Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối liên quan giữa tăng clo máu và dự hậu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết...

Tài liệu Mối liên quan giữa tăng clo máu và dự hậu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

.PDF
104
1
80

Mô tả:

.� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THU HIỀN MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG CLO MÁU VÀ DỰ HẬU TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THU HIỀN MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG CLO MÁU VÀ DỰ HẬU TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ngành: Nội khoa (Hồi sức Cấp cứu) Mã số: 8720107 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN QUANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Huỳnh Thị Thu Hiền Thông tin kết quả nghiên cứu . .� MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………..1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 4 1.1. TỔNG QUAN NHIỄM KHUẨN HUYẾT ......................................... 4 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 4 1.1.2. Sinh lý rối loạn chức năng cơ quan trong nhiễm khuẩn huyết ........... 7 1.1.3. Cơ chế rối loạn chức năng cơ quan ..................................................... 9 1.1.4. Tổn thương thận cấp trong nhiễm khuẩn huyết ................................ 14 1.2. TỔNG QUAN VỀ CLO MÁU .......................................................... 17 1.2.1. Clo trong cơ thể ................................................................................. 17 1.2.2. Điều hoà Clo ..................................................................................... 17 1.2.3. Ảnh hưởng của tăng Clo máu trong nhiễm khuẩn huyết. ................. 19 1.2.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của Clo đối với dự hậu của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. ................................................. 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 26 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: ...................................................................... 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 26 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 27 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 27 2.2.2. Cỡ mẫu .............................................................................................. 27 2.2.3. Qui trình nghiên cứu ......................................................................... 27 2.2.4. Các tiêu chuẩn trong chuẩn đoán: ..................................................... 29 2.2.5. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 29 2.2.6. Xử lý số liệu ...................................................................................... 34 2.2.7. Mô tả số liệu ...................................................................................... 34 2.2.8. Y đức ................................................................................................ 34 2.2.9. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................... 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 36 3.1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu....................................................... 37 3.1.1. Đặc điểm chung................................................................................. 37 3.1.2. Mức độ nặng của bệnh lúc nhập khoa .............................................. 38 3.1.3. Nguồn vào của nhiễm khuẩn huyết ................................................... 39 3.1.4. Đặc điểm của Clo trên dân số nghiên cứu ........................................ 40 3.1.5. Đặc điểm kết quả điều trị của dân số nghiên cứu ............................. 41 3.2. Mối liên quan giữa tăng Clo máu và tổn thương thận cấp ............ 42 3.2.1. Đặc điểm nồng độ Clo và tổn thương thận cấp ................................ 42 3.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ Clo với tổn thương thận cấp ................ 43 3.2.3. Mức độ tăng Clo máu và tổn thương thận cấp .................................. 44 3.2.4. Mức độ tăng Clo của từng giai đoạn tổn thương thận cấp................ 44 3.2.5. Phân tích đa biến ............................................................................... 46 3.3. Mối liên quan giữa tăng Clo và tử vong ........................................... 48 3.3.1. Đặc điểm nồng độ Clo và tử vong .................................................... 48 3.3.2. Tỉ lệ tử vong giữa 2 nhóm tăng và không tăng Clo máu .................. 49 3.3.3. Nồng độ Clo và tử vong .................................................................... 49 3.3.4. Mức độ tăng Clo và tử vong ............................................................. 50 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3.3.5. Phân tích đa biến ............................................................................... 51 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 53 4.1. Đặc điểm chung của DÂN SỐ nghiên cứu ....................................... 53 4.1.1. Tuổi ................................................................................................ 53 4.1.2. Giới ................................................................................................. 54 4.1.3. Ngõ vào của nhiễm khuẩn huyết và đặc điểm vi sinh ...................... 54 4.1.4. Mức độ nặng của bệnh tại thời điểm nhập khoa ............................... 55 4.1.5. Đặc điểm Clo máu trên dân số nghiên cứu ....................................... 56 4.1.6. Kết cục của dân số ............................................................................ 57 4.2. Mối liên quan giữa Clo và tổn thương thận cấp ............................. 58 4.2.1. Đặc điểm nồng độ Clo và tổn thương thận cấp ................................ 58 4.2.2. Mối liên quan giữa Clo máu với tổn thương thận cấp ...................... 59 4.2.3. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ tổn thương thận cấp .................... 63 4.3. Mối liên quan giữa Clo và tử vong ................................................... 63 4.3.1. Đặc điểm nồng độ Clo và tử vong .................................................... 63 4.3.2. Mối liên quan giữa Clo máu với tỉ lệ tử vong ................................... 64 HẠN CHẾ ............................................................................................ 68 KẾT LUẬN ............................................................................................ 69 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... i Phụ lục Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu Phụ lục 2: Bảng điểm SOFA và Bảng điểm APACHE II Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Tiếng việt NKH Nhiễm khuẩn huyết SNK Sốc nhiễm khuẩn TTTC Tổn thương thận cấp TH Trường hợp BTMGĐC Bệnh thận mạn giai đoạn cuối Thông tin kết quả nghiên cứu . .� TIẾNG ANH Từ viết tắt ACCP Tiếng Anh Tiếng Việt American College of Chest Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ Physicians AKIN Acute Injury Hệ thống đánh giá tổn Kidney thương thận cấp Network APACHE II Acute Physiology and Điểm đánh giá bệnh lý mạn Chronic Health Evaluation II và cấp tính ATP Adenosine Triphosphate AUROC Area DAMPs Receiver Diện tích dưới đường cong Under Operating Characteristic ROC Damage-associated Yếu tố liên quan tổn thương Molecular Patterns DIC Disseminated Intravascular Đông máu nội mạch lan toả Coagulopathy DNA Deoxyribonuleic Acidss eGFR estimated Glomerular Độ lọc cầu thận ước tính Filtration Rate HES Hydroethyl starch HCl Hydrochloric acid ICU Intensive Care Unit IL-1 Interleukin – 1 IL-6 Interleukin – 6 IL-10 Interleukin – 10 Thông tin kết quả nghiên cứu . Đơn vị chăm sóc tích cực .� KDIGO Kidney Disease Improving Tổ chức thận học cải thiện kết quả điều trị toàn cầu Global Outcomes LPS Lipopolysaccharide NaCl Sodium Chloride NO Nitrogen Oxide PAMPs Pathogen-associated Yếu tố liên quan tác nhân Molecular Patterns gây bệnh qSOFA quick Organ Điểm đánh giá nhanh suy cơ Sequential Failure Assesment quan RBF Renal Blood Flow Dòng tưới máu thận RIFLE Risk, Injury, Failure, Loss of Kidney function, End-stage kidney disease RNA Ribonucleic Acid ROS Reactive Oxygen Species SALT isotonic Administration Solution Thử nghiệm sử dụng dịch Logistical đẳng trương Testing SCCM Society of Critical Care Hiệp hội Hồi sức Medicine SID Strong Ion Difference SIRS Systemic Inflamation Hội chứng đáp ứng viêm hệ Response Syndrome SOFA thống Sequential Organ Failure Đánh giá suy chức năng cơ Assesment Thông tin kết quả nghiên cứu Khác biệt ion mạnh . quan .� SPLIT Saline vs Plasma Lyte for ICU fluid Therapy SSC Surviving Sepsis Campaign Chiến dịch cải thiện nhiễm khuẩn toàn cầu TLR-4 Toll-like Receptor – 4 TNF Tumor Necrosis Factor Thông tin kết quả nghiên cứu . Yếu tố hoại tử mô .� DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh khả năng tiên lượng tử vong bệnh viện của thang điểm SOFA và SIRS .......................................................................................... 5 Bảng 1.2. Thang điểm quick SOFA (*): .......................................................... 7 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương thận cấp theo KDIGO 2012 .... 29 Bảng 3.1 Đặc điểm chung giữa 2 nhóm tăng và không tăng Clo máu .......... 37 Bảng 3.2. Điểm SOFA và APACHE II giữa hai nhóm ................................. 38 Bảng 3.3. Ngõ vào nhiễm khuẩn giữa nhóm tăng và không tăng Clo máu ... 39 Bảng 3.4. Giá trị trung bình Clo máu qua các ngày ....................................... 40 Bảng 3.5. Đặc điểm kết cục bệnh nhân .......................................................... 41 Bảng 3.6. Bảng thời gian nằm ICU và thời gian nằm viện ............................ 41 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa nồng độ Clo máu với nguy cơ TTTC ............. 43 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa mức độ tăng Clo máu và nguy cơ TTTC ....... 44 Bảng 3.9. Khác biệt Delta Clomax ở nhóm bệnh nhân có và không TTTC .... 45 Bảng 3.10. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến TTTC .................... 46 Bảng 3.11. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến TTTC....................... 47 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nồng độ Clo máu và tỉ lệ tử vong................. 49 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa mức độ tăng Clo máu và nguy cơ tử vong ... 50 Bảng 3.14. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến tử vong .................. 51 Bảng 3.15. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tử vong .................... 52 Bảng 4.1. Tuổi của dân số NKH tại bệnh viện Chợ Rẫy qua các nghiên cứu53 Bảng 4.2. Điểm SOFA và APACHE II của các tác giả qua các nghiên cứu . 55 Bảng 4.3. Tỉ lệ tăng Clo máu ở bệnh nhân hồi sức ........................................ 56 Bảng 4.4. Tỉ lệ tổn thương thận cấp của các nghiên cứu .............................. 57 Bảng 4.5. Tỉ lệ tử vong của các nghiên cứu ................................................... 58 Bảng 4.6. Nồng độ Clomax qua các nghiên cứu .............................................. 58 Bảng 4.7. Tỉ lệ tử vong ở nhóm tăng và không tăng Clo máu ....................... 64 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi của dân số nghiên cứu .......................................... 38 Biểu đồ 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính ................................................................ 38 Biểu đồ 3.3. Phân bố nguồn vào nghi ngờ của nhiễm khuẩn huyết............... 40 Biểu đồ 3.4. Nồng độ Clo theo thời gian ở hai nhóm có và không TTTC .... 42 Biểu đồ 3.5. Phân bố Clomax ở hai nhóm có và không tổn thương thận cấp .. 42 Biểu đồ 3.6. Mức độ tăng Clomax ở các nhóm ............................................... 45 Biểu đồ 3.7. Nồng độ Clo theo thời gian ở hai nhóm tử vong và sống ......... 48 Biểu đồ 3.8. Phân bố Clomax ở hai nhóm tử vong và nhóm sống ................... 48 Biểu đồ 3.9. Mức độ tăng Clomax ở hai nhóm tử vong và sống...................... 50 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Đặc điểm theo dõi rối loạn chức năng cơ quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. .............................................................................................. 8 Hình 1.2. Đáp ứng viêm và kháng viêm của cơ thể trong NKH.................... 10 Hình 1.3. Rối loạn vi tuần hoàn và thay đổi tế bào trong NKH .................... 11 Hình 1.4. Biến chứng do tình trạng giảm và tăng thể tích tuần hoàn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. ........................................................................ 12 Hình 1.5. Cơ chế tổn thương thận cấp trong nhiễm khuẩn huyết[32] ........... 15 Hình 1.6. Trao đổi Clo ở tế bào thành............................................................ 18 Hình 1.7. Điều hoà Clo ở tế bào ống thận...................................................... 19 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. ............ 6 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................... 35 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ kết quả nghiên cứu ............................................................. 36 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Clo là một ion âm chính trong máu, chiếm đến 97-98 % trên tổng số các ion âm. Clo đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể như: cân bằng acid – base, áp lực thẩm thấu máu, hoạt động của cơ, điều hoà miễn dịch…[9] Từ những năm 1990, các tác giả đặc biệt chú ý đến vai trò của Clo trong cân bằng toan – kiềm, trong đó tăng Clo máu (hyperchloraemic) được quan tâm nhiều nhất. Đây là tiền đề cho những nghiên cứu về rối loạn Clo máu ở bệnh nhân hồi sức [65]. Tăng Clo máu có thể gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể như: nhiễm toan, giảm tưới máu nội tạng, co mạch máu thận, làm tăng phản ứng viêm, giảm co bóp cơ tim, rối loạn huyết động… đặc biệt trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, làm tăng tỉ lệ tổn thương thận cấp, kéo dài thời gian điều trị tại khoa hồi sức và thời gian nằm viện cũng như làm tăng tỉ lệ tử vong trên nhóm bệnh nhân này [17]. Theo khuyến cáo của SSC-2016, bệnh nhân nhiễm khuẫn huyết, sốc nhiễm khuẩn thường được hồi sức bằng dịch tinh thể trong giai đoạn đầu để phục hồi thể tích tuần hoàn. Dung dịch thường dùng để bù dịch là dung dịch Natri Clorid 0.9%, là dung dịch giàu Clo, có nồng độ Clo là 154mEq/l cao hơn so với nồng độ Clo trong huyết tương là 100mEq/l. Do đó, việc hồi sức bằng dịch giàu Clo có thể gây nên tình trạng tăng Clo máu [55]. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu cho thấy tăng Clo máu có liên quan đến dự hậu xấu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Tác giả Feihu Zhou khi thực nghiệm trên chuột bị nhiễm khuẩn huyết, nhận thấy nếu bù dịch bằng Natri Clorid 9‰ thì tỉ lệ tổn thương thận cấp và tỉ lệ tử vong sẽ cao hơn so với bù dịch đẳng trương khác [67]. Ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ Clo máu với tổn thương thận cấp đã được ghi nhận trong nghiên cứu của Bandarn Suestrong. Kết quả cho thấy khi nồng độ Clo máu tăng mỗi 5mEq/L sẽ làm tăng nguy cơ Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 2 tổn thương thận cấp lên 8,25 lần [55]. Nghiên cứu của tác giả Javier A.Neyra năm 2015 trên nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn cũng cho thấy khi tăng nồng độ Clo máu mỗi 5mEq/L sẽ làm tăng nguy cơ tử vong 1,37 lần [39]. Tuy nhiên, tăng Clo máu có thực sự gây ra suy thận cấp hay không vẫn còn bàn cãi trong một số nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Paul Young năm 2015 (the SPLIT trial) thực hiện trên hơn 2000 bệnh nhân hồi sức chung lại không thấy được sự khác biệt về tỉ lệ tổn thương thận cấp ở hai nhóm bệnh nhân được hồi sức bằng dung dịch Natri Clorid 0,9% và dung dịch cân bằng [63]. Tại Việt Nam, rất ít các nghiên cứu về Clo trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Chưa có số liệu chính thức nào về mối liên quan giữa nồng độ Clo tăng trong máu với kết quả điều trị. Câu hỏi đặt ra là liệu Clo máu tăng có làm tăng tỉ lệ suy thận hay làm tăng tỉ lệ tử vong hay không? Với các lí do nêu trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát “Mối liên quan giữa tăng Clo máu và dự hậu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết” thực hiện tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát mối liên quan giữa tăng Clo máu với tổn thương thận cấp trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. 2. Khảo sát mối liên quan giữa tăng Clo máu với tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN NHIỄM KHUẨN HUYẾT 1.1.1. Định nghĩa: Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý rất nặng, có tỉ lệ tử vong cao, khoảng 24,3% đối với nhiễm khuẩn huyết, cao hơn ở nhóm nhiễm khuẩn huyết nặng 43,6% và 58,8% ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn [18]. Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân tử vong thường gặp trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt, nhiều hơn tử vong do bệnh lý tim mạch và có chi phí điều trị rất cao. Nhiễm khuẩn huyết đã được đề cập trong y văn từ năm 2700 trước công nguyên. Hippocrates đã mô tả nhiễm khuẩn huyết (sepsis) là sự phân rã sinh học nguy hiểm, do sự rối loạn các thể dịch trong cơ thể gây nên. Đến năm 1991 hội nghị đồng thuận được tổ chức ở Chicago giữa Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ACCP) và Hội hồi sức Y khoa (SCCM) đưa ra định nghĩa về nhiễm khuẩn huyết. Theo đó, nhiễm khuẩn huyết được định nghĩa là sự đáp ứng hệ thống đối với nhiễm khuẩn [10]. Những năn gần đây, sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn huyết ngày càng được sáng tỏ. Năm 2016, Hội nghị đồng thuận gồm các chuyên gia hàng đầu về hồi sức, truyền nhiễm, phẫu thuật, hô hấp đã đưa ra định nghĩa mới về nhiễm khuẩn huyết, theo đó nhiễm khuẩn huyết là tình trạng rối loạn chức năng các cơ quan đe doạ tính mạng, gây ra bởi rối loạn điều hoà đáp ứng của ký chủ đối với nhiễm khuẩn [52]. Trên lâm sàng, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết thường bị tổn thương nhiều cơ quan biểu hiện bằng thay đổi về mặt chức năng, hình thái, sinh học tế bào. Hiện tại chưa có đánh giá lâm sàng nào phản ánh tình trạng rối loạn điều hoà đáp ứng của ký chủ, tuy nhiên bệnh nhân có điểm SOFA ≥ 2 làm tăng nguy cơ tử vong lên 10% và khả năng tiên lượng tử vong của SOFA là cao hơn SIRS Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 5 ở cả nhóm bệnh nhân ICU và bệnh nhân ngoài ICU nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết (Bảng 1.1). Vì vậy thang điểm SOFA được sử dụng để đánh giá đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, có nhiều tiêu chuẩn khác đánh giá tình trạng suy đa cơ quan sớm hơn các xét nghiệm trong thang điểm SOFA nhưng các xét nghiệm đó có chi phí cao và không thông dụng, nên trong tương lai có thể sẽ có thang điểm SOFA cập nhật các xét nghiệm sớm và chính xác hơn [52]. Bảng 1.1. So sánh khả năng tiên lượng tử vong bệnh viện của thang điểm SOFA và SIRS Thang điểm AUROC (khoảng tin cậy 95%) Bệnh nhân ICU Bệnh nhân ngoài ICU SIRS 0,64 (0,62 – 0,66) 0,74 (0,73 – 0,76) SOFA 0,76 (0,75 – 0,77) 0,79 (0,78 – 0,80) Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết có rối loạn tuần hoàn và rối loạn chuyển hoá tế bào, làm tăng tỉ lệ tử vong. Sốc nhiễm khuẩn được định nghĩa là nhiễm khuẩn huyết có tụt huyết áp kéo dài, cần sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp trung bình > 65mmHg và có nồng độ lactate máu ≥ 2 mmol/l [52]. Xét nghiệm lactate máu dễ thực hiện nhưng có thể không phổ biến. Trong thực hành lâm sàng cần sử dụng cả hai tiêu chuẩn thay vì một tiêu chuần riêng lẻ trong chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, bởi vì kết hợp hai tiêu chuẩn này sẽ phản ánh tình trạng rối loạn chức năng tế bào và tình trạng suy tuần hoàn. Đồng thời, cả hai yếu tố này đều làm tăng tỉ lệ tử vong [52]. Hội nghị SSC-2016 đã đưa ra sơ đồ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn (Sơ đồ 1.1). Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 6 Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn Không qSOFA2 (*) Còn nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết Không Theo dõi tình trạng lâm sàng, đánh giá lại nếu lâm sàng nghi ngờ Có Có Tìm bằng chứng suy đa cơ quan Không Theo dõi tình trạng lâm sàng, đánh giá lại nếu lâm sàng SOFA2 (**) nghi ngờ Có Nhiễm khuẩn huyết Không Mặc dù đã bù đủ dịch 1. Cần vận mạch để duy trì MAP65 2. Lactate 2mmol/l Có Sốc nhiễm khuẩn Sơ đồ 1.1. Sơ đồ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Nguồn: Mervyn Singer 2016 [52] (*): Thang điểm quick SOFA (**): Bảng điểm SOFA (phụ lục 2) Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất