Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình hình dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm n...

Tài liệu Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình hình dịch tễ trên bệnh nhân nhiễm nấm da ở bệnh viện da liễu tp.hcm và triển khai kỹ thuật xét nghiệm tìm sợi tơ nấm vách ngăn

.PDF
104
1
62

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN QUANG MINH MẪN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÌNH HÌNH DỊCH TỄ TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM NẤM DA Ở BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM VÀ TRIỂN KHAI KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM TÌM SỢI TƠ NẤM VÁCH NGĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN QUANG MINH MẪN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÌNH HÌNH DỊCH TỄ TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM NẤM DA Ở BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM VÀ TRIỂN KHAI KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM TÌM SỢI TƠ NẤM VÁCH NGĂN Ngành: Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Mã số: 8720601 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Mạnh Tuấn PGS. TS. Trần Phủ Mạnh Siêu THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn, các số liệu trong đây là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu của một luận văn nghiên cứu. Nghiên cứu này là duy nhất và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn NGUYỄN QUANG MINH MẪN . . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TI U NGHI N C U.............................................................................. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ NẤM ...................................................................... 4 1.2 BỆNH NẤM NGOÀI DA .................................................................... 9 1.3 CÁC NGHI N C U VỀ TÌNH HÌNH NHIỄM NẤM DA .............. 22 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U .............. 24 2.1 THIẾT KẾ NGHI N C U ................................................................ 24 2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHI N C U ............................................................ 24 2.3 PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU ......................................................... 24 2.4 PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHI N C U ............................... 25 2.5 VẤN ĐỀ Y Đ C ................................................................................ 36 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ .................................................................................. 37 3.1 TỈ LỆ NHIỄM CÁC TÁC NHÂN NẤM DA .................................... 37 3.2 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ ........................................................................ 38 3.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ................................................................... 42 3.4 XÉT NGHIỆM TÌM SỢI TƠ NẤM VÁCH NGĂN .......................... 49 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 60 4.1 TỈ LỆ NHIỄM CÁC TÁC NHÂN NẤM DA .................................... 60 4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ DỊCH TỄ ............................................................. 61 4.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ................................................................... 64 4.4 XÉT NGHIỆM TÌM SỢI TƠ NẤM VÁCH NGĂN .......................... 66 . . KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KHV: Kính hiển vi LPCB: Lacto Phenol Coton Blue P.O: Pityrosporum orbiculare TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh STNVN: Sợi tơ nấm vách ngăn SCC: Môi trƣờng Sabouraud có 0.05 g/l Chloramphenicol và 0.5 g/l Cycloheximide x10: Độ phóng đại 10 lần x40: Độ phóng đại 40 lần . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân giống STNVN của C. W. Emmons ....................................... 13 Bảng 2.1. Định nghĩa các biến số .................................................................... 35 Bảng 3.1. Tỉ lệ nhiễm các tác nhân nấm da .................................................... 37 Bảng 3.2. Phân bố độ tuổi nhiễm nấm theo nhóm bệnh ................................. 39 Bảng 3.3. Phân bố triệu chứng lâm sàng theo nhóm bệnh .............................. 42 Bảng 3.4. Phân bố vị trí sang thƣơng theo nhóm bệnh ................................... 43 Bảng 3.5. Mối liên hệ giữa vị trí nấm và nhóm tuổi ....................................... 45 Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa vị trí nấm và giới tính .......................................... 47 Bảng 3.7. Phân bố theo nghề nghiệp ............................................................... 49 Bảng 3.8. Phân bố theo yếu tố thuận lợi ......................................................... 50 Bảng 3.9. Kết quả soi tƣơi và nuôi cấy STNVN ............................................. 56 Bảng 3.10. Kết quả định danh STNVN .......................................................... 57 Bảng 3.11. Phân bố theo vị trí của Trichophyton sp. ...................................... 58 Bảng 3.12. Phân bố theo vị trí Microsporum sp. và Epidermophyton sp. ...... 59 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi nhiễm nấm da ...................................... 38 Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới tính ................................................................. 40 Biểu đồ 3.3. Phân bố giới tính theo nhóm bệnh .............................................. 40 Biểu đồ 3.4. Phân bố theo nơi ở ...................................................................... 41 Biểu đồ 3.5. Phân bố nơi ở theo nhóm bệnh ................................................... 41 Biểu đồ 3.6. Phân bố theo triệu chứng lâm sàng nấm da ................................ 42 Biểu đồ 3.7. Phân bố theo vị trí sang thƣơng .................................................. 43 Biểu đồ 3.8. Phân bố theo trình độ học vấn .................................................... 49 Biểu đồ 3.9. Thời gian mọc STNVN .............................................................. 52 Biểu đồ 3.10. Thời gian mọc Trichophyton rubrum ....................................... 52 Biểu đồ 3.11. Thời gian mọc Trichophyton mentagrophytes ......................... 53 Biểu đồ 3.12. Thời gian mọc Trichophyton tonsurans ................................... 53 Biểu đồ 3.13. Thời gian mọc Microsporum sp. .............................................. 54 Biểu đồ 3.14. Thời gian mọc Epidermophyton floccosum.............................. 55 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cấy STNVN ................................................................................... 33 Sơ đồ 2.2. Định danh STNVN ........................................................................ 34 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bào tử đính lớn Microsporum canis ............................................... 10 Hình 1.2. Microsporum audouinii................................................................... 11 Hình 1.3. Microsporum audouinii................................................................... 11 Hình 1.4. Trichophyton mentagrophytes......................................................... 12 Hình 1.5. Trichophyton schoenleinii ............................................................... 12 Hình 1.6. Nấm đầu mảng xám do Microsporum spp. ..................................... 15 Hình 1.6. Viêm da kẽ mạn tính do Trichophyton rubrum .............................. 17 Hình 1.7. Viêm da bóng nƣớc lan rộng do Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosum ............................................................................. 17 Hình 1.8. Nấm bẹn đối xứng ........................................................................... 18 Hình 1.9. Nấm bẹn không đối xứng ................................................................ 18 Hình 2.1. Xác định vị trí lấy bệnh phẩm ......................................................... 26 Hình 2.2. Sát khuẩn vị trí cạo da ..................................................................... 27 Hình 2.3. Cạo da.............................................................................................. 27 Hình 2.4. Tiêu bản chuẩn bị soi tƣơi ............................................................... 27 Hình 2.5. Tủ an toàn sinh học ......................................................................... 28 Hình 2.6. Bột môi trƣờng cấy nấm ................................................................. 28 Hình 2.7. Cân bột thạch đổ môi trƣờng .......................................................... 28 Hình 2.8. Pha môi trƣờng ................................................................................ 29 Hình 2.9. Tủ hấp môi trƣờng và dụng cụ cấy ................................................. 29 Hình 2.10. Môi trƣờng (SCC) ......................................................................... 30 Hình 2.11. Máy đốt que cấy ............................................................................ 30 Hình 2.12. Cấy vảy da vào môi trƣờng SCC .................................................. 30 Hình 2.13. Cắt thạch SCC cỡ 1x1 cm ............................................................. 31 Hình 2.14. Cấy nấm vào điểm giữa khối thạch ............................................... 31 Hình 2.15. Đậy lá kính .................................................................................... 31 . . Hình 2.16. Thấm ẩm giấy ................................................................................ 32 Hình 2.17. Đĩa thạch sau khi cấy trên kính ..................................................... 32 Hình 2.18. Nấm mọc trên lam kính. ................................................................ 32 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam ở trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa ẩm. Miền nam nói chung và TP.HCM nói riêng có khí hậu cận xích đạo với nhiệt độ cao quanh năm, có mùa mƣa và mùa khô. TP.HCM là một nơi có tốc độ phát triển không ngừng và mật độ dân số cao. Cơ sở hạ tầng kém dẫn đến nạn ô nhiễm, tình trạng ngập úng vào mùa mƣa và những tháng triều cƣờng dẫn đến vệ sinh chƣa đảm bảo là yếu tố góp phần tạo cơ hội cho bệnh ở da phát triển [34]. Số lƣợng bệnh nhân đến khám và điều trị nấm da tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tăng lên hàng năm là minh chứng cho vấn đề này. Bệnh nấm da xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới gây ảnh hƣởng 20-25% dân số toàn cầu [27], [40], [43], [44]. Loại nấm hay gặp nhất ở da là Epidermophyton sp., Trichophyton sp. và Microsporum sp.[16], [32], [33], [34]. Bệnh nấm da ảnh hƣởng sức khỏe, chất lƣợng sống, tâm lý và chi phí cho ngƣời bệnh, xã hội [20]. Tuy nhiên, nhiễm nấm là một tình trạng không ảnh hƣởng nặng nề đến sức khỏe nên ngƣời bệnh ít quan tâm, thƣờng tự đi mua thuốc mà không cần kê đơn và hƣớng dẫn của thầy thuốc. Chính những yếu tố trên đã làm cho tình trạng nhiễm nấm dễ bị kháng thuốc, nhiễm nấm mạn tính,… dẫn đến những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Trƣớc thực tế ngƣời bệnh đến khám với những triệu chứng, sang thƣơng điển hình của nhiễm nấm, nhƣng khi bác sĩ chỉ định xét nghiệm kết quả lại không tìm thấy nấm, hoặc tìm thấy nấm nhƣng điều trị thuốc kháng nấm không hiệu quả, tái đi tái lại. Thực tế ghi nhận đã có nhiều thuốc kháng nấm đƣợc dùng nhƣng thất bại điều trị [32], [50], thiếu đáp ứng lâm sàng có thể đến 20% [17]. Hơn nữa, với sự theo dõi thống kê của chúng tôi tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ tháng 01/2017 đến 06/2018 thì mỗi ngày có khoảng 2,5% bệnh nhân từng nhiễm nấm đã xét nghiệm trƣớc đây, quay trở . . lại xét nghiệm vì không khỏi, con số này còn cao hơn với những ngƣời bệnh đƣợc tái điều trị tiếp tục mà không qua xét nghiệm lại. Kỹ thuật soi tƣơi tìm nấm da là kỹ thuật cho kết quả nhanh chóng, đáp ứng đƣợc điều trị. Tuy vậy, cấy nấm vẫn cần thiết trong trƣờng hợp khó chẩn đoán, mật độ nấm quá ít không đủ phát hiện qua soi tƣơi… [24], mà quy trình cấy nấm sợi trên da hiện vẫn chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh ở nhiều nơi vì là đặc thù của các bệnh viện da liễu. Chính vì vậy, nghiên cứu này đƣợc thực hiện để tìm hiểu về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng nhƣ một số đặc điểm về tình hình dịch tễ ở bệnh nhân nhiễm nấm da tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Với đặc thù là bệnh viện chuyên về da liễu, nghiên cứu sẽ triển khai quy trình xét nghiệm tìm sợi tơ nấm vách ngăn. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát một số đặc điểm về tình hình dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm nấm da tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM. 2. Xác định đặc điểm, thành phần loài sợi tơ nấm vách ngăn. . . CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ NẤM [10] 1.1.1 Một số khái niệm Nấm là những vi sinh vật có nhân và vách tế bào thực sự, nhƣng không có diệp lục tố nên không thể tự quang hợp nhƣ cây xanh; bù lại, nấm có một hệ thống men rất dồi dào, nhờ đó chúng có thể lấy các chất bổ dƣỡng từ cơ thể một sinh vật khác. Các nấm ngoại hoại sinh (exoprophytes) lấy chất bổ từ cơ thể các sinh vật đã rữa nát ở ngoại cảnh; các nấm nội hoại sinh (endosaprophytes) lại lấy từ những chất cặn bã trong cơ thể nhƣ phân, nƣớc tiểu..., các nấm thƣợng hoại sinh (episaprophytes) sử dụng các chất cặn bã ở trên da (mồ hôi, chất béo...) hoặc ống tai (rái tai...). Những nấm ký sinh (parasitic) bám vào cơ thể một sinh vật để hƣởng các nguồn thức ăn và đồng thời gây xáo trộn, tác hại cho sinh vật ấy. Một số nấm men nhƣ Candida sp., Geotrichum candidum có cả 2 tính chất nội-ngoại hoại sinh (endo-exosaprophytes) [10]. 1.1.2 Phân loại Tính chất có nhân thực sự tách nấm ra khỏi vi khuẩn, sự vắng mặt của diệp lục tố cũng đƣa nấm ra khỏi thực vật. Whittaker (1969) chia sinh vật trên quả đất ra làm 5 giới, trong đó có giới Nấm (Fungi). Giới nấm gồm 8 ngành với khoảng 200.000 loại khác nhau, sắp xếp trong 3.700 giống. Ngƣời ta ƣớc tính có khoảng 200 loài nấm gây bệnh cho ngƣời và các động vật. Phần lớn các nấm gây bệnh đƣợc xếp vào giới nấm, trong đó có 4 ngành Zygomycota (nấm Tảo), Ascomycota (nấm Túi), Basidiomycota (nấm Đảm) và Fungi Imperfecti (nấm Bất Toàn). Ở 3 ngành đầu có sự sinh sản vô . . tính và hữu tính, lớp nấm Bất Toàn bao gồm tất cả những nấm mà đến bây giờ vẫn chƣa tìm thấy sự sinh sản hữu tính. Hầu hết các nấm đều sống hoại sinh, chỉ một số ít ký sinh, và trong đó có khoảng 100 loại thƣờng gây bệnh cho ngƣời. Hiện nay, bệnh nấm cơ hội trở nên phổ biến, số loại nấm gây bệnh uớc tính khoảng 400 và sẽ còn gia tăng nhiều hơn 1.1.3 Hình thể Nấm là những vi sinh vật có nhân thực sự (eukaryotic), có thể chia làm hai nhóm là nấm sợi tơ (moulds) và nấm hạt men (yeasts). Nấm hạt men: là những tế bào nhỏ, hình tròn, bầu dục hay hơi dài, nẩy búp, hoặc có khi búp kéo dài tạo thành những sợi tơ nấm giả. Nấm sợi tơ: là những sợi tơ nhỏ, đƣờng kính 2-4 µm, có vách ngăn và phân nhánh; hoặc là những sợi tơ lớn, đuờng kính hơn 5 µm thông suốt và phân nhánh. Bên trong sợi tơ là nguyên sinh chất và nhân. Dƣới kính hiển vi điện tử, vách ngăn của sợi tơ có một lỗ nhỏ để nguyên sinh chất và nhân có thể lƣu thông từ ngăn này sang ngăn kia. Nhân của nấm cũng giống nhân của các sinh vật khác, có màng nhân, bên trong là hạch nhân (nucleolus) và nhiều nhiễm sắc thể lơ lửng trong dịch nhân. Nấm cũng có ty lạp thể (mitochondria), ti thể (ribosomes) 80s và trung thể (centrioles). Vách tế bào nấm có chitin, chitosan, manan và nhiều thành phần khác. Khi những sợi tơ nấm giả, tế bào hạt men hoặc sợi tơ nấm thật đan kết chằng chịt với nhau thành một mạng tơ, ta có thể tơ nấm (mycelium). Khi thể tơ nấm nằm trên môi trƣờng cấy tự nhiên (vd: khoai, cơm...) hoặc nhân tạo (vd: môi trƣờng Sabouraud), ta có một khúm nấm (colony) [10]. . . 1.1.4 Sinh sản 1.1.4.1 Sinh sản hữu tính - Nấm hạt men: Sinh sản hữu tính do sự phối hợp của 2 tế bào hạt men để thành lập túi (ascus) và các bào tử túi (ascospores), ví dụ: trƣờng hợp Saccharomyces cerevisiae, Hansenula anomata. - Nấm sợi tơ: + Ở nấm Tảo: đƣa đến sự thành lập bào tử tiếp hợp (zygospore), ví dụ: trƣờng hợp Zygorhynchus sp. + Ở nấm Túi: đƣa đến sự thành lập thể quả (ascocarp), túi và bào tử túi (ascopore), ví dụ: trƣờng hợp Sordaria sp. + Ở nấm Đảm: đầu tiên là thành lập tế bào đảm (basidium), nhân và tế bào chất đi theo các ống nhỏ phình to ra thành bào tử đảm (basidiospores), ví dụ: trƣờng hợp nấm rơm Volvaria volvacea [10]. 1.1.4.2 Sinh sản vô tính - Nấm hạt men: Sinh sản bằng cách nẩy búp của tế bào mẹ, khi búp lớn xấp xỉ tế bào mẹ thì cả hai tách ra. - Nấm sợi tơ: + Sinh bào tử từ sợi tơ nấm chìm:  Sợi tơ nấm đứt ra thành những bào tử đốt (arthrospores), ví dụ: Geotrichum sp., Trichosporon sp…  Khi môi trƣờng hết chất bổ dƣỡng, một số ngăn sẽ gom các chất dự trữ, vách phồng to và dày lên tạo thành bào tử bao dày (chlamydospore). Trong khi sợi tơ nấm chết đi, bào tử bao dày vẫn tiếp tục sống, chờ khi gặp môi trƣờng mới sẽ mọc lên thành khúm nấm mới. Bào tử bao dày có thể ở . . giữa sợi nấm (intercalary), có thể ở tận cùng (terminal) hoặc ở bên cạnh (lateral) sợi nấm. + Sinh bào tử từ bào đài: Bào đài là một nhánh của các sợi tơ nấm nhô lên không khí (aerial hyphae) đặc biệt giữ trách nhiệm sinh bào tử. Sinh bào tử ở đây rất da dạng, ngƣời ta thƣờng dựa vào đó để định tên nấm… [10] 1.1.5 Đặc tính nuôi cấy của nấm 1.1.5.1 Môi trƣờng Nấm rất dễ nuôi cấy, không có những đòi hỏi khó khăn nhƣ vi khuẩn, để nấm có thể mọc đƣợc, cần có: - Một nguồn hydrat carbon - Một nguồn đạm hữu cơ hoặc vô cơ (nitrat, ammonium…) - Một ít muối khoáng: P, K, Mn, Ca, S… - Nƣớc Môi trƣờng Sabouraud là môi trƣờng cơ bản trong vi nấm học cũng chỉ gồm pepton 1% và glucose 2% [10]. 1.1.5.2 Nhiệt độ ủ Nấm hoại sinh, nhiệt độ ủ là nhiệt độ phòng thí nghiệm (20–25 oC). Nấm ký sinh, nhiệt độ ủ là nhiệt độ phòng thí nghiệm hoặc 35–37 oC [10]. 1.1.5.3 Tốc độ mọc Nấm thƣờng mọc chậm hơn vi khuẩn, nhanh nhất là nấm hạt men cũng phải 24–48 giờ, do đó khi muốn phân lập nấm từ bệnh phẩm, phải cho thêm kháng sinh vào môi trƣờng để ức chế vi khuẩn. Nấm hoại sinh thƣờng mọc nhanh hơn nấm gây bệnh, do đó khi lấy bệnh phẩm cần phƣơng pháp vô khuẩn và trong môi trƣờng cấy phải cho thêm Cycloheximide (Actidion) là một loại kháng sinh kháng nấm hoại sinh [10]. . . 1.1.6 Dịch tễ Khi ở ngoại cảnh, các nấm hoại sinh trong đất, nƣớc và trên bề mặt thực vật (vỏ cây, lá cây). Bào tử nấm phát tán theo gió, nƣớc, đôi khi đi rất xa. Một số nấm đƣợc các động vật ăn nấm, ăn trái… nuốt vào (trƣờng hợp các loài gặm nhấm, chim) và bào tử đƣợc phát tán qua phân của chúng. Đất thƣờng là cái nôi của các loài nấm ƣa đất (geophilic fungi) trong đó có nhiều loại nấm gây bệnh... Ngoài ra, còn có những nấm ƣa thú (zoophilic fungi) và nấm ƣa ngƣời (anthropophilic fungi). Đa số nấm phân bố rộng rãi khắp thế giới; tuy nhiên cũng có một số khu trú (Histoplasma spp. ở Châu Phi hay Châu Mỹ; Blastomyces spp., ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ). Ngƣời ta có thể nhiễm nấm từ bên ngoài, qua đƣờng hô hấp (Aspergillus, Histoplasma, Cryptococcus...) hay qua da (bƣớu nấm, Sporothrix schenckii...). Bệnh nấm cũng có thể phát sinh từ một nấm nội sinh (Candida...). Khi ngƣời bị suy giảm đề kháng, nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, corticoid hoặc bị một bệnh mạn tính (tiểu đƣờng, bệnh phổi, bệnh bạch huyết ), nhƣng nấm vốn lành tính cũng có thể xâm nhập và gây bệnh nấm cơ hội (opportunistic mycoses). Các thầy thuốc sử dụng kháng sinh, corticoid... có thể dẫn bệnh nhân đến các bệnh nấm do thầy thuốc gây ra (iatrogenic mycoses). Một số nấm có ái tính đặc biệt với mô: nấm ngoài da (dermatophytes) ƣa da và các mô có keratin, nấm gây bệnh bƣớu nấm ƣa mô dƣới da, Sporothrix schenckii ƣa mạch bạch huyết, Aspergillus sp. ƣa phổi, Cryptococcus neoformans ƣa hệ thần kinh trung ƣơng… Từ sau thế chiến thứ hai, ngƣời ta thấy trong khi các bệnh nhiễm khuẩn giảm rõ rệt thì bệnh nấm lại có chiều hƣớng gia tăng. Bệnh nấm rất phổ biến ở . . vùng nhiệt đới; tại Việt Nam, bệnh nấm da đứng thứ nhì trong các bệnh viện da liễu, chỉ sau bệnh chàm [10]. 1.2 BỆNH NẤM NGOÀI DA 1.2.1 Đặc điểm bệnh nấm da[7] Bệnh nấm da (dermatophytosis) là bệnh nhiễm nấm ở mô keratin hóa nhƣ da, lông, tóc, móng... do một nhóm nấm ƣa chất keratin thƣờng gọi là nấm da (dermatophytes) gây nên. Nấm da gây bệnh ở da của ngƣời và động vật, không gây bệnh ở các cơ quan nội tạng. Mức độ tổn thƣơng có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc sự đáp ứng của vật chủ bị nấm ký sinh và độc lực của nấm gây bệnh. Bệnh nấm da không ảnh hƣởng đến tính mạng nhƣng khi bị nhiễm nấm, ngƣời bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hƣởng đến sinh hoạt, công việc, lao động... Việc phòng chống bệnh nấm da muốn có hiệu quả cần phải có sự hợp tác của bệnh nhân và cơ sở y tế. Nấm da tuy ký sinh ở mô keratin hóa nhƣng có thể mọc ở môi trƣờng không có keratin nhƣ môi trƣờng Sabouraud, đây là môi trƣờng cơ bản đƣợc Raymond Sabouraud phát minh ra năm 1892, dùng để nuôi cấy nấm gây bệnh. Nấm da thƣờng phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 đến 30 oC, vì vậy nhiệt độ của bề mặt da rất phù hợp để cho nấm da phát triển. Độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi để nấm da phát triển nên tỷ lệ bệnh thƣờng tăng cao vào mùa hè khi điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm không khí cao. Trên da, nấm thƣờng phát triển ở những vùng da ẩm ƣớt nhƣ bẹn, kẽ chân, thắt lƣng... Những ngƣời đi giày nhiều, nhiệt độ và độ ẩm tại chỗ cao nên hay bị bệnh nấm kẽ chân. Ngoài ra, pH từ 6,9 đến 7,2 còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển. Trên cơ thể ngƣời, pH của da phụ thuộc vào hai yếu tố chính là acid béo trong chất bã và mồ hôi, pH da thay đổi tùy theo vùng da và lứa tuổi. Ở trẻ em, các tuyến bã chƣa hoàn thiện nên hay bị nấm tóc; bệnh thƣờng tự khỏi khi trẻ em đến tuổi dậy thì, lúc các tuyến bã tăng hoạt động. Mồ hôi cũng có tác dụng điều tiết pH của da, nhƣng khi mồ . 0. hôi ra nhiều hoặc những vùng thƣờng hay ẩm ƣớt nhƣ các kẽ nách, bẹn, kẽ chân, thắt lƣng... có chất ammoniac tăng sẽ làm pH của da chuyển hƣớng sang môi trƣờng kiềm với pH từ 6,3 đến 7,1; tạo điều kiện cho nấm da phát triển nên bệnh nấm da thƣờng hay gặp ở những vùng này [7]. 1.2.2 Hình thể Nấm ngoài da là nấm sợi tơ nên gồm các sợi tơ nấm vách ngăn, phần lớn sinh bào tử đính nhỏ (microconidia) và bào tử đính lớn (macroconidia). Hình 1.1. Bào tử đính lớn Microsporum canis Ngoài ra còn có một số cơ cấu khác nhƣ: + Sợi tơ nấm hình vợt .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất