Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối liên quan giữa nồng độ albumin máu và mức độ viêm tụy cấp...

Tài liệu Mối liên quan giữa nồng độ albumin máu và mức độ viêm tụy cấp

.PDF
107
1
103

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ---oOo--- MAI ĐỖ PHƯƠNG LOAN MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ALBUMIN MÁU VÀ MỨC ĐỘ VIÊM TỤY CẤP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ---oOo--- MAI ĐỖ PHƯƠNG LOAN MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ALBUMIN MÁU VÀ MỨC ĐỘ VIÊM TỤY CẤP Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 8720107 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. QUÁCH TRỌNG ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mai Đỗ Phương Loan . . MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. TỔNG QUAN VIÊM TỤY CẤP ............................................................... 4 Định nghĩa ........................................................................................... 4 Dịch tễ ................................................................................................. 4 Nguyên nhân ....................................................................................... 5 Sinh lý bệnh......................................................................................... 6 Giải phẫu bệnh .................................................................................... 7 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ................................................... 9 Tiêu chuẩn chẩn đoán ....................................................................... 15 Đánh giá độ nặng viêm tụy cấp......................................................... 15 Dự đoán mức độ nặng viêm tụy cấp ................................................. 20 1.2. TỔNG QUAN VỀ ALBUMIN MÁU...................................................... 24 Đại cương .......................................................................................... 24 Cấu trúc của albumin ........................................................................ 24 Chức năng của albumin..................................................................... 25 Cơ chế giảm albumin máu ở bệnh nhân viêm tụy cấp ...................... 26 Một số nghiên cứu về albumin máu trên bệnh nhân viêm tụy cấp ... 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 29 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 29 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 29 . . 2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29 2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 29 2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 30 2.6. Thu thập số liệu ........................................................................................ 31 2.7. Vấn đề y đức trong nghiên cứu khoa học ................................................ 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 41 3.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 41 3.2. Đặc điểm albumin máu ............................................................................ 49 Đặc điểm chung về albumin máu trong nghiên cứu ......................... 49 Liên quan giữa tình trạng giảm albumin máu với mức độ nặng của viêm tụy cấp ................................................................................................ 50 Giá trị dự đoán kết cục tử vong ở bệnh nhân viêm tụy cấp của albumin máu .............................................................................................................. 52 So sánh giá trị dự đoán viêm tụy cấp nặng của albumin với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, Hct, CRP.............................................................. 53 Các yếu tố liên quan đến mức độ nặng viêm tụy .............................. 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 58 4.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 58 4.2. Đặc điểm về kết cục viêm tụy cấp ........................................................... 64 Đặc điểm về mức độ nặng................................................................. 64 4.3. Đặc điểm của albumin máu với kết cục lâm sàng.................................... 69 Đặc điểm chung của albumin máu trong mẫu nghiên cứu ............... 69 Nồng độ albumin và mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp ......... 70 So sánh giá trị dự đoán của albumin và các chỉ số khác................... 72 Mối liên quan của các chỉ số với mức độ viêm tụy cấp .................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 78 . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh CS Tiếng Việt Cộng sự ĐTĐ Đái tháo đường CMV Cytomegalovirus CRP C-Reactive Protein Protein C phản ứng Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính CT Severity Index Chỉ số mức độ nặng CT CTSI trên chụp cắt lớp vi tính EBV Epstein-Barr Virus ECG Electrocardiography Điện tâm đồ ERCP Endoscopic Retrograde Nội soi mật tụy ngược Cholangiopancreatography dòng HCT NSAID MRI Hematocrit Dung tích hồng cầu Non-Steroidal Anti- Thuốc kháng viêm Inflammatory Drug không steroid Magnetic Resonance Chụp cộng hưởng từ Imaging . . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nguyên nhân viêm tụy cấp .............................................................. 5 Bảng 1.2. Thang điểm Marshall ..................................................................... 17 Bảng 1.3. Định nghĩa Atlanta 2012 về các đặc điểm hình thái trong viêm tụy cấp ................................................................................................................... 18 Bảng 1.4. Những biểu hiện lâm sàng liên quan đến diễn tiến nặng............... 20 Bảng 1.5. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ............................................... 21 Bảng 1.6. Thang điểm BISAP ........................................................................ 21 Bảng 1.7. Tiêu chuẩn Ranson ........................................................................ 22 Bảng 1.8. Thang điểm CTSI .......................................................................... 23 Bảng 2.1. Biến số độc lập............................................................................... 32 Bảng 2.2. Biến số phụ thuộc .......................................................................... 34 Bảng 3.1. Đặc điểm về BMI........................................................................... 42 Bảng 3.2. Tiền căn bệnh của bệnh nhân trong viêm tụy cấp ......................... 43 Bảng 3.3. Đặc điểm suy cơ quan kéo dài của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ......................................................................................................................... 46 Bảng 3.4. Đặc điểm suy cơ quan theo số cơ quan bị suy............................... 47 Bảng 3.5. Tử vong theo mức độ viêm tụy cấp ............................................... 48 Bảng 3.6. Thời gian nằm viện theo mức độ viêm tụy cấp ............................. 49 Bảng 3.7. Đặc điểm albumin máu .................................................................. 49 Bảng 3.8. So sánh mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến giữa 2 nhóm giảm và không giảm albumin máu...................................... 51 Bảng 3.9. So sánh kết cục tử vong ở bệnh nhân viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến giữa 2 nhóm giảm và không giảm albumin máu ................... 52 Bảng 3.10. Mức độ viêm tụy cấp và các thông số hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, Hct, CRP................................................................................................. 53 Bảng 3.11. So sánh giá trị dự đoán viêm tụy cấp nặng của albumin máu và các chỉ số khác ....................................................................................................... 54 Bảng 3.12.Các yếu tố liên quan đến độ nặng viêm tụy.................................. 56 . . Bảng 3.13. Giá trị của albumin máu khi kết hợp với Hct lúc nhập viện trong dự đoán viêm tụy cấp nặng ............................................................................. 57 Bảng 4.1. So sánh đặc điểm về giới với các nghiên cứu khác. ...................... 58 Bảng 4.2. So sánh đặc điểm về tuổi với các nghiên cứu khác. ...................... 59 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới........................................................................ 41 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tuổi ........................................................................ 42 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về nguyên nhân ......................................................... 44 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ biến chứng tại chỗ ............................................................. 44 Biểu đồ 3.5. Biến chứng tại chỗ ...................................................................... 45 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ viêm tụy cấp .............................. 46 Biểu đồ 3.7. Mật độ phân bố thời gian nằm viện theo mức độ nặng của viêm tụy cấp ............................................................................................................. 48 Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ bệnh nhân có giảm albumin máu theo mức độ viêm tụy cấp. ......................................................................................................................... 50 Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC của albumin máu trong dự đoán mức độ viêm tụy cấp nặng .................................................................................................... 51 Biểu đồ 3.10. Giá trị dự đoán kết cục tử vong ở bệnh nhân viêm tụy cấp của albumin máu .................................................................................................... 53 Biểu đồ 3.11. Mức độ ảnh hưởng đến độ nặng viêm tụy của các yếu tố tiên lượng................................................................................................................ 55 Biểu đồ 3.12. Xác suất dự đoán viêm tụy cấp nặng ....................................... 56 . . DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................... 39 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh đại thể viêm tụy cấp. ......................................................... 8 Hình 1.2. Hình ảnh vi thể viêm tụy cấp. ........................................................... 9 Hình 1.3. Viêm tụy cấp thể phù nề ................................................................. 13 Hình 1.4. Viêm tụy cấp thể phù nề và tụ dịch cấp tính quanh tụy .................. 14 Hình 1.5. Cấu trúc ba chiều của phân tử albumin. .......................................... 24 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tụy cấp là một trong những bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa, tạo nên gánh nặng lớn về tâm lý, thể chất và tài chính cho con người. Xuất độ viêm tụy cấp dao động từ 4,9-73,4/100.000 dân tại Mỹ [20]. Riêng năm 2007, chi phí điều trị trực tiếp cho viêm tụy cấp tại quốc gia này là 2,2 triệu đô la Mỹ [20]. Ở vùng châu Á, tỉ suất mới mắc bệnh hàng năm khoảng 28,8-42,8/100.000 dân. Tỉ lệ viêm tụy cấp nặng gần đây ở các quốc gia này cũng khá cao, dao động từ 14,6-25%. Tỉ lệ tử vong chung do viêm tụy cấp khoảng 1,5-7,5% [61]. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng một số nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ viêm tụy cấp nặng và tử vong do viêm tụy cấp nặng cũng khá cao lần lượt là 20,2% và 40% [4]. Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy [6],[39],[41]. Bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp. Trong khi đa số bệnh nhân viêm tụy cấp thường nhẹ và tự giới hạn, một số ít diễn tiến nặng với các biến chứng tại chỗ, toàn thân, suy cơ quan và tỉ lệ tử vong rất cao ở nhóm bệnh nhân này (20 – 59 %) [64]. Viêm tụy cấp nặng được định nghĩa khi có tình trạng suy đa cơ quan kéo dài (≥ 48 giờ) theo phân loại Atlanta cải tiến 2012 [11]. Việc tiên lượng sớm diễn tiến của bệnh và điều trị tích cực là đặc biệt quan trọng vì có thể giảm đáng kể tỉ lệ viêm tụy cấp nặng và tử vong. Do vậy, nhiều phương pháp xâm lấn và không xâm lấn, bao gồm hệ thống tính điểm, hình ảnh học, kết quả sinh hóa được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá độ nặng của viêm tụy cấp. Gần đây, sự chú ý tập trung vào việc đánh giá mối liên quan giữa mức độ viêm tụy cấp nặng và các xét nghiệm sinh hóa như Hct > 44% lúc nhập viện [14], tăng BUN ở thời điểm 24 giờ [88], triglyceride máu [77], CRP máu [75]…Tuy nhiên chưa có một thang điểm nào . . 2 tỏ ra ưu thế, đòi hỏi các nhà lâm sàng tiếp tục tìm kiếm, nghiên cứu để đưa ra được một chỉ dấu sinh học có độ nhạy cao trong việc xác định sớm viêm tụy cấp nặng. Albumin thấp có thể là một chỉ dấu khởi đầu trong bệnh học của viêm tụy cấp [75]. Giảm albumin máu ở bệnh nhân viêm tụy cấp đã được ghi nhận và đang được nghiên cứu [75]. Trên thế giới có một vài nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa giảm albumin máu chỉ điểm suy cơ quan kéo dài trên bệnh nhân viêm tụy cấp [33]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm tụy cấp nặng vẫn còn là một thách thức trên lâm sàng và chưa có nghiên cứu chính thức về khả năng dự đoán viêm tụy cấp nặng khi albumin máu giảm. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Có mối liên hệ nào giữa nồng độ albumin máu và mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến không? MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ albumin máu và mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT 1. Xác định tỉ lệ viêm tụy cấp nặng theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến. 2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ albumin máu và mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến. 3. So sánh giá trị của albumin máu với CRP (lúc nhập viện), Hct (lúc nhập viện), hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (lúc nhập viện) trong dự đoán viêm tụy cấp mức độ nặng theo tiêu chuẩn Atlanta cải tiến. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VIÊM TỤY CẤP Định nghĩa Viêm tụy cấp là tình trạng rối loạn của tuyến tụy ngoại tiết với các mức độ viêm cấp tính rất đa dạng và liên quan với các mức độ tổn thương nhu mô tuyến tụy [78]. Khi không có các dấu hiệu viêm tụy mạn trên hình ảnh học (chụp cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) viêm tụy được coi là viêm tụy cấp. Nếu có các bằng chứng của viêm tụy mạn, bất kỳ đợt viêm tụy nào cũng được xem là viêm tụy mạn [78]. Dịch tễ Gánh nặng về kinh tế và con người của bệnh viêm tụy cấp ngày càng tăng. Xuất độ viêm tụy cấp ở Mỹ dao động từ 4,9 - 73,4/100.000 và dẫn đến >250.000 người nhập viện mỗi năm [20]. Tuy nhiên, ước tính có thể không đầy đủ do bỏ sót thể bệnh nhẹ, và do chết trước khi chẩn đoán khoảng 10% bệnh nhân với bệnh nặng [46]. Ngược lại, bệnh nhân với bệnh cảnh đau bụng với tăng nhẹ amylase máu và/ hoặc lipase máu có thể chẩn đoán lầm là viêm tụy cấp. Chi phí của bệnh viêm tụy cấp (trực tiếp và gián tiếp) ước tính khoảng 2,6 tỷ đô la vào năm 2000. Trong năm này tại Mỹ có 2834 bệnh nhân chết vì viêm tụy cấp, đứng thứ 14 trong các nguyên nhân chết do các bệnh đường tiêu hóa [60]. Xuất độ viêm tụy cấp ngày càng tăng. Nhìn chung tỉ lệ tử vong do viêm tụy cấp giảm dần dưới 5% [51]. Thời gian nằm viện trung bình 4 ngày, chi phí nằm viện khoảng 6096 đô la Mỹ [20]. Tỉ lệ nhập viện tăng theo tuổi, 88% ở . . 5 người da đen, nam giới cao hơn nữ giới [70]. Từ năm 2000-2009, tỉ lệ viêm tụy cấp tăng 30% [79]. Nguyên nhân Bảng 1.1. Nguyên nhân viêm tụy cấp Nguyên nhân Xuất độ Gợi ý chẩn đoán Ghi chú Sỏi [16],[84] 40% Sỏi túi mật [54], bất thường men gan Siêu âm qua thực quản có thể phát hiện sỏi túi mật rất nhỏ hoặc sỏi ống mật chủ Rượu [87] 30% Viêm tụy cấp/ mạn Dựa vào tiền sử uống rượu Tăng triglyceride 2-5% máu [83] Gen [67] Thuốc [9] Triglyceride >1000 mg/dl Không Viêm tụy cấp tái phát và biết rõ viêm tụy mạn <5% Bằng chứng dị ứng thuốc (nổi ban), chỉ ở trường hợp hiếm Loại 1: vàng da tắc nghẽn, tăng IgG4, đáp ứng corticoid Tự miễn [36] Chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) [80] <1% 5-10% . Loại 2: có thể chỉ biểu hiện viêm tụy cấp, ở người trẻ, IgG4 không tăng, đáp ứng với corticoid Thường viêm tụy cấp nhẹ Loại 1: bệnh toàn thân ảnh hưởng tụy, ống tuyến, thận Loại 2: chỉ ảnh hưởng trên tuyến tụy Triệu chứng có thể giảm với NSAID nhét hậu môn, (diclofenac, indomethacin) hoặc đặt stent ở ống tụy . 6 Chấn < 1% thương [12] Chấn thương thường vùng giữa thân tụy, đoạn ngang qua cột sống Nhiễm trùng [7] Virus (CMV, quai bị, EBV), kí sinh trùng (Ascaris donorchis) < 1% Biến chứng Thường bệnh nhân trải phẫu thuật 5-10% qua tim phổi nhân tạo [63] Tắc nghẽn [56] Do thiếu máu tụy, thường viêm tụy nặng Thường hiếm gặp, Bệnh Celiac, Crohn, tụy ung thư ống tụy hoặc đôi, rối loạn cơ vòng tắc nghẽn nang tụy có Oddi thể thấy Hiếm Sinh lý bệnh Tụy là một tuyến vừa ngoại tiết, vừa nội tiết. Tụy ngoại tiết bài tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng. Tụy nội tiết bài tiết hormone đổ vào máu [13]. Tụy tiết 1500-3000ml dịch mỗi ngày chứa khoảng 20 enzyme, cung cấp các enzyme và bicarbonate cần thiết cho hoạt động tiêu hóa [53]. Bình thường tuyến tụy bài tiết các men tụy amylase, protease, tripsin để giúp sự tiêu hóa thức ăn. Tụy tự bảo vệ qua các cơ chế: - Bài tiết các men tụy dưới dạng không hoạt động (tiền men). Các men này chỉ có tác dụng sau khi được hoạt hóa ở tá tràng. Các tiền men là: tripsinogen, chymotripsinogen, kallikreinogen, proelastase, procarboxypeptidase, prolipase… - Tripsinogen được hoạt hóa ở tá tràng dưới tác dụng của men enterokinase, các men còn lại được hoạt hóa bởi tripsin. - Tuyến tụy bài tiết các chất kháng men: antitripsin và antilipase đến ức chế tác dụng của các men tripsin và lipase trong mô tụy. Nhưng khả năng ức chế . . 7 này có giới hạn, nên khi tripsin và lipase được hoạt hóa ngay trong mô tụy quá nhiều thì hiện tượng phá hủy mô tụy vẫn diễn ra gây viêm tụy cấp. Viêm tụy cấp xảy ra do các cơ chế sau: - Các tiền men sẽ được hoạt hóa ngay trong tế bào nang tuyến. - Sự ức chế tiết men tụy: do sự rối loạn của các bộ máy protein trong khung tế bào chịu trách nhiệm trong sự xuất bào tại cực đỉnh của tế bào nang tuyến. Sự ức chế tiết men tụy này dẫn đến viêm tụy vì ngăn cản sự phóng thích các men tụy đã hoạt hóa ra khỏi tế bào nang tuyến. - Các biến đổi về mạch máu: xảy ra sớm trong các trường hợp diễn tiến tới viêm tụy hoại tử. - Sự tham gia của hệ thần kinh: Do các rối loạn thần kinh tạng, rối loạn vận mạch do viêm tắc tĩnh mạch, làm co thắt các mạch máu nhỏ kéo dài, gây nhồi máu ở mô tụy dẫn đến thiếu oxy và làm tổn thương các tế bào đưa đến việc giải phóng các men tế bào (cytokinase). Các men tế bào sẽ hoạt hóa tripsinogen ngay trong mô tụy và gây viêm tụy cấp. Giải phẫu bệnh Viêm tụy cấp gồm 2 thể tổn thương [40]: thể phù nề và thể hoại tử. Trong viêm tụy cấp thể phù nề, các ống tuyến phù nề lan tỏa do viêm. Trên quan sát đại thể rải rác các ổ hoại tử mỡ được tìm thấy. Không thấy xuất huyết và hoại tử, sự thay đổi có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn trong vòng 1 tuần. Quan sát trên kính hiển vi, có các fibrin và neutrophils nằm ở giữa vách tiểu thùy bị sưng viêm. Một số ống bị dãn. Hoại tử mỡ được đặc trưng bởi đường mờ của hoại tử tế bào mỡ, chứa chất gây mờ bao gồm tinh thể xà phòng hóa. Biểu hiện chính của viêm tụy hoại tử là hoại tử và xuất huyết. Các tổn thương thường được phân bố loang lổ, với các vùng hỗn hợp giữa hoại tử và . . 8 xuất huyết. Tiến trình viêm này liên quan tới cả mô quanh tụy và nhu mô tụy ngoại biên, trong khi lõi của mô tụy còn sống vẫn ở trung tâm tuyến tụy. Tương tự, hoại tử mỡ không chỉ ở xung quanh tụy mà còn phát triển cơ quan khác. Hoại tử thường liên quan xuất huyết, có thể lan đến các mô xung quanh, ví dụ như mạc treo, khoang quanh thận và mô dưới da dẫn đến đổi màu da hai bên hông (dấu Grey Turner) hoặc vùng quanh rốn (dấu Cullen). Sự viêm này tạo thành một lượng dịch quanh tụy thường khu trú và có mùi hôi thối. Bởi vì nhiều tế bào tạo thành (acinar, ống dẫn, tế bào đảo tụy) và mô tụy (chất nền, chất béo) bị ảnh hưởng, viêm nặng dẫn đến mất đáng kể mô tụy, dẫn đến giảm cả nội tiết và ngoại tiết. Tế bào neutrophil xâm nhập và tăng quá mức. Mạch máu có thể liên quan tới tiến trình hoại tử và phát triển huyết khối ảnh hưởng nặng nề đến các khu vực của tuyến tụy. Hình 1.1. Hình ảnh đại thể viêm tụy cấp [18]. (Dấu mũi tên chỉ hình ảnh hoại tử mỡ) . . 9 Hình 1.2. Hình ảnh vi thể viêm tụy cấp [18]. (Mũi tên chỉ hình ảnh thâm nhiễm và tích tụ các tế bào miễn dịch quanh tiểu thùy tụy) Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 1.1.6.1 Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của viêm tụy cấp thường gặp nhất là đau bụng. Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng khởi phát đột ngột, đạt đỉnh sau một vài phút. Hiếm hơn cường độ đau tăng dần và đạt đỉnh sau vài giờ. Bệnh nhân thường không tìm được tư thế thoải mái khi nằm trên giường và thường di chuyển xung quanh. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng, thỉnh thoảng đau lan tỏa khắp bụng. Các triệu chứng khác: buồn nôn, nôn ói, xảy ra thường xuyên với viêm tụy cấp nặng. Triệu chứng này gây ra do đau bụng hoặc tắc nghẽn do phì đại đầu tụy hoặc tình trạng viêm thành sau tụy. Trong viêm tụy cấp nặng, bệnh nhân có thể bị tím tái và thở nhanh nông do hạn chế cơ hoành thứ phát sau đau bụng. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất