Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trước 1945 – trường hợp đời mưa g...

Tài liệu Luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trước 1945 – trường hợp đời mưa gió và làm đĩ

.PDF
100
1
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN DUY HÙNG LUẬN ĐỀ GIỚI TÍNH TRONG TRANH LUẬN TIỂU THUYẾT TRƯỚC 1945 - TRƯỜNG HỢP ĐỜI MƯA GIÓ VÀ LÀM ĐĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN DUY HÙNG LUẬN ĐỀ GIỚI TÍNH TRONG TRANH LUẬN TIỂU THUYẾT TRƯỚC 1945 - TRƯỜNG HỢP ĐỜI MƯA GIÓ VÀ LÀM ĐĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Ngọc Kiên Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trước 1945 – trường hợp Đời mưa gió và Làm đĩ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông và kết quả nghiên cứu là trung thực và được đúc rút trong quá trình tôi nghiên cứu các tài liệu khoa học và tác phẩm của hai nhà văn. Việc tham khảo các tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng như quy định. Luận văn hoàn toàn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Phú Thọ, tháng 7 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Duy Hùng ii LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi chân thành cảm ơn PGS. TS. Phùng Ngọc Kiên, người thầy đã tận tình, nhiệt huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành thành cảm ơn thầy cô khoa Ngữ văn, Ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bầy tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp tôi hoàn thành khoá học và luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, tháng 7 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Duy Hùng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………….....i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………......ii MỤC LỤC…………………………………………………………………...iii MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu………………………………………1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu……………………………………………...7 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….. 13 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….. 14 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 14 6. Đóng góp của luận văn…………………………………………………....15 7. Cấu trúc luận văn………………………………………………………….15 CHƢƠNG 1. GIỚI TÍNH TRONG CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI………….17 1.1. Mối quan hệ xã hội trong Đời mưa gió……………………………………..17 1.1.1. Định kiến nam quyền…………………………………………………17 1.1.2. Sự nổi lên của tính nữ…………………………………………………23 1.2. Quan hệ xã hội trong Làm đĩ……………………………………………27 1.2.1. Thái độ bất bình đẳng nam nữ………………………………………...27 1.2.2. Ý thức về thân thể phụ nữ…………………………………………….29 Tiểu kết ………….………………………………………………………….32 CHƢƠNG 2. PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH…………………………......34 2.1. Giới tính trong gia đình Đời mưa gió………………………………......34 2.1.1. Tuân phục phong tục truyền thống……………………………………34 2.1.2. Vượt khỏi những ràng buộc và chuẩn mực………………………….. 38 2.2. Vấn đề giới tính trong gia đình của tiểu thuyết Làm đĩ…………………49 2.2.1. Truyền thống phân biệt nam nữ……………………………………….49 2.2.2. Sự trỗi dậy của vai trò thân thể………………………………………. 58 Tiểu kết ……………………………………………………………………. 65 iv CHƢƠNG 3. GIÁO DỤC TRONG LUẬN ĐỀ GIỚI TÍNH…………….67 3.1. Giới tính trong giáo dục mới và cũ……………………………………...67 3.1.1. Giáo dục để quy phục…………………………………………………67 3.1.2. Giáo dục để giải phóng cá nhân………………………………………69 3.2. Giáo dục thể chất và tinh thần…………………………………………..72 3.2.1. Nhấn mạnh đời sống thân xác……………………………………….. 72 3.2.2. Giáo dục về đời sống tinh thần………………………………………..79 Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………………………..83 KẾT LUẬN…………………………………………………………………85 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Giai đoạn 1930 - 1945 được đánh giá là giai đoạn văn học Việt Nam hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Trên tiến trình ấy, tiểu thuyết với tư cách là một bộ phận góp phần tạo nên sự bề thế cho nền văn học xứng đáng là đại diện tiêu biểu nhất. Chính vì thế, thể loại này luôn dành được rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà phê bình, nghiên cứu khi nghiên cứu văn học. Góp phần lớn vào những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, không thể không nhắc đến hai trụ cột tiểu thuyết lãng mạn Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết hiện thực phê phán. Việc nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết hiện thực phê phán chính là để làm rõ hơn giá trị của hai trụ cột ấy. Trải qua sự chắt lọc khắt khe cùng với nhiều sự phản hồi khác nhau của thời gian và dư luận, văn chương của Tự lực văn đoàn đã thực sự khẳng định được chỗ đứng của mình trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Song song với đó là văn học hiện thực phê phán, với đại diện tiêu biểu là những tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đối với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, lâu nay, người ta vẫn cho rằng các luận đề được đặt ra là luận đề xã hội. Điều này gắn với tôn chỉ và mục đích của văn đoàn đề ra từ khi thành lập, đó là “dùng văn chương để cải tạo xã hội”. Tiểu thuyết luận đề minh hoạ cho một tư tưởng, một quan điểm có sẵn, một vấn đề mà nhà văn luôn đau đáu suy nghĩ và tìm cách đấu tranh cho nó, nhà văn có khi sẵn sàng hi sinh nghệ thuật, bỏ đi những cái hay, cái tinh tuý trong nghệ thuật để phục vụ cho luận đề của mình. Những tác phẩm tiêu biểu như: Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh, Nửa chừng xuân, Thoát ly, Gia đình, Thừa tự, Trống Mái của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Đạo đã rất thành công trong việc lên án quan niệm phong kiến khắc nghiệt lỗi thời, cổ vũ tự do cá nhân, đề cao tầng lớp bình dân và phản đối lối sống trưởng giả, 2 kiểu cách. Qua những tác phẩm ấy, có thể thấy trong quan điểm của Tự lực văn đoàn, văn chương thực sự là một thứ công cụ đắc lực để tác động vào xã hội. Khi nghiên cứu tiểu thuyết ở phạm vi nhỏ hẹp ta sẽ thấy được những giá trị và ý nghĩa riêng nhưng nếu chỉ quan tâm ở tầm rộng lớn thì khó mà nhận ra. Do đó, giới tính là một trong những vấn đề rất quan trọng, nhất là vào thời điểm sáng tác trong giai đoạn văn học 1930 - 1945. Cho nên đề tài chúng tôi thực hiện nhằm góp phần đáp ứng phần nào yêu cầu cấp thiết đó. 1.2. Một trong những yếu tố thể hiện đậm đặc ý thức sáng tác của các tiểu thuyết gia Tự lực văn đoàn và văn học hiện thực chính là tư duy về nghệ thuật, là sự đổi mới cách viết. Các vấn đề được đặt ra trong các tác phẩm mới mẻ phù hợp với thị hiếu của độc giả và được xã hội quan tâm nhiều. Đó là sự đấu tranh giữa những cái mới, cái tiến bộ, hiện đại chống lại những cái cũ, cái lạc hậu, thể hiện khát vọng chân chính và tự do trong tình yêu hôn nhân gia đình của con người. Giá trị cách tân trong quan điểm sáng tác của các nhà văn (đóng góp quan trọng nhất vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam) được thể hiện tương đối rõ nét trong từng tác phẩm. Khi làm rõ được điều này sẽ góp phần khẳng định giá trị đích thực của văn chương Tự lực văn đoàn và văn học hiện thực. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các nhà văn như: Nhất Linh, Khái Hưng và Vũ Trọng Phụng với hai tiểu thuyết nổi tiếng Đời mưa gió và Làm đĩ. Có thể nói, hai tiểu thuyết kể trên rất gần nhau về thời gian sáng tác. Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng xuất bản vào năm 1933. Tác phẩm xây dựng hình ảnh một cô gái giang hồ nhưng lại đề cao sự tự do nam nữ, sống chung không bị ràng buộc những lễ nghi hà khắc. Dù vậy, trong Đời mưa gió nhà văn không miêu tả về ân ái, giao hợp của nhân vật. Tiểu thuyết Làm đĩ ra đời sau 3 năm (1936), cũng viết về một cô gái làm nghề bán hương 3 nhưng Vũ Trọng Phụng lại mô tả về quá trình trụy lạc rất tỉ mỉ, chân thực và mạnh dạn hơn. Sau khi Làm đĩ cùng với một số tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng ra đời, trên diễn đàn văn học ở miền Bắc khi ấy đã có hai khuynh hướng báo chí đối lập nhau: một bên là Tự lực văn đoàn với Phong Hóa, Ngày Nay và một bên là những tờ báo chống lại Tự lực văn đoàn, như Tiểu thuyết thứ bẩy, Hữu Ích, Phổ Thông bán nguyệt san thuộc nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình Long, với các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Lan Khai, Trường Tửu.. Trong những sự xung đột, đối đầu thì riêng trường hợp giữa Khái Hưng - Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng có nguyên do sâu xa, căng thẳng hơn. Đó là sự đối lập về quan điểm, tư tưởng và phong cách văn học trong quá trình sáng tác. Khái Hưng và Nhất Linh đã thể hiện thái độ ra mặt chê nhà văn Vũ Trọng Phụng. Cụ thể, Khái Hưng chê Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy cái xấu trong con người và Nhất Linh chê Vũ Trọng Phụng là dâm ô. Còn về phía Vũ Trọng Phụng, ông phản bác lại một cách thẳng thắn theo quan điểm của nhà văn tả chân rằng: Mình chỉ nói lên sự thực. Cuộc tranh luận về Vũ Trọng Phụng chung quanh vấn đề “dâm hay không dâm” tương đối quyết liệt nhưng vẫn không thể phân bua rõ bên nào thắng bên nào bại. Và từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc, cuộc tranh luận ấy kéo dài khoảng 3 năm (từ cuối năm 1936 đến cuối 1939). Chính Thái Phỉ, chủ bút báo Tin văn, trên số 25 ra ngày 01/09/1936, là người châm ngòi cho cuộc tranh luận qua bài Văn chương dâm uế. Trong bài viết, Thái Phỉ tập trung nhằm vào cá nhân Vũ Trọng Phụng, một người mà ông vẫn thường quý mến vì văn tài. Đồng thời, ông Hữu Phỉ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo một khuynh hướng văn chương nguy hại tả cái dâm uế một cách táo bạo, khó coi, trần truồng hết sức gây phản cảm đối với độc giả. Cho nên, ông gọi đó là thứ “văn chương dâm uế” không có tính nghệ thuật cần có. 4 Mặc dù trước đó 2 năm trên Ngọ báo, Thái Phỉ từng có bài viết khen ngợi về thành công của Vũ Trọng Phụng với phóng sự Cạm bẫy người. Ông đã thực lòng khen ngợi vì nhà văn có một tác phẩm viết rất thành công và có giá trị về phương diện khảo chứng cũng như về phương diện văn chương. Cạm bẫy người là tác phẩm được viết một cách có tính nghệ thuật cao, có sức cám dỗ lay động người đọc với mục đích chính đáng là phê phán, lật tẩy hiện tượng xã hội xấu xa là cờ bạc bịp. Trong tác phẩm, giọng văn trào phúng, mát mẻ của Vũ Trọng Phụng được đánh giá là rất phù hợp. Thái Phỉ cũng rất tinh tế khi nhận ra khuynh hướng tả chân mà Vũ Trọng Phụng đã dẫn theo gót các bậc thầy như G. Maupassant, G.Flaubert. Đồng thời ông cũng dè chừng lối viết mà theo ông dễ bị quy là tính chất khiêu dâm trên những tác phẩm đầu tay của Vũ Trọng Phụng. Bởi vậy, người đọc ngạc nhiên khi thấy Vũ Trọng Phụng phản ứng gay gắt với Thái Phỉ qua bài Thư ngỏ cho ông Thái Phi, chủ bút báo Tin văn về bài Văn chương dâm uế đăng trên Hà Nội báo, số 38 ra ngày 23/09/1936. Phải chăng với Thái Phỉ, ông chỉ là cái cớ để Vũ Trọng Phụng nói cho thoả thích, cho hả lòng hả dạ và công khai sự đối lập quan điểm với những người khác vì đố kỵ, vì muốn tranh giành độc giả mà châm chọc, công kích ông? Là một nhà văn tả chân nên khi đọc bài của Thái Phỉ, Vũ Trọng Phụng nhận thấy phải có trách nhiệm, phải bộc lộ thái độ dứt khoát, rành mạch. Vì vậy, ông đã thẳng thắn nói rằng, lý lẽ của Thái Phỉ là không có sức thuyết phục, bởi tối tăm, luẩn quẩn là sự phỉ báng, phạm thượng đối với văn chương tả thực. Cũng vì do bắt bẻ chữ nghĩa của Thái Phỉ đã dùng trong bài Văn chương dâm uế, đứng ở vị trí và lập trường, quan điểm của người viết, Vũ Trọng Phụng đã phản ứng trước sự quy chụp thiển cận cho rằng ông đã miêu tả cái dâm để khiêu dâm người đọc, khiến họ mất đi sự tỉnh táo, phê phán cần thiết. Vũ Trọng Phụng đã tự tin với mục đích viết văn với quan điểm rõ ràng 5 và chính đáng của mình: viết về cái xấu, nhơ bẩn, dâm uế để tố cáo, lên án nó, khơi dậy trong độc giả sự công phẫn, đối phó chống lại thực trạng và những kẻ thủ phạm gây ra những tệ nạn xã hội xấu xa ấy. Có thể thấy, trên những nét cơ bản, quan điểm của Thái Phỉ cũng như Vũ Trọng Phụng về đối tượng và mục đích viết về những cái xấu xa, nhơ bẩn của xã hội…là gần gũi và đồng thuận nhau. Chỗ khác nhau trong quan niệm của mỗi ông chỉ là ở mức độ và cách viết như thế nào thì phải và có thể chấp nhận được, để không rơi vào tình trạng khiêu dâm người đọc. Thái Phỉ e ngại về sự miêu tả quá đà, nhồi nhét quá mức cảnh dâm uế vào bất cứ đâu, làm cho người đọc mụ mị không còn tỉnh táo minh mẫn hoặc ghê sợ hoặc rung động một cách lệch lạc bị kích thích về mặt thú tính của con người. Còn Vũ Trọng Phụng, ông nhất nhất bảo vệ quan điểm của mình và khẳng định: nhà văn tả chân có quyền và bổn phận tả những cảnh về thuộc về đời sống tình dục tự nhiên của con người, về cái dâm thuộc về thiên tính - nhưng lúc nào cần tả, lúc nào không nên tả thì cần phải cân nhắc để văn chương không rơi vào khiêu dâm. Còn thứ dâm uế dâm loạn – tức là những hành vi xấu xa, cần lên án thì phải mô tả cho thật kỹ về nó, phải lôi nó ra dưới ánh sáng ban ngày, có như vậy mới khiến người đọc bất bình, công phẫn tố cáo nó. Với Vũ Trọng Phụng, ông không tán thành lối viết của một số tác giả theo kiểu nửa kín nửa hở, phủ lên bằng những câu văn bóng bẩy, thanh nhã bởi như vậy càng làm cho độc giả thêm tò mò mà không thỏa nguyện. Phong cách của Vũ Trọng Phụng là viết thẳng thắn, thành thực, là nói toạc ra các khía cạnh của sự thật cho dù có tàn nhẫn, có khó đọc, khó nghe. Những sự thật cay nghiệt, giống như những liều thuốc đắng dù khó uống, khó nuốt trôi nhưng lại có tác dụng làm cho người ta mau khỏi bệnh. Tháng 10 năm 1939, Vũ Trọng Phụng qua đời. Sau đó, cả hai phía tranh luận: phía người phê phán và phía người tự bảo vệ, bên nào xem ra cũng có lý, không bên nào chịu bên nào. Và đến Tạp chí Tao đàn số 12-1939, số 6 tưởng niệm Vũ Trọng Phụng 2 tháng ngay sau ngày nhà văn qua đời thì có sự thay đổi. Lúc này, những lời khen kèm những lời tiếc thương nhà văn đầy tài năng và số phận ngắn ngủi đã đưa Vũ Trọng Phụng lên vị trí rất cao trong nền văn chương đương đại. Đồng thời cuộc tranh luận về vấn đề “dâm hay không dâm” cũng được khép lại. 1.3. Giới tính luôn là vấn đề tương đối nhạy cảm, nhất là trong xã hội Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, đối với câu chuyện văn chương, đây lại là vấn đề rất mới, được nhiều người quan tâm, đồng thời cũng quan ngại nên đã gây ra không ít những bài viết tranh luận trên các diễn đàn ngôn luận. Trong nghiên cứu văn học, nghiên cứu luận đề giới tính trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và văn học hiện thực ngoài việc khẳng định những giá trị nội tại còn có ý nghĩa bổ sung cho cách nhìn hệ thống về giới tính trong văn học Việt Nam. Điều thú vị là các nhà văn của hai cuốn tiểu thuyết Đời mưa gió và Làm đĩ lại cùng viết về một chủ đề, nhân vật chính trong tác phẩm đều là giới tính nữ. Hai nhân vật nữ ấy, họ cùng sinh ra trong những gia đình khá giả, cha có địa vị xã hội. Hai tác phẩm với những dữ kiện được đặt ra giống nhau, nhưng dưới những góc độ nhìn nhận khác nhau, sự chiếu rọi của quan điểm nghệ thuật khác nhau, các tác giả lại tìm ra những kết quả, những cách hóa giải khác biệt mang đậm dấu ấn từng người. Đó là cách xây dựng diễn biến số phận của nhân vật chính, là các mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật xung quanh với cách kể chuyện trong hai tiểu thuyết cũng không giống nhau. Mỗi nhân vật được giao trọng trách gửi gắm quan điểm, tư tưởng, phong cách văn học của mỗi nhà văn. Từ đó, cho ta thấy rõ quan điểm nhìn nhận về giới tính đối với các nhà văn đương thời, và cách nhìn, cách lý giải, xử lý tình huống của các nhà văn là vô cùng phong phú, đa dạng, không hề 7 trùng lặp. Đây chính là đặc tính sáng tạo, hết sức quan trọng trong quá trình sáng tác văn học. Có thể thấy, đặt hai tác phẩm trong cùng bình diện để phân tích và so sánh, người viết đã nhận thấy được điểm tương đồng và khác biệt về luận đề “giới tính”, từ đó nhận diện được những sáng tạo riêng giữa hai tác phẩm thuộc hai trào lưu văn học: văn học lãng mạn và hiện thực. Chính bởi thế, chúng tôi đề xuất đề tài: “Luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trƣớc 1945 - trƣờng hợp Đời mưa gió và Làm đĩ” của nhà văn Nhất Linh cùng viết với nhà văn Khái Hưng và nhà văn Vũ Trọng Phụng để nghiên cứu. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Từ khi ra đời đến nay, Tự lực văn đoàn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu văn học. Có rất nhiều công trình xuất sắc nghiên cứu từ trước năm 1945 ở cả hai miền Nam Bắc. Nhưng ý kiến đánh giá lại không hoàn toàn nhất quán, thậm chí trái ngược nhau. Ý kiến khen cũng nhiều nhưng chê cũng không ít. Trước năm 1945, xuất hiện các công trình của Trương Chính. Trong cuốn Dưới mắt tôi (1939), ông đã dành nhiều trang để đánh giá những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu của Khái Hưng, Nhất Linh đang “làm mưa làm gió” trên văn đàn thời đó với thái độ tôn trọng, ghi nhận sự tiến bộ, mới mẻ. Tiêu biểu là những tiểu thuyết như: Đoạt tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm của Nhất Linh; Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình của Khái Hưng và hai tác phẩm viết chung của Nhất Linh và Khái Hưng là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió. Tác giả Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1941), cũng dành nhiều trang đánh giá về Tự lực văn đoàn nhưng chủ yếu là Nhất Linh và Khái Hưng. Trong sách ấy, ông nhận định rằng Nhất Linh thiên về tiểu thuyết luận đề, còn Khái Hưng thiên về khuynh hướng lí tưởng. Rồi nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn Việt Nam hiện đại(1942) cũng đã dành hơn một trăm trang đánh giá về Tự lực văn đoàn, 8 thừa nhận tài năng của các nhà văn.Ông gọi nhà văn Nhất Linh là “tiểu thuyết gia” [36]. Ngoài ra còn có Trương Tửu với bài Loa số 76 (1935), Lê Thanh báo Ngày Nay số 126/9- 1938, Trần Thanh Mai với báo Phong Hóa số 2/1934 và Sông Hương số 5/1941 đã đánh giá cao về Tự lực văn đoàn. Các công trình trên bước đầu mới chỉ nêu lên một số đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn về tư tưởng và nghệ thuật như đấu tranh giải phóng cá nhân, nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy nhiên những luận điểm nêu ra còn được đánh giá chung chung và có phần còn đơn giản. Từ năm 1945 đến 1986, do điều kiện đất nước có chiến tranh và khắc phục hậu quả của chiến tranh, công việc nghiên cứu văn học tạm lắng xuống để nhường chỗ cho hoạt động tuyên truyền chính trị. Tuy nhiên không vì thế mà vấn đề về Tự lực văn đoàn, thơ Mới hay văn học lãng mạn ít được chú ý. Tự lực văn đoàn vẫn được nghiên cứu ở cả hai miền với những góc độ khác nhau. Ở miền Nam, những tác phẩm của Tự lực văn đoàn được in lại, nhiều vấn đề được nghiên cứu sâu hơn. Nguyễn Văn Xung với Bình giảng về Tự Lực văn đoàn (1958), Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III (1960), Doãn Quốc Sỹ có bài Về Tự Lực văn đoàn (1960), Lê Hữu Mục viết Khảo luận về Đoạn tuyệt (1960), Thanh Lãng có cuốn Phê bình văn học thế hệ 32 (1972), Vũ Hân xuất bản Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX 1800- 1945 (1973), Thế Phong viết Nhà văn tiền chiến 1930 1945 (1974), Bùi Xuân Bào viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972)… Nhìn chung các tác phẩm này đánh giá nghiêng về khen nhiều hơn chê. Phần lớn họ đều đề cao Tự lực văn đoàn ở tiểu thuyết luận đề và nghệ thuật tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật, còn vấn đề về giới tính thì chưa có được đề cập đến. Ở miền Bắc, có công trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập II- 1958; Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ với 9 Văn học Việt Nam 1930- 1945,1961; Vũ Đức Phúc có Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, 1961) và Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại 1930 - 1945, 1971; cùng các bài phê bình của Nam Mộc, Nguyễn Đức Đàn….Nhìn chung các công trình chủ yếu tập trung phê bình nội dung xã hội của tác phẩm trên phương diện chính trị, đạo đức, tư tưởng. Họ có cái nhìn khắt khe đối với Tự lực văn đoàn, cho những tác phẩm này “căn bản là bạc nhược, suy đồi” vì không cổ vũ con người hành động trong cảnh nước mất nhà tan mà “ru ngủ thanh niên” trong những chuyện tình cảm lãng mạn. Trong khi hàng nghìn người đang sống chết cho một lý tưởng cao đẹp là độc lập dân tộc, giải phóng con người thì Tự lực văn đoàn lại để cho các nhân vật của mình chìm đắm trong giấc mộng tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Vì thế nên Tự lực văn đoàn được xem như là “cơ hội chủ nghĩa”, “tư tưởng tiểu tư sản”, “lãng mạn thoát ly”….[61] Từ năm 1986 trở đi, hiện tượng Tự lực văn đoàn đã được nhìn nhận lại một cách khách quan và công bằng hơn. Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự thổi luồng sinh khí mới và “cởi trói” về mặt tư tưởng cho các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu phê bình. Họ được tự do hơn trong việc tiếp cận theo những góc nhìn khoáng đạt hơn, được mạnh mẽ và thẳng thắn cả khi khen và chê một cách khách quan và khoa học. Các hiện tượng văn học, các nghi án văn học được đánh giá, xem xét lại với thái độ bình tĩnh và khách quan hơn. Tự Lực văn đoàn cũng nằm trong quỹ đạo đó. Nhiều bài nghiên cứu, chuyên luận mới ra đời. Họ có những cách nhìn mới về văn xuôi Tự Lực văn đoàn. Huy Cận trong cuộc Hội thảo về Tự Lực văn đoàn ngày 27 tháng 5 năm 1989 tại khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đi tới kết luận: “Tự Lực văn đoàn đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, với lối văn trong sáng và rất Việt Nam”. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng Tự Lực văn đoàn với những tiền đề về văn hoá xã hội mới đã “tạo nên những 10 giá trị mới cho văn học”. Còn Giáo sư Phan Cự Đệ khẳng định: “tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn có công lớn trong việc đổi mới nền văn học vào những năm 30 của thế kỷ, đổi mới từ quan niệm nghệ thuật cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đường hiện đại hoá làm cho ngôn ngữ trở nên trong sáng và giàu có hơn.”. Giáo sư Trương Chính trong Báo Người giáo viên nhân dân số đặc biệt, (27, 28, 29, 30, 31) tháng 7/1989 cũng cho rằng “Tự Lực văn đoàn có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của văn học ta những năm 30”. Giáo sư Trần Đình Hượu nhấn mạnh: “Những năm 20 là quá trình khẳng định văn học mới và Tự Lực văn đoàn đánh dấu giai đoạn toàn thắng với sự đóng góp lớn chủ động và tích cực”. Ngoài ra còn hàng loạt các công trình nghiên cứu chuyên sâu của Lê Thị Đức Hạnh Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự Lực văn đoàn, Vũ Thị Khánh Dần Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua, Đỗ Đức Dục Góp phần đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945), Lê Thị Dục Tú Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, Phạm Quang Long Tự Lực văn đoàn – một kiểu tư duy văn học, Mã Giang Lân (chủ biên), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900- 1945 và những đóng góp của nó, Nguyễn Hữu Hiếu Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) Tự Lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, Dương Hương Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh, Lê Minh Truyện Thạch Lam với Tự Lực văn đoàn, Nguyễn Trác và Đái Xuân Ninh Về Tự Lực văn đoàn, Vũ Tiến Quỳnh (Tuyển chọn) Nhất Linh Khái Hưng - Hoàng Đạo, Hà Minh Đức Tự lực văn đoàn – Trào lưu tác giả, Khúc Hà Linh Anh em Nguyễn Tường Tam – Nhất Linh ánh sáng và bóng tối… Do được nhìn nhận một cách khách quan và công bằng hơn nên ở miền Bắc Tự lực văn đoàn đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý của nhiều sinh viên ngành Ngữ văn trong các luận văn, luận án và khóa luận tốt nghiệp. 11 - Trong cuốn Tự lực văn đoàn, trào lưu - tác giả, Hà Minh Đức có bài viết Lời giới thiệu tiểu thuyết Đời mưa gió của Khái Hưng và Nhất Linh với những ý kiến, đánh giá về tiểu thuyết này. - Trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24B , Nxb Khoa học xã hội, năm 1997 có bài Đời mưa gió với những phân tích và đánh giá chung nhất về tiểu thuyết Đời mưa gió. - Bài viết Những ấn tượng còn đọng lại, Bùi Hiển in trong cuốn Tự lực văn đoàn, trào lưu - tác giả đã ghi lại những ý kiến, nhận xét của tác giả về nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió. - Trong cuốn Tự lực văn đoàn, trào lưu – tác giả có bài Thế giới nhân vật trong Tự lực văn đoàn. Bài viết nói đến các kiểu nhân vật thường thấy trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Trong đó đề cập đến nhân vật Tuyết, một kiểu nhân vật mới mẻ trong văn chương Tự lực văn đoàn. Trung tâm của văn đoàn đó là chống lễ giáo phong kiến mà người phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu. Có thể nhắc tới bài viết Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn của Trương Chính. Lê Thị Dục Tú trong cuốn Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn có đề cập đến hình tượng người phụ nữ, đặc biệt là ở chương 2, 3 nói về Thế giới nội tâm và Vẻ đẹp thể chất. Nhưng nhìn chung những bài viết này chủ yếu khai thác nhân vật để thấy sự đổi mới về quan niệm, tư tưởng của tác giả so với đương thời, xem xét nhân vật ở bình diện xã hội, triết học, mỹ học chứ chưa nhìn nhận nhân vật ở góc độ giới tính. 2.2. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các nhà văn luôn phấn đấu để sáng tạo những giá trị mới, thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của truyền thống. Đồng thời cũng trân trọng tiếp thu, giữ gìn các giá trị truyền thống của cha ông. Năm 18 tuổi, Vũ Trọng Phụng đã đến với văn chương qua một loạt truyện ngắn trong chuyên mục Chuyện thứ hai đăng trên tờ Ngọ báo. Những tác phẩm ấy vượt qua ý nghĩa thử bút, bước đầu đã bộc lộ những dấu 12 hiệu của một tài năng. Ông bắt đầu được công chúng chú ý và đón nhận nhiều từ vở kịch Không một tiếng vang (1931), các phóng sự Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934). Với các tác phẩm này đồng nghiệp tôn vinh ông là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Đến năm 1936, báo chí càng quan tâm và viết nhiều hơn về ông. Vì tính riêng trong năm 1936, ngoài tập phóng sự nổi tiếng Cơm thầy cơm cô, các truyện ngắn Bộ răng vàng, Hồ sê líu hồ líu sê sàng… Vũ Trọng Phụng lần lượt cho ra đời nhiều tiểu thuyết hiện thực xuất sắc: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ. Như vậy, hơn chín mươi năm qua, kể từ lúc Vũ Trọng Phụng gia nhập làng văn với tác phẩm Chống nạng lên đường (1930) trở đi, cả khi sinh thời cũng như lúc đã quá cố, dường như ông luôn một mình lênh đênh chìm nổi trên dòng sông dư luận. Giờ đây, xem xét lại những chặng đường, những khúc quanh, ngã rẽ của lịch sử phê bình nghiên cứu con người và sự nghiệp sáng tác Vũ Trọng Phụng không chỉ có ích cho tìm hiểu, đánh giá về nhà văn mà còn có ý nghĩa tích cực về mặt quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu di sản văn học trong quá khứ nói chung. Tính từ thời điểm viết luận văn tháng 7 năm 2020, theo sự thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đã có gần 200 tiểu luận, phê bình viết về Vũ Trọng Phụng. Và có hai cuốn sách viết về riêng ông. Đó là Vũ Trọng Phụng – mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam của Lan Khai (Nxb Minh Phương, H.1941) và cuốn Vũ Trọng Phụng – nhà văn hiện thực của Văn Tâm (Nxb Kim Đức, H.1957). Bên cạnh đó có Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của tác giả Đinh Trí Dũng, người hướng dẫn là phó giáo sư Nguyễn Hoàng Khung. Nhân vật gái điếm trong tác phẩm “Làm đĩ” của Vũ Trọng Phụng và “Xóm Rá” của Ngọc Giao” tác giả Đào Phú Nghĩa do tiến sĩ Vũ Thị Trang hướng dẫn… Trong cuốn sách Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học Hà Nội - 2003, giáo sư Hà Minh Đức chủ biên có gần 30 bản tham luận trong cuộc hội thảo khoa học ở Việt 13 Nam được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 10 năm 2002 nhưng chưa có bài viết và luận văn nào nghiên cứu về luận đề giới tính. 2.3. Khi chúng tôi tìm hiểu về luận đề giới tính trong tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết của Nhất Linh - Khái Hưng và Vũ Trọng Phụng trong hai trường hợp Đời mưa gió và Làm đĩ chưa có công trình và đề tài luận văn nào nghiên cứu làm về vấn đề này. Trong khi đó, vấn đề giới tính trong môi trường giáo dục hiện nay rất chú trọng và được quan tâm. Vì thế, luận văn này của chúng tôi phù hợp với tình hình thực tế. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nhất Linh, Khái Hưng và Vũ Trọng Phụng đều là những tên tuổi lớn trong văn học Việt Nam trước năm 1945 nên tìm hiểu tác phẩm của những nhà văn đó luôn thấy sự sáng tạo và có giá trị sâu sắc. Nhất là vấn đề giới tính trong hai cuốn tiểu thuyết Đời mưa gió và Làm đĩ cho tới hôm nay vẫn còn mới và được nhiều sự quan tâm của độc giả. Vì vậy khi thực hiện đề tài này, luận văn hướng tới phân tích làm rõ về luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trước 1945 – trường hợp Đời mưa gió và Làm đĩ. Từ đó, nhận diện điểm tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm khi viết cùng một chủ đề như những đóng góp của các nhà văn trong văn học Việt Nam hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài khảo sát nhận diện, so sánh luận đề giới tính trong tiểu thuyết lãng mạn và hiện thực trong văn học Việt Nam trước 1945 qua trường hợp Đời mưa gió và Làm đĩ. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích sẽ thực hiện nhiệm vụ cụ thể: - Nhận diện, phân tích giới tính trong các mối quan hệ xã hội của hai cuốn tiểu thuyết Đời mưa gió và Làm đĩ - Nhận diện, phân tích về phụ nữ trong gia đình của hai cuốn tiểu thuyết Đời mưa gió và Làm đĩ 14 - Nhận diện, phân tích về giáo dục trong luận đề giới tính của hai cuốn tiểu thuyết Đời mưa gió và Làm đĩ Từ đó, hiểu rõ được về luận đề giới tính trong hai cuốn tiểu thuyết Đời mưa gió và Làm đĩ là vấn đề luôn mới mẻ có tính thời đại và cần được độc giả quan tâm nhiều hơn theo chiều hướng tích cực. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượngnghiên cứu - Luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trước 1945 - trường hợp Đời mưa gió và Làm đĩ - Nội dung kiến thức về luận đề giới tính 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát hai trường hợp Đời mưa gió của Nhất Linh - Khái Hưng và Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5.1. Phương pháp xã hội học văn học Vận dụng cách nhìn từ góc độ văn hóa và xã hội để tiếp cận cuộc tranh luận tiểu thuyết của ba tác giả lớn trong văn học Việt Nam về một đề tài dễ gây tranh luận và chưa có tiền lệ trong lịch sử văn học: tính dục 5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học - Đọc, nghiên cứu, lựa chọn những chi tiết và sự việc tiêu biểu trong tác phẩm, phân tích, tổng hợp, hệ thống các nguồn trích dẫn trong tài liệu, tham khảo các tài liệu liên quan tới đề tài. 5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh Để chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt về luận đề giới tính trong từng tác phẩm, cần đối chiếu so sánh làm rõ giới tính được biểu hiện như thế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng