Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung phân đất hiếm đến sinh trưởng, năng suất và...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung phân đất hiếm đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè ldp 1 tại phú thọ

.PDF
59
1
110

Mô tả:

TR NG I HỌC H NG V NG KHOA NÔNG – LÂM - NGƢ LÊ TRUNG HÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN BỔ SUNG PHÂN ĐẤT HIẾM ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG CHÈ LDP 1 TẠI PHÚ THỌ BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành: Khoa học cây trồng NGƢỜI HƢỚNG DẪN: 1. TS. Hà Thị Thanh Đoàn 2. TS. Nguyễn Thị Hồng Lam Ph Thọ, 201 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Hà Thị Thanh oàn, TS. Nguyễn Thị Hồng Lam đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện bản báo cáo này. Em xin gửi lời cảm ơn Viện KHKT Nông Lâm miền núi phía Bắc, các cán bộ Bộ môn Canh tác và bộ môn Sản xuất đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại viện. Cho em gửi lời cảm ơn đến Trường ại Học Hùng Vương, đặc biệt là các thầy cô Khoa Nông Lâm Ngư, Trường ại Học Hùng Vương đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Khoa học cây trồng. ó là hành trang vô cùng quý giá giúp em đi làm việc sau này. Việt Trì, ngày 08 tháng 5 năm 2017 Sinh Viên Lê Trung Hà MỤC LỤC MỞ ẦU ........................................................................................................... 1 I. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 II. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2 III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2 III.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2 III.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2 CH NG 1....................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3 1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam ..................................... 3 1.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ........................................................ 3 1.1.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ....................................................... 5 1.2. Yêu cầu về đất trồng chè và thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam ........................................................................................... 7 1.2.1. Yêu cầu về đất trồng chè ......................................................................... 7 1.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam ......... 8 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè ............................................................. 11 1.3.1. Nhu cầu về đạm ..................................................................................... 12 1.3.2. Nhu cầu về lân ....................................................................................... 13 1.3.3. Nhu cầu về kali...................................................................................... 14 1.3.4. Các nguyên tố khác ............................................................................... 15 1.4. Tổng quan nghiên cứu về đất hiếm trên cây trồng................................... 17 1.4.1. Vai trò của đất hiếm .............................................................................. 17 1.4.2. Các kết quả nghiên cứu đất hiếm trên thế giới và Việt Nam ................ 17 1.4.2.1. Những kết quả nghiên cứu đất hiếm trên cây trồng trên thế giới ...... 17 1.4.2.2. Các kết quả nghiên cứu đất hiếm ở Việt Nam ................................... 19 CH NG 2..................................................................................................... 24 NỘI DUNG, ỐI T ỢNG VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 24 2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 2.2. ối tượng, vật liệu nghiên cứu................................................................. 24 2.2.1. ối tượng nghiên cứu............................................................................ 24 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 24 2.3. ịa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25 2.3.1. ịa điểm ................................................................................................ 25 2.3.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.................................................. 25 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 26 2.4.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển của giống chè LDP 1 thời kỳ kinh doanh........................................................................................... 26 2.4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè LDP 1 thời kỳ kinh doanh........................................................................................... 26 2.4.3.3. Chất lượng chè nguyên liệu ............................................................... 26 2.4.3.4. iều tra tình hình sâu bệnh ................................................................ 27 2.4.4. Hoạch toán kinh tế ................................................................................ 29 2.4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 29 CH NG 3..................................................................................................... 30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 30 3.1. Ảnh hưởng bón bổ sung đất hiếm đến sinh trưởng, phát triển của chè LDP1 giai đoạn kinh doanh............................................................................. 30 3.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đất hiếm đến độ rộng tán chè ...... 30 3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đất hiếm bón bổ sung đến tốc độ tăng trưởng búp trong vụ xuân 2017................................................................................... 31 3.2. Ảnh hưởng bón bổ sung đất hiếm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè LDP 1 giai đoạn chè kinh doanh ............................. 32 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đất hiếm bón bổ sung đến chất lượng búp chè ......................................................................................................................... 33 3.3.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung đất hiếm đến chất lượng chè nguyên liệu34 3.3.2.Chất lượng chè xanh .............................................................................. 37 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đất hiếm bón bổ sung đến tình hình sâu bệnh hại chè ............................................................................................................. 38 3.5. Hoạch toán kinh tế biện pháp bón bổ sung phân đất hiếm cho chè ......... 39 PHẦN IV ......................................................................................................... 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 41 4.1. Kết luận .................................................................................................... 41 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41 PHẦN V .......................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42 5.1. Tài liệu tiếng Việt..................................................................................... 42 5.2. Tài liệu tiếng Anh..................................................................................... 44 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới KHKT Khoa học kỹ thuật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam CT Công thức C ối chứng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG NỘI DUNG TRANG 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các 4 năm 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của thế giới và một 4 số nước trồng chè chính năm 2014 1.3 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 6 2014 3.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đất hiếm đến độ 30 rộng tán 3.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đất hiếm đến thời 31 gian sinh trưởng búp 3.3 Ảnh hưởng của phân bón đất hiếm đến năng suất và các 33 yếu tố cấu thành năng suất giống chè LDP1 3.4 Ảnh hưởng của các mức bón bổ sung phân đất hiếm 35 đến thành phần cơ giới búp giống chè LDP1 3.5 Ảnh hưởng của các bón phân đất hiếm đếnphẩm cấp 36 chè nguyên liệu 3.6 Ảnh hưởng của các mức bón phân đất hiếm đến thử 37 nếm cảm quan mẫu chè xanh giống chè LDP1 3.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đất hiếm đến tình 38 hình sâu bệnh hại chè 3.8 Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của việc bón bổ sung phân đất hiếm cho chè LDP1 giai đoạn kinh doanh vụ xuân năm 2017 39 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cây chè đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 33O vĩ Bắc đến 49O vĩ Nam. Cây chè được phát hiện và sử dụng làm thứ nước uống đầu tiên ở Trung Quốc. ến nay chè đã trở thành thứ nước uống thông dụng và phổ biến trên toàn thế giới. Mọi người ưa thích nước chè không những vì hương thơm độc đáo của nó, mà còn do nước chè rất có lợi cho sức khỏe. Nước chè có tác dụng kích thích vỏ đại não, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hưng phấn trong những thời gian lao động căng thẳng cả về trí óc và chân tay, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, chống lạnh, kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá và chữa được một số bệnh đường ruột. ặc biệt chất tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Năm 2015, diện tích chè kinh doanh cả nước đạt 116,5 nghìn ha, sản lượng là 1000,9 nghìn tấn chè búp tươi. Tuy nhiên năng suất, chất lượng và giá trị chè Việt Nam còn thấp so với trung bình chung thế giới. Trong đó một trong những nguyên nhân là việc lạm dụng phân hóa học trong thời gian dài đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, tăng nguy cơ có dư lượng nitrat cao trong sản phẩm. Bên cạnh đó việc lạm dụng phân hóa học cũng làm cho đất đai ngày càng suy kiệt về dinh dưỡng, tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, việc bón bổ sung đất hiếm giúp cây trồng phát triển mạnh bộ rễ, nâng cao hàm lượng diệp lục và quang hợp, cải thiện quá trình trao đổi chất, thu nạp dưỡng chất, thân lá phát triển nhanh, đẻ nhánh nhiều, hạn chế sâu bệnh. Cùng với đó, nguyên tố vi lượng 2 đất hiếm còn giúp tăng khả năng tơi xốp đất, tích tụ làm giàu khoáng chất, kích thích khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất cây trồng từ 15 - 50%. Xuất phát từ thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của bón bổ sung phân đất hiếm đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè LDP 1 Phú Thọ” góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cây chè. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được liều lượng đất hiếm bón bổ sung tốt nhất cho chè LDP 1 giai đoạn chè kinh doanh nhằm tăng năng suất và chất lượng chè tại Phú Thọ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm các dẫn liệu khoa học về sử dụng phân đất hiếm bón cho cây chè và tài liệu về quá trình nghiên cứu liều lượng phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây chè tại Phú Thọ. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu xác định ảnh hưởng về sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây chè LDP 1 khi bón bổ sung đất hiếm. Từ đó đưa ra các mức bón hợp lý vào khuyến cáo sử dụng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè tại Phú Thọ. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (trên 4000 năm). Lúc đầu chè chủ yếu được dùng làm dược liệu, sát trùng, rửa các vết thương. Ngày nay chè là thứ nước uống phổ biến và chủ yếu với những sản phẩm chế biến đa dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng, thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với cả những nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo. Từ Trung Quốc chè truyền bá ra khắp năm châu: đầu tiên sang Nhật Bản do các vị hòa thượng mang về, sau này phát triển thành trà đạo; sang vùng Ả Rập, Trung lụa; sang Châu Âu, Anh, Pháp, ông bằng con đường tơ ức do các thủy thủ, tàu buôn Bồ ào Nha; sang Mông Cổ, Nga bằng các đoàn lạc đà xuyên sa mạc Nội Mông. Cho đến nay chè đã được trồng ở 58 nước, trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, phân bố từ 330 độ vĩ Bắc đến 490 độ vĩ Nam, trong đó vùng thích hợp nhất là 160 vĩ Nam đến 200 vĩ Bắc, ở vùng này cây chè sinh trưởng quanh năm còn trên 200 vĩ Bắc cây chè có thời gian ngủ nghỉ và tính chất mùa rõ rệt. Trong vài thập kỷ gần đây, sản lượng chè ở các nước tăng cao. Sản lượng đạt trên 200 nghìn tấn gồm 4 nước: Trung Quốc, Ấn ộ, Kenya, Srilanka. Sản lượng đạt trên 100 nghìn tấn gồm 2 nước: Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Trên 20 nghìn tấn có 9 nước, trong đó có Việt Nam. Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ được thể hiện ở bảng 1.1. 4 Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới qua các năm STT Năm Diện tích Năng suất Sản lƣợng Tổng lƣợng (ha) (tạ khô/ha) (tấn) xuất khẩu (tấn) 1 2009 3.039.127 14,098 4.284.524 1.615.500 2 2010 3.145.178 14,637 4.603.515 1.786.400 3 2011 3.400.104 14,040 4.773.895 1.763.900 4 2012 3.504.972 14,364 5.034.637 1.777.200 5 2013 3.316.412 14,791 5.349.088 1.864.100 6 2014 3.799.831 14,636 5.561.339 1.830.300 (Nguồn: theo FAO Satistics Division 2016) Mặc dù có tới 58 quốc gia trồng chè trên thế giới với quy mô khác nhau, phân bố khắp 5 châu: Châu Á (20 nước), Châu Phi (21 nước), Châu Mỹ (12 nước), Châu ại Dương (3 nước), Châu Âu (Liên Xô (cũ) và Bồ ào Nha). Tuy nhiên sản xuất chè của thế giới chỉ tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn ộ, Kenya, Srilanka, Nhật Bản, chiếm trên 60% tổng sản lượng chè thế giới. Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của thế giới và một số nƣớc trồng chè chính năm 2014 STT Tên nƣớc Diện tích Năng suất Sản lƣợng khô (1000ha) (tạ khô/ha) (1000 tấn) 1 Thế giới 3799,831 14,636 5561,339 2 Trung Quốc 1990,019 10,575 2110,770 3 Ấn ộ 604,000 19,989 1207,310 4 Srilanka 221,964 15,229 338,032 5 Kenya 203,006 21,926 445,105 6 Việt Nam 115,436 19,782 228,360 7 Indonexia 118,900 12,986 154,400 (Nguồn: theo FAO Satistics Division 2016) 5 Nguồn theo thống kê của FAO năm 2014 Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích đạt 1990,019 nghìn ha, chiếm 52,37% diện tích chè thế giới, tuy nhiên năng suất chè Trung Quốc không cao, chỉ đạt 10,575 tạ khô/ha, lượng chè Trung Quốc đứng thứ 1 trên thế giới đạt 2110,770 nghìn tấn, chiếm 37,95% sản lượng chè thế giới. Ấn ộ có diện tích chè đứng thứ 2 thế giới, nhưng có năng suất chè khá cao (19,989 tạ khô/ha), nên sản lượng chè Ấn ộ cao thứ 2 thế giới đạt 1207,310 nghìn tấn, chiếm 21,71% sản lượng chè toàn thế giới. Kenya đứng thứ 4 về diện tích chè đạt 203,006 nghìn ha, nhưng là nước có năng suất chè cao nhất (21,926 tạ khô/ha), đạt sản lượng 445,105 nghìn tấn, chiếm 8 % sản lượng chè toàn thế giới. 1.1.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam Từ lâu chè đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người dân Việt Nam. Uống chè giúp cho con người ta thư thái, xóa tan đi mệt mỏi và giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Cũng như mọi nghề, chúng ta vẫn thường gặp những quán nước chè lâu đời và những người bán nước chè có nghề. Bên cạnh chức năng giải khát, chè có tác dụng sinh lý rất rõ rệt đối với sức khỏe con người. Thành phần cafein và một số alkaloit khác trong chè có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, giảm mệt nhọc sau khi lao động căng thẳng. Chè còn có tác dụng phòng và trị được nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh về tim mạch, ung thư. Mặt khác, chè là nét truyền thống của nhiều dân tộc, nó mang một giá trị vô cùng thiêng liêng, cao quí trong đời sống tinh thần của con người. Tình hình sản xuất chè ở nước ta có sự biến động về diện tích cũng như sản lượng. Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 được thể hiện ở bảng 1.3. 6 Bảng 1.3: Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2010 129,9 834,6 2011 128,3 909,8 2012 128,3 909,8 2013 129,8 936,3 2014 132,6 981,9 2015 134,7 1000,9 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016 Năm 2015, diện tích chè cả nước đạt 134,7 nghìn ha và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có công suất 900 nghìn tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mô sản xuất lớn 30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% công suất chế biến; 103 nhà máy có quy mô vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến. Theo số liệu thống kê, khối lượng xuất khẩu chè tháng 4 năm 2016 ước đạt 9 nghìn tấn với giá trị đạt 11 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 4 tháng đầu năm 2016 đạt 32 nghìn tấn với 47 triệu USD, giảm 2,7% về khối lượng và giảm 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2016 đạt 1.529 USD/tấn, giảm 5,38% so với năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2016, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 33,69% thị phần – giảm 4,26% về khối lượng và giảm 7,66% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Indonesia. 7 1.2. Yêu cầu về đất trồng chè và thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam 1.2.1. Yêu cầu về đất trồng chè So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. ộ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. ất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường. (Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [11]. ất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ. Vì vậy vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã gây hại cho cây chè. Bởi thế người ta không dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ khi đất có độ pH quá thấp, dưới 4. Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp ( oàn Hùng Tiến, ỗ Văn Ngọc, 1998). Song trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh, mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít. 8 1.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới, gió mùa Châu Á Thái Bình Dương nên có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Do đó, môi trường đất ở Việt Nam đặc biệt là đất dốc thường chịu tác động của các hiện tượng xói mòn rửa trôi, dẫn đến sự thoái hoá đất, làm đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, về cấu trúc, giảm độ pH, tăng hàm lượng các chất gây độc hại cho đất và làm cho đất bị chết về sinh học. Dưới tác động của mưa lớn, hàng năm hàng trăm triệu tấn đất có chứa phần lớn hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng khác đã bị bào mòn cuốn trôi (Bùi Huy Hiền, 2003). ất dốc là hợp phần rất quan trọng trong quỹ đất của Việt Nam, chiếm trên 3/4 diện tích đất tự nhiên và được phân bố tập trung ở Bắc Bộ (8,923 triệu ha), Trung Bộ (4,935 triệu ha) và Tây Nguyên (5,509 triệu ha). ây là những vùng đất rất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh chính trị, xã hội của nước ta. Tuy nhiên do địa hình phân cắt mạnh, môi trường sinh thái rất nhạy cảm, lớp thực bì bị xâm hại nhiều nên xói mòn rửa trôi diễn ra nghiêm trọng. Hầu hết diện tích đất dốc bị thoái hoá và bị chua, nhiều diện tích bị bỏ hoang hoá vì mất khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. ây thực sự là điều khó khăn để tạo ra nền nông nghiệp bền vững trên đất dốc (Thái Phiên, Nguyễn Tư Siêm, 1998) [15]. Quá trình khai hoang trồng mới đã phá vỡ hầu hết thực bì trên bề mặt đất hoang hóa. Phân tích đất tại điểm cố định sau khi trồng chè cho thấy: hàm lượng mùn của đất hoang là 2,83%, sau 7 năm trồng chè còn 2,09% (giảm 0,74%), sau 11 năm trồng chè hàm lượng mùn giảm còn 0,73% (Nguyễn Văn Tạo, 2006). Cây chè ở Việt Nam được trồng và hình thành ở 5 vùng chính với điều kiện đất đai, khí hậu và các giống chè khác nhau. - Vùng chè thượng du (miền núi) phía Bắc ất đai vùng đồi núi các tỉnh phía Bắc chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên có độ cao so với mặt biển từ 200 m trở lên, phần lớn các loại đất được hình thành tại chỗ (đã qua quá trình feralit), có hàm lượng mùn cao, càng lên cao 9 sự hình thành mùn càng chậm, nhưng sự phân hủy mùn yếu hơn so với vùng thấp. Tầng đất có độ dày mỏng hơn đất vùng đồi, do bị xói mòn mạnh. được phát triển trên phiến thạch, sa thạch và đá gnai (ở vùng ất ông Bắc), còn ở vùng Tây Bắc đất được hình thành từ đá gnai, granit, phiến thạch. ất có màu vàng, đỏ vàng và nâu. a số đất có độ dày trung bình từ 0,6 đến 1 m, đất khá tơi xốp, độ chua cao pHKCL từ 4 - 4,5 thành phần cơ giới thuộc loại thịt nhẹ và trung bình, hàm lượng mùn biến động mạnh, hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo (lân tổng số phổ biến ở mức 0,03 - 0,05%). ất ferarit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch Mica thích hợp cho phát triển cây chè ở miền Bắc Việt Nam, nhóm đất này luôn chịu ảnh hưởng của quá trình ferarit hóa, đất thường chua, màu đỏ hay màu vàng, tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng sét vật lý cao, quá trình trồng chè có hiện tượng rửa trôi sét xuống tầng sâu, lân dễ tiêu nghèo do bị giữ chặt dưới dạng phosphat sắt, nhôm. - Vùng chè trung du ất đồi vùng trung du có độ cao so với mặt biển từ 25 - 200 m, chiếm 1/10 diện tích cả nước, không có độ dốc đứng và lòng chảo sâu. Ranh giới giữa núi và đồi khó phân biệt chính xác. ất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch mica, gnai... dưới những thảm thực vật khác nhau, có mức độ feralit khác nhau, vì lẽ đó mà đất đai vùng trung du không đồng đều, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất chênh lệch nhau đáng kể. Thành phần cơ giới nặng vì được hình thành từ những đá mẹ giàu sét, cấu trúc kém, ít tơi xốp. ất thường chua, pHKCL có chỗ < 4,5. Các cation Ca2+, Mg2+, K+... rất nghèo. ất tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng chất hữu cơ thấp, nhiều nương chè hàm lượng chất hữu cơ chỉ chung quanh 1%, đạm tổng số thường < 0,2%, kali rất nghèo trung bình khoảng 0,15 - 0,2% (Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, 1977). Với đất đai vùng trung du như vậy nên trong quá trình trồng và chăm sóc chè cần được chú ý tới biện pháp bảo vệ và bồi dưỡng đất. 10 - Vùng chè khu 4 cũ ất đai ở đây phần lớn là đất đỏ vàng, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau. ịa hình bị chia cắt, tầng đất chỗ dày chỗ mỏng, thường gặp từ 60 - 120 cm. ất vùng trồng chè thường chua pHKCL từ 4 - 4,5, khoáng vật chủ yếu là kaolinit, hàm lượng kali tổng số từ 0,2 - 0,3%, hàm lượng chất hữu cơ chênh lệch nhau nhiều. Vùng khu 4 cũ mùa mưa thường đến muộn nên chè bị hạn vào mùa khô. ất đai thuộc diện nghèo dinh dưỡng, nên trong quá trình trồng chè phải chú ý thâm canh ngay từ đầu. - Vùng chè Gia Lai - Kon Tum ất đai vùng chè Gia Lai - Kon Tum thuộc loại đất ferarit nâu vàng, nâu đỏ, vàng đỏ và phát triển trên đá Bazan, ở độ cao 700 m so với mặt biển. ất có tỷ lệ sét cao, trên 50% đất có cấu trúc viên, tơi xốp, thoáng khí. Hàm lượng lân tổng số trung bình (0,10 - 0,15%) kali tổng số ở mức nghèo (0,08 0,10%), hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá cao pHKCL: 4,5 - 5,5. Theo Nguyễn Vy, ỗ ình Thuận (1977) thì đất Bazan giàu lân tổng số, nhưng nghèo lân dễ tiêu. Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mùa khô hạn trầm trọng, mùa mưa lượng mưa rất lớn (từ 1800 đến trên 2000 mm), nhiệt độ dao động ngày đếm lớn. Cây chè sinh trưởng trên vùng đất Bazan rất thuận lợi, sản lượng thu bình quân 40 - 50 tạ/ha. Tuy nhiên về mùa khô thường thiếu nước nên trồng chè gặp nhiều khó khăn. - Vùng chè cao nguyên Lâm Đồng Chè được trồng tập trung ở các huyện: Di Linh, ơn Dương, ức Trọng, Bảo Lộc. Vùng chè Lâm ồng ở độ cao > 800 m so với mặt biển, đây là vùng rất thuận lợi về mặt chất lượng chè. ất tích lũy nhiều sắt, nhôm, là một trở ngại lớn cho việc cung cấp lân cho cây chè nói riêng và cây công nghiệp nói chung. Hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều ở mức khá, đất chua, pHKCL biến động từ 4,5 - 5,5. 11 Cũng như đất đai vùng Gia Lai - Kom Tum, đất vùng cao nguyên Lâm ồng có độ ẩm cây héo lớn, lượng nước khuếch tán thấp nên mùa khô hạn hán xảy ra nghiêm trọng (Trần Công Tấu, Nguyễn Thị Dần, 1984). Nhìn chung, ở Việt Nam cây chè được trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau với điều kiện canh tác, đất đai khác nhau. Nhưng chè được trồng nhiều nhất vẫn là trên loại đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất tập trung ở vùng đồi bị phân cách. ặc biệt 90% nông dân khi trồng chè không sử dụng phân hữu cơ dẫn đến đa phần đất đai của các vùng trồng chè ở nước ta bị thoái hóa rất nhanh, nghèo các chất dinh dưỡng (N, P, K) kể cả tổng số và dễ tiêu, đất chua, hàm lượng hữu cơ thấp. ồng thời do điều kiện khí hậu thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài đã dẫn đến năng suất chè giảm sút. Theo tác giả Uexkull H. R. và Mutert E (1995) cho rằng có thể cải tạo độ phì của đất, làm cho tầng đất mặt dày lên, giàu dinh dưỡng hơn là tăng sức sản xuất của đất dốc bằng cách trồng các loài cây họ đậu và che phủ đất để làm giàu hoạt động sinh học, làm giàu dinh dưỡng của tầng đất mặt, ngăn chặn sự xói mòn, đóng váng, nén chặt đất. ây là một trong những bước đầu tiên rất quan trọng (dẫn theo ỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương, 2000) [15]. 1.3. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây chè Theo Balu L. Bumb và Carlos A. Banante (1996), năng suất đóng góp trên 80% sản lượng cây trồng, 20% còn lại là do tăng diện tích. Hiện nay, gần như 100% sản lượng tăng thêm của các cây trồng chính tại Việt Nam là nhờ tăng năng suất [25]. Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. ối tượng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10 tấn/ha, vì thế lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp (Eden, 1958)[26]. Cũng theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P 2O5 và 1,2 - 2,5% K2O. Những kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn[26]. 12 1.3.1. Nhu cầu về đạm Đạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. ạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng suất chè [17]. Thiếu đạm: cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp. Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về hiệu lực phân bón đã chứng minh: đạm là yếu tố chủ yếu đối với cây chè, có tương quan chặt chẽ với năng suất. ạm có tương quan tuyến tính giữa năng suất chè với cả mức bón phân cao hơn 120 kg N/ha. Khi lượng bón trên 80 90 kg N/ha thì tối thiểu phải bón làm 2 lần. Hiệu ứng của đạm là tác động tích lũy, vượt qua giới hạn của một năm mà phải tính qua các chu kỳ thu hái (Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [11]. Trong cây, hàm lượng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non như búp và lá non, đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè [9]. Theo kết quả nghiên cứu ở Assam thấy rằng hiệu lực đạm tăng đều đặn theo thời gian: hiệu suất của 1 kg N của lần bón thứ 1, 2, 3 và 4 là 2 kg, 4 kg, 6 kg và 8 kg chè khô [16]. Ở ông Phi hiệu suất của 1 kg N là từ 4 - 8 kg chè khô. Tác dụng đầy đủ của đạm được thể hiện chỉ trên nền đảm bảo các yếu tố khác (Willson, 1992) [28]. Cây chè ở giai đoạn đầu sau trồng (1 - 3 tuổi) bước sang giai đoạn cho thu búp (4 - 6 tuổi) lượng đạm được bón làm nhiều lần, bón từ 30 kg N/ha tăng dần nhưng không vượt quá 100 kg N/ha. Hiệu lực của lượng đạm 100 kg N/ha đạt cao nhất ở độ tuổi 7 - 8 đến 10 - 12 tuổi. Thời kỳ 10 - 12 tuổi lượng đạm bón có hiệu lực cao nhất từ 200 - 300 kg N/ha, nhưng năng suất búp của 1 kg N cao nhất không quá 200 kg N/ha ở những nương chè có mức năng suất 13 5 - 8 tấn đọt tươi/ha, còn những nương chè có năng suất trên 10 tấn/ha đầu tư đến 300 kg N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả các liều lượng bón trên 300 kg N/ha không làm tăng năng suất chè và hiệu suất giảm. Các nương chè trên 20 tuổi hiệu lực phân đạm tốt nhất với liều lượng không quá 200 kg N/ha. (Willson, 1992) [28]. Cây chè là cây trồng thu hoạch lá nên đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Năng suất búp phụ thuộc chặt chẽ vào lượng bón (Sandanam và Rajasingham, 1980) [27]. Bón đạm trên cơ sở cân đối với các yếu tố cơ bản khác, theo ỗ Ngọc Quỹ (1980): trên nền 100 - 200 kg N/ha, 50 kg K2O/ha hiệu lực phân lân không rõ với mức bón 50 kg P2O5/ha. Kết quả nghiên cứu về bón hàng năm 60 -180 kg P2O5/ha trên nền hữu cơ có đạm làm tăng năng suất chè 13,04 16,67% [15], [16]. 1.3.2. Nhu cầu về lân Lân (P): là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein [17]. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè. Bón kết hợp lân và N đã làm tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ. Lân còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng chè chế biến, làm tăng hương vị của chè đen. Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và chất lượng đều thấp [17]. Lân chứa trong búp khá lớn, cứ thu hoạch 1 tấn búp, tức đưa ra khỏi đất 4 - 5 kg P2O5, mà lân có trong đất, cây trồng khó sử dụng do đất có khả năng hấp phụ lân cao (ở đất sét 73% lượng lân bị hấp phụ, đất nâu rừng là 56%, đất podzolic 69%, đất nâu bạc 86%) vì vậy khi bón lân cho chè cần bón với lượng cao hơn nhiều so với yêu cầu của cây [18].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng