Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua ho...

Tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

.PDF
124
1
81

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON ----------------------- PHÙNG THỊ LAN THƠM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 4- 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục Mầm non Phú Thọ, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON ----------------------- PHÙNG THỊ LAN THƠM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 4- 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Giáo dục Mầm non Người hướng dẫn: ThS. Kim Thị Hải Yến Phú Thọ, năm 2020 i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài .................................................... 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ...................................................... 8 1.2. Cơ sở lí luận của việc xây dựng một số biện pháp phát huy tính cực nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh . 10 1.2.1. Một số vấn đề về tính tích cực nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi ..................... 10 1.2.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi ...................................... 22 1.2.3. Lí luận về hoạt động khám phá môi trường xung quanh .......................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 36 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ........................ 38 2.1. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi ..... 38 2.1.1. Khái quá và quá trình điều tra ................................................................... 38 2.1.2. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trường mầm non Hùng Vương. ....................................................................................................... 39 2.1.3. Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức trong qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương. ..... 44 2.1.4. Thực trạng biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non. ..................... 49 2.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. ....... 50 2.2.1. Cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. ............................................................................................. 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 64 ii CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 65 3.1. Mục đích thử nghiệm. .................................................................................. 65 3.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thử nghiệm ................................................... 65 3.3. Điều kiện tiến hành thử nghiệm ................................................................... 65 3.4. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 65 3.5. Các tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm .................................................. 66 3.6. Các bước tiến hành thực nghiệm.................................................................. 66 3.6.1. Khảo sát thực nghiệm................................................................................ 66 3.6.2 Thực nghiệm tác động ................................................................................ 66 3.6.3. Khảo sát thực nghiệm................................................................................ 67 3.7. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 67 3.7.1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ..................................................................... 67 3.7.2. Tiến hành thực nghiệm.............................................................................. 67 3.8. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 79 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 83 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 MTXQ Môi trường xung quanh 2 TTCNT Tính tích cực nhận thức 3 TN Thực nghiệm iv DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Danh mục bảng Bảng 1.1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ .......................................................................................... 39 Bảng 1.2 : Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ ............................................................................ 40 Bảng 1.3 : Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ mẫu giáo.............................................................. 42 Bảng 1.4 : Kết quả khảo sát tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo ............... 48 Bảng 3.1: Kết quả mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ trước thực nghiệm .......... 66 Bảng 3.2: Kết quả mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm........................................................................................ 68 Bảng 3.3: Kết quả mức độ biểu hiện TTCNT của nhóm trẻ thực nghiệm trước và sau thực nghiệm .................................................................................................. 72 2. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 1.1: Quan niệm của giáo viên về việc sử dụng môi trường xung quanh38 Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện TTCNT của nhóm trẻ thưc nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm ............................................................................................... 67 Biểu đồ 3.2: Mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm................................................................................................... 69 Biểu đồ 3.3. Kết quả biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ......................................................................................................... 73 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kì đất nước đổi mới như xã hội hiện nay nói chung và trong hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng thì Giáo dục mầm non đặc biệt quan trọng, nó là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này và mang những ảnh hưởng rất lớn đến nền giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy mà mục đích của giáo dục mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính chủ động tích cực cho trẻ thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Trong những năm gần đây, cùng với xu thế đổi mới giáo dục, dạy học ở các cấp học, bậc học mầm non cũng không ngừng đổi mới. Tuy nhiên trên thực tế quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung, quá trình tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh nói riêng còn bộc lộ một vài hạn chế như: việc lựa chọn nội dung chưa xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của trẻ; giáo viên mầm non còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có hệ thống biện pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh một cách bài bản, phù hợp dẫn đến công tác tổ chức hoạt động khám phá nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự lĩnh hội tri thức thông qua trải nghiệm, thử nghiệm tích cực môi trường xung quanh. Trong thực tiễn thì ngay tại trường mầm non môi trường dành cho trẻ khám phá còn hạn hẹp và chưa phong phú dẫn đến trẻ ít hoạt động, khám phá môi trường xung quanh trẻ học tập và vui chơi. Chính vì vậy trẻ bị thụ động, ít có cơ hội được trải nghiệm hay ít điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. 2 Với đề tài này giáo viên có thể áp dụng linh hoạt, rộng rãi trong các hoạt động và lôi cuốn trẻ, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả các yếu tố có sẵn trong môi trường xung quanh. Thông qua môi trường xung quanh ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát huy mạnh tính tích cực nhận thức ở trẻ và cũng phát triển nhân cách cho trẻ, đạt được hiệu quả cao. Bản thân là một giáo viên mầm non trong tương lai không xa, em rất trăn trở và muốn xây dựng, tìm hiểu để đưa ra được các biện pháp để phát huy tính tích cực nhận thức ở trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ. Chính vì những lí do trên nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài. - Làm rõ cơ sở lí luận của phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, vai trò của chương trình giáo dục mầm non trong việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. - Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 45 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. - Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành giáo dục mầm non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Xây dựng cơ sở lí luận, nghiên cứu thực trạng phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi ở các trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi 3 thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm góp phần phát triển nhận thức cho trẻ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài tập chung nghiên cứu các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. - Khảo sát, đánh giá thực trạng phát huy tính tích cực cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. - Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. - Thực nghiệm nhằm xác định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài chỉ tập chung nghiên cứu một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non. - Về khách thể nghiên cứu: Đề tài khảo sát thực trạng và triển khai thực nghiệm trên 22 giáo viên và 50 trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Hùng Vương. - Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát thực trạng và triển khai thực nghiệm tại trường mầm non Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 4 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những nguồn tài liệu có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh như sau: - Phương pháp thu thập tài liệu là: Một công việc quan trọng cần thiết cho bất kì hoạt động nghiên cứu khoa học, là phương pháp nên tảng cho nghiên cứu khoa học. Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình, giúp làm cho phương pháp luận nghiên cứu chặt chẽ hơn, có thêm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu. Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ đề chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Sử dụng tư liệu, sách báo trong nước và nước ngoài tìm các đặc điểm có liên quan các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày. Phương pháp này cho phép hệ thống hóa các kiến thức có liên quan về vấn đề nghiên cứu để hình thành cơ sở lý luận, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, lựa chọn phương pháp làm cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu trong khi thực hiện đề tài. - Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu là phương pháp cần thiết giúp cho đề tài được triển khai một cách có hệ thống, khoa học, lôgic,...Giúp cho người làm nghiên cứu khái quát được các vấn đề chính xác, đạt hiệu quả về các phần nội dung chính của đề tài nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát, ghi chép để xác định thực trạng việc khám phá hoạt động môi trường xung quanh của giáo viên mầm non tại trường mầm non. Quan sát, ghi chép những biểu hiện nhận thức, hứng thú của trẻ khi tham gia khám phá môi trường xung quanh. 5 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu (an ket) Sử dụng phiếu điều tra trên giáo viên nhằm khai thác sử lí những kinh nghiệm có liên quan đến đề tài, đồng thời tìm hiểu những mặt hạn chế nhằm khắc phục. 6.2.3. Phương pháp đàm thoại. Trao đổi trò chuyện trực tiếp với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động phát huy tính tích cực nhận thức thông qua khám phá môi trường xung quanh, nguyên nhân và giải pháp về những thực trạng ấy. 6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Thực nghiệm tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ nhằm kiểm chứng đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. 6.2.5. Phương pháp toán học. Sử dụng một số phép tính để xử lí thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu triển khai thử nghiệm trên trẻ em. 7. Bố cục của khóa luận Cấu trúc khóa luận bao gồm: - Mở đầu - Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài - Chương 2. Thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh - Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Kết luận và kiến nghị sư phạm Danh mục và tài liệu tham khảo 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài Trong quá trình giáo dục, nước ta cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang sử dụng phương pháp sư phạm theo hướng tích cực hiện đại, chú trọng khả năng tiếp nhận của từng học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức và sáng tạo. Quá trình sử dụng phương pháo đó đã và đang thu được những hiệu quả nhất định. Vấn đề đó cho thấy phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh không phải là một vấn đề mới, mà là vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu từ xưa đến nay và vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu về tính tích cực nhận thức nói chung và tính tích cực nhận thức của trẻ nói riêng, họ cho rằng hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào trình độ của giáo viên, khả năng nhận thức của trẻ và tính tích cực nhận thức của trẻ được coi như là một nguyên tắc “vàng” trong dạy học của rất nhiều nhà giáo dục như Khổng tử, Xoocrat, Cômenxki...Trong quá trình dạy học, họ luôn coi người học là trung tâm và đã đưa ra biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Xôcat (469 – 369 TCN), xuất thân từ một gia đình thợ thủ công, và đã trở thành một triết gia duy tâm cổ đại của Hy Lạp, ông đã đưa ra một hệ thống các phương pháp hỏi - đáp - tranh luận. Quá trình hỏi đáp bằng những câu hỏi từ thấp đến cao, từ gần đến xa, từ dễ đến khó để cho người học đi đến chân lý. Đây là phương pháp dạy học tích cực, chủ động của người học đi đến chân lý. Đây là phương pháp dạy học tích cực, vừa mang tính truyền thông, vừa là cơ sở của phương pháp dạy học hiện đại (dạy học nêu vấn đề).[10] Khổng Tử (551 – 479 TCN) người Trung Hoa, là người học cao, tài rộng, có chí lớn, ông đã nêu lên những nguyên tắc và phương pháp giáo dục tích cực, đó là: phương pháp phát huy tính tích cực của người học, nguyên tắc sát đối tượng, nguyên tắc liên hệ với thực tiễn. Những nguyên tắc ông đưa ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ông coi việc phát huy mặt tích cực, sáng tạo, 7 phát huy năng lực nội lực trong dạy học phải sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng, coi trọng việc kết hợp với học hành, lý luận kết hợp với thực tiễn, coi trọng việc phát huy tính tích cực của học sinh. J.A.conmenxki (1592 – 1670) đề cao nguyên tắc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Vì trong dạy học, ông luôn bắt học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ để nắm bắt được bản chất của sự vật hiện tượng. Ông cho rằng cảm giác là nguồn gốc của ý thức, do đó yêu cầu trẻ tích cực tri giác thế giới khách quan bằng các giác quan. J.J. Rutxo (1712 – 1778) nhà giáo dục học người Pháp thế kỷ XVIII khẳng định: “Giáo dục không được áp đặt, nhà giáo dục phải đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của đứa trẻ”. Giáo dục hướng cho học sinh tự giành những kiến thức bằng con đường tự tìm hiểu, khám phá sáng tạo. Trong giáo dục người lớn không được áp đặt trẻ theo ý mình.[10] Sang thế kỉ XX, vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của người học tiếp tục được rất nhiều nhà giáo dục đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình như B.P.Exipov, L.P.aristova, I.Ia.Lecner, M.A.Đanhilov, Okon, S.Kiner, M.V.catkin, Bruner họ đã đưa ra 5 hướng nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học trong mối tương quan giữa nhận thức - tình cảm - ý chí để tìm kiếm con đường và những điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Thứ hai: Nghiên cứu bản chất và tính tích cực nhận thức của người lớn và trẻ em. Trong đó lưu ý tới vai trò chủ động của chủ thể nhận thức trong quá trình nhận thức. Theo họ tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Thứ ba: Nghiên cứu một số dấu hiếu hiệu của tính tích cực nhận thức và mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của học sinh và đưa ra những yêu cầu đối vơi giáo viên cùng với phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao tính tích 8 cực nhận thức của trẻ em trong quá trình dạy học. Hình thành cho trẻ chú ý bền vững. Thứ tư: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và tính độc lập nhận thức của học sinh trong việc hình thành những vấn đề nhận thức, và giải quyết vấn đề đó. Nhà giáo dục B.P.Exinov và L.P.Aristova đã quan niệm, ngay trong tính tích cực nhận thức đã phải có tính độc lập khi hình thành vấn đề và xác định cách giải quyết vấn đề. Nhà giáo dục Uxova quan niệm rằng tính tích cực được coi là mức độ chuẩn bị cho tính độc lập. Nhà giáo dục I.Ia.Lecner lại cho rằng tính tích cực là điều kiện của tính độc lập, không thể có tính độc lập mà thiếu tính tích cực được. Thứ năm: Phân loại tính tích cực nhận thức, các nhà nghiên cứu đã dựa vào chức năng tâm lý và mức độ huy động đến tốc độ phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo, đặc biệt đến sự hình thành phẩm chất trí tuệ cần thiết cho trẻ bước vào lứa tuổi lớn hơn và trẻ vào phổ thông. Các nhà nghiên cứu A.A.Liublinxkaia, N.P.Xaculina..., đã nghiên cứu vấn đề bản chất của tính tích cực nhận thức ở trẻ mẫu giáo và một số dấu hiệu nhận biết tính tích cực nhận thức của trẻ trong học tập. [3] A.V.Daparogiet, A.V.Xorokina...nghiên cứu về vai trò của tính tích cực nhận thức với tính độc lập trong nhận thức của trẻ em, trong đó có trẻ mẫu giáo. Các tác giả đã chỉ ra rằng tính tích cực nhận thức là một trong những nhân tố quyết định hoạt động nhận thức của con người - Theo “Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh” Của Ts.Hoàng Thị Oanh và Ths. Nguyễn Thị Xuân.[10] 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục. Trong những năm gần đây đứng trước nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo, nhiều nhà tâm lý giáo dục đã đi sâu nghiên cứu các vấn đè về bản chất 9 và mối quan hệ giữa hoạt dộng dạy và hoạt động học, giữ vai trò của người dạy và người học, nghiên cứu phương pháp dạy học, biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của mọi học sinh. Trong số đó phải kể đến giáo sư Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Kỳ, Thái Duy Tuyên,...và rất nhiều người người khác. Các tác giải đều nhấn mạnh vai trò của chủ thể và cần thiết phải phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Theo tác giả Nguyễn Kỳ, tính tích cực nhận thức là sự ham muốn hoạt động nhận thức của chủ thể và chính chủ thể tạo nên những biểu hiện bên trong và bên ngoài. Lòng ham muốn hiểu biết trở thành ý đồ học tập với điều kiện làm nổi lên một động cơ. Tác giả Duy Tuyên cho rằng, để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh phải dùng các phương pháp đa dạng và phối hợp chúng với nhau, sử dụng các phương tiện và dụng cụ trực quan để kích thích hứng thú của trẻ. Tác giả Đặng Vũ Hoạt đưa ra 6 phương hướng để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Đó là các phương pháp: - Giáo dục động cơ, thái độ học tập trên cơ sở thấm nhuần mục đích học tập động viên khuyến khích kịp thời. - Dạy học nêu vấn đề được coi là một trong những phương hướng cơ bản nhất. - Tiến hành cho trẻ so sánh các sự vật, hiện tượng, tiến hành hệ thống hóa, khai thác các tri thức. - Cho trẻ vận dụng tri thức đã học vào hoàn cảnh khác nhau. - Gắn lí luận với thực tiễn, khai thác cuộc sống của người học. - Phát triển ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá của người học - Theo giáo trình “Vấn đề hoàn thiện các phương pháp dạy học” Đặng Vũ Hoạt, Ngô Hiệu (2003), NXBĐHSP, Hà Nội.[7] Một số nhà tâm lí học, giáo dục học mầm non đã nghiên cứu về tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo như: Trịnh Dân, Ngô Công Hoàn, Ngô Hiệu, Nguyễn Thị Hòa, Lê Thị Thanh Thúy, Bùi Thị Kim Tuyến, Đỗ Thị 10 Minh Liên...Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nêu lên bản chất và tiêu chí đánh giá tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo,... Tóm lại: Vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng luôn là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, phát huy tính tích cực nhận thức cần được chú ý sớm trong các hoạt động sẽ tạo điều kiện cho trẻ hình thành và phát triển nhân cách, là khâu để trẻ bước lên lứa tuổi lớn hơn và lứa tuổi phổ thông về sau nữa. Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước đã đề cập đến việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong rất nhiều hoạt động, song việc tổ chức khám phá môi trường xung quanh cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo nhỡ còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh” tại trường mầm non Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ có ý nghĩa về cả lí luận và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. 1.2. Cơ sở lí luận của việc xây dựng một số biện pháp phát huy tính cực nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh 1.2.1. Một số vấn đề về tính tích cực nhận thức của trẻ 4 – 5 tuổi 1.2.1.1. Khái niệm về tính tích cực Trên thế giới, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về tính tích cực, dưới đây là một số quan điểm điển hình: - Quan điểm thứ nhất: dưới góc độ triết học Khi bàn về tính tích cực, Ph.Ănghen cho rằng: tính tích cực là đặc tính chung của mọi sinh vật sống, là sự tự vận động của sinh vật sống. Tính tích cực không những là nguồn gốc duy trì hay biến đổi các mối quan hệ có ý nghĩa sống còn của sinh vật sống với thế giới xung quanh mà còn mang đến cho sinh vật sống khả năng tự điều chỉnh thích nghi với thế giới xung quanh mà còn mang đến cho sinh vật sống khả năng tự điều chỉnh thích nghi với thế giới xung quanh ấy. 11 Phát triển học thuyết Mác – Ănghen, V.I.Leenin cho rằng tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể với thế giới xung quanh, là khả năng của con ngườ đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh các nhu cầu năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội. Như vậy dưới góc độ của triết học thì tính tích cực có nguồn gốc cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định. Tính tích cực là một đặc tính của sinh vật sống, luôn vận động phát triển đi lên. Tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể, do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thế giới khách quan và biến đổi cải tạo nó. - Quan điển thứ hai: dưới góc độ ngôn ngữ học. + Theo từ điển bách khoa toàn thư Xô viết: tính tích cực chỉ sự hoạt động tính tích cực đối lập với tính bị động, thiếu chủ động. + Theo từ điển Tiếng Việt: tính tích cực là sự tỏ ra hăng hái, nhiệt tình với công việc, với nhiệm vụ. + Theo từ điển tâm lý học: tính tích cực được gắn liền với hoạt động và được hiểu theo các nghĩa: Là điều kiện thúc đẩy, tạo ra hoạt động, hiện thực hóa hoạt động hay lầm biến đổi hoạt động, tính tích cực là thuộc tính của sự vận động của hoạt động. Ở mức độ cao: tính tích cực được đặc trưng bằng tính ước chế các hành động bên trong của chủ thể ngay tại thời điểm đó. Được đặc trưng bằng tính chủ động của chủ thể, được xác định bằng năng lực chính của chủ thể vượt ra khỏi giới hạn của tính mục đích đặt ra ban đầu. Tích tích cực được đặc trưng bởi tính bền vững tương đối của hoạt động đến với mục đích, không lùi trước những khó khăn gặp phải trong khi tiến hành hoạt động. - Quan điểm thứ ba: dưới góc độ tâm lí giáo dục. Tính tích cực được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục theo khía cạnh sau: 12 Một số tác giả như V.I.A.Roomanov, X.Đ.Xmimov... xem xét tính tích cực từ góc độ chức năng và vai trò của chủ thể đối với thế giới bên ngoài, họ cho rằng tính tích cực chính là tính chủ động của chủ thể, nó thực hiện chức năng của tính chủ thể. + Xem xét tính tích cực gắn với một hoạt động nào đó. Tiêu biểu là N.A.Leeonchiev, V.A.A.Luiblinxkaia...họ cho rằng tính tích cực chỉ sự sẵn sàng hoạt động, con người tích cực là con người ở trạng thái hoạt động. + Xem xét tính tích cực trong mối quan hệ chặt chẽ với trạng thái hoạt động của con người, với thái độ cải tạo thế giới của họ. Tiêu biểu là R.mile (nhà khoa học người Đức) Arkhaghenxki (nhà khoa học người Nga), theo họ không nên xem xét tính tích cực chỉ là trạng thái hoạt động và cũng không nên tách mặt bên ngoài và bên trong của tính tích cực, mà sự phát triển của tính tích cực được xem xét đặc trưng bởi số lượng và chất lượng hoạt động con người. - Quan điểm cuối cùng: xem xét tính tích cực của nhân cách là khả năng con người tiến hành việc cải tạo thế giới mang ý nghĩa xã hội, trên cơ sở tiếp thu nên văn hóa vật chất và tinh thần được thể hiện trong sự sáng tạo, trong giao tiếp, trong cách hành động. Trên cơ sở phân tích các quan điểm, chúng tôi nhất trí vưới quan điểm cho rằng: “Tính tích cực là phẩm chất quan trọng của nhân cách, là thái độ cải tạo, biến đổi của chủ thể đối với thế giới xung quanh. Tính tích cực gắn với thế giới xung quanh. Tính tích cực gắn liền vưới hoạt động, là thuộc tính của sự tự vận động. Tính tích cực luôn mang tính chủ động, nó đối lập với tính bị động. Động cơ, nhu cầu, hứng thú của hoạt động chính là nguồn gốc bên trong của tính tích cực, là hoạt động thúc đẩy con người hoạt động”. 1.2.1.2. Khái niệm về tính tích cực nhận thức Quan điểm thứ nhất: Dưới góc độ triết học, theo lí thuyết phản ánh của V.I.Lênin, tính tích cực nhận thức được thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Nghĩa là tài liệu được phản ánh vào não học sinh và được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh nghiệm đã có 13 của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống linh hoạt khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân mình. Quan điểm thứ hai: Dưới góc độ tâm lý học, nhiều nhà tâm lí đã xem tính tích cực nhận thức là một dạng hoạt động và một số khác tác giả lại coi tính tích cực nhận thức như là một phẩm chất của nhân cách.T.samova coi tính tích cực nhận thức như mục đích của hoạt động, như phương tiện và kết quả của hoạt động. Trên thực tế mục đích của việc học tập không phải chỉ là nắm kiến thức, kỹ năng – kỹ xảo mà là hình thành những phẩm chất của nhân cách. Quan điểm thứ ba: Xem xét tính tích cực nhận thức dưới góc độ tâm lí và triết học. Theo giáo sư Đặng Vụ Hoạt thì tính tích cực nhận thức được đặc trưng bởi sự biến đổi năng động liên tục, bên trong của cấu trúc các mô hình tâm lí của hoạt động nhận thức của chủ thể giúp cho chủ thể nâng cao được chất lượng phản ánh và cải tạo khách thể theo mục đích dạy học nhất định. Tóm lại trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về tính tích cực của tác giả trong và ngoài nước, đã xác định: Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lí của cá nhân trong hoạt động nhận thức. Là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ nhận thức. Nó được thể hiện nhưu là một năng lực trí tuệ phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực của tư duy. Tính tích cực nhận thức cũng như tất cả các hoạt động nhân cách đều chứ đựng quy luật nhất định trong sự phát triển và hệ quả của sự phát triển ấy được xác định bằng các yếu tố sau: - Nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức. - Khả năng hoạt động các giác quan, các thao tác tư duy, khả năng biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết; khả năng vận dựng kiến thức, kỹ năng đã có. - Kiên trì, độc lập, sáng tạo trong việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức. 1.2.1.3. Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo trẻ em đã có nhu cầu được người khác thừa nhận, mong muốn được người khác công nhận và ái mộ. Đây là yếu tố quan 14 trọng nhất của tính tích cực trong nhân cách. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu được người khác thừa nhận của trẻ mẫu giáo. Một số nhà nghiên cứu thuộc trường phái tâm lý học phân tâm như: S.Freud, A.Adler...cho rằng nhu cầu mong muốn được người khác thừa nhận có ở tất cả mọi đứa trẻ. Theo quan điểm của họ nhu cầu mong muốn được người khác thừa nhận ở trẻ mẫu giáo, xuất hiện trong quá trình phát triển của đứa trẻ trong mối quan hệ qua lại của trẻ với người lớn, khi mà trong mối quan hệ ấy đứa trẻ cảm thấy bị hụt hẫng, lo lắng, bị kích động, mong muốn được che chở, đền bù hay sự đòi hỏi trên cả sự đền bù. Trên thế giới có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo. Họ chỉ ra tiềm năng phát triển của trẻ mẫu giáo là vô cùng lớn, nhưng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách dầy đủ và hoàn chỉnh. Ở một chừng mực nào đó, trong những công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học Xô Viết về tính tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo được xác định như là thái độ tích cực của trẻ đối với thế giới xung quanh, lòng ham muốn chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng chúng vào trong hoàn cảnh thực tiễn. Theo nghiên cứu của A.A.Lưubrinxkaia, ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện tính tích cực ở bình diện cao nhất đó là tính tích cực của hoạt động trí tuệ. Trẻ em hoàn toàn có khả năng hoạt động trí tuệ, nó biết suy nghĩ về những điều mắt thấy, tai nghe, biết giải đáp các câu đố, biết sáng tác cốt truyện, biết kể chuyện theo tranh... Bà cho rằng tính tích cực được thể hiện trong hoạt động và mức độ phát triển của tính tích cực được đánh giá bằng khả năng lĩnh hội những hành động của trẻ em từ nhỏ đến lớn. Các mức độ biểu hiện tính tích cực của trẻ mầm non: - Những hành động của trẻ bắt trước người lớn không có ý thức. - Hành động theo mẫu của người lớn, của bạn bè xung quanh trẻ. - Hành động độc lập và sáng tạo. Những công trình nghiên cứu của các nhà sư phạm mầm non đã làm sáng tỏ rằng: Ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện hình thức của tính tích cực,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng