Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường tiểu học tại huyện mỹ lộc, tỉn...

Tài liệu Luận văn quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường tiểu học tại huyện mỹ lộc, tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa

.PDF
116
151
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN CAO SƠN QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN MỸ LỘC – TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN CAO SƠN QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN MỸ LỘC – TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thành Hƣng HÀ NỘI, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin xam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các tác giả và đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác trong lĩnh vực này. Hà Nội, tháng 7 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Cao Sơn ii LỜI CẢM ƠN Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Đặng Thành Hƣng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Hội đồng khoa học, Phòng sau đại học và các thầy cô giáo Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Lãnh đạo, cán bộ, GV các trƣờng tiểu học trong huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã nhiệt tình tham gia góp ý kiến, cung cấp tƣ liệu, hợp tác hiệu quả với tôi trong quá trình điều tra khảo sát phục vụ nghiên cứu. Bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tuy đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; Kính mong đƣợc sự thông cảm và chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn. Hà Nội, tháng 7 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Cao Sơn iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành BGH BGH CB Cán bộ CBQL CBQL ĐH Đại học GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GV GV GVCN GV chủ nhiệm HĐND Hội đồng nhân dân HS HS NV Nhân viên QLGD Quản lí giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ..................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA ................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 6 1.1.1. Những nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trong cơ sở giáo dục .................................................................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu về chuẩn hóa trong giáo dục ................................ 7 1.2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật trƣờng tiểu học ................................................ 8 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc ......................................................................... 8 1.2.2. Đặc điểm cơ sở vật chất - kĩ thuật trƣờng tiểu học ........................... 10 1.3. Chuẩn và chuẩn hóa trong nhà trƣờng .................................................. 13 1.3.1. Một số khái niệm............................................................................... 13 1.3.2. Bản chất, nguyên tắc và nội dung quản lí theo hƣớng chuẩn hóa .... 14 1.3.3. Nội dung Chuẩn cơ sở vật chất - kĩ thuật trƣờng tiểu học ................ 21 v 1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng và điểu kiện quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ở trƣờng tiểu học theo hƣớng chuẩn hóa ............................................ 24 1.4.1. Năng lực quản lí chung ở cấp trƣờng ................................................ 24 1.4.2. Nguồn lực quản lí của trƣờng ........................................................... 25 1.4.3. Đặc điểm hoạt động của trƣờng tiểu học .......................................... 27 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 31 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN MỸ LỘC,........ 33 TỈNH NAM ĐỊNH .......................................................................................... 33 2.1. Tình hình giáo dục tiểu học ở huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định ............ 33 2.1.1. Qui mô phát triển và thành tựu ......................................................... 33 2.1.2. Thách thức trong chuẩn hóa giáo dục tiểu học ................................. 39 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật ở một số trƣờng tiểu học ................ 42 2.2.1. Tình hình trang bị .............................................................................. 42 2.2.2. Tình hình sử dụng, bảo quản ............................................................. 47 2.3. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ở một số trƣờng tiểu học ................................................................................................................ 51 2.3.1. Tổ chức khảo sát ............................................................................... 51 2.3.2. Kết quả khảo sát ................................................................................ 51 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................... 63 2.4.1. Những thuận lợi ................................................................................ 63 2.4.2. Những khó khăn và hạn chế .............................................................. 64 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 65 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT-KĨ THUẬT TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA ................................ 66 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................... 66 3.1.1. Nguyên tắc tự chủ và chịu trách nhiệm ............................................ 66 3.1.2. Nguyên tắc tham gia rộng rãi ............................................................ 66 vi 3.1.3. Nguyên tắc thích ứng ........................................................................ 66 3.2. Các biện pháp quản lí ........................................................................... 67 3.2.1. Xây dựng và thực hiện chƣơng trình hành động nhất quán về cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hƣớng chuẩn hóa ............................................... 67 3.2.2. Tổ chức tập huấn và truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và thái độ của mọi ngƣời trong quản lí, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - kĩ thuật ...................................................................... 70 3.2.3. Tổ chức các hoạt động khuyến khích phong trào nghiên cứu, sáng kiến, kinh nghiệm trong sử dụng và quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ............................................................................................................. 74 3.2.4. Xây dựng và thực hiện chế độ thi đua, khen thƣởng và qui định kĩ thuật trong sử dụng, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất - kĩ thuật .......... 77 3.3. Khảo nghiệm các biện pháp bằng phƣơng pháp chuyên gia ................ 79 3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm ........................................................................ 79 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................ 81 3.3.3. Đánh giá chung về các biện pháp quản lí ......................................... 88 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 94 vii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng Bảng 2.1. Về đội ngũ GV và CBQL trƣờng tiểu học...................................... 34 Bảng 2.2. Trình độ đào tạo của CBQL và GV tiểu học .................................. 34 Bảng 2.3. Qui mô mạng lƣới trƣờng, lớp, HS cấp tiểu học huyện Mỹ Lộc ... 35 Bảng 2.4. Tình hình cơ sở vật chất các trƣờng tiểu học huyện Mỹ Lộc ......... 35 Bảng 2.5. Kết quả giáo dục bậc tiểu học huyện Mỹ Lộc 5 năm qua .............. 37 Bảng 2.6. Chất lƣợng HS tiểu học tham gia các cuộc thi của tỉnh 5 năm qua ................................................................................................... 37 Bảng 2.7. Diện tích trƣờng lớp và bình quân diện tích tối thiểu/HS năm học 2017-2018 ................................................................................ 43 Bảng 2.8. Thống kê phòng phục vụ học tập ở các trƣờng tiểu học huyện Mỹ Lộc (năm học 2017-2018) ........................................................ 44 Bảng 2.9. Việc mua sắm, bổ sung trang thiết bị trƣờng học ở các trƣờng tiểu học huyện Mỹ Lộc năm học 2017 – 2018 ............................... 46 Bảng 2.10. Phân cấp quản lí và bảo quản cơ sở vật chất – kĩ thuật ở các trƣờng tiểu học huyện Mỹ Lộc ....................................................... 50 Bảng 2.11. Thực trạng đáp ứng chuẩn cơ sở vật chất kĩ thuật của các trƣờng tiểu học huyện Mỹ Lộc theo hƣớng chuẩn hóa ................... 52 Bảng 2.12. Nhận thức của CB, GV, CNV về chuẩn cơ sở vật chất – kĩ thuật trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc .......................... 53 Bảng 2.13. Thực trạng quản lí việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trƣờng tiểu học huyện Mỹ Lộc .............................................. 55 Bảng 2.14. Thực trạng quản lí giữ gìn, bảo quản, duy tu hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật............................................................................. 56 Bảng 2.15. Thực trạng quản lí sử dụng và khai thác cơ sở vật chất - kĩ thuật ................................................................................................. 58 viii Bảng 2.16. Thực trạng quản lí việc mua sắm, thanh lí, thay đổi trang thiết bị trong dạy học và trong quản lí nhà trƣờng ......................... 60 Bảng 2.17. Thực trạng quản lí kiểm kê, đánh giá hạ tầng vật chất – kĩ thuật và hồ sơ về hạ tầng kĩ thuật ................................................... 62 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lí ...... 81 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí ......... 84 Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa các đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp................................................................................... 87 Hình Hình 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp quản lí ......................................... 83 Hình 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lí ........................................... 86 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đạo tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội một cách bền vững…”. Tại hội nghị Ban chấp hành trung ƣơng lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nƣớc và của toàn dân. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển, đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nƣớc.”. Năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[10] đã yêu cầu huy động mọi nguồn lực xã hội, làm sao để trong 1 đến 2 năm tới có sự tiến bộ rõ rệt về phòng học, thƣ viện, nhà vệ sinh, nhất là cho cấp tiểu học, trung học cơ sở và các trƣờng học ở vùng sâu, vùng xa...”. Đó chính là vấn đề của quản lí giáo dục và quản lí nhà trƣờng. Các Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tƣ cho các trƣờng học, các cơ sở giáo dục công lập, bởi vì để nâng cao đƣợc chất lƣợng trong giáo dục đào tạo thì cơ sở vật chất - kĩ thuật ở các 2 trƣờng học và cơ sở giáo dục không thể nghèo nàn, thiếu các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mỹ Lộc là một huyện nông nghiệp, nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, huyện Mỹ Lộc đã có những bƣớc phát triển rất đáng kích lệ, đời sống nhân dân dần dần đƣợc cải thiện, văn hóa, giáo dục, y tế đƣợc quan tâm đầu tƣ. Hệ thống giáo cơ sở giáo dục gồm 2 trƣờng Trung học phổ thông công lâp, 10 trƣờng Trung học cơ sở, 11 trƣờng tiểu học và 13 trƣờng mầm non đều đƣợc xây dựng khang trang. Về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận. Các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện đƣợc xây dựng với qui mô hiện đại khép kín với cơ sở vật chất tƣơng đối đầy đủ, các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập đảm bảo các yêu cầu tối thiểu đối với trƣờng tiểu học. Đứng trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Lộc – Tỉnh Nam Định đã tham mƣu với Huyện ủy – HĐND – UBND huyện xây dựng qui hoạch mạng lƣới trƣờng học đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Xây dựng kế hoạch đầu tƣ ngắn hạn và trung hạn, tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trƣờng đã đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên để thực hiện các kế hoạch này cần phải có nghiên cứu cụ thể về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo theo hƣớng chuẩn hóa. Đã có một số luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật nhà trƣờng trung học cơ sở [15],[49],[50],[17], trung học phổ thông [4],[11],[12],[18],[45], mầm non [48],[46], cao đẳng nghề [8], kĩ thuật [47], đại học [43],[42], v.v… Song rất ít nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất-kĩ thuật trƣờng tiểu học. Cũng có một số công trình nghiên cứu về chuẩn, chuẩn hóa và quản lí giáo dục theo hƣớng chuẩn hóa [20],[22],[23] nhƣng cũng ít 3 thấy chuyên bàn về trƣờng tiểu học mà chủ yếu về trƣờng sở, GV và quản lí bồi dƣỡng GV các cấp học [40],[38],[35],[34]. Nhƣ vậy vấn đề chuẩn hóa cơ sở vật chất - kĩ thuật tuy đã đi vào khía cạnh hành chính, đƣa vào Chuẩn trƣờng tiểu học quốc gia nhƣng việc quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hƣớng chuẩn hóa còn chƣa có tiến triển rõ rệt. Việc nghiên cứu vấn đề đó nói chung và ở tiểu học nói riêng lại càng ít đƣợc quan tâm. Do đó, đề tài: “Quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định theo hướng chuẩn hóa” đƣợc lựa chọn để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật đáp ứng mục tiêu chuẩn hóa trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định góp phần chuẩn hóa và nâng cao hiệu quả quản lí nhà trƣờng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Các quan hệ quản lí trong nhà trƣờng có liên quan đến cơ sở vật chất-kĩ thuật ở trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Các hoạt động và quan hệ trong việc trang bị, bảo quản, sửa chữa, sử dụng cơ sở vật chất - kĩ thuật ở trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hƣớng chuẩn hóa khuyến khích đƣợc sự tham gia rộng rãi, tính tự chủ và chịu trách nhiệm, tác động vào các thay đổi về hành chính, nhận thức, nhân sự và kĩ thuật trong quá trình quản lí thì chúng sẽ tác động tích cực đến hiệu lực quản lí và hiệu quả của cơ sở vật chất - kĩ thuật. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận của quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hƣớng chuẩn hóa ở trƣờng tiểu học 5.2. Đánh giá thực trạng quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hƣớng chuẩn hóa ở một số trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hƣớng chuẩn hóa ở trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định. 6. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát thực trạng đƣợc thực hiện tại 05 trƣờng tiểu học. - Cơ sở vật chất - kĩ thuật không bao gồm tài chính, đất đai. - Các biện pháp quản lí đƣợc áp dụng ở cấp trƣờng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, chọn lọc các quan điểm, lí thuyết, quan điểm khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất theo hƣớng chuẩn hóa. - Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm và căn cứ lí luận. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn CBQL, GV trƣờng tiểu học. - Phƣơng pháp quan sát các hoạt động liên quan đến cơ sở vật chất-kĩ thuật nhà trƣờng. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật, phân tích, đánh giá hồ sơ quản lí của trƣờng. 7.3. Các phƣơng pháp khác - Phƣơng pháp sử dụng các công thức toán học, thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày các kết quả nghiên cứu. 5 - Phƣơng pháp chuyên gia nhằm mục đích lấy ý kiến đánh giá và thẩm định các biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trƣờng tiểu học theo hƣớng chuẩn hóa Chƣơng 2. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ở một số trƣờng tiểu học của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Chƣơng 3. Biện pháp quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trƣờng tiểu học theo hƣớng chuẩn hóa 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trong cơ sở giáo dục Nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trong cơ sở giáo dục là một trong những đề tài đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, một số luận án, luận văn, đề tài, nghiên cứu quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật thể hiện qua các nghiện cứu, luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục, các tiểu luận chuyên đề. Các nghiên cứu lí luận chuyên sâu về công tác quản lí nhà trƣờng, quản lí giáo dục nhƣ:“Cẩm nang quản lí nhà trường” của Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Nhật Tiến [2]; “Bản chất của quản lí giáo dục”, “Đặc điểm quản lí giáo dục và quản lí trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” và “Tiếp cận quản lí giáo dục hiện đại” của Đặng Thành Hƣng [27][28][28]; “Những cơ sở khoa học về quản lí giáo dục” của Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [6] . Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phƣơng tiện, thiết bị giáo dục nhƣ: “Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu quả sử dụng học liệu, phương tiện, thiết bị giáo dục”, “Hiệu quả sử dụng phương tiện, học liệu, thiết bị giáo dục” của Đặng Thành Hƣng [19][21]. Một số nghiên cứu việc quản lí cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở trƣờng THPT nhƣ: “Bàn về qui chuẩn và quản lí cơ sở vật chất – kĩ thuật – một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005-2010” của Phạm Ngọc Đào [11]; “Biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay” của Trần Đức Hùng [16]. Vấn đề quản lí cơ sở vật chất ở các trƣờng THCS, trƣờng Mầm non cũng đƣợc nghiên cứu trong các luận văn: “Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị 7 theo tiêu chuẩn trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng của Nguyễn Kim Hùng [17]; “Quản lí cơ sở vật chất-kĩ thuật trường trung học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa“ của Tạ Xuân Tiến [49]; “Quản lí cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, của Nguyễn Thị Tình [50] ; “Biện pháp quản lí cơ sở vật chất của Hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk của Nguyễn Hải Thanh [46]; “Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai của Lê Hoài Thu [48]. Tuy nhiên có rất ít những nghiên cứu, đề tài về quản lí cơ sở vật chất – kĩ thuật ở trƣờng tiểu học. Các nghiên cứu, luận văn, đề tài trên đều viết trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, trên cơ sở khảo sát thực trạng của một địa phƣơng cụ thể khi xem xét quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trƣờng học mà chƣa đi sâu về những vấn đề chuyên môn của khoa học quản lí. 1.1.2. Những nghiên cứu về chuẩn hóa trong giáo dục Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đã đi sâu nghiên cứu vấn đề về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục nhƣ Mark Gaynor, Scott Bradner, Tomaš Kunca, Đặng Thành Hƣng [20][22][23][25]. Một số nghiên cứu chuyên sâu về chuẩn hóa đƣợc thể hiện qua các công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học nhƣ: “Vấn đề chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục phổ thông”, Quan niệm về chuẩn hóa trong giáo dục”,“Quan niệm về chuẩn và xây dựng chuẩn giáo dục”, “Cơ sở khoa học của việc chuẩn hóa trong giáo dục phổ thông” của Đặng Thành Hƣng [20][22][23][25]. Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến vấn đề chuẩn hóa nhƣ: “Các giải pháp bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GV tiểu học của tỉnh Gia Lai” của Lê Văn Luyện [38]; “Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng chuẩn hóa GV tiểu học tại tỉnh Tiền Giang từ 1992 đến nay và sự hoàn thiện của nó trong những 8 năm tới” của Võ Văn Lộc [35]; “Làm thế nào để chuẩn hóa bàn ghế HS” của Vũ Đình Luyến [37]. Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các đề tài, luận văn đều đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đánh giá thực trạng việc quản lí, sử dụng các trang thiết bị dạy học để từ đó đƣa ra các biện pháp, giải pháp nâng cao việc quản lí sử dụng thiết bị và phƣơng tiện dạy học tại các nhà trƣờng. Tuy nhiên, việc quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hƣớng chuẩn hóa chƣa đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 1.2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật trƣờng tiểu học 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc 1.2.1.1. Khái niệm Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở trƣờng tiểu học là hệ thống các phƣơng tiện vật chất, kĩ thuật khác nhau làm chỗ dựa và đƣợc huy động vào mục đích tiến hành các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng. Khái niệm cơ sở vật chất – kĩ thuật liên tục đƣợc mở rộng nội hàm nhằm thích ứng thực tiễn phát triển giáo dục và phát triển khoa học công nghệ. Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở trƣờng tiểu học là tài sản công của Nhà nƣớc giao cho nhà trƣờng quản lí, sử dụng. Các tài sản công đó sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc và các nguồn kinh phí xã hội hóa hoặc do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc biếu, tặng, đóng góp để đầu tƣ xây dựng, mua sắm, trang bị. 1.2.1.2. Cấu trúc cơ sở vật chất - kĩ thuật Cơ sở vật chất – kĩ thuật của trƣờng tiểu học gồm: - Đất đai, khuôn viên và các công trình xây dựng do nhà trƣờng quản lí và sử dụng + Đất đai, khuôn viên, cảnh quan trong trƣờng. + Phòng học của HS, phòng làm việc của BGH, GV và nhân viên phục vụ, các phòng chức năng, phòng bộ môn 9 + Các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động dạy và học (nhà xe, cổng, tƣờng rào, cột cờ, sân vƣờn, bồn hoa cây cảnh…) - Hệ thống kĩ thuật hạ tầng (hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống cấp nƣớc, hệ thống điện thoại, đƣờng truyền internet…). + Các trang thiết bị: Bàn ghế ngồi học và làm việc, tủ đựng tài liệu, tủ trƣng bày, giá đựng tài liệu, bộ bàn ghế họp, tiếp khách, máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy photocopy; máy chiếu, màn chiếu, thiết bị âm thanh; điện thoại, thiết bị kết nối internet. + Hệ thống kĩ thuật: Máy phát điện, thiết bị chiếu sáng, thiết bị âm thanh, điện thoại, Website, mạng internet, vệ sinh, báo cháy, chữa cháy.. + Các trang thiết bị khác: Máy thu hình, chảo ăng ten…các dụng cụ, vật tƣ hậu cần khác. - Các phƣơng tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học (các máy móc thiết bị, vật liệu thực hành, thí nghiệm đƣợc GV và HS sử dụng trong hoạt động dạy và học). + Sách, báo, tài liệu, thiết bị ... trong thƣ viện (gọi chung là trang thiết bị trong thƣ viện). + Các vật trƣng bày truyền thống, các vật liệu phục vụ lễ tân và khánh tiết. - Các tài sản vật chất vô hình mà việc sử dụng phải chi trả bằng tiền nhƣ điện, cƣớc điện thoại, internet, phần mềm tin học.. Cơ sở vật chất – kĩ thuật và thiết bị ở trƣờng tiểu học có thể phân thành các loại nhƣ sau: + Các công trình xây dựng cơ bản: Nhà, sân, vƣờn, đƣờng đi, cây xanh, cây cảnh, trạm điện, trạm nƣớc, nhà xe … + Sách và tƣ liệu trong thƣ viện + Tài liệu và các thiết bị nghe nhìn, trình chiếu: băng, đĩa, tài liệu trên mạng … máy vi tính, máy chiếu các loại (projecter, máy chiếu overhead …) Radio - casette, video, đầu VCD, DVD, tivi, điện thoại, máy fax… 10 + Thiết bị và vật tƣ thí nghiệm, thực hành: Mô hình, vật mẫu, tranh ảnh, bản vẽ, bảng tủ, các dụng cụ máy móc thực hành, nguyên, nhiên, vật liệu (xăng dầu, hóa chất …) + Nội thất và thiết bị kĩ thuật chuyên dùng trong trụ sở làm việc: Bàn ghế, tủ hồ sơ, máy in, máy photocopy… + Nội thất và các thiết bị máy móc trang bị cho phòng họp, phòng y tế, nhà ăn, thƣ viện, các trang thiết bị tuyên truyền nhƣ: Âm ly, loa, đài, tivi … + Trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí: Loa đài, ánh sáng, nhạc cụ, dụng cụ thể thao, phông màn, quần áo … + Phƣơng tiện giao thông: xe ôtô, xe máy … + Hệ thống cung cấp điện, nƣớc: Hệ thống đƣờng dây, cột điện, điện chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nƣớc sạch, nƣớc uống … + Các thiết bị cứu hoả, chống bão lụt. + Các vật rẻ tiền mau hỏng Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở trƣờng tiểu học còn đƣợc phân loại theo tính năng và tác dụng nhƣ sau: + Các công trình xây dựng ngoài trời: Nhà cửa, sân vƣờn, đƣờng đi ... + Các trang thiết bị nội thất nhƣ: Đồ gỗ, đồ điện, đồ gia dụng …, các dụng cụ sinh hoạt và máy móc phục vụ sinh hoạt. + Tƣ liệu (sách báo và các phƣơng tiện khai thác tài liệu) + Thiết bị kĩ thuật dạy học, thiết bị y tế, thiết bị văn nghệ, thể dục thể thao, thiết bị điện nƣớc, thiết bị giao thông, thiết bị chống cháy, chống bão lụt, thiết bị vệ sinh và chống ô nhiễm môi trƣờng ….vv. 1.2.2. Đặc điểm cơ sở vật chất - kĩ thuật trường tiểu học 1.2.2.1. Đặc điểm kĩ thuật - Tính đa dạng và phức tạp: Thể hiện ở mặt cơ sở vật chất – kĩ thuật và thiết bị dạy học có nhiều loại hình, nhiều vật thể và thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng