - từ ‘‘Lạc’’ có lẽ xuất phát từ âm Hán ‘‘Lạc Hoa Sinh’’- thì từ lạc ở Việt Nam có thể được du nhập từ Trung Quốc. Từ thế kỷ XVI – XVII, thuyền buôn phương Tây đã đến nước ta chủ yếu là từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Tuy nhiên không có tài liệu nào nói về sự du nhập các giống cây trồng do các thương nhân trên đưa đến. Như vậy, có thể khẳng định con đường du nhập lạc vào nước ta chỉ có thể qua đường Trung Quốc [10]. Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam ( từ năm 1998 đến 2010) Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1998 269,4 14,3 385,2 1999 247,6 12,8 316,9 2000 244,9 14,5 355,1 2001 241,4 14,6 352,4 2002 246,8 16,1 397,3 2003 250,0 16,6 415,0 2004 263,7 17,8 469,0 2005 269,9 18,0 485,5 2006 246,7 18,7 462,2 2007 254,6 19,8 505,0 2008 256,0 20,85 533,8 2009 245,0 20,9 510,9 2010 231,0 21,0 485,7 Năm (Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam, 2011) Ngày nay, cây lạc được trồng rộng rãi trên cả nước, trên nhiều loại đất và nhiều địa hình khác nhau bởi đây được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế 13 và giá trị dinh dưỡng cao. Diện tích trồng lạc có xu hướng giảm dần. Năm 2002 giảm so với năm 1998 là 22,6 nghìn ha, năm 2008 giảm 13,9 nghìn ha so với năm 2005. Song năng suất lại tăng dần qua các năm, thấp nhất là năm 1999 với năng suất 12,8 tạ/ha, cao nhất là năm 2010 với năng suất 21,0 tạ/ha. Diện tích trồng lạc chiếm khoảng 40% tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Theo số liệu thống kê năm 2010, lạc phân bố ở 6 vùng chính: Vùng đồng bằng Sông Hồng, lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình…chiếm 13,07% diện tích trồng lạc cả nước. Vùng trung du miền núi phía Bắc lạc trồng tập trung ở các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu …chiếm 21,73% diện tích cả nước. Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các vùng trọng điểm ở Việt Nam năm 2010 Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Đồng bằng sông Hồng 30,2 24,1 72,8 Trung du miền núi phía Bắc 50,2 17,6 88,5 Duyên hải miền Trung 102,3 19,9 204,0 Tây Nguyên 16,7 17,5 29,3 Đông Nam Bộ 20,5 25,1 51,6 Đồng Bằng Sông Cửu Long 11,1 35,5 39,5 Cả nước 231,0 21,0 485,7 Vùng (Nguồn tổng cục thống kê, 2011) 14 Vùng Tây Nguyên: Chiếm 7,22% diện tích trồng lạc cả nước, tập trung ở Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai. Vùng duyên hải miền trung, diện tích trồng lạc tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh với diện tích chiếm 44,2% diện tích trồng lạc cả nước, Do đó đây cũng là vùng trồng lạc lớn nhất cả nước. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 8,87% diện tích trồng lạc cả nước, tập trung ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Định, Bình Phước. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 4,80% diện tích trồng lạc cả nước, tập trung chủ yếu ở Long An và Trà Vinh. Trong đó, Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước (23,000 ha) tiếp đến là Tây Ninh (20,900 ha) và Hà Tĩnh (20,300 ha) [1]. Mặt khác, đất đai nông nghiệp của nước ta bị rửa trôi và phong hoá nhanh, hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp, lạc là cây trồng cải tạo đất quan trọng trong hệ thống canh tác đa canh ở nước ta. Do đó trong 10 năm trở lại đây, năng suất lạc bình quân của Việt Nam đã được cải thiện. Những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lạc ở nước ta phải kể đến đó là: Giống, mật độ trồng, phân bón, trồng lạc với kỹ thuật che phủ…đã góp phần tích cực trong việc tăng năng suất lạc. Đặc biệt, biện pháp che phủ cho cây lạc là rất tốt trong tình hình sản xuất hiện nay khi mà lựơng mưa ít dần, khí hậu khô hanh, đất trồng ngày càng thiếu ẩm, nhiều cỏ dại, sâu bệnh xuất hiện trên cây nhiều hơn, xói mòn đất ngày càng tăng…thì việc che phủ cho đất hạn chế các yếu tố sinh học là điều không thể thiếu cho những vùng đất dốc [4]. Ở nước ta, vụ lạc xuân là vụ sản xuất chính với diện tích, sản lượng cao hơn so với các vụ khác trong năm. Tuy nhiên, do phải bảo quản hạt giống trong thời gian dài, mặt khác hạt lạc có hàm lượng dầu cao, trong quá trình bảo quản dễ bị biến chất nên hạt lạc giống thường bị mất sức nảy mầm dẫn đến nhiều khi thiếu giống, ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng lạc vụ xuân hàng năm [12]. 15 Những năm gần đây, nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình đã áp dụng thành công mô hình trồng lạc thu đông nhằm chủ động cung cấp giống lạc cho vụ sau. Lạc giống được sản xuất từ vụ thu đông do có thời gian bảo quản ngắn, phẩm chất hạt ít bị biến đổi nên tỷ lệ nảy mầm cao, tiết kiệm được giống. Khi gieo trồng mật độ cây được đảm bảo, cây sinh trưởng khoẻ dẫn đến năng suất cao [4]. Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất đồi, chua, nghèo dinh dưỡng và dễ bị xói mòn, rửa trôi. Trong hệ thống cây trồng như ngô, đậu tương, lạc… thì cây lạc vẫn được sử dụng được trồng nhiều hơn do đặc tính phù hợp với chất đất, có khả năng cải tạo đất, mức đầu tư thấp nhưng cho thu nhập cao hơn cây trồng khác. Tuy nhiên, người dân vẫn sử dụng các giống cũ và canh tác theo phương thức truyền thống. Năng suất cây lạc rất thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, có dư thừa mới mang bán, sản xuất manh mún và hiệu quả kinh tế thấp. Về năng suất và diện tích: Diện tích trồng lạc cuả tỉnh giảm dần qua các năm, năm 2000 có 6,8 nghìn ha đến năm 2010 chỉ còn 5,5 nghìn ha nhưng năng suất lạc thì liên tục tăng. Trong 10 năm từ 2000 đến 2010 năng suất lạc của tỉnh đã tăng 5,1 tạ/ha. Tuy nhiên năng suất lạc của Phú Thọ còn ở mức thấp, cao nhất là năm 2010 đạt 17,8 tạ/ha, thấp hơn năng suất lạc trung bình của cả nước 3,2 tạ/ha. Sở dĩ năng suất lạc của tỉnh thấp là do sản xuất lạc chưa được quan tâm đầu tư thích đáng. Về sản lượng: Tuy diện tích trồng lạc giảm (trong 10 năm từ năm 2000 đến 2010 diện tích trồng lạc của tỉnh giảm 1,3 nghìn ha) nhưng năng suất lạc tăng nên sản lượng lạc cũng tăng theo. Sản lượng năm 2009 cao hơn sản lượng năm 2000 là 1,3 nghìn tấn. Năng suất năm 2010 cao nhất đạt 17,8 tạ/ha nhưng do diện tích giảm còn 5,5 nghìn ha nên sản lượng chỉ đạt 9,8 nghìn tấn. 16 Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Phú Thọ ( từ năm 2000 đến 2010) Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2000 6,8 12,7 8,7 2001 6,7 12,3 8,3 2002 6,0 12,6 7,6 2003 5,8 15,0 8,7 2004 6,2 15,4 9,6 2005 6,0 15,6 9,4 2006 5,7 14,7 8,4 2007 6,0 15,8 9,5 2008 6,3 17,1 10,8 2009 6,0 17,5 10,5 2010 5,5 17,8 9,8 Năm (Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam, 2011) Vì năng suất lạc của tỉnh Phú Thọ còn thấp nên việc đưa các giống mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất lạc là rất cần thiết. 2.3. Tình hình nghiên cứu về sử dụng vật liệu che phủ trên cây lạc Việc áp dụng công nghệ thâm canh trên cây trồng có che phủ là tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và đang được phát triển mở rộng trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sigapo…. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, kỹ thuật che phủ nilon đã được đưa vào nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1978, năm 1984, kết quả khảo nghiệm trên 16 tỉnh thành đã cho năng suất bình quân từ 37 - 45 tạ/ha. 17 Ước tính đến năm 1995, diện tích trồng lạc có che phủ nilon đã chiếm tới 80 90%, diện tích trồng lạc của tỉnh Sơn Đông, đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng trắng trong sản xuất lạc ở Trung Quốc (SunYanhao và Wang Caipin, 1995). Hiện nay, diện tích lạc được che phủ nilon ở Trung Quốc đạt khoảng 400 nghìn ha, chiếm hơn 10% diện tích gieo trồng lạc cả nước. Che phủ nilon là một trong những biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất cây trồng nói chung, cây lạc nói riêng. Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cũng cho thấy, che phủ lạc bằng nilon giúp tăng năng suất từ 20% 50% so với không che phủ, việc che phủ nilon còn làm cho hàm lượng dầu trong hạt lạc tăng, tỉ lệ hạt chín đều hơn [5]. Ở Việt Nam, biện pháp này được Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Đậu Đỗ tiến hành thử nghiêm từ năm 1996. Qua nhiều năm nghiên cứu kết quả cho thấy như sau: Kỹ thuật che phủ nilon cho lạc đã được Hội đồng Khoa học Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hóa năm 1997. Qua cả 2 vụ thu – đông 1998 và xuân 1999 đều cho năng suất cao đáng kể. Năng suất lạc của 20 ha trong vụ thu đông có áp dụng kỹ thuật che phủ nilon ở Đông Anh đã đạt 41,0 tạ/ha, 92 ha trong vụ xuân ở Nam Định đạt 44,0 tạ/ha và tỉnh Hà Nam lạc trồng trong vụ xuân trên quy mô 12 ha cũng đạt năng suất trung bình 43 tạ/ha. Trong vụ thu đông 1998 và vụ xuân 1999, biện pháp kỹ thuật này đã được triển khai với quy mô rộng 364,6 ha trong phạm vi nhiều tỉnh ở phía bắc, năng suất trung bình tất cả các vùng đạt 31,0 tạ/ha, năng suất tăng lên 14,3 tạ/ha so với diện tích không áp dụng biện pháp che phủ nilon. Mức độ chấp nhận của nông dân với tiến bộ kỹ thuật này được thể hiện rõ năm 1997 diện tích lạc che phủ nilon là 11 ha tăng lên 150 ha năm 1998 và đạt 394 ha năm 1999. Nam Định là tỉnh ứng dụng kỹ thuật này nhanh và có hiệu quả cao nhất, diện tích trồng tăng lên 92 ha, sau đó là tỉnh Bắc Giang 68 ha [9]. 18 Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Miền Núi Phía Bắc do tiến sỹ Lê Quốc Doanh làm chủ nhiệm đã áp dụng các biện pháp che phủ đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng cao, đất dốc. Các vật liệu che phủ như nilon, rơm rạ cho ngô, lạc kết quả cho thấy mức độ xói mòn giảm 73% - 94% so với khi không che phủ, làm giảm nhiệt độ bề mặt từ 3 - 70C vào lúc 15 giờ hằng ngày, giảm lượng bốc hơi nước, giảm cỏ dại. Chỉ sau một vụ áp dụng che phủ đất làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ đặc biệt là lân và kali dễ tiêu tạo điều kiện cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao mà chi phí cho che phủ không quá lớn. Không chỉ thế, vật liệu che phủ có vai trò rất quan trọng đối với đất dốc như: Giữ ẩm, hạn chế rửa trôi, cỏ dại và sâu bệnh. Giữ ấm cho cây trồng trong mùa đông. Giảm đầu tư công làm đất, làm cỏ, tưới nước, bón phân. Tạo điều kiện cho hạt nảy mầm tốt, bộ rễ phát triển khoẻ, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Làm sạch nông sản, phát triển nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, kỹ thuật che phủ bằng màng nilon mới chỉ được thực hiện cách đây vài năm. Các nghiên cứu về che phủ nilon ở các tỉnh miền Bắc cho thấy năng suất lạc tăng từ 20% đến 40% so với đối chứng trồng không che phủ, số quả/cây và tỉ lệ hạt chắc cũng tăng cao hơn [13]. Do đó, việc che phủ cho lạc trên đất dốc là hết sức cần thiết để đạt năng suất, chất lượng nông sản đảm bảo phát triển bền vững. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng