Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng lực sức khỏe và các yếu tố liên quan của người dân tại thị trấn trảng bom, ...

Tài liệu Năng lực sức khỏe và các yếu tố liên quan của người dân tại thị trấn trảng bom, huyện trảng bom, tỉnh đồng nai, năm 2018

.PDF
100
11
95

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP.HCM    NGUYỄN MẠNH TUÂN NĂNG LỰC SỨC KHỎE VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN TRẢNG BOM, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI, NĂM 2018 Ngành: Y tế Công cộng Mã số: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THIỆN THUẦN ***** TP.HCM, năm 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu y sinh học từ Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh số 218/ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày 18 tháng 04 năm 2019. NGƢỜI HƢỚNG DẪN PGS.TS Trần Thiện Thuần . TÁC GIẢ Nguyễn Mạnh Tuân . MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................................5 1.1.Năng lực sức khỏe .................................................................................................5 1.2.Thang đo đánh giá Năng lực sức khỏe ..................................................................9 1.3.Một số nghiên cứu về năng lực sức khỏe ............................................................12 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................15 2.1.Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................15 2.2.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................15 2.3.Cỡ mẫu ................................................................................................................15 2.4.Kỹ thuật chọn mẫu ..............................................................................................16 2.5.Thu thập dữ kiện .................................................................................................17 2.6.Liệt kê và định nghĩa biến số ..............................................................................17 2.7.Kiểm soát sai lệch ...............................................................................................27 2.8.Phương pháp phân tích thống kê .........................................................................28 2.9.Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .........................................................................................30 3.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu...................................................................................30 3.2.Năng lực sức khỏe ...............................................................................................36 3.3.Năng lực sức khỏe và các yếu tố liên quan .........................................................37 3.4.Mô hình hồi quy đa biến .....................................................................................52 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................55 4.1.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................................55 4.2.Năng lực sức khỏe ...............................................................................................59 . . 4.3.Năng lực sức khỏe và các yếu tố liên quan .........................................................60 4.4.Điểm mạnh và hạn chế của đề tài........................................................................70 4.5.Tính mới và tính ứng dụng của nghiên cứu ........................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 ĐỀ XUẤT .................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu PHỤ LỤC 2: Bộ câu hỏi khảo sát PHỤ LỤC 3: Chọn tổ khảo sát PHỤ LỤC 4: Các kết quả khác . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cấu trúc bộ câu hỏi HLS-Asia-Q .............................................................10 Bảng 1.2: Các câu hỏi cụ thể trong từng lĩnh vực ....................................................11 Bảng 2.3: Ước tính số hộ trung bình mỗi tổ nhân dân trong khu phố, xác định tổ nhân dân được chọn ..................................................................................................16 Bảng 2.4: Các tiêu chí đánh giá Năng lực sức khỏe .................................................20 Bảng 3.5: Đặc điểm nhân khẩu học ..........................................................................30 Bảng 3.6: Đặc điểm nhân khẩu học (tiếp theo) ........................................................31 Bảng 3.7: Yếu tố gia đình .........................................................................................32 Bảng 3.8: Thói quen s dụng các kênh truyền thông về y học.................................33 Bảng 3.9: Thông tin về sức khỏe cá nhân .................................................................34 Bảng 3.10: Đặc điểm về kinh tế- xã hội ...................................................................35 Bảng 3.11: Điểm trung bình năng lực sức khỏe trên thang điểm 50 ........................36 Bảng 3.12: Mức độ năng lực sức khỏe .....................................................................36 Bảng 3.13: Chăm sóc sức khỏe và đặc điểm nhân khẩu học ....................................37 Bảng 3.14: Chăm sóc sức khỏe và đặc điểm nhân khẩu học (tiếp theo) ..................38 Bảng 3.15: Chăm sóc sức khỏe và tiền s bệnh lý gia đình, nguồn thông tin truyền thông ..........................................................................................................................39 Bảng 3.16: Chăm sóc sức khỏe và loại bảo hiểm s dụng, tần suất khám định kì ...40 Bảng 3.17: Chăm sóc sức khỏe và đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................41 Bảng 3.18: Phòng ngừa dịch bệnh và đặc điểm nhân khẩu học ...............................42 Bảng 3.19: Phòng ngừa dịch bệnh và đặc điểm nhân khẩu học (tiếp theo) .............43 Bảng 3.20: Phòng ngừa dịch bệnh và tiền s bệnh lý gia đình, nguồn thông tin truyền thông ..............................................................................................................44 Bảng 3.21: Phòng ngừa dịch bệnh và loại bảo hiểm s dụng, tần suất khám định kỳ ...................................................................................................................................45 Bảng 3.22: Phòng ngừa dịch bệnh và đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................46 Bảng 3.23: Nâng cao sức khỏe và đặc điểm nhân khẩu học ....................................47 Bảng 3.24: Nâng cao sức khỏe và đặc điểm nhân khẩu học (tiếp theo) ...................48 . . Bảng 3.25: Nâng cao sức khỏe và tiền s bệnh lý gia đình, nguồn thông tin truyền thông ..........................................................................................................................49 Bảng 3.26: Nâng cao sức khỏe và loại bảo hiểm s dụng, tần suất khám định kỳ ..50 Bảng 3.27: Nâng cao sức khỏe và đặc điểm kinh tế - xã hội....................................51 Bảng 3.28: Mô hình hồi quy đa biến về năng lực sức khỏe theo lĩnh vực tiếp cận sức khỏe.....................................................................................................................52 Bảng 3.29: Mô hình hồi quy đa biến về năng lực sức khỏe theo lĩnh vực phòng ngừa dịch bệnh ..........................................................................................................53 Bảng 3.30: Mô hình hồi quy đa biến về năng lực sức khỏe theo lĩnh vực nâng cao sức khỏe.....................................................................................................................54 Bảng 4.31: Nhóm tuổi trong nghiên cứu và các nghiên cứu khác............................55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, H NH Hình 1.1: Mô hình khái niệm. Nguồn: Sørensen K. và cộng sự ...............................6 . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NLSK Năng lực sức khỏe WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới . . ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lực sức khỏe (văn hóa sức khỏe hay hiểu biết về sức khỏe – health literacy) là một vấn đề về y tế công cộng đáng quan tâm trong thời gian gần đây. Năng lực sức khỏe hướng đến khả năng nghe đọc hiểu, kiến thức và năng lực của từng cá nhân để chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe [17], [31]. Năng lực sức khỏe thể hiện khả năng của từng cá nhân đối với việc đánh giá, phân tích và hiểu về các thông tin, dịch vụ y tế cơ bản cần thiết để đưa ra quyết định thích hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mình. Ở các quốc gia đã và đang phát triển, năng lực sức khỏe được hỗ trợ thông qua các chính sách y tế - xã hội nhằm tăng cường khả năng của từng cá nhân trong việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân và tiếp cận các dịch vụ cơ bản cần thiết [35]. Việc nâng cao năng lực sức khỏe giúp gia tăng hiểu biết của người dân về các vấn đề sức khỏe họ đang gặp phải, đồng thời gia tăng khả năng tham gia tự quản lý sức khỏe của người dân, từ đó giúp cải thiện sức khỏe người dân, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng [35]. Một đánh giá chung về năng lực sức khỏe ở người trưởng thành tại Mỹ, ghi nhận khoảng 36% người tham gia đánh giá có mức năng lực sức khỏe cơ bản và dưới mức cơ bản [11]. Tỷ lệ này ở Iceland dao động từ 18,4% đến 57,2% tùy thuộc vào thang đo và thời điểm khảo sát [28]. Tại Trung Quốc, tỉ lệ năng lực sức khỏe hạn chế dao động từ 84,49% đến 95% [30], [38]. Có thể thấy rằng, năng lực sức khỏe hạn chế có tỉ lệ tương đối cao trong dân số. Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, năng lực sức khỏe hạn chế có liên quan đến các hệ quả sức khỏe xấu [13] như tỉ lệ t vong cao [9], [19], [27] ít s dụng dịch vụ y tế và tuân thủ điều trị thấp [8]. Ngoài ra, đây là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng làm tăng khả năng nhập viện và tăng chi phí điều trị trong quá trình nằm viện [36]. Theo báo cáo của cơ quan Đánh giá Năng lực sức khỏe Quốc gia Hoa Kì ghi nhận hằng năm tiêu tốn khoảng từ 106 triệu USD đến 238 triệu USD cho các vấn đề liên quan đến năng lực sức khỏe hạn chế [36]. Việc cải thiện về vấn đề liên quan làm tăng năng lực sức khỏe giúp cải thiện cuộc sống người dân cũng như giảm chi phí và gánh nặng bệnh tật trong dân số. . . Năng lực sức khỏe bị ảnh hưởng bởi tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập cũng như nhận thức của cá nhân về tình trạng xã hội [16], [26], [27], [35]. Do đó, năng lực sức khỏe có thể được cải thiện thông qua việc cung cấp thông tin, tăng cường hiệu quả truyền thông và có chương trình giáo dục chặt chẽ [23]. Tại Việt Nam, tỉ lệ năng lực sức khỏe hạn chế trên người bệnh ngoại trú dao động từ 64,0% đến 86,8% [1], [37]. Tỉ lệ này ghi nhận trên cộng đồng tại một số thành phố khu vực miền Bắc là từ 67,9% [2]. Các nghiên cứu về lĩnh vực này ở khu vực phía Nam trên cộng đồng chưa được công bố rộng rãi. Đồng Nai là một khu vực phát triển một cách tương đối về y tế và giáo dục, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, có cơ hội tiếp cận về các thông tin và các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật số hiện đại. Nguồn thông tin y tế trở nên đa dạng và cách tiếp cận trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc bùng nổ các nguồn thông tin y tế không chính thống hay chưa được kiểm duyệt về mặt nội dung có tác động tiêu cực và có thể làm nhiễu năng lực sức khỏe của người dân trong việc lựa chọn và đánh giá thông tin. Mặt khác, Đồng Nai là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn trong cả nước, các vấn đề sức khỏe phát sinh đối với người dân là tương đối lớn, do đó việc tìm hiểu những nhu cầu cũng như năng lực của người dân trong việc tự kiểm soát sức khỏe bản thân là cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các khu vực khác, đồng thời là cơ sở để xây dựng các chính sách cũng như các chương trình can thiệp về sức khỏe trong tương lai nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi do năng lực sức khỏe hạn chế gây ra. Nghiên cứu được thực hiện trên người dân tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, năm 2019. . . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỉ lệ năng lực sức khỏe qua 3 lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh và nâng cao sức khỏe theo thang đo HLS-Asia-Q47 của người dân tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2019 là bao nhiêu và các yếu tố liên quan là gì? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định tỉ lệ năng lực sức khỏe qua 3 lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh và nâng cao sức khỏe theo thang đo HLS-Asia-Q47 của người dân tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, năm 2019 và các yếu tố liên quan. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỉ lệ năng lực sức khỏe về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo thang đo HLS-Asia-Q47 của người dân tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2. Xác định tỉ lệ năng lực sức khỏe về lĩnh vực phòng ngừa dịch bệnh theo thang đo HLS-Asia-Q47 của người dân tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 3. Xác định tỉ lệ năng lực sức khỏe về lĩnh vực nâng cao sức khỏe theo thang đo HLS-Asia-Q47 của người dân tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 4. Xác định mối liên quan giữa năng lực sức khỏe qua 3 lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe với đặc điểm mẫu nghiên cứu, các yếu tố về sức khỏe cá nhân. . . DÀN Ý NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC NÂNG CAO SỨC KHỎE SỨC KHỎE PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE Yếu tố sức khỏe cá nhân Yếu tố nền Yếu tố kinh tế-xã hội Tuổi Tình hình sức khỏe Tình trạng kinh tế, xã hội Giới Các vấn đề sức khỏe Đào tạo về lĩnh vực y tế Nơi sinh S dụng bảo hiểm y tế Khả năng chi trả cho Tình trạng hôn nhân Khám sức khỏe định kì chăm sóc y tế Tôn giáo Tra cứu thông tin cá nhân Kênh truyền thông . . CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1.Năng lực sức khỏe 1.1.1.Khái niệm về Năng lực sức khỏe Giả thuyết về khả năng biết đọc, biết viết literacy được cho là có liên quan đến các hệ quả sức khỏe được nêu lên từ những năm 70 của thập kỉ 20 [32]. Kể từ đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và ghi nhận được kết quả tương tự nhau về việc khả năng đọc, viết ở mức thấp dẫn đến các hệ quả sức khỏe xấu. Các khái niệm về năng lực sức khỏe health literacy bắt đầu được xây dựng và s dụng ở những bối cảnh khác nhau t y thuộc quan điểm người s dụng. Vấn đề đặt ra là phải có một định nghĩa r ràng và cụ thể về năng lực sức khỏe và phát triển một công cụ đo lường để có thể so sánh các kết quả các nghiên cứu với nhau [6], [7], [22], [39]. Từ đó, các nghiên cứu đã được tiến hành và đưa ra được những định nghĩa về năng lực sức khỏe. Khái niệm năng lực sức khỏe được s dụng chính thức tại Mỹ và Canada, tuy nhiên ngày nay định nghĩa về năng lực sức khỏe được s dụng rộng rãi trên toàn thế giới và không chỉ gói gọn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, mà được mở rộng áp dụng với bối cảnh y tế công cộng [25]. Theo một nghiên cứu hệ thống Tổ chức Y tế thế giới với Kanji M. là tác giả chính 2009 đã tiến hành khảo cứu trên các y văn trước đó, ghi nhận năng lực sức khỏe thể hiện khả năng, năng lực của một cá thể về việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ sức khỏe người đó cần, cũng như khả năng hiểu về các thông tin và dịch vụ đó để có thể đưa ra được các quyết định thích hợp đối với bản thân [17]. Và cũng từ kết quả nghiên cứu, năng lực sức khỏe bao gồm các thành tố:  Tiếp cận: tất cả các biện pháp để có được thông tin/kiến thức ở một lĩnh vực cụ thể bằng cách s dụng các kênh thông tin và các kỹ thuật khác nhau.  Hiểu biết  Đánh giá, thẩm định  Giao tiếp, truyền thông . . Hiệp hội Năng lực sức khỏe Châu u và các thành viên chủ chốt của Hiệp hội với S rensen K. là tác giả chính 2012 đã tiến hành một nghiên cứu khác về định nghĩa năng lực sức khỏe. Nghiên cứu tiến hành khảo cứu trên 17 định nghĩa và 12 mô hình khái niệm khác nhau, từ đó xây dựng mô hình khái niệm chung và định nghĩa cụ thể nhất về năng lực sức khỏe [31]. Theo kết quả nghiên cứu của S rensen K. và cộng sự, năng lực sức khỏe ― ‖. Các yếu tố về môi trƣờng và xã hội Tuổi thọ Các yếu tố thực tế S dụng dịch vụ y tế Chi phí y tế Hành vi sức khỏe Hệ quả sức khỏe Sự tham gia Trao quyền Công bằng Duy trì bền vững Hiểu Tiếp cận Kiến thức Năng lực Động lực Thông tin y tế Đánh giá Chăm sóc sức khỏe Phòng bệnh Nâng cao sức khỏe Áp dụng Các yếu tố cá nhân Mức độ cá nhân Mức độ cộng đồng Hình 1.1: Mô hình khái niệm. Nguồn: Sørensen K. và cộng sự [31] Định nghĩa và mô hình khái niệm này được s dụng cho đến thời điểm hiện nay, do đó chúng tôi s dụng định nghĩa này trong nghiên cứu đang tiến hành. . . 1.1.2.Tác động của năng lực sức khỏe Phạm vi của năng lực sức khỏe có ―3 cấp độ riêng biệt‖, gồm:  Năng lực cá nhân (Functional literacy : các kĩ năng mà từng cá nhân có thể đọc các bản tự nguyện tham gia nghiên cứu, nhãn mác thuốc, các thông tin y tế và hiểu được các thông tin y tế dạng viết hoặc được nói bởi bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ hay nhân viên chăm sóc sức khỏe khác để s dụng thuốc đúng cách, tuân thủ điều trị tại nhà và tái khám đúng hẹn [17].  Năng lực nhận thức (Conceptual literacy): nhiều kĩ năng đa dạng hơn, và các kĩ năng/năng lực này giúp con người tìm kiếm, hiểu rõ vấn đề, lượng giá thông tin y tế và các khái niệm liên quan để tự nguyện chọn lựa, giảm các nguy cơ đối với sức khỏe, và làm tăng chất lượng cuộc sống [17].  Trao quyền Health literacy as empowerment : Tăng cường sự chủ động của người dân về sức khỏe bằng cách kết nối cộng đồng với việc nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, thu hút sự tham gia của các cá nhân trong việc: hiểu được những vấn đề của người bệnh và định hướng họ thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe [17]. Từ các phạm vi đó, tác động của năng lực sức khỏe trong cộng đồng được Tổ chức Y tế thế giới tóm gọn lại dựa trên các nghiên cứu trước đó trong 6 nội dung chính, gồm [17]:  Phần lớn dân số bị ảnh hưởng: Ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Địa Trung Hải, tỉ lệ biết đọc biết viết là tương đối cao, tuy nhiên, theo ước tính có khoảng 50% các quốc gia này nằm dưới mức 79% dân số biết đọc biết viết ngưỡng ở các quốc gia đang phát triển trên toàn cầu . Cũng ở các quốc gia này, tỉ lệ biết đọc biết viết của nữ là thấp hơn nam giới, ngoại trừ ở Qatar và các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất [17].  Các kết cục sức khỏe kém: có mối liên quan rõ ràng giữa năng lực sức khỏe hạn chế và tăng tỉ lệ t vong [17].  Tăng tỉ lệ mắc bệnh mạn tính: Ở các quốc gia ở khu vực Đông Địa Trung Hải, các bệnh lí mạn tính được ước tính chiếm khoảng 47% gánh nặng bệnh tật. Năng lực sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong quản lý các bệnh lí mạn tính này [17]. . .  Chi phí chăm sóc y tế: các chi phí chăm sóc tăng thêm do vấn đề năng lực sức khỏe hạn chế chiếm từ 3-5% trong tổng chi phí chăm sóc sức khỏe hằng năm [17].  Đòi hỏi, nhu cầu về thông tin y tế: có sự không đồng bộ giữa các tài liệu về sức khỏe với khả năng đọc của các đối tượng tìm kiếm thông tin. Thông thường, việc s dụng các thuật ngữ, biệt ngữ y khoa trong các nguồn thông tin về sức khỏe thường không cần thiết, và gây khó khăn trong việc s dụng [17].  Công bằng: một cá nhân có năng lực sức khỏe hạn chế, có nghĩa là người đó khó có khả năng tự quản lý các vấn đề sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả, bên cạnh đó, việc khó hiểu các thông tin y tế làm người dân khó tự đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe. Cải thiện vấn đề về năng lực sức khỏe ở những người có các vấn đề sức khỏe không tốt là một trong những việc quan trọng giúp giảm bất công trong chăm sóc y tế [17]. Năng lực sức khỏe được xem là một chỉ số quan trọng trong giáo dục sức khỏe, và là một trong các chiến lược để nâng cao sức khỏe. Theo Hội Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, năng lực sức khỏe gồm nhiều năng lực phức tạp và có liên kết với nhau, đánh giá năng lực sức khỏe phụ thuộc vào cách tiếp cận và s dụng các dịch vụ y tế, nâng cao sức khỏe có hiệu quả hay không. Theo Hiệp hội, những người có năng lực sức khỏe hạn chế có thể dẫn đến việc điều trị và sức khỏe kém ở người bệnh do không tuân thủ việc quản lý, chăm sóc. Nguyên nhân của vấn đề nay được cho là sự thiếu hiểu biết về bệnh cũng như sức khỏe của bản thân. Mặt khác, những người có năng lực sức khỏe thấp cũng ít có khả năng thực hiện các hành vi nâng cao sức khỏe và các hoạt động phòng bệnh [3]. Năng lực sức khỏe hỗ trợ và giải thích về sự chênh lệch sức khỏe giữa các nhóm dân số khác nhau trong quần thể [3]. . . 1.2.Thang đo đánh giá Năng lực sức khỏe Trước đây thang đo đánh giá về năng lực sức khỏe là chưa thống nhất, tùy thuộc vào khái niệm và mục đích của người thực hiện nghiên cứu mà có những thang đo đánh giá khác nhau. Theo tổng quan các thang đo về năng lực sức khỏe, tác giả Duong T.V và cộng sự 2017 đã tóm lược một số thang đo đã được phát triển như thang đo TOFHLA the Test of Functional Health Literacy in Adults đánh giá về khả năng hiểu thông tin y tế, thang đo REALM Rapid Estimate of Adult Literacy in Medicine đánh giá về khả năng đọc hiểu các thuật ngữ y khoa. Một số thang đo khác như thang đo NVS the Newest Vital Sign , thang đo FCCHL Ishikawa's Japanese measure of Functional Communicative and Critical Health Literacy , và ―Thang đo Năng lực sức khỏe Mandarin‖ ở Đài Loan [15], [17]. Mặc dù có nhiều thang đo để đánh giá, việc phát triển một thang đo thống nhất và s dụng rộng rãi cho mọi đối tượng và trong bối cảnh y tế công cộng là cần thiết. Dựa trên nhu cầu đánh giá và so sánh về năng lực sức khỏe ở các quốc gia với nhau, Hiệp hội Năng lực sức khỏe Châu u đã xây dựng và phát triển về thang đo đánh giá năng lực sức khỏe dựa trên mô hình khái niệm của Sørensen K. và cộng sự [31, 34]. Thang đo chính là thang đo gồm 47 câu, thang đo rút gọn gồm 16 câu (s dụng để đánh giá nhanh trong dân số Châu u , và thang đo chi tiết gồm 86 câu (kết hợp với đánh giá các yếu tố về năng lực sức khỏe cơ bản của thang đo NVS- The Newest Vital Sign) [34]. Thang đo đánh giá năng lực sức khỏe do Hiệp hội Năng lực sức khỏe Châu Âu xây dựng bao gồm các thành tố chính trong mô hình khái niệm, và được cho là có khả năng ứng dụng trong cộng đồng hay lĩnh vực y tế công cộng. Thang đo s dụng trong nghiên cứu là HLS-Asia-Q, thang đo được xây dựng và phát triển bởi Hiệp hội Năng lực Sức khỏe Châu Á-Thái Bình Dương dựa trên bộ câu hỏi đánh giá năng lực sức khỏe s dụng ở khối dân số Châu Âu (HLS-EU-Q) [15]. Cấu trúc bộ câu hỏi HLS-Asia-Q gồm 47 câu hỏi đánh giá 4 năng lực trên 3 lĩnh vực tương tự như bộ HLS-EU, số câu hỏi trong từng lĩnh vực và theo từng năng lực được trình bày ở bảng sau [15], [31]: . . Bảng 1.1: Cấu trúc bộ câu hỏi HLS-Asia-Q Lĩnh vực Năng lực sức khỏe Chăm sóc sức khỏe Phòng ngừa Nâng cao sức khỏe (47 câu) (16 câu) dịch bệnh (15 câu) (16 câu) T m iếm thông tin (13 câu) Khả năng tìm kiếm Khả năng tìm kiếm và Khả năng tự cập nhật về và có được thông tin có được thông tin về các yếu tố ảnh hưởng sức y khoa hay lâm sàng các yếu tố nguy cơ đối khỏe trong xã hội và môi với sức khỏe (4 câu) (4 câu) Hiểu và phân biệt Hiểu và phân biệt Hiểu thông được các thông tin được thông tin về các tin (11 câu) liên quan y khoa và yếu tố nguy cơ đối với lâm sàng (4 câu) sức khỏe (3 câu) Khả năng hiểu, sàng Khả năng hiểu, sàng Đánh giá (12 câu) lọc, đánh giá và lọc, đánh giá và lượng lượng giá các thông giá các thông tin về tin y khoa và lâm yếu tố nguy cơ đối với sàng (4 câu) Ra quyết định (11 câu) Khả năng giao tiếp và s dụng các thông tin y khoa để ra tự ra quyết định (4 câu) sức khỏe (5 câu) Khả năng giao tiếp và s dụng các thông tin về yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe để tự ra quyết định (3 câu) trường (5 câu) Khả năng phân biệt được và hiểu được các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trong xã hội và môi trường (4 câu) Khả năng hiểu, sảng lọc, đánh giá và lượng giá các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trong xã hội và môi trường (3 câu) Khả năng giao tiếp và s dụng các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe trong xã hội và môi trường để tự ra quyết định (4 câu) Thang đo Likert gồm 4 lựa chọn được d ng để trả lời các câu hỏi đánh giá về năng lực sức khỏe bao gồm: 1= Rất khó, 2= Khó, 3= Dễ, 4= Rất dễ. . . Bảng 1.2: Các c u hỏi cụ thể trong từng lĩnh vực Lĩnh vực Năng lực sức khỏe Chăm sóc Phòng ngừa Nâng cao sức khỏe (47 câu) sức khỏe (16 câu) dịch bệnh (15 câu) (16 câu) T m iếm 1 2 17 18 3 4 19 20 Hiểu thông 5 6 21 22 tin (11 câu) 7 8 23 Đánh giá 9 10 (12 câu) 11 12 13 14 29 15 16 31 thông tin (13 câu) Ra quyết định (11 câu) 24 25 26 27 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 28 30 44 45 46 47 Chỉ số chung về năng lực sức khỏe được tính toán dựa trên điểm trung bình của 47 câu hỏi hay 47 chỉ số về năng lực sức khỏe. Để thuận tiện cho việc so sánh và tính toán, các chỉ số được chuẩn hóa theo số điểm từ 0 đến 50 điểm, với 0 là có năng lực sức khỏe rất thấp và 50 là cao nhất. Cách chuyển đổi thực hiện theo công thức sau [24]: Chỉ số = ―Điểm trung bình‖ - 1) x 50 3 Trong đó: – Chỉ số: chỉ số cụ thể cần chuyển đổi từ thang điểm 4 sang thang điểm 50 – Điểm trung bình: điểm trung bình của chỉ số ở thang điểm 4 – 1: giá trị thấp nhất của thang điểm 4 để có giá trị nhỏ nhất là 0 ở thang điểm 50) – 3: vùng giá trị của số trung bình của chỉ số – 50: giá trị lớn nhất của thang đo cần chuyển đổi. . . Bộ câu hỏi được Việt hóa và đánh giá tính tin cậy và tính giá trị bởi Duong T.V. và cộng sự vào năm 2014, với chỉ số Cronbach’s Alpha của các lĩnh vực dao động từ 0,92 đến 0,97 và của toàn thang đo là 0,92. Bộ câu hỏi được cho là có giá trị trong đánh giá về năng lực sức khỏe tại một số quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam [15]. 1.3.Một số nghiên cứu về năng lực sức khỏe  Trên thế giới Theo nghiên cứu của Sentell T. và cộng sự (2014) về ảnh hưởng của cộng đồng và năng lực sức khỏe cá nhân trong tự đánh giá tình trạng sức khỏe, ghi nhận có khoảng 32,9% mẫu nghiên cứu có năng lực sức khỏe thấp. Nghiên cứu cho thấy rằng cả năng lực sức khỏe cá nhân hạn chế cũng như năng lực sức khỏe mức độ cộng đồng hạn chế đều có ảnh hưởng đến việc ít tự đánh giá được các hệ quả sức khỏe của cá nhân. Năng lực sức khỏe hạn chế của cộng đồng tăng 1% thì làm tăng 2% việc ít tự đánh giá tình trạng sức khỏe của cá nhân trong cộng đồng đó. Ngoài ra, năng lực sức khỏe hạn chế còn có liên quan đến trình độ học vấn thấp, tuổi, tình trạng nghèo đói, và chủng tộc. Theo nghiên cứu, các nhà chăm sóc sức khỏe ban đầu và các nhà cung cấp tiện ích y tế cần cân nhắc và giải quyết vấn đề về năng lực sức khỏe hạn chế ở mức độ cộng đồng và trên từng cá nhân [29]. Một nghiên cứu của Das S. và cộng sự tiến hành năm 2017 trên một cộng đồng dân cư có trình độ học vấn thấp tại Chakaria, một vùng nông thôn của Bangladesk để đánh giá về năng lực sức khỏe của người dân. Nghiên cứu chủ yếu đánh giá năng lực sức khỏe thông qua một số vấn đề như sự hiểu biết của người dân về các cơ sở y tế hiện có tại địa phương, việc tiêm chủng, phát hiện phòng ngừa tăng huyết áp và đái tháo đường, kiểm soát và đánh giá sự tư vấn, tham vấn của đội ngũ nhân viên y tế. Nghiên cứu chủ yếu mô tả về thực trạng hiểu biết của người dân về các vấn đề cơ bản của y tế tại địa phương và các nguồn thông tin y tế chính thống mà người dân có thể tiếp cận. Nghiên cứu cho rằng văn hóa sức khỏe hạn chế trong bối cảnh nền y học hiện đại, sự phát triển của đái tháo đường và tăng huyết áp là những bằng chứng rõ ràng, cần thiết cho sự phát triển các chương trình nâng cao năng lực sức khỏe của cộng đồng đang nghiên cứu [12]. Nghiên cứu chủ yếu đánh giá tình hình chung về năng lực . . sức khỏe trên cộng đồng, thang đo tự xây dựng do đó khó có thể đánh giá chính xác và so sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới.  Tại Việt Nam Tại Việt Nam, các nghiên cứu về lĩnh vực năng lực sức khỏe chưa được công bố rộng rãi. Một nghiên cứu về năng lực sức khỏe của tác giả Lê Thanh Chiến và Huỳnh Thị Thanh Trang 2016 trên đối tượng là người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Trưng Vương, ghi nhận tỉ lệ có năng lực sức khỏe đạt 13,2%. Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa năng lực sức khỏe của cá nhân theo nghề nghiệp, mức độ tra cứu thông tin liên quan y học thông qua Internet, và thu nhập của đối tượng sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến [1]. Nghiên cứu được cho là có tính đại diện cho quần thể người bệnh ngoại trú tại bệnh viện, do quy trình chọn mẫu nghiêm ngặt, đảm bảo lựa chọn đúng và hạn chế được sai lệch chọn lựa. Ngoài ra, cỡ mẫu nghiên cứu là đủ lớn, đảm bảo kết quả thống kê cũng như tính đại diện cho quần thể nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với đối tượng là người bệnh tại một bệnh viện, việc sai lệch thông tin là có thể xảy ra. Đối tượng có thể có khai báo không chính xác (sai lệch hồi tưởng) về một số các biến số về tiền s gia đình, và có thể khai báo không đúng với thực tế (sai lệch báo cáo) với những gì họ trải nghiệm. Bên cạnh đó, người bệnh đang s dụng các dịch vụ tại bệnh viện, tâm lý lo sợ bị ảnh hưởng khi được phỏng vấn có thể là một lý do dẫn đến một số sai lệch thông tin. Kết quả nghiên cứu góp phần thể hiện tầm quan trọng của việc cần phải nâng cao năng lực sức khỏe cho người bệnh, phòng ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi của năng lực sức khỏe hạn chế đối với người bệnh. Theo kết quả khảo sát của V Văn Thắng (2016) tại Hội nghị Đánh giá tác động sức khỏe lần thứ 2 của khối ASEAN tại Huế về năng lực sức khỏe của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế, ghi nhận tỉ lệ có năng lực sức khỏe là 36,0%. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, năng lực sức khỏe có liên quan đến trình độ học vấn, xem các chương trình truyền hình về y học, tham dự các lớp huấn luyện y khoa, khả năng chi trả của đối tượng cho việc điều trị [37]. Tỉ lệ có năng lực sức khỏe trong nghiên cứu cao hơn so với tác giả Lê Thanh Chiến. Sự chênh lệch này có thể là do sự khác biệt về các yếu tố đặc điểm mẫu nghiên cứu, mặc d trên c ng đối tượng là người bệnh ngoại trú. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất