Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ mô hình bệnh tật điều trị nội trú và thực trạng nguồn nhân lực ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ mô hình bệnh tật điều trị nội trú và thực trạng nguồn nhân lực tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh lào cai

.PDF
80
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM PHẠM QUÝ HOÀNG MÔ HÌNH BỆNH TẬT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM PHẠM QUÝ HOÀNG MÔ HÌNH BỆNH TẬT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2021 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành Y học cổ truyền Mã số: 872 0115 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN QUANG HUY HÀ NỘI - 2022 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học, các Bộ môn, Khoa phòng Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, là nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Quang Huy, người thầy hướng dẫn trực tiếp luôn theo sát, thường xuyên giúp đỡ, cho em nhiều ý kiến quý báu, sát thực trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong việc thu thập, hoàn thiện số liệu và nghiên cứu để hoàn thành đề tài. Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong Hội đồng thông qua đề cương luận văn đã cho em nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và tập thể học viên lớp Cao học khóa 12 chuyên ngành Y học cổ truyền đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phạm Quý Hoàng LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Quý Hoàng, Học viên lớp cao học khóa 12 chuyên ngành Y học cổ truyền - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đoàn Quang Huy. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Người viết cam đoan Phạm Quý Hoàng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BN : Bệnh nhân BS : Bác sĩ BV : Bệnh viện BVĐK : Bệnh viện đa khoa CBYT : Cán bộ y tế CCBT : Cơ cấu bệnh tật CLS : Cận lâm sàng CNV : Công nhân viên CSYT : Cơ sở y tế ĐD : Điều dưỡng DVYT : Dịch vụ y tế ICD-10 : International Classification of Diseases Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10 KCB : Khám chữa bệnh KTV : Kỹ thuật viên NB : Người bệnh NVYT : Nhân viên y tế TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới TƯ : Trung ương WHO : World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới XQ : X-Quang YDCT : Y dược cổ truyền YHCT : Y học cổ truyền YHHĐ : Y học hiện đại MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Một số đặc điểm cơ cấu bệnh tật ................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm mô hình bệnh tật .................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm cơ cấu bệnh tật trên thế giới.................................................... 3 1.1.3. Tình hình bệnh tật ở Việt Nam ............................................................... 6 1.1.4. Phân loại bệnh tật theo ICD - 10 ........................................................... 10 1.1.5. Phân loại bệnh tật theo Y học cổ truyền ............................................... 12 1.1.6. Hệ thống khám chữa bệnh y học cổ truyền ........................................... 15 1.1.7. Nghiên cứu về cơ cấu bệnh tật tại các bệnh viện y học cổ truyền ........ 16 1.1.8. Nguồn nhân lực y tế .............................................................................. 18 1.1.9. Nghiên cứu về nhân lực tại các bệnh viện y học cổ truyền .................. 19 1.1.10. Nguồn nhân lực của bệnh viện YHCT tỉnh Lào Cai........................... 21 CHƯƠNG 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 24 2.1. Chất liệu, đối tượng nghiên cứu ............................................................... 24 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn .................................................................................... 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 24 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu............................................................................. 25 2.2.3. Cách tiến hành và phương pháp thu thập số liệu .................................. 25 2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................. 25 2.2.5. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 27 2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27 2.4. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 29 3.1.1. Đặc điểm tuổi ........................................................................................ 29 3.1.2. Phân bố giới tính ................................................................................... 30 3.1.3. Số lượt khám bệnh từ 2018-2020.......................................................... 30 3.1.4. Mô hình bệnh tật theo ICD-10 .............................................................. 31 3.1.5. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện.............................................................. 33 3.2. Tình hình nhân lực của bệnh viện năm 2021 ........................................... 42 3.2.1 Đặc điểm cán bộ bênh viện .................................................................... 42 3.2.2 Trình độ bác sĩ của bệnh viện ................................................................ 46 3.2.3 Trình độ dược sĩ của bệnh viện .............................................................. 47 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 51 4.1. Đặc điểm bệnh tật của người bệnh điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai từ 2018-2020. ............................................................................. 51 4.2. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai từ năm 2018-2020........................................................................................................ 52 4.3. Đánh giá nguồn nhân lực tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai năm 2021. ................................................................................................................ 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1. Một số chứng bệnh theo YHCT liên hệ với YHHĐ và ICD-10..... 13 Bảng 1.2. Định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế công lập .......... 19 Bảng 1.3. Phân loại nhân lực theo chuyên ngành ........................................... 21 Bảng 1.4. Phân loại nhân lực theo trình độ chuyên môn ................................ 21 Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu .......................................................... 22 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu........................................ 26 Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính......................................................................... 30 Biểu đồ 3.2. Tổng số lượt khám bệnh từ 2018-2020 ...................................... 30 Bảng 3.2: Đặc điểm bệnh tật bệnh nhân nghiên cứu theo ICD-10 từ 20182020 tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai ........................................... 31 Bảng 3.3: Mô hình bệnh tật theo ICD-10 từ 2018-2020 tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai.......................................................................................... 33 Bảng 3.4. Mô hình bệnh tật YHCT bệnh hệ tuần hoàn .................................. 35 Bảng 3.5. Mô hình bệnh tật YHCT bệnh hệ hô hấp ....................................... 36 Bảng 3.6. Mô hình bệnh tật YHCT bệnh hệ cơ xương khớp .......................... 37 Bảng 3.7. Số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân nghiên cứu .................. 37 Bảng 3.8: Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi giai đoạn 2018-2020 .................... 39 Bảng 3.9: Phân bố bệnh theo giới tính 2018-2020 ......................................... 41 Bảng 3.10. Phân bố cán bộ theo trình độ ........................................................ 42 Bảng 3.11. Đặc điểm trình độ chuyên môn của các cán bộ (n=86) ................ 43 Bảng 3.12. Các chỉ số nhân lực cơ bản ........................................................... 44 Bảng 3.13. Tổng số cán bộ hiện có so với quy định ....................................... 45 Biểu đồ 3.3. Trình độ Bác sĩ của bệnh viện .................................................... 46 Biểu đồ 3.4. Trình độ Dược sĩ của bệnh viện ................................................. 47 Bảng 3.14. Định mức số lượng người làm việc ............................................. 48 Bảng 3.15. Cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong cơ sở khám, chữa bệnh ..... 50 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Xu hướng bệnh tật và tử vong toàn quốc từ 1976-2018 ................... 6 Hình 1.2. Cơ cấu bệnh tật và tử vong toàn quốc theo chương .......................... 8 Hình 1.3. Hệ thống khám chữa bệnh y học cổ truyền nhà nước ..................... 15 Hình 1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh viện YHCT Lào Cai................ 22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời với bề dày kinh nghiệm hàng ngàn năm. Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách nhất quá coi y học cổ truyền là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống khám chữa bệnh chung. Đồng thời có chủ trương kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền để phục vụ sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất [1]. Y học cổ truyền đã có nhiều minh chứng cho thấy các kinh nghiệm điều trị hiệu quả một số bệnh mạn tính như: tác dụng hạ áp của châm cứu, tác dụng hạ đường huyết, tác dụng hạ lipd máu, tác dụng giảm đau chống viêm… của thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều các nghiên cứu về những loại bệnh nào thường đến điều trị bằng y học cổ truyền [2]. Một số bệnh viện cũng đã khảo sát mô hình bệnh tật của bệnh viện mình, tuy nhiên, mô hình bệnh tật của các bệnh viện thường khác nhau do mang tính đặc thù riêng cho từng bệnh viện theo chuyên khoa hoặc theo lứa tuổi [3], [4], [5]. Tại Lào Cai nói chung và bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai nói riêng vẫn chưa có nghiên cứu về tình hình cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến khám và điều trị bằng y học cổ truyền. Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu mô hình bệnh tật điều trị nội trú tại bênh viện y học cổ truyền tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020 để từ đó làm cơ sở khoa học trong việc mô tả đặc điểm bệnh tật y học cổ truyền và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại bệnh viện Y học cổ truyển tỉnh Lào Cai. Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Mô hình bệnh tật điều trị nội trú và thực trạng nguồn nhân lực tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai năm 2021” với 2 mục tiêu sau: 2 1. Mô tả mô hình bệnh tật của người bệnh điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai từ 2018-2020. 2. Mô tả nguồn nhân lực tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai năm 2021. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm cơ cấu bệnh tật 1.1.1. Khái niệm mô hình bệnh tật - Mô hình: Mô phỏng cấu tạo, hoạt động để tiện trình bày, nghiên cứu [48]. - Cơ cấu: Cách tổ chức sắp xếp các thành phần trong nội bộ nhằm thực hiện một chức năng chung [48]. - Bệnh ở con người: là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động không bình thường [48]. - Tật ở con người: là trạng thái bất thường, nói chung là không chữa được của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có hoặc do tai nạn gây nên [48]. - Cộng đồng: là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, có những đặc trưng về tên gọi, ngôn ngữ, văn hoá ... giống nhau [48]. - Bệnh tật: là cách sắp xếp các đặc trưng chủ yếu về tỷ lệ các loại hình bệnh và tật của con người trong một cộng đồng [48]. 1.1.2. Đặc điểm cơ cấu bệnh tật trên thế giới Trong nhiều năm đã chứng minh sức khoẻ và MHBT của người dân thường phản ánh trung thành điều kiện sinh sống về kinh tế, xã hội, văn hoá, tập quán và yếu tố môi trường gần gũi với nơi mà họ sinh sống. Brunei, một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới và đầu tư cho y tế lớn nhất thế giới, trong 10 bệnh hàng đầu hay gặp, chỉ có một bệnh nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn đường hô hấp, còn lại chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen... (những bệnh không lây). Ngược lại ở Campuchia, một đất nước nghèo, các bệnh thường gặp lại là sốt rét, lao, 4 tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp cấp... là các bệnh còn phổ biến ở các nước đang phát triển [49]. Cùng là vùng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng CCBT ở Hong Kong và Ma Cao có sự khác biệt rõ rệt. Hong Kong trước năm 1997 là thuộc địa của Anh, có mức sống cao, do đó mô hình bệnh tật của Hong Kong gần giống MHBT của các nước phát triển. Ở Hong Kong trong 5 bệnh hàng đầu chỉ có hai bệnh nhiễm trùng là viêm đường hô hấp và bệnh da. Ngược lại, ở Ma Cao cả 5 bệnh hàng đầu đều là các bệnh lây: lao, viêm gan B, C, nhiễm HIV....[49]. Từ năm 1974, văn phòng của Tổ chức y tế thế giới vùng Tây Thái Bình Dương đưa ra thống kê định kỳ về MHBT và TV cùng với tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, ngân sách đầu tư cho y tế, chiến lược phát triển y tế của từng quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, 35 quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập đến. Điều này giúp cho việc nghiên cứu mô hình bệnh tật có hệ thống, dễ dàng so sánh giữa các quốc gia có thu nhập cũng như đầu tư cho y tế khác nhau [49]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng MHBT ở các nước phát triển có sự khác biệt rõ rệt với các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, tuy nhiên các bệnh này có xu hướng ngày càng giảm. Các bệnh không lây như tim mạch, ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hoá, béo phì... đang ngày càng gia tăng và đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng nhanh và rõ rệt. Đặc điểm bệnh tật ở các nước phát triển là chủ yếu rơi vào nhóm tuổi đã quá tuổi lao động, là người già, tình trạng thiếu dinh dưỡng không phải là vấn đề quan trọng. Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có tỷ lệ rất thấp, ngược lại bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư là các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, bệnh tật chủ 5 yếu rơi vào nhóm tuổi còn rất trẻ, đang trong độ tuổi lao động sản xuất. Tình trạng thiếu dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao và là vấn đề sức khỏe quan trọng chủ yếu của quốc gia. Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm tỷ lệ lớn trong khi đó các bệnh thoái hóa, ác tính lại có tỷ lệ thấp hơn. Về tử vong nguyên nhân chính là tim mạch, thiếu máu cục bộ cơ tim, tiếp đến là nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Bệnh mạch máu não, tiêu chảy dưới 5 tuổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao, sốt rét [6]. Theo Thống kê Y tế Thế giới hàng năm của WHO, ước tính có khoảng 56,4 triệu ca tử vong trên thế giới vào năm 2020; trong đó có 27 triệu ca đã được kê khai tử vong với một nguyên nhân xác định. Trong số 56,4 triệu người chết trên toàn thế giới trong năm 2020, đã có 10 nguyên nhân gây tử vong cho hơn hơn một nửa trong tổng số ca tử vong (chiếm 54%). Đứng đầu bảng vẫn là thiếu máu cơ tim và đột quỵ, có thể xem đây là những kẻ giết người lớn nhất trên toàn thế giới, hơn 15 triệu người chết trong năm 2020 vì hai bệnh lý này, và vẫn giữ vị trí đầu bảng về nguyên nhân tử vong trên toàn cầu trong suốt hơn 15 năm qua. Kế đến là hai bệnh lý ở phổi, đó là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi, 2 nguyên nhân này đã cướp đi 3,2 triệu người trong năm 2020, nhất là ung thư phổi gây ra 1,7 triệu ca tử vong. Đái tháo đường đã giết chết 1,6 triệu người trong năm 2020, trong khi ở thời điểm của năm 2000 chỉ dưới 1 triệu. Tử vong do bệnh mất trí nhớ đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000 đến năm 2020, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7 trong 10 nguyên nhân phổ biến nhất trong năm 2020. Tỷ lệ tử vong do bệnh tiêu chảy tiếp tục giảm và đã giảm đi gần một nửa từ năm 2000 đến năm 2020, nhưng vẫn gây ra 1,4 triệu ca tử vong trong năm 2020. Tương tự, tử vong do bệnh lao tuy đã giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu với số người chết là 1,4 triệu/năm. HIV/AIDS không còn nằm trong số 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, bệnh này đã giết chết 1,1 triệu người trong năm 2015 nếu so với 1,5 triệu người vào năm 6 2000. Tai nạn giao thông đường bộ đã giết chết 1,3 triệu người trong năm 2020 và đã xuất hiện trong “top 10” nguyên nhân tử vong trong năm 2020 [7]. 1.1.3. Tình hình bệnh tật ở Việt Nam Xu hướng mô hình bệnh tật nước ta theo hướng của nước đang phát triển, bệnh nhiễm trùng giảm dần, bệnh không nhiễm trùng và bệnh mạn tính tăng dần. Hình 1.1. Xu hướng bệnh tật và tử vong toàn quốc từ 1976-2018 7 (Nguồn Niên giám thống kê Y tế 2018)[8] Từ hình 1.1 ta thấy từ tỷ lệ mắc và chết của chương Dịch lây giảm dần. Chương bệnh không lây, Tai nạn, ngộ độc, chấn thương tăng dần qua các năm. 8 Hình 1.2. Cơ cấu bệnh tật và tử vong toàn quốc theo chương (Nguồn Niên giám thống kê Y tế 2018) [8] 9 Từ hình 1.2 ta thấy chương Bệnh hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 16,35%, Bệnh hệ tiêu hóa cao thứ 2 chiếm 10,04% và chương chửa đẻ và sau đẻ cao thứ 3 chiếm 10,25% [8]. Chương Bệnh hệ tuần hoàn có tỷ lệ chết cao nhất chiếm 22,32%, Bệnh hệ hô hấp cao thứ 2 chiếm 11,01% và Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên ngoài cao thứ 3 chiếm 9,30% [8]. Số liệu về số mắc, số chết và MHBT trong niên giám thống kê y tế Việt Nam được tổng kết từ báo cáo thống kê y tế địa phương gửi về Bộ Y tế. Qua số liệu báo cáo từ năm 1976 đến 2013, MHBT ở nước ta đã thay đổi. Xu hướng mắc các bệnh không lây nhiễm và tại nạn, chấn thương ngày càng tăng. Qua số liệu báo cáo từ năm 1976 đến 2018, MHBT ở nước ta đã thay đổi. Xu hướng mắc các bệnh không lây nhiễm và tai nạn, chấn thương ngày càng tăng. Tỷ lệ giữa các bệnh lây - không lây - tai nạn, chấn thương, ngộ độc năm 1976 là 55,50% - 42,65% - 1,84%. Tuy nhiên, đến năm 2013 tỷ lệ này là 25,33% - 63,50% -11,17% [8]. Các số liệu trong báo cáo thống kê BV được tổng hợp trong các báo cáo y tế địa phương. Số liệu từ báo cáo BV đối với các trường hợp bệnh nằm viện nội trú khá chi tiết theo cách phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (viết tắt là ICD-10) [42]. Qua đó ta nhận thấy MHBT của nước ta đã thay đổi, các bệnh truyền nhiễm đang giảm, tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong của các bệnh tim mạch nói chung, tăng huyết áp nói riêng và các bệnh ung thư tăng lên đáng kể. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2018, tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng và tai nạn, ngộ độc, chấn thương giảm nhẹ so với năm 2006. Trong khi đó, các bệnh không lây tăng lên đáng kể (62,40% năm 2006 so với 63,50% năm 2018) [8]. Từ đó cho thấy hiệu quả của công tác phòng chống các bệnh nhiễm trùng, phòng chống tai nạn thương tích đã dần phát huy trong việc làm giảm số ca mắc bệnh và tử vong. 10 Mặc dù tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn giảm một cách tương đối nhưng vẫn còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nhất là các vùng nghèo, vùng khó khăn. Một số bệnh mới có xu hướng tái phát như lao, nhiễm HIV, bệnh sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản B, một số bệnh rối loạn tinh thần hành vi. Các bệnh không lây như tim mạch, ung thư, các chấn thương, tai nạn, ngộ độc có xu hướng gia tăng rõ rệt. Nghiên cứu của Trần Văn Bảo cho thấy CCBT của Nghệ An có biểu hiện của thời kỳ giao thời: Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng giảm rõ (2,07%), các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm hẳn, bệnh chấn thương, ngộ độc, dị tật bẩm sinh có chiều hướng gia tăng. Bệnh lý thường gặp ở cộng đồng là bệnh về răng miệng và viêm đường hô hấp. Nhóm bệnh có liên quan đến yếu tố môi trường, điều kiện sinh hoạt, môi trường sinh thái còn gặp tương đối nhiều. Bệnh tăng huyết áp là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong nhóm bệnh hệ tuần hoàn. Nhóm bệnh này là một trong 10 bệnh phổ biến nhất hiện nay [43]. Lương Thị Bình & và CS nghiên cứu CCBT tại BVĐK Xuân lộc Đồng Nai giai đoạn năm 2001-2005 cho thấy: Các nhóm bệnh đứng hàng đầu là Chấn thương, ngộ độc; tiếp theo là bệnh hô hấp; thai nghén, sinh đẻ và hậu sản; nhiễm trùng và kí sinh trùng [44]. PHÂN LOẠI BỆNH TẬT 1.1.4. Phân loại bệnh tật theo ICD - 10 Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin y tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Qua nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X vào năm 1992. Bảng phân loại này được Tổ chức y tế thế giới triển khai xây dựng từ tháng 09 năm 1983. Toàn bộ danh mục được xếp thành 21 chương bệnh, ký biến từ I đến XXI theo các nhóm bệnh: Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 11 Chương II: Khối u (Bướu tân sinh). Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn LQ cơ chế miễn dịch. Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa. Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi. Chương VI: Bệnh của hệ thần kinh. Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ. Chương VIII: Bệnh tại và xương chũm. Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn. Chương X: Bệnh hệ hô hấp. Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa. Chương XII: Bệnh da và mô dưới da. Chương XIII: Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết. Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh học. Chương XV: Chửa, đẻ và sau đẻ. Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ sơ sinh. Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể. Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở nơi khác. Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài. Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong. Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và tiếp xúc dịch vụ y tế. Bộ mã ICD-10 gồm 4 ký tự: - Ký tự thứ nhất (Chữ cái): Mã hóa chương bệnh - Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh - Ký tự thứ ba (Số thứ hai): Mã hóa tên bệnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất