Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh cơ ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh cơ xương khớp tại nhà của người bệnh ở một số cơ sở y tế, thành phố vinh tỉnh nghệ an

.PDF
121
1
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐẶNG THỊ HƢƠNG THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP TẠI NHÀ CỦA NGƢỜI BỆNH Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ, THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐẶNG THỊ HƢƠNG THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP TẠI NHÀ CỦA NGƢỜI BỆNH Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ, THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Chuyên ngành : Y học cổ truyền Mã số : 8720115 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Hồng Phƣơng HÀ NỘI – NĂM 2022 LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Đảng uỷ, Ban giám đốc, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo mọi thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn đến lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh, Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An và Bệnh viện đa khoa TTH Vinh cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế hoạch tổng hợp, khoa YHCT đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ngƣời cô PGS.TS Trần Thị Hồng Phƣơng, ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp luôn theo sát, chỉ bảo tận tình và thƣờng xuyên giúp đỡ cho em những ý kiến quý báu, sát thực trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong hội đồng góp ý chỉnh sửa cho luận văn của em đƣợc hoàn thiện nhất. Cuối cùng cho phép em bày tỏ lòng biết ơn tới những ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Luận văn hoàn thành có nhiều tâm huyết của ngƣời viết, song vẫn không thể tránh khỏi sai sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý chân thành của quý thầy cô, anh chị em bạn bè đồng nghiệp để nghiên cứu này đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Đặng Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Em là Đặng Thị Hƣơng, học viên cao học khoá 12 Học viện Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trần Thị Hồng Phƣơng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đƣợc công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu, thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng Học viên Đặng Thị Hƣơng năm 2022 MỤC LỤC Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP ........................................ 3 1.1.1. Tình hình mắc bệnh cơ xƣơng khớp trên thế giới ..................................... 3 1.1.2. Tình hình mắc bệnh cơ xƣơng khớp tại Việt Nam .................................... 4 1.2. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP ................................................................................5 1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 5 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 7 1.3. TỔNG QUAN BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI .....9 1.3.1. Định nghĩa bệnh cơ xƣơng khớp ................................................................9 1.3.2. Phân loại bệnh cơ xƣơng khớp theo ICD-10 ............................................10 1.3.3. Điều trị ....................................................................................................11 1.3.3.1. Điều trị nội khoa ...................................................................................11 1.3.3.2. Điều trị ngoại khoa ................................................................................12 1.3.3.3. Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng ......................................................12 1.4. TỔNG QUAN BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.12 1.4.1. Phân loại chứng bệnh cơ xƣơng khớp theo YHCT ..................................12 1.4.2. Phân loại thể bệnh cơ xƣơng khớp ...........................................................14 1.4.2.1. Phong hàn thấp tý ................................................................................ 14 1.4.2.2. Phong thấp nhiệt tý .................................................................................14 1.4.2.3. Huyết ứ ................................................................................................. 15 1.4.2.4. Can thận hƣ kết hợp với phong hàn thấp ............................................... 15 1.4.3. Điều trị .................................................................................................... 15 1.4.3.1. Phƣơng pháp dùng thuốc ....................................................................... 15 1.4.3.2. Phƣơng pháp không dùng thuốc ........................................................... 16 1.4.3.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả điều trị bệnh lý cơ xƣơng khớp bằng Y học cổ truyền ...................................................................................................... 18 1.5. Y HỌC GIA ĐÌNH .................................................................................... 20 1.5.1. Định nghĩa về Y học gia đình ....................................................................20 1.5.2. Các nguyên lý cơ bản của Y học gia đình ................................................ 21 1.5.3. Chức năng của bác sĩ y học gia đình .........................................................21 1.5.4. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của YHGĐ ............................................. 22 1.5.5. Những chuyên môn kỹ thuật YHCT có thể thực hiện tại nhà .............. 23 1.6. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................ 24 1.6.1. Tỉnh Nghệ An .......................................................................................... 24 1.6.2. Thành phố Vinh ....................................................................................... 24 1.6.3. Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An ...............................................................25 1.6.4. Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh ............................................................26 1.6.5. Bệnh viện đa khoa TTH Vinh ................................................................ 26 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 27 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 27 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................27 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................................27 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................... 28 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..........................................................................28 2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................................................29 2.4. CỠ MẪU ......................................................................................................29 2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................29 2.5.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................29 2.5.2. Phƣơng pháp tiến hành ..............................................................................29 2.6. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................... 31 2.7. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 35 2.8. CÁC LOẠI SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ ................... 35 2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..........................................................................36 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 37 3.1. THỰC TRẠNG NGƢỜI BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP ................................37 3.1.1. Một số thông tin chung của ngƣời bệnh .................................................. 37 3.1.2. Đặc điểm ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp .......................................................42 3.1.3. Thực trạng điều trị ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp .........................................54 3.2. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI NHÀ CỦA NGƢỜI BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP ................................................................................62 3.2.1. Nhu cầu sử dụng YHCT tại nhà của ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp ........... 62 3.2.2. Đồng ý chi trả chi phí dịch vụ YHCT tại nhà ............................................68 3.2.3. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng YHCT tại nhà với các đặc điểm của ngƣời bệnh .....................................................................................................69 3.2.4. Mối liên quan giữa đồng ý chi trả chi phí sử dụng dịch vụ YHCT tại nhà với các đặc điểm của ngƣời bệnh .........................................................................70 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 72 4.1. THỰC TRẠNG NGƢỜI BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP.................................72 4.1.1. Một số thông tin chung của ngƣời bệnh ....................................................72 4.1.2. Đặc điểm ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp và điều trị ......................................73 4.1.2.1. Đặc điểm ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp theo YHHĐ.................................73 4.1.2.2. Đặc điểm ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp theo YHCT .................................78 4.1.2.3. Thực trạng điều trị bệnh lý cơ xƣơng khớp.............................................79 4.2. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI NHÀ CỦA NGƢỜI BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP ............................................................................... 82 4.2.1. Nhu cầu sử dụng YHCT tại nhà của ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp .............82 4.2.2. Đồng ý chi trả chi phí dịch vụ YHCT tại nhà ............................................86 4.2.3. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng YHCT tại nhà và đồng ý chi trả chi phí dịch vụ với các đặc điểm của ngƣời bệnh .....................................................86 4.2.3.1. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng YHCT tại nhà với các đặc điểm của ngƣời bệnh .....................................................................................................86 4.2.3.2. Mối liên quan giữa đồng ý chi trả chi phí sử dụng dịch vụ YHCT tại nhà với các đặc điểm của ngƣời bệnh .........................................................................87 Chƣơng 5: KẾT LUẬN ..........................................................................................89 5.1. THỰC TRẠNG NGƢỜI BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP ................................89 5.2. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI NHÀ CỦA NGƢỜI BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP ................................................................................90 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 91 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BKLN Bệnh không lây nhiễm CSSK Chăm sóc sức khỏe DALY Disability Adjusted Life Years (Số năm sống đƣợc điều chỉnh theo mức độ tàn tật) OR Odds Ratio (Tỷ suất chênh) TCAM Complementary and Alternative Medicine (Thuốc bổ sung và thay thế) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) XBBH Xoa bóp bấm huyệt YHCT Y học cổ truyền YHGĐ Y học gia đình YHHĐ Y học hiện đại DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tuổi của ngƣời bệnh ............................................................................. 39 Bảng 3.2. Nghề nghiệp của ngƣời bệnh ............................................................... 40 Bảng 3.3. Phân bố bệnh cơ xƣơng khớp theo YHHĐ (ICD-10) ..............................42 Bảng 3.4. Phân bố bệnh cơ xƣơng khớp (YHHĐ) theo nhóm tuổi ......................... 43 Bảng 3.5. Phân bố bệnh cơ xƣơng khớp (YHHĐ) theo giới tính ............................ 45 Bảng 3.6. Phân bố bệnh cơ xƣơng khớp theo YHCT ..............................................47 Bảng 3.7. Phân bố bệnh cơ xƣơng khớp (YHCT) theo nhóm tuổi ........................ 48 Bảng 3.8. Phân bố bệnh cơ xƣơng khớp (YHCT) theo giới tính ........................... 49 Bảng 3.9. Phân bố các bệnh đồng mắc đƣợc điều trị kèm theo với nhóm cơ xƣơng khớp ............................................................................................................ 50 Bảng 3.10. Lý do vào viện của ngƣời bệnh ........................................................... 51 Bảng 3.11. Kết quả X quang hỗ trợ chẩn đoán bệnh cơ xƣơng khớp .................... 52 Bảng 3.12. Kết quả hóa sinh hỗ trợ chẩn đoán bệnh cơ xƣơng khớp .................... 53 Bảng 3.13. Hình thức sử dụng thuốc YHCT điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ........... 58 Bảng 3.14. Các phƣơng pháp không dùng thuốc YHCT đƣợc sử dụng điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ................................................................................................ 59 Bảng 3.15. Thời gian điều trị trung bình theo phƣơng pháp điều trị .......................60 Bảng 3.16. Kết quả điều trị của ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp tại bệnh viện ........... 61 Bảng 3.17. Nhu cầu sử dụng phƣơng pháp điều trị tại nhà ..................................... 65 Bảng 3.18. Tần suất sử dụng các kỹ thuật YHCT điều trị bệnh cơ xƣơng khớp tại nhà .................................................................................................................... 67 Bảng 3.19. Trình độ ngƣời cung cấp dịch vụ mà ngƣời bệnh mong muốn .......... 67 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng với các đặc điểm của ngƣời bệnh ........................................................................................................................ 69 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa đồng ý chi trả chi phí với các đặc điểm của ngƣời bệnh ............................................................................................................. 70 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Giới tính của ngƣời bệnh ................................................................. 37 Biểu đồ 3.2. Địa chỉ của ngƣời bệnh .................................................................... 38 Biểu đồ 3.3. Dân tộc của ngƣời bệnh ................................................................... 41 Biểu đồ 3.4. Phƣơng pháp điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ........................................ 54 Biểu đồ 3.5. Phƣơng pháp điều trị dùng thuốc ........................................................ 55 Biểu đồ 3.6. Phƣơng pháp điều trị không dùng thuốc ......................................... 56 Biểu đồ 3.7. Thực trạng điều trị bằng phƣơng pháp YHCT kết hợp YHHĐ ......... 57 Biểu đồ 3.8. Các phƣơng pháp không dùng thuốc YHHĐ đƣợc sử dụng điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ............................................................................................. 60 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ ngƣời bệnh có nhu cầu dùng YHCT điều trị bệnh cơ xƣơng khớp tại gia đình ................................................................................................... 62 Biểu đồ 3.10. Lý do ngƣời bệnh có nhu cầu dùng YHCT điều trị bệnh cơ xƣơng khớp tại nhà ............................................................................................................ 63 Biểu đồ 3.11. Lý do ngƣời bệnh không có nhu cầu dùng YHCT điều trị bệnh cơ xƣơng khớp tại nhà ................................................................................................. 64 Biểu đồ 3.12. Nhu cầu sử dụng các phƣơng pháp không dùng thuốc YHCT tại nhà ........................................................................................................................ 65 Biều đồ 3.13. Nhu cầu sử dụng thuốc YHCT tại nhà ......................................... 66 Biểu đồ 3.14. Phân bố sự đồng ý chi trả dịch vụ điều trị YHCT tại nhà ............. 68 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình bệnh tật đang có xu hƣớng dịch chuyển dần về phía nhóm bệnh không lây nhiễm (BKLN), trong đó bệnh lý cơ xƣơng khớp là một trong những bệnh lý chiếm tỷ lệ lớn trong dân chúng. Hiện nay, cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của ngƣời Việt Nam thì tỷ lệ mắc các bệnh cơ xƣơng khớp cũng dần phổ biến hơn. Cơ xƣơng khớp là nhóm bệnh rất thƣờng gặp và đang gia tăng nhanh chiếm trên 33% dân số chung và trên 54% dân số trƣởng thành, gây đau đớn kéo dài cho hàng trăm triệu ngƣời, gây tàn phế, gắn liền với nghỉ việc, giảm năng suất lao động, hạn chế các hoạt động hằng ngày và làm giảm chất lƣợng sống của con ngƣời [1]. Theo Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2016 bệnh cơ xƣơng khớp chủ yếu gây ra gánh nặng do khuyết tật. Tính đến năm 2015 chỉ số năm sống mất đi do bệnh lý cơ xƣơng khớp (DALY – Disability Adjusted Life Year) là 8% trên tổng số DALY của ngƣời cao tuổi mặc dù nó chỉ gây ra tỷ lệ tử vong dƣới 1% ở ngƣời cao tuổi. Năm 2009 có tới 22% đối với nam và 29% đối với nữ ở ngƣời cao tuổi tự đánh giá có khó khăn về vận động [2]. Theo thống kê năm 2012 của tác giả Yoshihito Sakai khoảng 80% dân số từng đau thắt lƣng ít nhất một lần trong đời, tỷ lệ đau thắt lƣng trên thế giới lên tới 65 triệu ngƣời mỗi năm; khoảng 17% ngƣời trên 60 tuổi mắc bệnh đau lƣng và con số này là 30% ở các bệnh nhân tuổi từ 20 – 55 tuổi [3]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ riêng ở Mỹ, hằng năm có 21 triệu ngƣời mắc bệnh thoái hóa khớp [4]. Cũng tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1,5 triệu ca gãy xƣơng có liên quan đến loãng xƣơng [5]. Tần suất mắc bệnh xƣơng khớp ở nƣớc ta là 47,6% ở ngƣời trên 60 tuổi [6]. Tại Bệnh viện Bạch Mai (số liệu thống kê năm 2012), tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý xƣơng khớp chiếm tới 10,4% tổng lƣợt khám hằng năm [7]. Theo khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Nội Cơ Xƣơng Khớp Bệnh viện Thống Nhất năm 20122013 cho thấy: Cơ cấu bệnh tật của khoa Nội Cơ Xƣơng Khớp gồm thoái hóa khớp, loãng xƣơng, gout, viêm khớp nhiễm khuẩn là thƣờng gặp nhất [8]. 2 Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phƣơng pháp điều trị bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc, tuy nhiên mỗi phƣơng pháp điều trị có những ƣu và nhƣợc điểm riêng biệt. Trong những năm gần đây, theo đƣờng lối phát triển về Y học cổ truyền (YHCT) của Đảng và Chính phủ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra YHCT có giá trị đặc biệt trong hỗ trợ điều trị một số bệnh cơ xƣơng khớp [9]. Điều trị các bệnh cơ xƣơng khớp bằng YHCT cũng đã đƣợc chứng minh là có tính an toàn và làm giảm nguy cơ các biến chứng [10],[11]. Bệnh lý cơ xƣơng khớp ngoài liên quan đến vấn đề tuổi tác thì yếu tố nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nên bệnh, do đó bệnh lý cơ xƣơng khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đa phần các bệnh lý cơ xƣơng khớp là bệnh mạn tính, điều trị kéo dài, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ. Nhƣng với tâm lý “ngại” đi bệnh viện để điều trị bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên ngƣời bệnh có xu hƣớng tìm đến các dịch vụ Y học gia đình (YHGĐ). Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng dịch vụ y học cổ truyền tại gia đình trong điều trị bệnh nói chung và bệnh cơ xƣơng khớp nói riêng có thể xem là một hƣớng phát triển mới của y học cổ truyền và chƣa có nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề này. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu sử dụng Y học cổ truyền điều trị bệnh cơ xƣơng khớp tại nhà của ngƣời bệnh ở một số cơ sở y tế, thành phố Vinh tỉnh Nghệ An” với hai mục tiêu sau đây: 1. Mô tả thực trạng người bệnh cơ xương khớp điều trị tại 3 khoa Y học cổ truyền của 3 bệnh viện ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. 2. Xác định nhu cầu sử dụng y học cổ truyền tại nhà của người bệnh cơ xương khớp điều trị tại 3 khoa Y học cổ truyền của 3 bệnh viện ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2021. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP 1.1.1. Tình hình mắc bệnh cơ xƣơng khớp trên thế giới Tổ chức Y tế Thế giới và Liên hợp quốc đã đồng đề xƣớng lấy 20 năm đầu tiên của thế kỷ 21 làm Thập niên Xƣơng và Khớp [1], từ đó có thể thấy tốc độ gia tăng nhanh chóng của các bệnh lý cơ xƣơng khớp trên phạm vi toàn cầu. Theo thống kê năm 2012 của tác giả Yoshihito Sakai khoảng 80% dân số từng đau thắt lƣng ít nhất một lần trong đời, tỷ lệ đau thắt lƣng trên thế giới lên tới 65 triệu ngƣời mỗi năm, khoảng 17% ngƣời trên 60 tuổi mắc bệnh đau lƣng và con số này là 30% ở các bệnh nhân tuổi từ 20 – 55 tuổi [3]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ riêng ở Mỹ, hằng năm có 21 triệu ngƣời mắc bệnh thoái hóa khớp, với 4 triệu ngƣời phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại đƣợc do thoái hóa khớp gối nặng [4]. Ở Pháp, bệnh thoái hóa khớp chiếm khoảng 28,6% trong số các bệnh xƣơng khớp, mỗi năm khoảng 50.000 ngƣời đƣợc ghép khớp háng nhân tạo [12]. Tại các nƣớc châu Âu chi phí trực tiếp cho điều trị thoái hóa khớp khoảng 4.000 USD/bệnh nhân/năm [13]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, loãng xƣơng là nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xƣơng và chiếm khoảng 1,5 triệu ca gãy xƣơng ở Mỹ mỗi năm. Trong tƣơng lai, với sự gia tăng tuổi thọ trung bình, sẽ gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh loãng xƣơng và tỷ lệ gãy xƣơng có liên quan đến loãng xƣơng. Đến năm 2020, hơn 14 triệu đối tƣợng trên 50 tuổi có thể bị ảnh hƣởng bởi bệnh loãng xƣơng và 47 triệu ngƣời khác có thể có khối lƣợng xƣơng thấp. Hơn nữa, hơn 500.000 ca nhập viện, hơn 2,6 triệu lƣợt khám bệnh, hơn 800.000 lƣợt nhập viện cấp cứu và khoảng 180.000 cá nhân đƣợc đƣa vào viện dƣỡng lão đƣợc đăng ký hàng năm tại Mỹ, dự đoán sự gia tăng chi phí từ 100% đến 200% vào năm 2040 [5]. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp 4 khoảng 0,5% – 1% dân số một số nƣớc châu Âu và khoảng 0,17% - 0,3% ở các nƣớc châu Á [14]. Số liệu cho thấy năm 2011, chi phí cho nhóm bệnh cơ xƣơng khớp đã lên tới 874 tỷ USD, chiếm tới 5,7% GDP của Mỹ, tăng gấp 3,6 lần so với năm 1999, năm cuối cùng của thế kỷ 20 là 225 tỷ USD. Các chi phí này đang gia tăng rất nhanh cùng với việc ứng dụng điều trị sinh học. Riêng chi phí cho bệnh viêm khớp dạng thấp tại Mỹ đã tăng 7 lần (10 tỷ năm 1999 tăng lên 75 tỷ năm 2011) [1]. 1.1.2. Tình hình mắc bệnh cơ xƣơng khớp tại Việt Nam Mô hình bệnh tật ở mỗi quốc gia là khác nhau do đặc điểm về địa lý, tình hình phát triển, tập quán, văn hóa khác nhau. Mô hình bệnh tật nƣớc ta vẫn là mô hình bệnh tật của các nƣớc đang phát triển, cơ cấu giữa 3 nhóm bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm và tai nạn thƣơng tích đã có sự thay đổi nhanh chóng trong vòng hơn 30 năm trở lại đây với sự gia tăng nhanh tỷ trọng của các bệnh không lây nhiễm. Sự dịch chuyển các nhóm bệnh thấy rõ nhất từ năm 1976 (bệnh lây nhiễm 55,5% ca mắc; bệnh không lây nhiễm 42,65% ca mắc; tai nạn ngộ độc thƣơng tích 1,84% ca mắc) đến năm 2014 (bệnh lây nhiễm giảm xuống 19,82% ca mắc; bệnh không lây nhiễm tăng lên 67,43% ca mắc; ngộ độc tai nạn thƣơng tích tăng lên 10,15% ca mắc) [15]. BKLN là bệnh mạn tính, điều trị kéo dài và cần đƣợc nâng cao sức khỏe, đây là tiềm năng phát triển của YHCT. Nhóm bệnh cơ xƣơng khớp tuy ít gây tử vong nhƣng lại làm ảnh hƣởng đến chức năng vận động, làm giảm hoặc mất khả năng lao động. Tần suất mắc bệnh xƣơng khớp ở nƣớc ta là 47,6% ở ngƣời trên 60 tuổi [6]. Tại Bệnh viện Bạch Mai (số liệu thống kê 2012), tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý xƣơng khớp chiếm tới 10,4% tổng lƣợt khám hằng năm [7]. Theo khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Nội Cơ Xƣơng Khớp bệnh viện Thống Nhất năm 2012-2013 cho thấy: Cơ cấu bệnh tật của khoa Nội Cơ Xƣơng Khớp gồm thoái hóa khớp, loãng xƣơng, gout, viêm khớp nhiễm khuẩn là thƣờng gặp nhất, thoái hóa khớp cao nhất (57,4%), viêm nhiều khớp (16,4%), bệnh khớp nhiễm khuẩn (10,8%), rối loạn mật độ và cấu trúc xƣơng 5 (10,2%). Bệnh thƣờng gặp là: thoái hóa cột sống và khớp gối chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,4% và 19,0%. Bệnh gout 11,1% và viêm khớp dạng thấp 3,6%. Viêm khớp nhiễm khuẩn 10,8%. Loãng xƣơng 10,6% [8]. Cũng theo Lƣu Thị Bình và Đoàn Anh Thắng (2014), tỷ lệ nhóm bệnh thoái hóa khớp là cao nhất chiếm 55% [16]. Theo Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2014) nghiên cứu tại Nhƣ Xuân – Thanh Hóa, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến cơ xƣơng khớp cũng có tới 49,0% ngƣời mắc đau lƣng, thoái hóa khớp gối và các khớp cổ tay, cổ chân, bàn chân là 21,7% [6]. Tại cộng đồng theo nghiên cứu tại một số xã tỉnh Hƣng Yên năm 2017 tỷ lệ mắc bệnh lý cơ xƣơng khớp là 36,6%, trong đó tỷ lệ mắc ở ngƣời trên 60 tuổi là 42,63%, với nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng YHCT là 61,5%. Cũng theo nghiên cứu khác tại Thái Nguyên trong tổng số các chứng bệnh ngƣời dân đến khám, chữa bệnh bằng YHCT tại trạm y tế, tỷ lệ hay gặp nhất là đau lƣng chiếm 57,0%, đau thần kinh tọa chiếm 41,3% và đau vai gáy chiếm 24,0% [17] Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến năm 2019 tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh thì tỷ lệ bệnh cơ xƣơng khớp hay gặp nhất là đau cột sống thắt lƣng chiếm 39%; các bệnh về thoái hóa (thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, thoái hóa nhiều khớp) lần lƣợt là 22,8%, 21,3% và 4,1%; đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm lần lƣợt chiếm 9,3% và 7,6%. Thấp nhất là viêm cột sống dính khớp, bệnh gout và viêm màng hoạt dịch viêm gân chiếm 1,7% [18]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh (2019) nghiên cứu tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dƣơng tỷ lệ đau lƣng, thoái hóa cột sống là 67,9%, viêm khớp dạng thấp chiếm 8,0%, thoái hóa khớp gối là 5,5% [15]. 1.2. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP 1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 6 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân mắc bệnh cơ xƣơng khớp có xu hƣớng sử dụng y học cổ truyền/thuốc bổ sung và thay thế cao hơn nhóm không bị mắc bệnh cơ xƣơng khớp [19],[20],[21], ngƣời dùng các loại thuốc YHCT, thuốc bổ sung và thay thế (TCAM-traditional complementary and altemative medicine) có nhiều khả năng bị một hoặc nhiều bệnh cơ xƣơng khớp, đặc biệt là các bệnh về thần kinh, cơ xƣơng khớp và rối loạn chuyển hóa. Theo nghiên cứu của tác giả Karl và cộng sự về việc sử dụng TCAM trên 4799 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 52,3 tuổi mắc bệnh cơ xƣơng khớp ở ba nƣớc Campuchia, Việt Nam và Thái Lan đã cho thấy: tỷ lệ ngƣời bệnh đã sử dụng TCAM trong vòng 1 năm qua là 26,0% trong đó cao nhất ở Campuchia (27,0%), tiếp đến là Thái Lan (26,3%) và Việt Nam (23,9%). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân có tuổi cao hơn, sống ở nông thôn và mắc từ hai bệnh cơ xƣơng khớp trở lên có xu hƣớng sử dụng TCAM cao hơn các nhóm tƣơng ứng còn lại [22]. Kết quả một số nghiên cứu khác tại các nƣớc vùng hạ lƣu sông Mê Kông cũng cho thấy tỷ lệ cao ngƣời bệnh sử dụng TCAM để điều trị các bệnh cơ xƣơng khớp khác nhau nhƣ ung thƣ, tiểu đƣờng, cao huyết áp, hen suyễn và rối loạn tâm thần. Ví dụ, tỉ lệ sử dụng thuốc bổ sung và thay thế chiếm trên 60% trong số bệnh nhân ung thƣ [23],[24], 47,8% bệnh nhân tiểu đƣờng ở Thái Lan, 45% bệnh nhân bệnh thận cơ xƣơng khớp [25] và 76,9% bệnh nhân bị tâm thần phân liệt ở Campuchia [26]. Tác giả Lee và cộng sự ƣớc tính có khoảng 22,7% bệnh nhân mắc bệnh cơ xƣơng khớp ở phòng khám đa khoa của Singapore sử dụng TCAM trong vòng 1 năm [27]. Hasan và cộng sự đã cho thấy 63,9% sử dụng thuốc bổ sung và thay thế trong năm qua ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ xƣơng khớp ở Malaysia [28]. Wazaify và cộng sự cho thấy có khoảng 11,6% bệnh nhân mắc bệnh cơ xƣơng khớp tại Jordan sử dụng thuốc bổ sung và thay thế [29]. Tại Trung Quốc, theo số liệu giám sát quốc gia về dịch vụ y học cổ truyền Trung Quốc cho thấy 5 loại bệnh đứng đầu trong những bệnh đƣợc các bệnh viện y học cổ truyền tiếp nhận điều trị năm 2008 gồm: tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa 7 đệm cột sống thắt lƣng, trĩ, bệnh tim thiếu máu cục bộ và tăng huyết áp nguyên phát [30]. Các số liệu thống kê cũng cho thấy bệnh nhân mắc bệnh cơ xƣơng khớp ở Trung Quốc có xu hƣớng điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền hoặc khoa y học cổ truyền tại bệnh viện đa khoa [11]. Tại Hàn Quốc, kết quả báo cáo chỉ ra rằng những bệnh hàng đầu đƣợc các bệnh viện y học cổ truyền Hàn Quốc nhận chữa trị năm 2011 gồm các rối loạn về hệ xƣơng, khớp và cơ. Ở Pháp, bệnh nhân bị rối loạn cơxƣơng-khớp (phần lớn là đau lƣng và viêm xƣơng khớp) tìm đến các bác sĩ điều trị bằng liệu pháp thay thế nhiều hơn là đến bác sĩ y học chính thống. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh xơ cứng tìm đến các phƣơng pháp điều trị theo y học bổ sung và thay thế (CAM-Complementary and Alternative Medicine): tỷ lệ sử dụng phổ biến chiếm 41%, ở Canada là 70% và ở Australia là 82% [31]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Mehta và cộng sự (2007) ở nhóm ngƣời Mỹ gốc Á cho thấy ngƣời mắc bệnh cơ xƣơng khớp có xu hƣớng sử dụng thuốc bổ sung và thay thế cao hơn 1,26 lần (95% CI: 1,20-1,32) và 1,29 lần (95% CI: 1,00-1,65) theo thứ tự so với nhóm không mắc bệnh cơ xƣơng khớp [20]. 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Theo tìm hiểu của tác giả, hầu hết các nghiên cứu về sử dụng y học cổ truyền tại Việt Nam đề cập đến nhu cầu và thực trạng sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nói chung mà rất ít các nghiên cứu phân tích cụ thể trong điều trị các bệnh cơ xƣơng khớp. Nhu cầu và thực trạng sử dụng y học cổ truyền đối với các bệnh cơ xƣơng khớp thƣờng nằm trong các nội dung khác của nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Đức và cộng sự năm 2013 về mô hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân đến điều trị tại bệnh viện huyện Phú Vang cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của ngƣời dân rất cao, đa dạng và phức tạp. Các bệnh thƣờng gặp và có tỷ lệ lớn thuộc nhóm bệnh xƣơng khớp (17,2%), hệ tim mạch (16,9%), hệ tiêu hóa (16,4%), nhóm rối loạn chuyển hóa (14,3%), hệ hô hấp (8,8%).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất