Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối liên quan giữa đặc điểm carabelli mẫu rãnh số múi và kích thước các răng cối...

Tài liệu Mối liên quan giữa đặc điểm carabelli mẫu rãnh số múi và kích thước các răng cối lớn

.PDF
56
3
76

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CARABELLI MẪU RÃNH SỐ MÚI VÀ KÍCH THƯỚC CÁC RĂNG CỐI LỚN Mã số: 2017.3.1.290 Chủ nhiệm đề tài: TS. Huỳnh Kim Khang Ths. Nguyễn Xuân Linh Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CARABELLI MẪU RÃNH SỐ MÚI VÀ KÍCH THƯỚC CÁC RĂNG CỐI LỚN Mã số: 2017.3.1.290 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) TS. Huỳnh Kim Khang Ths. Nguyễn Xuân Linh Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 . . DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU 1. TS. Huỳnh Kim Khang 2. ThS. Nguyễn Xuân Linh . . MỤC LỤC Trang Danh mục bảng i Danh mục hình ii Danh mục biểu đồ iii Các chữ viết tắt iii Thông tin kết quả nghiên cứu iv MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Tổng quan tài liệu 3 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 12 Chương 3: Kết quả 18 Chương 4: Bàn luận 28 KÉT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO . . DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số múi của các răng cối lớn hàm dưới.............................................. 19 Bảng 3.2: Mẫu rãnh của các răng cối lớn hàm dưới.......................................... 21 Bảng 3.3: Đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn hàm trên ..................................... 22 Bảng 3.4: Kích thước các răng cối lớn hàm dưới.............................................. 24 Bảng 3.5 Kích thước của các răng cối lớn hàm trên ........................................ 25 Bảng 3.6: Bảng kiểm định ANOVA một chiều về mối liên quan giữa mẫu rãnh với kích thước răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ................................................. 26 Bảng 3.7: Bảng kiểm định ANOVA một chiều về mối liên quan giữa mẫu rãnh với kích thước răng cối lớn thứ hai hàm dưới .................................................. 26 Bảng 3.8: Bảng tương quan Spearman giữa số múi và kích thước các răng cối lớn hàm dưới...................................................................................................... 26 Bảng 3.9: Tương quan Spearman giữa đặc điểm Carabelli và kích thước các răng cối lớn hàm trên ......................................................................................... 27 Bảng 4.1: Số múi ở các răng cối lớn hàm dưới ở các nhóm ............................. 28 Bảng 4.2: Mẫu rãnh ở các răng cối lớn hàm dưới ở các nhóm ......................... 29 Bảng 4.3: Tỉ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli ở các nhóm ................................ 30 Bảng 4.4: Kích thước ngoài trong các răng cối lớn hàm dưới .......................... 33 Bảng 4.5: Kích thước gần xa các răng cối lớn hàm dưới .................................. 34 Bảng 4.6: Kích thước ngoài trong các răng cối lớn hàm trên ........................... 35 Bảng 4.7. Kích thước gần xa các răng cối lớn hàm trên ................................... 35 Bảng 4.8: Mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước răng .............. 37 Bảng 4.9: Hệ số tin cậy r khi đo KTGX và KTNT ở các răng cối lớn .............. 38 Bảng 4.10: Chỉ số Kappa đánh giá các đặc điểm mô tả ở các răng cối lớn .... 38 . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mẫu rãnh dạng Y ............................................................................... 4 Hình 1.2: Mẫu rãnh dạng + ............................................................................... 5 Hình 1.3: Mẫu rãnh dạng X .............................................................................. 5 Hình 1.4: Đo kích thước gần xa ........................................................................ 8 Hình 1.5: Đo kích thước ngoài trong răng. ....................................................... 8 Hình 1.6: 6 khoảng cách đường nối giữa các múi ............................................. 11 Hình 1.7: Mức độ biểu hiện Carabelli và kích thước răng ................................ 11 Hình 2.1. Các dạng mẫu rãnh trên răng cối lớn hàm dưới ................................ 14 Hình 2.2. Số múi của răng cối lớn hàm dưới .................................................... 15 Hình 2.3: Các mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli......................................... 15 Hình 2.4. Đo kích thước gần xa......................................................................... 16 Hình 2.5. Đo kích thước ngoài trong ................................................................. 16 Hình 2.6. Thước trượt điện tử S Cal PRO IP67 ............................................... 17 Hình 3.1: Số múi ở các răng cối lớn hàm dưới ................................................. 20 Hình 3.2: Mẫu rãnh ở các răng cối lớn hàm dưới ............................................. 21 Hình 3.3: Đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên ............................... 23 Hình 4.1: Các dạng mẫu rãnh trên răng cối lớn hàm dưới ................................ 29 Hình 4.2: Carabelli trên răng cối hàm trên ........................................................ 31 . . DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Tỉ lệ giữa nam và nữ ở các răng cối lớn hàm trên.......................... 19 Đồ thị 3.2: Tỉ lệ giữa nam và nữ ở các răng cối lớn hàm dưới ........................ 19 CÁC CHỮ VIẾT TẮT Răng cối vĩnh viễn thứ nhất M1 Răng cối vĩnh viễn thứ hai M2 GX: gần xa NT: ngoài trong RCVV: răng cối vĩnh viễn KTGX: Kích thước gần xa KTNT: Kích thước ngoài trong ĐLC: Độ lệch chuẩn RCL1: Răng cối lớn thứ nhất RCL2: Răng cối lớn thứ hai . . THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: “MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CARABELLI, MẪU RÃNH SỐ MÚI VÀ KÍCH THƯỚC CÁC RĂNG CỐI LỚN”. - Mã số: 2017.3.1.290 - Chủ nhiệm đề tài: TS. Huỳnh Kim Khang; Ths.Nguyễn Xuân Linh Điện thoại: 0913661568 Email: [email protected] - Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): bộ môn Nha Khoa Cơ Sở, khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Tp.HCM. - Thời gian thực hiện: từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018 2. Mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ mẫu rãnh và số múi ở các răng cối lớn hàm dưới. 2. Xác định tỉ lệ biểu hiện của đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên. 3. Xác định mối liên quan giữa mẫu rãnh, số múi và kích thước các răng cối lớn hàm dưới. 4. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước của các răng cối lớn hàm trên. 3. Nội dung chính: Các đặc điểm hình thái bộ răng người, cổ cũng như hiện đại, đã bắt đầu được nghiên cứu từ thế kỷ 19. Răng người và nhiều động vật khác nhau được tìm thấy ở hầu hết các di chỉ khảo cổ. Do đó, nghiên cứu hình thái răng giữ một vai trò quan trọng. Bởi răng khó bị phá hủy trong lòng đất, nên răng trở thành bộ phận có giá trị nhất của cơ thể đối với các nghiên cứu tiến hóa, và cũng là nguồn tư liệu có giá trị cao . . đối với nhân học. Trong đó, đặc điểm hình thái được nghiên cứu nhiều nhất ở răng cối lớn hàm trên là nét Carabelli và ở răng cối lớn hàm dưới là mẫu rãnh và số múi. Khi nói về đặc điểm hình thái ở răng cối lớn hàm trên là nói đến đặc điểm Carabelli. Đặc điểm Carabelli là một đặc điểm hình thái học thường được thấy ở mặt trong gần của múi gần trong răng cối lớn hàm trên. Mức độ biểu hiện của đặc điểm Carabelli có thể từ một hố nhỏ, một rãnh cạn đến phát triển hoàn thiện như một múi răng (múi thứ năm). Đặc điểm Carabelli có giá trị trong nghiên cứu về pháp nha, nhân học và chủng tộc. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ biểu hiện của đặc điểm Carabelli cũng như mối liên hệ của nó đối với kích thước các răng cối lớn hàm trên. Keene nghiên cứu cho thấy chiều gần xa của răng cối lớn thứ nhất hàm trên lớn hơn ở răng có đặc điểm Carabelli. Noss và cs (1983) nghiên cứu trên người Pima Indians, Reid và cs (1991) nghiên cứu trên người Kwengo cho thấy có mối liên hệ gần gũi giữa kích thước răng cối lớn hàm trên với đặc điểm Carabelli, và ở nam thì biểu hiện rõ nét hơn ở nữ. Gần đây nhất là nghiên cứu của Harris cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ biểu hiện của đặc điểm Carabelli với kích thước gần xa và kích thước ngoài trong của răng cối lớn thứ nhất hàm trên, tuy nhiên mối liên hệ này chỉ có ở nam mà không có ở nữ. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng giữa đặc điểm Carabelli và kích thước của răng cối lớn hàm trên có một mối liên hệ nhất định, răng có đặc điểm Carabelli kích thước răng thường lớn hơn. Sự khác nhau giữa số múi, vị trí múi và kích thước múi tạo nên các kiểu mẫu rãnh khác nhau trên mặt nhai. Sự thay đổi mẫu rãnh ở các răng cối lớn hàm dưới thường liên quan đến kích thước của răng, đặc biệt là liên quan đến số múi. Việc chứng minh mối liên quan giữa số múi, mẫu rãnh và kích thước răng có giá trị trong việc phân loại và đánh giá những xu hướng tiến hóa chung xảy ra ở răng cối lớn vĩnh viễn hàm dưới ở người. Năm 1916, Gregory đã mô tả sự giống nhau về mẫu rãnh ở người, vượn người và khỉ, Gregory gọi đây là mẫu rãnh dạng Y. Năm 1928, Hellman là người đầu tiên nghiên cứu về mẫu rãnh và số múi của răng cối hàm dưới cho thấy mẫu rãnh cơ bản ở răng cối lớn hàm dưới mang tính chất nguyên thủy từ nguồn gốc vượn người. Cả Hellman (1928) và Jogensen (1955) đã chứng minh việc sử dụng mẫu . . rãnh ở răng cối lớn hàm dưới để phân chia các chủng tộc khác nhau. Năm 1961 Dahlberg đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa kích thước răng với số múi và mẫu rãnh của mặt nhai ở răng cối lớn hàm dưới ở người Malenesian (quần đảo TâyNam Thái Bình Dương) đã chỉ ra rằng việc giảm số múi liên quan đến giảm kích thước của răng. Năm 1985 Hasund tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái bộ răng người Eskimo, cụ thể là nghiên cứu trên số múi, mẫu rãnh và kích thước của các răng cối lớn hàm dưới đã đưa ra tỉ lệ các kiểu mẫu rãnh, mối liên quan giữa sự thay đổi mẫu rãnh với việc có hay không hình thành răng khôn hàm dưới và mối liên quan giữa kiểu mẫu rãnh và kích thước răng. Ở Việt Nam, từ lâu đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình thái trên răng cối lớn. Năm 1990, Hoàng Tử Hùng nghiên cứu về mẫu rãnh và số múi răng cối lớn hàm dưới, trình tự kích thước răng cối lớn dưới (1991), kích thước răng sau người Việt (1992). Nguyễn Thị Thanh Trúc (2009) nghiên cứu về núm Carabelli ở răng sữa và răng vĩnh viễn, nghiên cứu dọc trên trẻ em Việt Nam. Phan Anh Chi (2010) đã nghiên cứu đặc điểm Carabelli trên bộ răng người Katu. Năm 2011, Huỳnh Kim Khang cũng đã đưa ra những đặc điểm về mẫu rãnh ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, đặc điểm Carabelli trên răng cối sữa thứ hai và răng cối lớn thứ nhất hàm trên. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan của đặc điểm Carabelli, mẫu rãnh và số múi lên kích thước của các răng này. 4. Kết quả chính đạt được 1. Về mẫu rãnh và số múi ở các răng cối lớn hàm dưới. - Về mẫu rãnh: ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới mẫu rãnh dạng Y chiếm tỉ lệ cao nhất và ở răng cối lớn thứ hai mẫu rãnh dạng + chiếm tỉ lệ cao nhất. - Về số múi: ở răng cối lớn thứ nhất các răng có 5 múi chiếm tỉ lệ cao nhất, có sự hiện diện của các răng có 6 múi nhưng chiếm tỉ lệ thấp. Ở răng cối lớn thứ hai các răng có 4 múi chiếm tỉ lệ cao nhất và không có sự hiện diện của các răng có 6 múi. 2. Về đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên. Ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên, Carabelli dạng hố rãnh chiếm tỉ lệ cao nhất; ở răng cối lớn thứ hai các răng không có Carabelli chiểm tỉ lệ cao nhất. . . 3. Về mối liên quan giữa mẫu rãnh, số múi và kích thước các răng cối lớn hàm dưới. - Không có mối liên quan giữa mẫu rãnh và kích thước các răng cối lớn hàm dưới. - Có mối liên quan thuận giữa số múi và kích thước các răng cối lớn hàm dưới đặc biệt là giữa số múi với kích thước gần xa các răng cối lớn hàm dưới. 4. Về mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước các răng cối lớn hàm trên. Có mối liên quan thuận giữa đặc điểm Carabelli và kích thước các răng cối lớn hàm trên đặc biệt là giữa đặc điểm Carabelli với kích thước ngoài trong. . . MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CARABELLI MẪU RÃNH SỐ MÚI VÀ KÍCH THƢỚC CÁC RĂNG CỐI LỚN TS. Huỳnh Kim Khang Th.S. Nguyễn Xuân Linh MỞ ĐẦU Các đặc điểm hình thái bộ răng người, cổ cũng như hiện đại, đã bắt đầu được nghiên cứu từ thế kỷ 19. Răng người và nhiều động vật khác nhau được tìm thấy ở hầu hết các di chỉ khảo cổ. Do đó, nghiên cứu hình thái răng giữ một vai trò quan trọng. Bởi răng khó bị phá hủy trong lòng đất, nên răng trở thành bộ phận có giá trị nhất của cơ thể đối với các nghiên cứu tiến hóa, và cũng là nguồn tư liệu có giá trị cao đối với nhân học. Trong đó, đặc điểm hình thái được nghiên cứu nhiều nhất ở răng cối lớn hàm trên là nét Carabelli và ở răng cối lớn hàm dưới là mẫu rãnh và số múi. Khi nói về đặc điểm hình thái ở răng cối lớn hàm trên là nói đến đặc điểm Carabelli. Đặc điểm Carabelli là một đặc điểm hình thái học thường được thấy ở mặt trong gần của múi gần trong răng cối lớn hàm trên [51]. Mức độ biểu hiện của đặc điểm Carabelli có thể từ một hố nhỏ, một rãnh cạn đến phát triển hoàn thiện như một múi răng (múi thứ năm). Đặc điểm Carabelli có giá trị trong nghiên cứu về pháp nha, nhân học và chủng tộc [57]. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ biểu hiện của đặc điểm Carabelli cũng như mối liên hệ của nó đối với kích thước các răng cối lớn hàm trên. Keene [36] nghiên cứu cho thấy chiều gần xa của răng cối lớn thứ nhất hàm trên lớn hơn ở răng có đặc điểm Carabelli. Noss và cs (1983) [49] nghiên cứu trên người Pima Indians, Reid và cs (1991) [53] nghiên cứu trên người Kwengo cho thấy có mối liên hệ gần gũi giữa kích thước răng cối lớn hàm trên với đặc điểm Carabelli, và ở nam thì biểu hiện rõ nét hơn ở nữ. Gần đây nhất là nghiên cứu của Harris [24] cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ biểu hiện của đặc điểm Carabelli với kích thước gần xa và kích thước ngoài trong của răng cối lớn thứ nhất hàm trên, tuy nhiên mối liên hệ này chỉ có ở nam mà không có ở nữ. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng giữa đặc điểm Carabelli và kích thước của răng cối lớn hàm trên có một mối liên hệ nhất định, răng có đặc điểm Carabelli kích thước răng thường lớn hơn. . 1 . Sự khác nhau giữa số múi, vị trí múi và kích thước múi tạo nên các kiểu mẫu rãnh khác nhau trên mặt nhai [5]. Sự thay đổi mẫu rãnh ở các răng cối lớn hàm dưới thường liên quan đến kích thước của răng, đặc biệt là liên quan đến số múi. Việc chứng minh mối liên quan giữa số múi, mẫu rãnh và kích thước răng có giá trị trong việc phân loại và đánh giá những xu hướng tiến hóa chung xảy ra ở răng cối lớn vĩnh viễn hàm dưới ở người. Năm 1916, Gregory [50] đã mô tả sự giống nhau về mẫu rãnh ở người, vượn người và khỉ, Gregory gọi đây là mẫu rãnh dạng Y. Năm 1928, Hellman [26] là người đầu tiên nghiên cứu về mẫu rãnh và số múi của răng cối hàm dưới cho thấy mẫu rãnh cơ bản ở răng cối lớn hàm dưới mang tính chất nguyên thủy từ nguồn gốc vượn người. Cả Hellman (1928) [26], Jogensen (1955) [33], Loh (1991) [43] đã chứng minh việc sử dụng mẫu rãnh ở răng cối lớn hàm dưới để phân chia các chủng tộc khác nhau. Năm 1961 Dahlberg [14] đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa kích thước răng với số múi và mẫu rãnh của mặt nhai ở răng cối lớn hàm dưới ở người Malenesian (quần đảo Tây-Nam Thái Bình Dương) đã chỉ ra rằng việc giảm số múi liên quan đến giảm kích thước của răng. Năm 1985 Hasund [25] tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái bộ răng người Eskimo, cụ thể là nghiên cứu trên số múi, mẫu rãnh và kích thước của các răng cối lớn hàm dưới đã đưa ra tỉ lệ các kiểu mẫu rãnh, mối liên quan giữa sự thay đổi mẫu rãnh với việc có hay không hình thành răng khôn hàm dưới và mối liên quan giữa kiểu mẫu rãnh và kích thước răng. Ở Việt Nam, từ lâu đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm hình thái trên răng cối lớn. Năm 1990, Hoàng Tử Hùng nghiên cứu về mẫu rãnh và số múi răng cối lớn hàm dưới [1], trình tự kích thước răng cối lớn dưới (1991) [2], kích thước răng sau người Việt (1992) [3]. Nguyễn Thị Thanh Trúc (2009) nghiên cứu về núm Carabelli ở răng sữa và răng vĩnh viễn, nghiên cứu dọc trên trẻ em Việt Nam. Phan Anh Chi (2010) đã nghiên cứu đặc điểm Carabelli trên bộ răng người Katu. Năm 2011, Huỳnh Kim Khang cũng đã đưa ra những đặc điểm về mẫu rãnh ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới, đặc điểm Carabelli trên răng cối sữa thứ hai và răng cối lớn thứ nhất hàm trên [6]. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan của đặc điểm Carabelli, mẫu rãnh và số múi lên kích thước của các răng này. Các đặc điểm hình thái các răng cối lớn như kích thước, mẫu rãnh, số múi, đặc điểm Carabelli có giá trị chủng tộc và có ý nghĩa trong việc đánh giá quá trình vi tiến hóa ở loài người. Kích thước răng giảm dần từ răng cối lớn thứ nhất đến răng cối lớn . 2 . thứ ba đi kèm với sự thay đổi về các đặc điểm hình thái. Như vậy, cần đặt câu hỏi: Đặc điểm Carabelli, mẫu rãnh, số múi và kích thước các răng cối lớn liên quan với nhau như thế nào? Để giải đáp các vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli, mẫu rãnh, số múi và kích thước các răng cối lớn” với các mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ mẫu rãnh và số múi ở các răng cối lớn hàm dưới. 2. Xác định tỉ lệ biểu hiện của đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên. 3. Xác định mối liên quan giữa mẫu rãnh, số múi và kích thước các răng cối lớn hàm dưới. 4. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước của các răng cối lớn hàm trên. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM MÔ TẢ 1.1.1. Số múi của răng cối lớn hàm dƣới Múi răng là phần nhô lên ở mặt nhai thân răng, làm cho mặt nhai bị chia thành nhiều phần. Các múi được ngăn cách nhau bởi rãnh chính. Múi được gọi tên theo vị trí của nó [4]. Dahlberg (1961) [14] nghiên cứu trên dân số New Bristain Melanessians cho thấy răng cối lớn thứ nhất hàm dưới thường có năm múi, răng cối lớn thứ hai thường có bốn múi và ở răng cối lớn thứ ba, số răng có năm múi chiếm đa số. Năm 1966, Garn va cs [21] nghiên cứu về số múi và mẫu rãnh của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới cho thấy tỉ lệ răng có 5 múi chiếm đa số nhưng có sự thay đổi giữa các chủng tộc. Năm 1970, Lavell và cs [40] đã tiến hành nghiên cứu trên người Anh (white Bristain) cho thấy ở răng cối lớn thứ nhất, răng có 5 múi chiếm tỉ lệ cao và ở nữ giới có tỉ lệ thấp hơn so với ở nam giới; ở răng cối lớn thứ hai răng có 4 múi chiếm tỉ lệ cao và ở nữ giới có tỉ lệ cao hơn ở nam giới. Ở răng cối lớn thứ ba, răng có 4 múi và 5 múi đều chiếm tỉ lệ cao nhưng răng có 4 múi có tỉ lệ cao hơn. Năm 1972, Devoto [16] nghiên cứu về số múi và mẫu rãnh của răng cối lớn hàm dưới ở người Tastilian Indians, sống vào khoảng thế kỉ thứ 14, 15 cho thấy ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới răng có 5 múi chiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên răng có 6 múi cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao và răng có 4 múi chiếm tỉ lệ thấp nhất. Ở răng cối lớn thứ hai, không có răng nào có 6 . 3 . múi, răng có 5 múi chiếm tỉ lệ cao hơn so với răng có 4 múi. Ở răng cối lớn thứ ba, răng có 5 múi chiếm tỉ lệ cao và không có răng nào 6 múi. Năm 1985, Hasund nghiên cứu bộ răng người Alaskan Eskimo [25] cho thấy răng cối lớn thứ nhất, thứ hai và thứ ba hàm dưới số răng có 5 múi chiếm tỉ lệ cao so với số răng có 4 múi, tuy nhiên ở răng cối lớn thứ hai, tỉ lệ răng có 4 múi chiếm tỉ lệ cao hơn so với hai răng còn lại. Nghiên cứu này cho ta thấy rằng răng cối lớn thứ ba thỉnh thoảng thể hiện sự tiêu giảm về số múi ít hơn so với răng cối lớn thứ hai. Nhìn chung, số múi của răng cối lớn hàm dưới có thay đổi giữa các răng. Răng cối lớn thứ nhất thường có 5 múi, đến răng cối lớn thứ hai số múi đã có sự suy giảm, thường có 4 múi. Riêng ở răng cối lớn thứ ba số múi rất thay đổi, thường có 4 múi hoặc 5 múi. Sự tiêu giảm về số múi từ trước ra sau trong cùng một nhóm răng phù hợp với quá trình vi tiến hóa ở người. 1.1.2. Mẫu rãnh của răng cối lớn hàm dƣới Jorgensen (1955) [33] không phân biệt số múi, chia làm ba giai đoạn trong quá trình tiến hóa của răng người và coi đặc trưng sự thay đổi mẫu rãnh từ dạng Y sang dạng + là sự di chuyển về phía xa rãnh ngoài. Ba giai đoạn của Jorgensen (1955) là: Giai đoạn 1 : Mẫu Dryopithecus nguyên thủy với đường tiếp xúc giữa múi gần trong và múi xa ngoài, ký hiệu là Y (hình 1.1). Giai đoạn 2 : Có tiếp xúc giữa bốn múi gần trong, gần ngoài, xa ngoài và xa trong, ký hiệu là + (hình 1.2). Hình 1.1: Mẫu rãnh dạng Y [33] . 4 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Hình 1.2: Mẫu rãnh dạng + [33] Giai đoạn 3 : Có đường tiếp xúc giữa múi gần ngoài và múi xa trong, đó là giai đoạn tiến hóa nhất, ký hiệu là X (hình 1.3). Hình 1.3: Mẫu rãnh dạng X [33] Trong nghiên cứu của Jorgensen (1955), tác giả nhận xét dạng mẫu rãnh Y xuất hiện ở răng cối lớn thứ nhất nhiều hơn ở răng cối lớn thứ hai và nhiều hơn răng cối lớn thứ ba. Ngược lại mẫu rãnh X xuất hiện nhiều nhất ở răng cối lớn thứ ba và hiếm gặp ở răng cối lớn thứ nhất. So sánh giữa hai bên hàm, nghiên cứu đã nhận thấy dạng mẫu rãnh Y xuất hiện ở răng cối lớn thứ nhất bên trái nhiều hơn răng cối lớn thứ nhất bên phải. Ở răng cối lớn thứ hai cũng có sự khác biệt tương tự nhưng ít rõ nét hơn. Ngược lại ở răng cối lớn thứ ba không có sự khác biệt giữa hai bên hàm. Nghiên cứu của Dahlberg (1961) [14] cho thấy dạng mẫu rãnh phổ biến của răng cối lớn thứ nhất là Y5, răng cối lớn thứ hai dạng +4 chiếm tỉ lệ cao, dạng Y5 chiếm tỉ lệ rất thấp, ngoài ra ở răng này còn thấy sự xuất hiện của hai dạng trung gian là +5 và Y4. Ở răng cối lớn thứ ba hiện diện tất cả các dạng mẫu rãnh, tuy nhiên mẫu rãnh dạng +5 chiếm tỉ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Devoto (1972) [16] nghiên cứu về mẫu rãnh và số múi của răng cối lớn hàm dưới ở người Tastilian Indians cho thấy ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới mẫu rãnh dạng Y có tỉ lệ cao, tuy nhiên mẫu rãnh dạng X . 5 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao so với mẫu rãnh dạng +. Ở răng cối lớn thứ hai không thấy sự xuất hiện của mẫu rãnh dạng Y mà chủ yếu là dạng X và dạng +. Ở răng cối lớn thứ ba chỉ có mẫu rãnh dạng X. Bộ răng người Africa theo nghiên cứu của Irish (1997) [32] thể hiện tỉ lệ đặc điểm mẫu rãnh dạng Y ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới và múi thứ 7 của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới cao. Nghiên cứu của Scott (1983) [59] về bộ răng người Pima Ấn Độ cho thấy có sự xuất hiện của mẫu rãnh dạng X ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới. Liu [42] nhận thấy dạng mẫu rãnh phổ biến của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới là Y5, còn răng cối lớn thứ hai thì có sự phân bố đa dạng từ Y5 đến dạng +4 trong đó dạng +5 và dạng Y4 là dạng trung gian. Trong nghiên cứu của Hasund [25] về đặc điểm hình thái bộ răng người Alaska Eskimo, tác giả nhận thấy dạng mẫu rãnh phổ biến nhất của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới là Y5, đối với răng cối lớn thứ hai là hai dạng +5 và +4. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự chuyển đổi từ dạng mẫu rãnh Y (mẫu Dryopithecus nguyên thủy) sang các dạng + và dạng X thể hiện quá trình vi tiến hóa của bộ răng người. Nghiên cứu về mẫu rãnh và số múi ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới của người Việt, Êđê, Cơho [1], [2] cho thấy ba nhóm này đều có sự chuyển đổi từ mẫu rãnh từ dạng Y sang dạng + và dạng X chứng tỏ quá trình vi tiến hóa xảy ra trên cùng nhịp độ ở người Việt, Êđê, Cơho. 1.1.3. Đặc điểm Carabelli Georg Von Carabelli (1842), một nha sĩ người Áo mô tả đặc điểm này như “một bất thường dạng củ” ở mặt trong gần của múi gần trong răng cối lớn hàm trên. Kể từ khi được mô tả đã có hàng loạt các nghiên cứu về đặc điểm Carabelli được thực hiện trên các cộng đồng khác nhau. Các nghiên cứu thường liên quan đến tỉ lệ biểu hiện, mức độ biểu hiện, kích thước, hình dạng, sự đối xứng, tính di truyền, sự liên quan đến Flouride và dinh dưỡng [57]. Broomell và Fischelis (1923) gọi đặc điểm này như “múi thứ năm”. Dietz (1944) gọi là “múi Carabelli”. Zeisz và Nuckolls (1949) gọi là “củ Carabelli”. Black (1950) mô tả đặc điểm này như “thùy thứ năm”. Đặc điểm Carabelli trên một cá thể có thể hiện diện hoặc không, nhưng khi hiện diện nó biểu hiện rất thay đổi. Đặc điểm Carabelli có thể biểu hiện như là một hố nhỏ, rãnh cạn đơn, rãnh cạn dạng đôi, rãnh chữ “Y” hay có thể là một múi nhỏ, trung bình hoặc lớn và trong một vài trường hợp có thể có kích thước tương đương với kích thước của một múi răng. Do đó thuật ngữ thường dùng là “nét” Carabelli. . 6 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay nhiều vấn đề còn đang tiếp tục bàn cãi về cơ chế phát sinh và di truyền của đặc điểm Carabelli, đặc điểm này được xem như là một đặc điểm di truyền và sự phát triển của nó bị tác động bởi nhiều gen, tuy nhiên hầu hết các tác giả đều thừa nhận đặc điểm Carabelli có giá trị phân loại chủng tộc. Đặc điểm Carabelli và răng cửa hình xẻng là các đặc điểm thường được sử dụng để phân biệt người Trung Quốc và người Châu Âu [60]. Người Trung Quốc khác với người Châu Âu thể hiện ở mức độ biểu hiện răng cửa hình xẻng cao và mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli thấp. Nghiên cứu của Scott (1980) [58] cho thấy người Châu Âu có tỉ lệ Carabelli cao nhất, tỉ lệ này là tương đương ở người Châu Phi, và người Châu Á có tỉ lệ Carabelli thấp nhất. Thổ dân Châu Á có tỉ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli ở mức trung bình, tuy nhiên thổ dân Châu Mỹ lại có tỉ lệ biểu hiện cao. Nghiên cứu của Townsend (1981) ở thổ dân Australia cho thấy ở bộ răng sữa có 80% biểu hiện đặc điểm Carabelli, còn ở bộ răng vĩnh viễn tỉ lệ là 70% [64]. Ở Việt Nam, nghiên cứu trên người Việt, Êđê và Cơho [1] cho thấy người Việt có mức độ biểu hiện thấp trong khi người Êđê, Cơho mức độ biểu hiện cao. Ở người Katu, mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli nằm ở vị trí trung gian giữa người Việt và người Êđê, Cơho [7]. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐO ĐẠC Việc đo đạc kích thước của bộ răng đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu về nhân học răng [52]. Hàng loạt các nghiên cứu đo đạc kích thước răng đã được công bố, một trong những công trình đo đạc kích thước răng hoàn chỉnh đã được đề nghị bởi Selmer - Olsen (1949) [61]. Ở Việt Nam, năm 1990, Hoàng Tử Hùng [1] đã công bố nghiên cứu về trình tự kích thước răng cối lớn người Việt. Năm 1991, Hoàng Tử Hùng [2] đã công bố nghiên cứu về các đặc điểm đo đạc kích thước răng sau người Việt. Nguyễn Xuân Trường (1992) [8] đã đo đạc kích thước các răng trước trên bộ răng vĩnh viễn người Việt và đưa ra nhận xét bước đầu về phân biệt giới tính. Có rất nhiều kích thước có thể được đo trên một răng: kích thước chân răng, kích thước thân răng (kích thước gần xa, ngoài trong, chiều cao thân răng, kích thước múi…)[11][55]. Trong số các phép đo kích thước răng, việc đo kích thước thân răng là quan trọng nhất. Ba kích thước thân răng được các tác giả đo nhiều nhất là kích thước gần xa, ngoài trong, chiều cao thân răng. Kích thước gần xa là một yếu tố quan . 7 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. trọng ảnh hưởng đến sự sắp xếp răng trên cung răng và sự phát triển khớp cắn trong suốt quá trình dịch chuyển của bộ răng [10]. Nhiều tác giả đã thực hiện những cách đo kích thước gần xa khác nhau ít nhiều. Selmer-Olsen (1949) [62] đo kích thước gần xa các răng cối từ điểm tiếp xúc gần đến điểm tiếp xúc xa (hình 1.4). Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khi đo trên răng khô khó xác định điểm tiếp xúc gần xa của răng, và khi đo răng cối vĩnh viễn thứ ba trên mẫu hàm thì không xác định được điểm tiếp xúc xa. Phương pháp đo kích thước thứ hai là đo kích thước tối đa, đo từ điểm lồi tối đa gần đến điểm lồi tối đa xa. Tuy nhiều trường hợp không có sự khác biệt lớn do phương pháp chọn, nhưng tốt hơn là theo phương pháp thứ hai vì điểm tiếp xúc là một yếu tố hình thành trong quá trình phát triển tự nhiên [47]. Hình 1.4: Đo kích thước gần xa. (Nguồn: sách Comtemporary clinical dentistry, 2011) Việc đo kích thước ngoài trong thân răng cũng được thực hiện giữa điểm lồi tối đa ngoài và trong, thường được lấy theo đường vuông góc với kích thước gần xa (hình 1.5). Kích thước này được đo đạc thuận lợi hơn kích thước gần xa vì có thể dễ dàng đặt thước vào đúng vị trí, hạn chế sai lầm khi đo [31]. Hình 1.5: Đo kích thước ngoài trong răng. (Nguồn: Huỳnh Kim Khang, 2011) [6] . 8 Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.3.1. Mẫu rãnh, số múi và kích thƣớc răng cối lớn hàm dƣới Kích thước răng cối lớn hàm dưới khi quan sát từ mặt nhai bao gồm kích thước ngoài trong và kích thước gần xa. Chiều ngoài trong của răng cối lớn dưới không thay đổi nhiều giữa kiểu mẫu rãnh Y5 và +4. Tuy nhiên theo chiều gần xa có sự thay đổi kích thước lớn hơn. Nghiên cứu của Dahlberg [14] cho thấy kích thước trung bình của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới là lớn nhất và giảm dần đến răng cối lớn thứ ba. Nghiên cứu của Hasund [25] trên răng cối lớn thứ nhất và thứ hai cho thấy kích thước trung bình của răng cối lớn thứ nhất lớn hơn răng cối lớn thứ hai. Nghiên cứu của Axelsson [9] trên 1010 mẫu hàm của những đứa trẻ ở ba vùng của Northeast Iceland cho thấy răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có kích thước lớn hơn so với răng cối lớn thứ hai, tuy nhiên có một số trường hợp kích thước răng cối lớn thứ hai bằng hoặc lớn hơn so với răng cối lớn thứ nhất. Như vậy có sự giảm kích thước đặc biệt là kích thước gần xa từ trước ra sau phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người [23]. Chiều hướng tiến hóa ở bộ răng người hiện đại hướng đến việc giảm kích thước và hình dáng của răng cũng như giảm kích thước của hàm [12]. Việc giảm số múi có thể liên quan đến giảm kích thước của răng [22]. Nghiên cứu của Dahlberg (1961) [14] cho thấy có mối liên hệ giữa số múi và kích thước răng ở răng cối lớn thứ hai và răng cối lớn thứ ba. Tuy nhiên mối liên hệ này chỉ xảy ra theo một chiều, chiều gần xa của răng. Răng cối lớn có 4 múi nhỏ hơn răng cối lớn có 5 múi theo chiều gần xa. Năm 1966, Garn và cộng sự [21] nghiên cứu về mẫu rãnh, số múi và kích thước của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới ở trẻ vị thành niên Ohio Caucasian cho thấy không có sự liên quan giữa mẫu rãnh với kích thước gần xa, không có sự liên quan giữa số múi với mẫu rãnh, tuy nhiên có mối liên quan giữa số múi và kích thước gần xa của răng. Garn cho rằng răng có số múi nhiều hơn thì có kích thước lớn hơn. Năm 1969, Rosenzweig và cs nghiên cứu về mẫu rãnh, số múi và kích thước răng trên bộ tộc Abu Rabiya ở Israel cho thấy có mối liên quan thuận giữa mẫu rãnh dạng Y và kích thước răng, hệ số tương quan là 0,40 [56]. Nghiên cứu của Hasund [25] cho thấy không có sự khác biệt về kích thước ngoài trong giữa các dạng mẫu rãnh Y5, +5 và +4. Đối với răng cối lớn thứ hai hàm dưới có sự khác biệt về kích thước gần xa giữa dạng mẫu rãnh +4 với dạng mẫu rãnh . 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất