Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ PHÙ HỢP VỚI THÔNG ...

Tài liệu KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ

.PDF
37
247
89

Mô tả:

KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP Thông tin chuyên đề: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ PHÙ HỢP VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ (Tài liệu tham khảo phục vụ Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII) Hà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC QUI ĐỊNH THỎA THUẬN TRƯỚC VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA) TRONG QUẢN LÝ THUẾ ......................... 6 1. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay ................................................................. 6 2. Xu thế phát triển cơ chế APA ở một số quốc gia trên thế giới ...................................... 8 2.1. Malaysia.................................................................................................................. 8 2.2. Trung Quốc ............................................................................................................. 9 2.3. Nhật Bản ............................................................................................................... 11 2.4. Hoa Kỳ .................................................................................................................. 12 2.5. Canada .................................................................................................................. 13 II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CƠ CHẾ THỎA THUẬN TRƯỚC VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA)............... 15 1. Thẩm quyền quyết định APA ...................................................................................... 15 2. Qui trình thực hiện APA .............................................................................................. 19 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 35 1 Phòng Thông tin Pháp luật Quốc tế - Trung tâm Thông tin khoa học – Viện Nghiên cứu lập pháp 1 MỞ ĐẦU Quản lý thuế. Là hoạt động quản lý hành chính trong lĩnh vực thuế. Cụ thể, quản lý thuế là việc tổ chức và điều khiển của các cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân, các doanh nghiệp hay những chủ thể chịu thuế khác nhằm tuân thủ các qui định của pháp luật thuế. Hệ thống các loại thuế càng phong phú, đa dạng càng đòi hỏi công tác quản lý thuế chặt chẽ, công khai, minh bạch. Về bản chất, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý thuế thông qua các qui định pháp luật về thuế như Luật Quản lý thuế, các Luật thuế cụ thể và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, để công tác quản lý thuế thực sự đạt hiệu quả đòi hỏi các qui định liên quan phải được xây dựng một cách đẩy đủ, rõ ràng, dễ áp dụng và đáp ứng nhanh chóng các chuyển biến của xã hội trong phạm vi này. Trong lĩnh vực thuế nói chung và quản lý thuế nói riêng, Việt Nam đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh bao gồm luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Luật Quản Lý Thuế thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007; Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Quản Lý Thuế; Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 08/06/2007 qui định việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thông tư 60/2007/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế - Ban hành ngày 14/06/2007; Thông tư 61/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế - Ban hành ngày 14/06/2007; Thông tư 85/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/7/2007 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế; Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên hệ liên kết; Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 thay thế thông tư 60/2007/TT-BTC. Thực trạng. Sau hơn 4 năm thực hiện, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành về cơ bản đă đạt được một số thành công nhất định như: đã qui định thống nhất chính sách quản lý thu thuế; giúp tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước và xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo 2 môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp thuế đúng thời hạn; cải thiện công tác quản lý theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế trong khi cơ quan thuế đóng vai hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra2. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật quản lý thuế còn bộc lộ nhiều bất cập, một số qui định còn sơ sài, mang tính nguyên tắc chưa áp ứng được nhu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế. Trước tình hình này, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản Lý Thuế. Yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế kéo theo sự xuất hiện đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch điều chỉnh cơ chế quản lý nhanh, gọn, hiện đại, phù hợp với xu thế của thế giới. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế vì thế được xác định là mục tiêu của việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản Lý Thuế lần này. Một trong số nội dung cơ bản đó là bổ sung Cơ chế thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế (Advance Pricing Arragements, viết tắt là APA) như là một biện pháp hiệu quả giúp cơ quan thuế đối phó với tình trạng chuyển giá. Hiện nay, một số nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng và phát triển thành công chương trình APA; các tổ chức quốc tế như Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC), Hiệp hội các nhà quản lý thuế Thái Bình Dương (PATA) đều có Hướng dẫn về chuyển giá và chống đánh thuế 2 lần trong đó khuyến khích áp dụng cơ chế APA. Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan mà Việt Nam đã tham gia cũng khuyến nghị các cơ quan hải quan áp dụng cơ chế phán quyết trước về thuế cho phép các doanh nghiệp áp dụng cơ chế xác định trước giá tính thuế để đảm bảo thống nhất trong thương mại quốc tế. Trước sức ép theo kịp thông lệ quốc tế, và theo tinh thần của đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, việc bổ sung áp dụng cơ chế phương pháp xác định trước giá tính thuế là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khái niệm APA.Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC) định nghĩa Thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế (Advance Pricing Arrangement, viết tắt là APA) là thỏa thuận xác định, trước các giao dịch, bộ 2 Tham khảo Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế của Chính Phủ số 24/TTr-CP ngày 27/02/2012 và Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật kèm theo. 3 tiêu chuẩn (gồm phương pháp, điều chỉnh so sánh và tương đối, các dự đoán phản biện cho các sự kiện diễn ra trong tương lai) để xác định giá chuyển giao cho các giao dịch này trong khoảng thời gian xác định. Một APA chính thức được khởi xướng bởi chủ thể nộp thuế và đòi hỏi quá trình thương lượng giữa người nộp thuế, một hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết, và một hoặc nhiều cơ quan quản lý thuế. APA được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cho cơ chế quản lý, xử lý, và đối xử truyền thống đối với các vấn đề chuyển giá. Một APA thường gắn liền với Qui trình thỏa thuận chung (viết tắt là MAP)3. Một số quốc gia khác cũng đưa ra quan niệm về APA trong Báo cáo thực hiện chương trình APA hàng năm.Về cơ bản, khái niệm APA được đưa ra khá gần gũi, thậm chí một số trường hợp là sự mở rộng, cụ thể hóa khái niệm của OEDC. Nhật Bản đưa ra khái niệm APA như sau: APA là khung, dựa trên đơn xin của người chịu thuế, cơ quan quản lý thuế xác định trước phương pháp tính dựa trên nguyên tắc giá thỏa thuận theo giá thị trường cho các giao dịch với các chủ thể có liên quan ở nước ngoài. Ngoài ra, cơ quan quản lý thuế sẽ kiềm chế việc áp dụng thuế chuyển giá đối với người chịu thuế nếu người này hoàn thuế theo qui định đã cam kết trong APA cho các năm thỏa thuận trong APA4. Trung Quốc khẳng định: APA chỉ thỏa thuận mà một doanh nghiệp áp dụng trước để thương lượng và đạt được chấp thuận với cơ quan thuế về phương pháp chuyển giá và phương pháp tính toán phù hợp áp dụng cho các giao dịch với các bên có mối quan hệ liên kết phù hợp với nguyên tắc giá thỏa thuận theo giá thị trường. Một APA áp dụng cho các giao dịch với các bên liên kết cho từ 3 đến 5 năm liên tiếp bắt đầu từ năm tiếp theo đến năm công ty gửi đơn xin bằng văn bản5. Khoản 10, điều 5 Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế của Việt Nam giải thích khái niệm APA như sau: Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản ràng buộc giữa cơ quan thuế và người nộp thuế cho một khoảng thời gian về việc xác định căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường được ban hành trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế. 3 Tham khảo OECD Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations 2010, Chapter IV Administrative Approaches, F. Advance Pricing Arrangements, trang 168 và tiếp theo 4 Tham khảo Japan’s APA Progam Report 2010 5 Tham khảo China’s APA Program. Annual Report 2009 4 Dù được định nghĩa dưới hình thức nào thì về cơ bản một APA thỏa mãn các đặc điểm sau: - Là thỏa thuận bằng văn bản giữa người chịu thuế và cơ quan quản lý thuế - Xác định phương pháp tính giá chịu thuế trước khi giao dịch được thực hiện - Áp dụng cho khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận - Thường đi kèm với Qui trình thỏa thuận chung (Mutual Agreement Process, viết tắt MAP) Phân loại APA. Có 2 loại APA: APA đơn phương, APA song phương (hoặc đa phương) (Bilateral Advance Pricing Arrangement, viết tắt là BAPA hoặc Multilateral Advance Pricing Arrangement, viết tắt là MAPA). Theo kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia thì BAPA được khuyến khích áp dụng nhiều hơn APA đơn phương do những lợi ích nổi trội mà loại APA này đem lại. Trường hợp APA đơn phương, doanh nghiệp thực hiện APA với một cơ quan thuế trong nước.Một APA đơn phương có thể chỉ cung cấp sự chắc chắn cho chính sách giá của công ty và phương pháp liên quan đến các giao dịch với các bên liên quan trong phạm vi một quốc gia, nhưng không thể đảm bảo rằng bên (các bên) liên quan ở nước ngoài sẽ tránh được một cách có hiệu quả việc cơ quan thuế của bên liên quan kiểm toán đối với giá chuyển giáo hoặc các điều chỉnh liên quan đến giá chuyển giao với công ty. Do đó, một APA đơn phương không thể phòng được việc đánh thuế 2 lần trên phạm vi quốc tế. Trường hợp APA song phương hoặc đa phương, doanh nghiệp thương lượng và tiến hành APA với cơ quan có thẩm quyền của 2 hay nhiều nước. Các cơ quan này sẽ cần đạt đến một thỏa thuận liên quan đến các chính sách giá hoặc các biện pháp được sử dụng trong các giao dịch với bên có liên quan ở nước ngoài. APA song phương và đa phương có thể được sử dụng để tránh một cách có hiệu quả việc đánh thuế 2 lần trên phạm vi quốc tế và cung cấp sự chắc chắn liên quan đến chính sách chuyển giá của công ty. Nhìn chung, với tư cách là biện pháp hữu hiệu đối phó tình trạng chuyển giá và những bất đồng liên quan đến chuyển giá, APA đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế. Về phía cơ quan quản lý thuế, đưa vào áp dụng cơ chế APA cung cấp sự chắc chắn trong vấn đề 5 chuyển giá; làm giảm chi phí phải chịu liên quan đến quản lý chuyển giá, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra; cải thiện và đơn giản hóa dịch vụ thu thuế. Đối với người nộp thuế, APA là phương tiện để người chịu thuế chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình; giúp đối tượng này tránh được các hình phạt về thuế do các cơ quan có thẩm quyền áp đặt; làm hạn chế các xung đột giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Riêng đối với BAPA, ngoài những lợi ích kể trên, việc áp dụng loại hình APA này còn giúp các doanh nghiệp tránh được nguy cơ đánh thuế 2 lần đồng thời thúc đẩy hợp tác phát triển, cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý thuế ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Đặt vấn đề. Phiên họp thứ 7 vừa qua, Ủy ban thường vụ quốc hội đã thống nhất lấy ý kiến về Luật sửa đổi Luật quản lý thuế tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13. Luật sửa đổi Luật quản lý thuế tập trung vào 4 nội dung lớn trong đó: Hiện đại hóa công tác quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế được xác định là một trong những vấn đề trọng tâm trong luật sửa đổi lần này. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các Hiệp định quốc tế đã kí kết và với qui định của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC), Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế bổ sung khoản 10 điều 5, khoản 9 điều 9 và khoản 3 điều 36 cho phép áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (hay còn gọi là Thỏa thuận giá trước APA). Việc bổ sung cơ chế thóa thuận giá trước là giải pháp tối ưu nhằm hạn chế thực trạng trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Việt Nam và các quốc gia khác (I). Tuy nhiên, áp dụng cơ chế này không phải là việc làm đơn giản, do vậy, để xây dựng được các qui định liên quan một cách đầy đủ và hợp lý, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm phát triển Thỏa thuận giá trước APA của các quốc gia trong khu vực (Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc) cũng như các quốc gia phát triển trên thế giới (Hoa Kỳ, Canada) (II). I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC QUI ĐỊNH THỎA THUẬN TRƯỚC VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA) TRONG QUẢN LÝ THUẾ 1. Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay Quá trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam đem lại tác động hai mặt: tích cực và tiêu cực. Một mặt, sự phát triển kinh tế làm 6 gia tăng thu nhập quốc nội, tăng cơ hội việc làm, thu hút đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh Mặt khác, sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên hầu hết các lĩnh vực làm cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn, nhất là khi nước ta chưa có những qui định chắc chắn và cụ thể điều chỉnh chúng. Với rất nhiều năm kinh nghiệm trong đầu tư, khai thác và kinh doanh không chỉ trên lãnh thổ một quốc gia mà trải rộng trên toàn thế giới, các tâp đoàn đa quốc gia dường như không mấy xa lạ với chiêu thức như dàn xếp tránh thuế, chuyển giá nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh mà nhận thức về nguy cơ của chuyển giá và tầm quan trọng của APA ở Việt Nam còn khá mờ nhạt, thực tế chưa có qui định cụ thể nào cho phép áp dụng phương pháp thỏa thuận này thì công tác kiểm tra và tiến hành thu thuế đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Hiện cả nước có khoảng 7000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 2/3 trong số đó hoạt động ở các tỉnh phía nam. Qua tiến hành kiểm tra 1200 doanh nghiệp FDI, phát hiện các doanh nghiệp này báo lỗ nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, thủ đoạn chuyển giá hết sức tinh vi6. Các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như: gia công xuất khẩu may mặc, sản xuất phần mềm, dịch vụ kinh doanh, buôn bán lẻ, kinh doanh sắt thép, khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê. Việc chuyển giá được thực hiện thông qua hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị có quan hệ liên kết. Với nhiều hình thức nâng cao các loại chi phí như chi phí đầu vào, chi phí các loại máy móc, tiêu hao vật tư, nâng giá trị nguyên vật liệu sau đó xuất bán cho các doanh nghiệp thuộc vùng lãnh thổ có thuế thu nhập thấp hơn ở Việt Nam7, các doanh nghiệp báo lỗ ở Việt Nam nhưng thực chất có số lãi khổng lồ ở các quốc gia hay vùng lãnh thổ khác có qui định thuế thấp hơn. Bằng cách này, các doanh nghiệp trốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác thu thuế và quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn. Trên thực tế, chuyển giá là vấn đề phức tạp nên việc thanh tra cũng rất phức tạp và mất nhiều thời gian8. Hơn nữa, việc xác định giá giao dịch độc lập rất khó khăn dẫn đến tình trạng không thể xử lý các doanh nghiệp chuyển giá. 6 Theo http://www.baohaiquan.vn/Pages/Kiem-tra-1-200-doanh-nghiep-FDI-co-dau-hieu-chuyen-gia.aspx Theo http://www.baohaiquan.vn/Pages/Hon-1-200-doanh-nghiep-FDI-trong-tam-ngam.asp 8 Theo ông Tony Collins, chuyên gia OEDC tại buổi tọa đàm về vấn đề chống chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI http://www.baohaiquan.vn/Pages/Phoi-hop-chong-chuyen-gia.aspx 7 7 Một số vụ chuyển giá đã xử lý được nhưng chủ yếu là dùng biện pháp hành chính (ví dụ như thu hồi đất trong vụ một số doanh nghiệp chè Lâm Đồng) chứ chưa dùng công cụ giá giao dịch độc lập để xử phạt doanh nghiệp. Trong khi các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới đă cho áp dụng thành công cơ chế APA như là một biện pháp hữu hiệu nhằm đối phó với tình trạng chuyển giá. Tại Việt Nam, mặc dù APA đã được thử nghiệm áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Nokia, Samsung nhưng cơ chế APA chưa được qui định trong các văn bản pháp luật về thuế. Thêm vào đó, thời gian vừa qua, một số nhà đầu tư nước ngoài như Intel, Samsung đă có kiến nghị Chính phủ cho áp dụng cơ chế APA đối với các giao dịch trong tập đoàn. Tình hình thực tế đang đòi hỏi Việt Nam cần bổ sung ngay cơ chế APA vào Luật quản lý thuế và các luật liên quan nhằm cải thiện công tác quản lý đồng thời đối phó kịp thời, chủ động với tình trạng chuyển giá. Việc đưa vào sử dụng cơ chế APA phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. 2. Xu thế phát triển cơ chế APA ở một số quốc gia trên thế giới 2.1. Malaysia Cũng như nhiều quốc gia khác, thu nhập từ thuế là nguồn thu nhập chính của Malaysia. Theo thống kê của Chính phủ Malaysia, tính đến năm 2003 nguồn thuế trực tiếp đóng góp 52,2% vào tổng thu nhập quốc gia trong khi nguồn thuế gián tiếp là 25,4%. Nếu phân chia theo đối tượng chịu thuế thì khối doanh nghiệp chiếm phần lớn thu nhập của cả nước với tỉ lệ 56,2%.9 Sự gia tăng đầu tư của các Tập đoàn đa quốc gia vào Malaysia phát sinh các vấn đề liên quan đến chuyển giá làm cho công tác quản lý thuế trở nên phức tạp. Trong bối cảnh đó, tháng 6 năm 2003, Hội đồng doanh thu nội địa Malaysia (Malaysian Inland Revenues Board viết tắt là IRB) đã ban hành Hướng dẫn chuyển giá (Tranfer Pricing Guidelines), có hiệu lực theo điều 140 Luật thuế thu nhập 1967. Ngoài ra, IRB đã bổ sung điều 140A Luật thuế thu nhập 1967 điều chỉnh vấn đề chuyển giá, một mặt mở rộng mô hình hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC), mặt khác tạo tiền đề cho việc áp dụng cơ chế Thỏa thuận giá trước APA. Thực chất, Malaysia chưa có qui định cụ thể về Cơ chế thỏa thuận giá trước APA, nhưng qua việc bổ sung điều 9 Tham khảo Tax administration course,Country Paper Malaysia,prepared by Latifah bt.zabidi, Hajam bin Lajah Alam, Lim Ken Thai, Tokyo 2004. 8 luật 138C Luật thuế thu nhập 1967, một cơ chế mới đã được đưa vào hệ thống pháp luật về quản lý thuế ở Malaysia. Qui định mới không chỉ đề cao tính nghiêm túc của các cơ quan quản lý thuế mà còn tăng trách nhiệm của người chịu thuế nhằm đảm bảo rằng giá thỏa thuận được tính theo giá thị trường (arm’s length price)10, từ đó hạn chế được tình trạng trốn thuế của các Tập đoàn đa quốc gia. Kể từ khi áp dụng, mô hình Thỏa thuận giá trước APA của Malaysia được đa phần các Tập đoàn đa quốc gia hưởng ứng11. Từ thời điểm áp dụng, người chịu thuế tham gia vào các giao dịch với bên liên quan có thể sử dụng APA như là công cụ hữu hiệu để quản lý các rủi ro về chuyển giá của họ. Đồng thời, APA cũng sẽ cho phép người chịu thuế nhận được giá chuyển giao chắc chắn và giảm thiểu các hình phạt phải chịu. Là quốc gia ở Đông Nam Á có định hướng phát triển APA khá sớm, mặc dù những qui định về APA chưa được cụ thể và rõ ràng như các quốc gia phát triển khác nhưng có thể thấy Malaysia đã nỗ lực không ngừng cho việc đề cao tầm quan trọng và khuyến khích sử dụng APA trong giới doanh nghiệp ở quốc gia này. Trong tương lai, Malaysia sẽ là một trong những quốc gia có thành tựu phát triển APA vượt bậc so với các nước khác trong khu vực. Đây cũng là quốc gia có tình hình phát triển kinh tế khá gần gũi với Việt Nam do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của nước bạn là điều cần thiết cho chúng ta vào thời điểm này. 2.2. Trung Quốc12 APA đơn phương đầu tiên đạt được giữa cơ quan thuế Trung Quốc với một doanh nghiệp vào năm 1998. Đến năm 2005, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, APA song phương (BAPA) giữa nước này với Nhật Bản được kí kết, mở màn cho chuỗi các BAPA với Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các quốc gia khác. Với thành tựu như vậy, quá trình thử nghiệm và phát triển APA ở Trung Quốc tưởng chừng không gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đưa vào áp dụng APA ở Trung Quốc thời gian đầu vẫn bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi nỗ lực không ngừng của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia 10 Tham khảo Advance pricing arrangements,, by Jagdev Singh , Anushia Joan Soosaipillai and Sachin Tewari, Accountant Today, 2/2011. 11 Theo Advance pricing arrangements, Latest developments in transfer pricing, by Leo Mui Lee, Malaysian Bussiness, July 16/ 2011. 12 Tham khảo China Advance Pricing Arrangement. Annual report 2009 9 này trong việc đầu tư, xây dựng các qui định APA ngày một chi tiết và rõ ràng hơn. Bắt đầu thử nghiệm APA rất sớm từ những năm 1990, với việc ghi nhận tại điều 28 của Qui Định Đánh Thuế Đối Với Giao Dịch Giữa Các Bên Có Liên Quan (Guo Shui Fa [1998] số 59) “APA là một trong những biện pháp hợp lý khác điều chỉnh việc chuyển giá”. Nhưng phải đến năm 2002, chương trình APA mới được chính thức đưa vào điều 53 Các Qui Tắc Thực Thi Việc Thu Thuế và Luật Quản Lý Của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa » (Guo Wu Yuan Ling, số 362) với tư cách là một chương trình thay vì một phương pháp điều chỉnh như trước đây. Năm 2004, Cơ quan quản lý thuế quốc gia (SAT) ban hành « Qui Định Thực Thi Thỏa Thuận Trước Giá Tính Thuế Cho Các Giao Dịch Giữa Các Bên Liên Quan (bản thảo) (Guo Shui Fa [2004] số 118), cung cấp chi tiết chương trình APA và các thủ tục đặc biệt như là thương lượng và qui trình kết luận, các đòi hỏi, các bước thực hiện tiếp theo và giám sát, cũng như hướng dẫn quản lý thuế ở Trung Quốc. Măc dù quá trình thử nghiệm APA từ năm 1990 đến 2004 được trang bị các cơ sở pháp lý gồm cả những qui tắc, qui định, và luật nhưng trên thực tế, việc ký kết APA bộc lộ nhiều hạn chế, các điều khoản qui định còn sơ sài, chưa đầy đủ do thiếu vắng các hướng dẫn cụ thể. Đứng trước tình trạng này, song song với việc ban hành các qui định thi hành nhất quán trên phạm vi quốc gia, cơ quan thuế quốc gia (SAT) đã đặt ra hai nhiệm vụ trọng tâm đối với các cơ quan thuế ở địa phương: một mặt các cơ quan này tiếp tục khuyến khích APA và tuân thủ chặt chẽ các qui định về thi hành, mặt khác họ có nghĩa vụ nộp bản thảo APA cho SAT để phê duyệt trước khi kí kết. Nỗ lực này của SAT nhằm cải thiện công tác quản lý và thực hiện APA trên phạm vi đất nước. Do vậy, từ 2005 đến 2008, cơ quan thuế Trung Quốc đã ký kết 41 APAs, trong đó có 36 APAs đơn phương và 5 APAs song phương. Số lượng APAs, đăc biệt là BAPA tăng lên nhanh chóng từ năm 2009, sau khi qui định về “Thực Hiện Các Biện Pháp Điều Chỉnh Thuế Đặc Biệt (bản thảo) được công bố góp phần đơn giản hóa việc thực hiện Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các qui định thực hiện nó. Đặc biệt, chương 6 nói về các biện pháp cung cấp các qui tắc chi tiết hơn và các hướng dẫn thực hiện chương trình APA của Trung Quốc. Theo thống kê của Cơ quan thuế quốc gia thì trong vòng 5 năm từ 2004 đến 2009, Trung 10 Quốc đã đạt được tổng cộng 53 APA trong đó có 41 APA đơn phương và 12 APA song phương. Có thể thấy, quá trình phát triển APA ở Trung Quốc là quá trình hoàn thiện dần các qui định về APA trên phạm vi đất nước này. Cơ sở pháp lý càng đầy đủ và hướng dẫn thực hiện càng chi tiết thì số lượng APA càng tăng cao. Là quốc gia láng giềng với Việt Nam, Trung Quốc không chỉ gần gũi về địa lý mà còn có nhiều điểm chung về chính trị, kinh tế, do vậy, kinh nghiệm phát triển APA của quốc gia này thực sự là bài học quí báu cho Việt Nam trong giai đoạn bước đầu xây dựng và phát triển APA như hiện nay. 2.3. Nhật Bản13 Là quốc gia đi đầu trong công tác xây dựng và phát triển APA, cùng với các quốc gia phát triển khác, Nhật Bản đóng vai trò lớn trong việc mở rộng phạm vi sử dụng APA trên toàn thế giới. Nhu cầu hợp tác trong kinh doanh thương mại giữa Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới tăng mạnh vào cuối những năm 1980 tạo tiền đề cho hoạt động chuyển giá phát triển khá sớm ở quốc gia này. Nhận thức được yêu cầu cần phải đánh thuế đối với hoạt động này, tháng 3 năm 1986, Nhật Bản đã ban hành hệ thống thuế đối với chuyển giá. Gần 1 năm sau, năm 1987, mô hình APA được áp dụng, kéo theo xu hướng phát triển APA ở nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Canada, Úc…. Số lượng APA tăng mạnh ở Nhật Bản, đặc biệt là BAPA (APA song phương) từ năm 1999. Đây cũng là hình thức thỏa thuận được Cơ quan thuế quốc gia (National Tax Agency, viết tắt là NTA) khuyến khích với mục tiêu tránh đánh thuế 2 lần. Năm 1999, Chỉ Thị Của Hội đồng Về Phương Pháp Thỏa Thuận Giá Theo Giá Thị Trường trong đó khuyến khích BAPA được ban hành. Trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến 2009, số lượng BAPA tăng từ 27 trường hợp lên đến 105 trường hợp14 cho thấy công tác phát triển APA, đặc biệt là BAPA ở Nhật Bản đã đạt được thành công nhất định. BAPA thường gắn liền với qui trình thỏa thuận chung (MAP) do đó các hướng dẫn về BAPA và MAP lần lượt được cơ quan chức năng xây dựng. Hướng dẫn về chuyển giá trong đó đề cập tới APA nói chung được ban hành ngày 1 tháng 6 năm 2001 và Hướng dẫn về thỏa thuận chung MAP làm tiền đề cho các 13 14 Tham khảo Japan’s APA program report 2010 Xem biểu đồ số 2 trong Japan’s program report 2010 11 hướng dẫn thực hiện BAPA được ban hành vào ngày 25 tháng 6 năm 2001 bởi Cơ quan thuế quốc gia (NTA). Đến tháng 6 năm 2004, Hướng dẫn MAP và BAPA chính thức được đưa lên website của NTA. Hàng năm cơ quan này đều có Báo Cáo Về Hoạt Động APA. Là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới, rất dễ hiểu vì sao Nhật Bản lại có nhận thức và định hướng phát triển APA sớm như vậy. Với tư cách là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực quản lý thuế và phát triển APA không chỉ trong khu vực mà còn trên cả thế giới, những thành tựu và kinh nghiệm của Nhật Bản ở lĩnh vực trên là bài học quí báu cho các quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam. 2.4. Hoa Kỳ15 Chương trình APA được xây dựng lần đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1991 trong ấn phẩm Thủ tục đối với thu nhập (Revenue Procedure, viết tắt là Rev.Proc.) số 91-22 của Cơ quan doanh thu nội địa Hoa Kỳ (Internal Revenue Service, viết tắt là IRS) hướng dẫn người nộp thuế áp dụng phương pháp xác định trước giá tính thuế áp dụng cho các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Năm 1996, IRS qui định qui trình nội bộ cho việc nộp đơn xin APAs trong Chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng luật sư (CCDM) 42.10.10- 42.10.16 (ngày 15 tháng 11, 1996). Cũng trong năm 1996, IRS đã cập nhật Thủ tục đối với thu nhập số 91-22 cùng với việc ban hành của Rev.Proc. 96-53, 1996-2 C.B. 375. Năm 1998, IRS ban hành thông báo 98-65, 1998-2 C.B.803, thiết lập qui trình APA cho doanh nghiệp nhỏ. Sau đó, mùng 1 tháng 6, năm 2004, IRS cập nhật và thay thế cả Rev.Proc.96-53 và Thông báo 98-65 bằng việc ban hành Rev.Proc.2004-40, 2004-2 I.R.B.50, có hiệu lực cho các yêu cầu APA nộp vào hoặc sau ngày 19 tháng 8 năm 2004. Ngày 19 tháng 12, 2005, IRS tiếp tục cập nhật các qui định về thủ tục cho qui trình và quản lý APAs cùng với việc ban hành Rev.Proc.2006-09, 2006-1 C.B.278, Rev.Proc.2006-09 thay thế Rev. Proc.2004-40 và có hiệu lực cho tất cả các yêu cầu APA nộp vào hoặc sau ngày 1 tháng 2 năm 2006. Ngày 21 tháng 5 năm 2008, IRS ban hành Rev.Proc. 2008-31, 2008-23 Ỉ.B 1133, bổ sung Rev.Proc.2006-9 mô tả các loại vấn đề có thể được giải quyết theo thủ tục APA. Đặc biệt, Rev.Proc.2008-31 thêm điều khoản mới vào mục 2.01 của 15 Tham khảo US’Annoucement and Report concerning Advance Pricing Agreements 2011. 12 Rev.Proc. 2006-09, để khẳng định rằng qui trình APA có thể được sử dụng để giải quyết bất kể vấn đề nào liên quan đến chuyển giá, như là phân bổ lợi nhuận cho một cơ sở tạm thời theo một vài hiệp ước về thuế thu nhập của Hoa Kỳ, số thu nhập được liên kết hiệu quả với việc điều hành hoạt động thương mại và kinh doanh Hoa Kỳ và số thu nhập này chuyển đến một phần từ nguồn thu nhập ở Hoa Kỳ, một phần không ở Hoa Kỳ. Theo thống kê, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2009, chương trình APA của IRS đã hoàn thành tổng cộng 904 APA kể từ khi thành lập và có khoảng 352 APA đang chờ. IRS đã hoàn thành 63 APAs trong năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009, trong đó có 21 thỏa thuận đơn phương (chỉ với IRS) và 42 APA song phương/ đa phương (với cả IRS và cơ quan thuế là đối tác của Hiệp ước với Hoa Kỳ)16. Đây là các con số không nhỏ, khẳng định rằng các qui định thủ tục về doanh thu trong đó qui định hướng dẫn thực hiện APA của Hoa Kỳ ngày một được hoàn thiện kể từ khi ra đời lần đầu vào 1991 là cơ sở cho sự gia tăng và thành công của các thỏa thuận đạt được giữa người nộp thuế và cơ quan có thẩm quyền. Với các nội dung chính như nguyên tắc, cuộc họp trước khi nộp hồ sơ, nội dung đơn xin APAs, các nghĩa vụ của người nộp thuế, qui trình xin APA v…v, Rev.proc được coi là hướng dẫn chi tiết việc áp dụng APA của IRS dành cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, hàng năm cơ quan này cũng ban hành Báo cáo liên quan đến việc thực hiện thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế, đề cập đến thời gian tiến hành APA, phân loại và phương pháp cũng như những lợi ích đạt được khi tham gia APA. Đi đôi với việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thì nước Hoa Kỳ được biết đến là một trong những quốc gia có hình phạt nặng nhất đối với các hành vi chuyển giá nhằm trốn thuế. Đây được coi là hình mẫu cho việc áp dụng phương pháp vừa tuyên truyền, khuyến khích biện pháp giải quyết, vừa xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm. 2.5. Canada17 APA được khởi xướng lần đầu tiên ở Canada bởi nhóm người nộp thuế đa quốc tịch nhằm tới sự chắc chắn cho việc qui định giá trong nội bộ công ty họ. Là hệ quả của dự án hợp tác thí điểm với Văn phòng đoàn luật sư của Hoa Kỳ, sau những đánh giá khách quan và lợi ích đem lại cho người nộp thuế, 16 17 Tham khảo http://www.ey.com Tham khảo CRA’s APA Report 2007-2008, 2010-2011 13 chương trình APA được ban bố chính thức vào tháng 6 năm 1993. Đến tháng 12 năm 1994, Hướng dẫn dành cho người nộp thuế được ban hành cùng Thông tư 94-4 về Chuyển giá quốc tế- Thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế. Từ sau thời điểm này đến năm 1997, số yêu cầu APA tăng đột ngột ở Canada. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực và các qui định cụ thể, việc đối phó với tình trạng chuyển giá và đánh thuế 2 lần gặp nhiều trở ngại. Do vậy, thời gian sau đó, các cơ quan có thẩm quyền đã tuyển thêm nguồn nhân lực. Cùng với việc ban hành IC 87-2R Chuyển Giá Quốc Tế vào 27 tháng 9 năm 1999, số lượng APA tăng mạnh, với 20 cuộc họp trước khi nộp hồ sơ và 10 chấp thuận trong năm tài chính 1999-2000. Tháng 3 năm 2001, Thông tư 94-4R về Chuyển giá quốc tế - Thỏa thuận trước phương pháp tính giá chịu thuế được ban hành. Tháng 11 năm 2002, chương trình phát triển chiến lược APA của Cơ quan doanh thu Canada ( The Canada Revenue Agency, viết tắt là CRA) được phát hành cho công chúng. Tháng 6 năm 2003, CRA bắt đầu công bố báo cáo năm cho chương trình APA.Tháng 2 năm 2004, CRA đưa ra dịch vụ mới lấy tên là bước đầu tiên APA giới thiệu đến khách hàng tiềm năng một cách kịp thời và hiệu quả. Tháng 4 năm 2004, Chương trình nhận được chấp thuận hoàn trả chi phí phục hồi cho khách hàng chấp thuận gia nhập chương trình APA sau ngày 1 tháng 4 năm 2004. Tháng 3 năm 2005, CRA ban hành IC94-4R(SR) Thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế cho các giao dịch nhỏ với mục đích thu hút người nộp thuế đại diện cho một phần nhỏ các yêu cầu APA tham gia vào chương trình. Tháng 6 năm 2006, CRA đã tổ chức phiên tham vấn công khai đầu tiên về tình trạng chương trình APA. Tính đến năm 2010, chương trình APA đã có hơn 2 thập kỉ phát triển và thực sự với nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng Canada trong việc quảng bá và tuyên truyền, khuyến khích các đối tượng tham gia vào chương trình APA, chương trình APA của CRA đã đạt được những mục tiêu đề ra. Báo cáo hàng năm về chương trình APA của CRA không chỉ tăng cường khả năng nhận thức về APA mà còn giúp những người nộp thuế cập nhật các thay đổi, kết quả thực hiện chương trình, thậm chí là cả những yếu tố làm ảnh hưởng tới chương trình trong tương lai. Qua tìm hiểu quá trình phát triển APA ở Canada, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng quốc gia này là ví dụ điển hình của thành công trong việc thu 14 hút người nộp thuế tham gia vào chương trình APA. Từ việc khuyến khích đối tượng nộp thuế thuộc khối các doanh nghiệp nhỏ, APA dần chứng minh được lợi ích và phát triển nhanh chóng. Qua tìm hiểu xu hướng phát triển APA của một vài quốc gia tiêu biểu chúng ta có thể khẳng định rằng không chỉ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada mà các quốc gia khác trong khu vực như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc đều đã xây dựng và ứng dụng thành công cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế APA. Đây thực sự là xu thế chung, là nỗ lực của thế giới trong việc đối phó với thực trạng chuyển giá trong các doanh nghiệp đa quốc gia. Một số nước phát triển APA từ rất sớm như Nhật Bản, Hoa Kỳ, số khác đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, tuy nhiên, dù có chiến lược phát triển sớm hay muộn thì chương trình APA đã gặt hái được những thành công nổi bật. Vậy, cụ thể các nước trên đã qui định thẩm quyền và trình tự thực hiện APA như thế nào? II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CƠ CHẾ THỎA THUẬN TRƯỚC VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA) 1. Thẩm quyền quyết định APA Ở Malaysia, Thẩm quyền đưa ra các chỉ dẫn và theo dõi hoạt động APA thuộc về Hội đồng doanh thu nội địa (IRB). Hội đồng doanh thu nội địa tiền thân là Cục doanh thu nội địa (Departement of Inland Revenue) là cơ quan của chính phủ trực thuộc Bộ Tài Chính. Từ tháng 1 năm 1996, Cục doanh thu nội địa trở thành Hội đồng pháp định lấy tên là Hội đồng doanh thu nội địa. Quyết định chuyển thành Hội đồng cho cơ quan này nhiều quyền tự chủ hơn trong công tác quản lý tài chính và thuế. Hội đồng doanh thu nội địa cung cấp các dịch vụ liên quan đến đánh giá, quản lý, thu thập và thực thi việc thanh toán thuế thu nhập và các loại thuế khác, thuộc thẩm quyền của Hội đồng. Cơ quan này hiện nay có 36 chi nhánh đánh giá thuế và 17 trung tâm điều tra trên toàn quốc. Có 13 phòng ban đầu não và 1 Viện nghiên cứu thuế với tổng số nhân viên lên đến 902318. Liên quan đến APA, IRB ban hành Mẫu tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình thỏa thuận APA còn gọi là mẫu xin thỏa thuận giá trước (Mẫu số 1). 18 Tax administration course,Country Paper Malaysia, by Latifah bt.zabidi, Hajam bin Lajah Alam, Lim Ken Thai, Tokyo 2004, page 3. 15 Mẫu xin chứa đựng thông tin liên quan đến giao dịch với bên liên quan bao gồm: chi tiết về người xin và các bên liên quan trong thỏa thuận đề xuất, cơ cấu sở hữu, các lĩnh vực kinh doanh, phân tích về công nghiệp và thị trường, phân tích chức năng của các giao dịch, chi tiết về đối thủ cạnh tranh, phương pháp tính giá chuyển giao đề xuất và lý do của nó. Ở Trung Quốc, thẩm quyền quản lý và thi hành APA thuộc về Cơ quan thuế quốc gia (SAT) và các Cơ quan thuế ở địa phương trực thuộc cơ quan này. Với tư cách là cơ quan thuế có thẩm quyền cao nhất ở Trung Quốc, là cơ quan thuộc chính phủ trực thuộc Hội đồng nhà nước, SAT thực hiện chức năng của một cơ quan quản lý doanh thu của cả nước. SAT bao gồm các Văn phòng SAT ở địa phương và các Cơ quan thuế địa phương được phân cấp theo địa giới hành chính: vùng, thành phố, tỉnh, huyện; dưới cùng là các trạm thu thuế19. Một Ủy viên và 4 phó Ủy Viên của SAT do Hội đồng nhà nước bổ nhiệm. Một người đứng đầu phụ trách kinh tế và một đứng đầu phụ trách kế toán cũng là thành viên của Ban lãnh đạo của SAT. Được chia thành 14 phòng ban chức năng, SAT thực hiện các 9 nhiệm vụ chính sau đây: Xây dựng và hoạch định các chính sách, các qui định về thuế; tổ chức nghiên cứu, phân chia thẩm quyền quản lý thuế giữa trung ương và địa phương, kiểm tra việc tuân thủ thi hành ở địa phương; tổ chức và thực hiện cải cách thuế, thiết lập qui trình quản lý thuế và kiểm tra tuân thủ pháp luật và qui định thuế; tổ chức thu thuế, miễn, giảm thuế; thúc đẩy trao đổi và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế, tham gia các điều ước quốc tế về thuế; đối phó với các vấn đề thu và hoàn thuế giá trị gia tăng; quản lý nhân sự các cơ quan trực thuộc như bổ nhiệm, cách chức giám đốc Văn phòng SAT ở địa phương và giám đốc Cơ quan thuế ở địa phương; có trách nhiệm đào tạo, tổ chức tập huấn các nhân viên thuế của Trung Quốc; tổ chức tuyên truyền, nghiên cứu về thuế, quản lý đăng ký thuế và đơn giản hóa thủ tục thuế20. Trong phạm vi APA, trong khi SAT có thẩm quyền đưa ra các qui định và quản lý việc thực hiện APA, thì các cơ quan thuế ở địa phương trực tiếp tiến hành thương lượng APA với các doanh nghiệp (trong trường hợp APA đơn phương), chịu sự giám sát của SAT trong việc thực hiện các loại APA. 19 20 Tham khảo Organisational Chart of China’s Tax Administration trên http://www.chinatax.gov.cn Tham khảo State Administration of Taxation trên http://english.tax861.gov.cn 16 Ở Nhật Bản, Cơ quan thuế quốc gia (NTA) có thẩm quyền đưa ra các hướng dẫn thực hiện APA, giám sát hoạt động này của các chủ thể liên quan và làm báo cáo hàng năm. Là cơ quan hành chính có nhiệm vụ đánh giá và thu thuế nội bộ. Được thành lập vào năm 1949, là cơ quan nằm ngoài Bộ Tài Chính. NTA giám sát 52 Văn phòng thuế ở địa phương (Regional Taxation Bureaus) và 524 cơ quan thuế trên toàn Nhật Bản. Văn phòng chính của NTA lập kế hoạch quản lý thuế, giám sát và giám sát quản lý đối với các Văn phòng thuế ở địa phương và các cơ quan thuế. Mỗi Văn phòng thuế ở địa phương, dưới sự giám sát và quản lý của NTA, thực hiện giám sát việc đánh giá và thu thuế của các cơ quan thuế thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài ra các cơ quan thuế trực tiếp đánh giá và thu thuế từ những chủ thể chịu thuế. Các văn phòng thuế theo hướng dẫn và chịu sự giám sát của NTA cùng với các Văn phòng thuế ở địa phương hoạt động như cơ quan tiền tuyến đánh giá và thu thuế quốc gia, và được coi như là các cơ quan hành chính có mối liên hệ mật thiết nhất đối với chủ thể chịu thuế21. Ở Hoa Kỳ22, Cơ quan doanh thu nội địa (IRS), cơ quan của Chính phủ Hoa kỳ, là bộ phận của Bộ Tài chính, trực thuộc Hội đồng doanh thu nội địa chịu trách nhiệm thu thuế và thống nhất việc thực hiện Luật doanh thu nội địa. Ban phụ trách APA của IRS được giao nhiệm vụ đánh giá từng APA. Người đứng đầu ban này chịu trách nhiệm tổ chức các đội phụ trách APA của IRS. Người này cũng tổ chức các cuộc họp với người nộp thuế, bảo đảm các thông tin cần thiết từ người nộp thuế để phân tích các giao dịch cam kết của người nộp thuế và các sự việc có thể phát sinh từ nguyên tắc giá thỏa thuận theo giá thị trường theo §482 của IRC và các hướng dẫn kèm theo, và chủ trì các cuộc thảo luận với người nộp thuế. Ban phụ trách APA thường bao gồm nhà kinh tế, thanh tra quốc tế của Ban phụ trách các giao dịch lớn và quốc tế (LB&I), luật sư của LB&I, và, trong trường hợp APA song phương và đa phương, có một nhà phân tích của Cơ quan có thẩm quyền Hoa Kỳ (USCA). Nhà kinh tế học có thể đến từ chương trình APA hoặc tổ chức IRS. Theo báo cáo gần đây nhất, từ ngày 31 tháng 12, 2010, chương trình APA có 7 chuyên gia kinh tế, và 1 quản lý kinh tế. Ban phụ trách APA cũng có thể bao gồm 1 giám sát viên 21 22 National Tax Agency Report 2011 Tham khảo US’Annoucement and Report concerning Advance Pricing Agreements 2011. 17 kĩ thuật quốc tế của LB&I, và một nhân viên kiểm tra khác của LB&I, một nhân viên phụ trách giải quyết khiếu nại. Như vậy, cơ quan doanh thu nội địa Hoa Kỳ là cơ quan đề ra chương trình APA, cũng là cơ quan đại diện cho các cơ quan có thẩm quyền ở Hoa Kỳ chấp thuận APA và thực hiện quản lý việc thi hành chương trình APA. Ở Canada23, Ban phụ trách các giao dịch lớn và quốc tế (International and large business Directorate) trực thuộc Ban kiểm tra việc tuân thủ chương trình (Compliance Program Branch) của Cơ quan doanh thu Canada (CRA). Cơ quan dịch vụ có thẩm quyền (CASD) nằm trong Ban phụ trách các giao dịch lớn và quốc tế chịu trách nhiệm về chương trình APA. Ban giám đốc của CASD cũng được ủy quyền là cơ quan có thẩm quyền của Canada phụ trách vấn đề đánh thuế 2 lần và chịu trách nhiệm quản lý chương trình APA. Có khoảng 50 nhân viên đang làm việc cho CASD, 23 người trong số này trực tiếp liên quan đến chương trình APA. 23 người này là những kiểm toán viên trong các đơn vị phụ trách APA và những nhà kinh tế trong các đơn vị dịch vụ kinh tế. Người phụ trách đơn vị dịch vụ kinh tế cũng đảm nhiệm vai trò của một điều phối viên APA của CRA. Tại cuộc họp trước khi nộp hồ sơ, CRA sẽ giới thiệu Ban phụ trách APA được bổ nhiệm trực tiếp cho qui trình xin APA chính thức. Ban phụ trách APA bao gồm nhà phân tích và nhà kinh tế từ CASD và một kiểm toán viên của Văn phòng dịch vụ thuế ( Taxation Services Office, viết tắt là TSO) Người phụ trách những nhà phân tích này có trách nhiệm đảm bảo APA được hoàn thành đúng thời hạn. TSO giúp các nhân viên của CASD bằng việc cung cấp người nộp thuế đặc biệt và các hiểu biết về công nghiệp. CASD nhân thấy việc trợ giúp này là vô giá trong quá trình xem xét. Nếu được yêu cầu, các luật sư của Bộ Tư pháp có thể phụ giúp CRA trong quá trình APA. Các kiểm toán viên của TSO đảm nhận vai trò hỗ trợ cho người nộp thuế tìm kiếm sự áp dụng trở lại của APA cho những năm thuế. Thẩm quyền này thuộc các kiểm toán viên TSO, người có trình độ trong việc áp dụng các biện pháp xác đinh giá chuyển giáo cho những năm trước đó. Do sự tham gia của họ vào việc xem xét APA, các kiểm toán viên của TSO sẽ thường chấp nhận sự áp dụng trở lại khi được yêu cầu vào cùng thời điểm với nộp đơn xin APA, và cung cấp các tài liệu yêu cầu. Để thực hiện việc thẩm định, CRA có thể yêu cầu được trò chuyện với nhân sự chủ chốt 23 Tham khảo CRA’s APA report 2007-2008, 2010-2011 18 trong số người nộp thuế của công ty cũng như đến thăm trụ sở của người nộp thuế liên quan để đánh giá đơn xin APA.Trong suốt qui trình APA, người nộp thuế có thể lựa chọn người đại diện cho họ hoặc nhận được hỗ trợ từ phía kế toán viên, nhà kinh tế hoặc các đơn vị tư pháp. 2. Qui trình thực hiện APA Malaysia .Một qui trình xin APA thường kéo dài từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc vào độ phức tạp của vấn đề bao gồm 4 bước: (1)chuẩn bị hồ sơ, (2) thương thuyết với IRB, (3)cung cấp thông tin và (4) đạt được thỏa thuận về phương pháp tính giá chịu thuế. Một chủ thể chịu thuế mong muốn có thỏa thuận APA phải gửi đơn xin APA cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm tới IRB kèm theo bộ hồ sơ gồm: - Các tài liệu về giá chuyển giao liên quan đến giao dịch - Nhóm và cơ cấu cổ phần - Các thỏa thuận nội bộ của công ty - Các tài liệu hỗ trợ liên quan khác Cuộc họp trước khi hoàn thiện hồ sơ được tiến hành giữa IRB và chủ thể chịu thuế. Cơ quan này sẽ quyết định chấp thuận hay không chấp thuận áp dụng APA sau khi xem xét đệ trình của chủ thể chịu thuế. Nếu được chấp thuận, IRB sẽ yêu cầu chủ thể chịu thuế cung cấp các thông tin cần thiết. Cuối cùng, IRB đưa ra chấp thuận một phương pháp tính giá chịu thuế và chủ thể đề xuất phải thực hiện nó trong khoảng thời gian cam kết. Trung Quốc. Đơn xin APA và qui trình quản lý bao gồm 6 bước sau: A. Cuộc họp trước khi nộp hồ sơ B. Đơn xin chính thức C. Kiểm tra và đánh giá D. Thương lượng E. Thỏa thuận và kí kết F. Thực hiện và kiểm tra A. Cuộc họp trước khi nộp hồ sơ Trước khi nộp đơn xin APA chính thức, doanh nghiệp phải gửi thư bày tỏ ý định (« LOI ») đến cơ quan thuế để xin APA. Trong trường hợp xin APA song phương (đa phương) thì doanh nghiệp phải gửi LOIs cho cả Cơ quan thuế quốc gia (SAT) và cơ quan thuế có thẩm quyền tại địa phương. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119