Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa...

Tài liệu Kiểu nhân vật trong đinh trang mộng của diêm liên khoa

.PDF
98
1
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU KIỂU NHÂN VẬT TRONG “ĐINH TRANG MỘNG” CỦA DIÊM LIÊN KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU KIỂU NHÂN VẬT TRONG “ĐINH TRANG MỘNG” CỦA DIÊM LIÊN KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Bích Hồng Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp với đề tài "Kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các tài liệu, những kết luận, nhận định là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác, của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Phú Thọ, ngày 28 tháng 10 năm 2020 TÁC GIẢ Nguyễn Văn Hiếu ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn chuyên ngành Lý luận văn học với đề tài "Kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa", ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ vô cùng quý báu của các thầy cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đặng Thị Bích Hồng - người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Hùng Vương, khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Sơn, Trường Trung học cơ sở Mỹ Thuận - ngôi trường học tập, cơ quan tôi công tác, cảm ơn các bạn đồng nghiệp và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Nguyễn Văn Hiếu iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: ........................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 9 6. Đóng góp luận văn......................................................................................10 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................100 Chƣơng 1. NHÂN VẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIÊU THUYẾT CỦA DIÊM LIÊN KHOA ..................................................................111 1.1. Nhân vật văn học ..............................................................................................111 1.1.1. Khái niệm nhân vật..........................................................................................111 1.1.2. Nhân vật con người - phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại .........122 1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa .........................................14 Chƣơng 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐA DIỆN TRONG ĐINH TRANG MỘNG CỦA DIÊM LIÊN KHOA .........................................................................24 2.1. Cảm quan của Diêm Liên Khoa về con ngƣời thôn trang Trung Quốc ...243 2.1.1. Suối nguồn thôn trang .......................................................................................24 2.1.2. Từ nhân vật hồn hậu chất phát, dân dã đến nhân vật khổ nạn.......................26 2.2. Nhận diện kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa.33 2.2.1. Kẻ tha hóa cùng cực ..........................................................................................34 2.2.2. Người khổ nạn bi ai ...........................................................................................41 2.2.3. Người bản năng tự nhiên...................................................................................49 2.2.4. Người tử tế..........................................................................................................51 Chƣơng 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG ĐINH TRANG MỘNG CỦA DIÊM LIÊN KHOA .............................................57 iv 3.1. Không gian trần thuật trong Đinh Trang mộng ...........................................57 3.1.1. Trường học - trường bệnh - trạm dã chiến ......................................................59 3.1.2. Góc tìm kiếm khát khao tình yêu .....................................................................61 3.1.3. Không gian “chết” .............................................................................................62 3.1.4. Khoảng sáng thôn Trang ...................................................................................65 3.2. Thời gian trần thuật trong Đinh Trang mộng...............................................66 3.2.1. Mùa khổ nạn.......................................................................................................68 3.2.2. Bóng đêm xoay vần ...........................................................................................69 3.3. Ngôi kể - điểm nhìn trần thuật trong Đinh Trang mộng.............................73 3.3.1. Dấu ấn ngôn kể - điểm nhìn trần thuật ............................................................73 3.3.2. Ngôi kể - điểm nhìn đặc biệt trong Đinh Trang mộng...................................76 KẾT LUẬN .................................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1. Diêm Liên Khoa là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Trung Quốc. Với sức sáng tạo và sự lao động nghiêm túc, nhiều tác phẩm của nhà văn được dịch, phát hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Diêm Liên Khoa đã nhận được không ít những giải thưởng danh giá như giải Kafka năm 2014, hai lần nhận giải Lỗ Tấn, giải thưởng Hồng lâu mộng, hai lần vào chung khảo giải Man Booker quốc tế..., Diêm Liên Khoa đã để lại dấu ấn không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới. Ở Việt Nam, nhà văn được biết đến với một số tác phẩm đã được dịch như: Người tình phu nhân sư trưởng, Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn, Kiên ngạnh như thủy, Đinh Trang mộng, Tứ thư, Phong nhã tụng… cùng một số bài viết của các nhà nghiên cứu về tiểu sử và những sáng tác của nhà văn. Dù tên tuổi được độc giả biết đến muộn trên văn đàn, nhưng trong việc khai thác các vấn đề mang tính chất thời sự của xã hội, ngòi bút của Diêm Liên Khoa phản ánh hiện thực đời sống xã hội Trung Quốc với nhiều góc khuất. Diêm Liên Khoa được giới nghiên cứu đánh giá là cây bút mang đậm chất hiện thực hoang đường. Tác phẩm của Diêm Liên Khoa ra đời thường hay tạo ra dư luận, gây tranh luận; có khi dấy lên ý kiến trái chiều. Sức hấp dẫn trong những tác phẩm của Diêm Liên Khoa thể hiện khả năng xử lý và khai thác tối đa nhiều vấn đề nhức nhối, uẩn khúc của lịch sử và hiện thực, sự giễu nhại thâm thúy cùng khả năng vận dụng các thủ pháp tưởng tượng. Nhà văn thường chọn viết về bóng tối, cái chết, sự tha hóa của nhân phẩm, sự xuống câp của đạp đức xã hội nhưng lại hướng con người đến ánh sáng, sự sống và nhân tính. 1.2. Đinh Trang mộng là một trong những tiểu thuyết của nhà văn được được độc giả chú ý và đánh giá cao. Tác phẩm được sáng tác năm 2005, lần đầu được xuất bản ở Hồng Kong (Trung Quốc) năm 2006; đoạt 2 Giải thưởng hạng mục người đọc sách của ở Đài Loan, tác phẩm năm trong danh hiệu 10 bộ sách hay viết bằng tiếng Hoa trên toàn thế giới do Tuần báo Á Châu của Hong Kong bình chọn…. Ngoài ra Đinh Trang mộng lọt vào vòng chung kết tranh giải thưởng văn học Á Châu năm 2011, lọt vào vòng chung kết của giải thưởng dịch thuật hằng năm của Báo độc lập Anh quốc; được tờ Thời báo tài chính của nước Anh bình chọn là cuốn sách hay của năm 2012 dành cho tác phẩm nước ngoài. Tác phẩm được Diêm Liên Khoa viết từ chính sự khổ đau, bằng chính lương tâm và trách nhiệm của người cầm. Tác phẩm là hiện thực ám ảnh tội lỗi thể hiện sự tức giận cùng với sự sẻ chia cảm thông động lòng trước những thân phận con người bé nhỏ, đáng thương mà người đọc thấy được từ nhà văn. Ở Việt Nam cuốn tiểu thuyết được xuất bản và ra mắt độc giả tháng 3 năm 2019. Với đề tài đậm chất thời sự, Đinh Trang mộng đã xé toạc, phơi bày hiện thực trần trụi giữa cái sống và chết, giữa mộng và máu bằng bút pháp hiện thực huyền ảo hòa quyện với hiện thực phê phán của nhà văn, đủ cho thấy một Diêm Liên Khoa tài năng thực sự trong những sáng tác giàu chất tư duy nghệ thuật, nhất là trong thể loại tiểu thuyết - một thể loại vốn được xem là sở trường của nhà văn. Những sáng tác của Diêm Liên Khoa trong đó có tiểu thuyết Đinh Trang mộng đến được với độc giả Việt Nam bắt nguồn từ việc giao lưu văn hóa trên cơ sở tình hữu nghị Việt - Trung những năm gần đây, trong đó có giao lưu lĩnh vực văn học nghệ thuật. Công tác dịch thuật các tác phẩm văn học của Trung Quốc nói chung và những sáng tác của Diêm Liên Khoa đã và đang là cầu nối giúp độc giả Việt tiếp cận và hiểu hơn về dòng chảy văn học đương đại nước ngoài. Cũng vì thế mà công tác nghiên cứu phê bình để tiếp thu, tiếp nhận và học hỏi có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để phát hiện những điều mới mẻ, sáng tạo khơi nguồn mới trong học tập của mỗi 3 chúng ta. 1.3. Trong mỗi tác phẩm không thể thiếu nhân vật. Nhân vật luôn là trung tâm của tác phẩm, nhất là trong thể loại tự sự. Chính nhân vật là phương tiện để nhà văn gửi gắm, thể hiện tư tưởng, quan niệm về con người, về cuộc sống. Trong thi pháp học con người là một phạm trù được đề cập và được xem là cách tiếp cận tác phẩm, phần nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học - con người. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người vừa là những nhân vật trong tác phẩm vừa được xem là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Tìm hiểu về nhân vật giúp chúng ta hiểu biết hơn về đề tài, khám phá chiều sâu chủ đề tư tưởng tác phẩm, thấy được thế giới quan trong sáng tác của nhà văn. Đồng thời góp phần tìm hiểu chiều sâu của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm thể hiện. Tìm hiểu nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa, đặc biệt về tiểu thuyết Đinh Trang mộng với “Kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa” là những phát hiện và khám phá thú vị minh chứng cho tài năng của Diêm Liên Khoa trong tạo dựng thế giới nhân vật đa diện thông qua những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, từ đó góp thêm một góc nhìn mới về nhân vật - con người trong xã hội đương đại Trung Hoa. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết Diêm Liên Khoa Tại Trung Quốc đã có một khối lượng lớn các luận văn, luận án, bài báo nghiên cứu về tiểu thuyết Diêm Liên Khoa. “Theo thống kê của thư viện học thuật trực tuyến CNKI China National Knowledge Infrastructure), truy cập ngày 1 7 2019, từ khóa Diêm Liên Khoa cho ra 2206 kết quả, bao gồm 6 luận án tiến sĩ, 217 luận văn thạc sĩ, 13 hội thảo trong nước, 3 hội thảo quốc tế, 1757 bài tạp chí, 210 bài báo” [9;8]. Nghiên 4 cứu về Diêm Liên Khoa đã có những thành tựu đáng kể khi nhà văn ngày càng có chỗ đứng trên văn đàn. Những sáng tác nói chung và tiểu thuyết nói riêng của nhà văn đã được các học giả quan tâm nghiên cứu. Với giải thưởng văn học Kafka năm 2014, Diêm Liên Khoa nhận được sự quan tâm rất lớn từ truyền thông và độc giả Trung Quốc. Hoàng loạt các công trình nghiên cứu về nhà văn đã xuất hiện như một trào lưu nghiên cứu tìm hiểu về Diêm Liên Khoa; “năm 2012 là 141 bài, năm 2013 là 189 bài, riêng năm 2014 là 235 bài” [9;13]. Điều này cũng dễ nhận ra trong thời gian này, nhà văn cho xuất bản hàng loạt các tiểu thuyết đình đám. Với số lượng khá đồ sộ của các công trình nghiên cứu đã cho thấy phần nào vị trí cũng như sức hút của nhà văn này trên văn đàn Trung Quốc đương đại. Diêm Liên Khoa được biết đến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây cùng với sự lan tỏa, giao lưu văn hóa Việt - Trung. Tác giả Diệp Thủy dịch và tổng hợp đăng trên Tạp chí Phê bình văn học 2014) đã viết về tiểu sử, những nhận xét đánh giá về sự nghiệp sáng tác của nhà văn phần nào giúp độc giả Việt Nam hiểu thêm về Diêm Liên Khoa. Gần đây ở trường Đại học Sư phạm Huế có luận văn thạc sĩ với đề tài “Bi kịch của người trí thức trong tiểu thuyết “Phong nhã tụng” của Diêm Liên Khoa” [6] của Trần Thị Việt Hà 2015). Luận văn chủ yếu phân loại các kiểu bi kịch của người trí thức như bi kịch gia đình, bi kịch nghề nghiệp… và sự phân tích, lý giải vấn đề. Khóa luận tốt nghiệp “Bức tranh hiện thực trong "Phong Nhã Tụng" của Diêm Liên Khoa”[29] của Ngô Thị Thúy cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả hiện thực được tác giả đề cập trong tác phẩm. Đề tài Khoa học và Công nghệ “Chất nghịch dị trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa” [34] của Nguyễn Thị Tịnh Thy 12 2018) trường Đại học Huế cũng đã chỉ ra những biểu hiện của tính chất nghịch dị trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa được nhà phê bình Trung Quốc Vương Nghiêu khơi mở trong bài viết của ông. 5 Gần đây Tiến sĩ, dịch giả Nguyễn Thị Minh Thương trong bài viết “Diêm Liên Khoa thắp ánh sáng từ bóng tối” cho rằng “Tác phẩm của Diêm Liên Khoa thường viết về mặt tối của xã hội, nhưng lại hướng con người đến ánh sáng và nhân tính. Có thể nói, ông là người thắp lên ánh sáng từ bóng tối” [30]. Gây chú ý là Tọa đàm văn học mang tên “Khám phá tiểu thuyết với diễn giả là nhà văn - giáo sư Diêm Liên Khoa Đại học Nhân dân Trung Quốc) và giáo sư Vương Nghiêu” Đại học Tô Châu, Trung Quốc) diễn ra vào ngày 5 4 2019 tại trường đại học Sư phạm Hà Nội. Trong buổi tọa đàm này cũng như trong các bài viết về sáng tác và tác giả Diêm Liên Khoa; Tiến sỹ, dịch giả Minh Thương là một người đóng vai trò là cầu nối để độc giả trong nước hiểu hơn và đến gần hơn trong những sáng tác của nhà văn. Mới đây, khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề “Trung Quốc và văn học trong một thôn trang” cùng diễn giả là nhà văn đương đại Trung Quốc Diêm Liên Khoa. Trong buổi sinh hoạt khoa học này nhà văn đã giúp độc giả Việt Nam đã giúp nhà văn gợi lại hình ảnh thôn trang không chỉ tồn tại trong ông như một hoài niệm đẹp, một động lực lớn cho con đường viết lách, mà còn là một nguồn cảm hứng mãnh liệt cho sáng tác, một kho tàng của những câu chuyện và ký ức sống động, nhức nhối và có khả năng khai mở những vấn đề tầm cỡ của đất nước, dân tộc, thậm chí nhân loại. Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã có nhiều bài viết, từ giới thiệu, chuyên đề nhỏ, tiểu luận đến luận án nghiên cứu về tác giả Diêm Liên Khoa và những sáng tác của nhà văn. Bài viết:“Diêm Liên Khoa: Từ quan niệm đến sự thực hành chủ nghĩa thần thực” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 năm 2019 đã chỉ ra quá trình chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn từ “hiện thực” đến 6 “thần thực” [7,21] trong những sáng tác của nhà văn. Liên quan đến nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khóa gần đây trên Tạp chí Văn Nghệ Thái Nguyên của Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên; nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thúy Hạnh có bài viết “Kết cấu tự sự trong một số tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa”[8]. Trong bài viết này nhà nghiên cứu đã giới thiệu khái quát kết cấu tự sự trong những sáng tác tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa tạo nên “phong cách tự sự” mang đến sự độc đáo riêng của nhà văn. Cũng trong năm 2019, Nguyễn Thị Thúy Hạnh với Luận án tiến sĩ “Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa” [9] đã giới thiệu, nhận diện đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa tư tưởng nghệ thuật, kỹ thuật tự sự, ngôn ngữ nghệ thuật) so với những nhà văn trước và đương thời, qua đó chỉ ra những đóng góp của nhà văn đối với văn học Trung Quốc hiện đại. Luận án này đã phần nào làm sáng tỏ những đặc sắc nghệ thuật viết tiểu thuyết góp phần làm nên giá trị trong sáng tác của Diêm Liên Khoa. Có thể thấy với một tác giả nước ngoài thì Diêm Liên Khoa được đánh giá là một trong “Ba tác gia lớn của văn học đương đại Trung Quốc thời k sau cải cách mở cửa” cùng với Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện), là “một trong những ứng cử viên đầy triển vọng của giải thưởng Nobel văn học” [4]. Với sức ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn nghệ trong nước mà những năm gần đây các nhà nghiên cứu phê bình, độc giả tìm đến Diêm Liên Khoa nhiều hơn trong đó không thể bỏ qua Đinh Trang mộng. 2.2. Nghiên cứu về tiểu thuyết Đinh Trang mộng Là một nhà văn đương đại của Trung Quốc được biết đến với những giải thưởng văn học trong nước và quốc tế, Diêm Liên Khoa đã thể hiện tài năng trong nghệ thuật tự sự. Cùng với sự lan tỏa giao lưu văn hóa trên thế giới cũng như giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, tên tuổi Diêm Liên Khoa đã được độc giả Việt Nam biết tới. 7 Không những thế, chính việc lựa chọn đề tài sáng tác gai góc, những mảng tối trong đời sống xã hội, những gam màu phảng phất chính trị, những mảnh đời nghiệt ngã, số phận… luôn đem đến sự tò mò khám phá của độc giả để xem sự thể hiện của nhà văn như thế nào trong những sáng tác của ông. Với tiểu thuyết Đinh Trang mộng đã có những bài viết giới thiệu về chủ đề, đề tài, hiện thực sáng tác khi sách được ra mắt độc giả trong nước năm 2019. Có thể kể đến một số bài viết như: “Đinh Trang mộng: Nghẹt thở với vực thẳm nhân tính.” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 năm 2019 đã đề cập đến nội dung “phản ánh đậm chất hiện thực bằng việc khai thác đề tài xã hội của nhà văn Diêm Liên Khoa” [11]. Tác giả của những bài viết và đồng thời là những giới thiệu, bình luận về nội dung tiểu thuyết Đinh Trang mộng của nhà văn Diêm Liên Khoa phong phú hơn cả là Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thương. Độc giả Việt Nam không khó để nhận ra chính Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thương là dịch giả của cuốn tiểu thuyết Đinh Trang mộng nổi tiếng này. Không những thế Minh Thương còn đóng vai trò diễn giả trong những lần ra mắt cuốn tiểu thuyết, giao lưu, tọa đàm; đặc biệt trong lần đến Việt Nam tháng 4 năm 2019 của nhà văn Diêm Liên Khoa. Trong những bài viết của Minh Thương, phải kể đến bài viết “Chuyện có thật về thôn bán máu, chết vì HIV, quan tài đóng không xuể” đăng trên trang https//newzing.vn-mục Sách hay. Bài viết đã hé lộ những sự thật khi Diêm Liên Khoa viết cuốn tiểu thuyết này trong đó có việc nhà văn đã nhiền lần đến vùng người dân mắc bệnh AIDS ở những ngôi làng vùng nông thôn Trung Quốc nổi lên hiện tượng bán máu rầm rộ những năm 80 của thế kỉ XX với cảnh “Mua bán máu dễ như mua bán giấy vụn”, “bệnh AIDS trong tâm hồn con người” [11] nơi đây. Gây chú ý hơn là những „Lời bạt‟ của nhà nghiên cứu, dịch giả Minh Thương về Diêm Liên Khoa 2019) với tiểu thuyết Đinh Trang mộng do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành. Lời bạt về Đinh Trang 8 mộng của Minh Thương đã được sử dụng để giới thiệu về cuốn sách mà chính tác giả coi là “lễ truy điệu cho một lần chết của chính bản thân tôi khi hoàn thành Đinh Trang mộng” [20;344] đã được sử dụng khá rộng rãi trên các văn đàn trong nước. Ngoài ra còn có một số bài viết về tác giả, tác phẩm của Diêm Liên Khoa của các nhà nghiên cứu có đề cập đến nội dung, chủ đề, đề tài của cuốn tiểu thuyết Đinh Trang mộng để làm nổi bật về thành công của nhà văn Diêm Liên Khoa trong việc khai thác những vấn đề “nóng” của xã hội đương đại Trung Quốc. Như vậy, tình hình nghiên cứu về tác phẩm này còn khá ít, chưa đi vào chiều sâu của tác phẩm. Vấn đề nhân vật cũng đã được đề cập đến, song mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu nội dung, đề cập đến nhân vật với những biểu hiện chung nhất trong những tiểu thuyết của nhà văn. Với mong muốn tìm hiểu, khám phá để hiểu thêm về thế giới nhân vật đa diện mà Diêm Liên Khoa đã gửi gắm quan niệm về con người góp phần làm nên thành công của tiểu thuyết Đinh Trang mộng nói riêng và những sáng tác của Diêm Liên Khoa nói chung trong nền văn học Trung Quốc đương đại cũng như của Châu lục; đồng thời một lần nữa làm r những khía cạnh đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của một trong những nhà văn Trung Quốc đương đại nổi bật nhất hiện nay thể hiện. Không những thế, nghiên cứu kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa không chỉ giúp chúng ta nhận ra một hiện tượng văn học nước ngoài đáng chú ý, mà còn có thể thấy được diện mạo của xã hội Trung Quốc trong những thời k lịch sử nhất định. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống lí thuyết cơ bản về đặc trưng nhân vật văn học, phạm trù quan niệm nghệ thuật về con người, tạo tiền đề nghiên cứu khám phá thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. 9 Tìm hiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa để thấy được thế giới nhân vật đa diện, sống động; tập trung phân tích, soi chiếu những biểu hiện của nhân vật trong tác phẩm để từ đó góp phần sáng r hơn về con người - một thực thể phức hợp và bí ẩn. Chỉ ra một số đặc sắc nghệ thuật làm nổi bật tính đa dạng, kế thừa, phát huy sáng tạo mới về xây dựng nhân vật của nhà văn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tiểu thuyết Đinh Trang mộng. 4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Đinh Trang mộng của nhà văn Diêm Liên Khoa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn dựa vào bản dịch tiểu thuyết Đinh Trang mộng của nhà văn Diêm Liên Khoa, Minh Thương dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành tháng 02 năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Luận văn chủ yếu áp dụng lý thuyết của tự sự học, thi pháp học vào việc phân tích, tìm hiểu kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thống kê, miêu tả: Thống kê các tác phẩm của Diêm Liên Khoa được biết đến nhiều ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đi trước và những đánh giá, nhận xét. Trên cơ sở đó để có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại: Đặc trưng thể loại là một công cụ để người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về nhân vật trên cơ sở nhận diện kiểu nhân vật trong tiểu thuyết. 10 Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm chỉ ra sự giống và khác nhau trong tạo dựng kiểu nhân vật ở tiểu thuyết Đinh Trang mộng so với các tác phẩm khác của Diêm Liên Khoa, đồng thời so sánh văn cách Diêm Liên Khoa với các nhà văn khác. 6. Đóng góp luận văn Nghiên cứu Kiểu nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa nhằm mục đích là nhận diện, phân tích để làm r thế giới nhân vật đa diện, đồng thời chỉ ra sự độc đáo, đặc sắc của ngòi bút Diêm Liên Khoa trong việc khắc họa nhân vật, từ đó thấy được sự sáng tạo của nhà văn trong việc đổi mới không ngừng diện mạo tiểu thuyết Trung Quốc đương đại. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chƣơng 1. Nhân vật và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa. Chƣơng 2. Thế giới nhân vật đa diện trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. Chƣơng 3. Đặc sắc nghệ thuật thể hiện nhân vật trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. 11 Chƣơng 1. NHÂN VẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DIÊM LIÊN KHOA 1.1. Nhân vật văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật Nhân vật văn học thường được hiểu là "hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ" [3]. Một nhân vật văn học có thể có những nét rất gần với nguyên mẫu có thật nhưng bao giờ cũng là một đơn vị nghệ thuật có tính ước lệ để thể hiện quan niệm của nhà văn về con người. Từ thực tiễn sáng tác, có thể khẳng định nhân vật trong văn học đã được xây dựng qua những phương thức phong phú. “Nhà văn dùng chi tiết để dựng chân dung ngoại hình, hành động, tâm trạng và những quá trình trong sâu thẳm nội tâm nhân vật” [22;20]. Nhân vật còn hiện lên qua lời thoại, đối thoại và độc thoại. Những mâu thuẫn, xung đột cũng góp phần quan trọng để nhân vật bộc lộ bản chất sâu kín của mình. Tính cách, trình độ văn hóa, giáo dục, thẩm mỹ, cung cách giao tiếp của nhân vật thể hiện r nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ. Trong văn học hiện đại và hậu hiện đại, dòng ý thức của nhân vật được đặc biệt quan tâm. Trong giới sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học đã dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân chia kiểu và loại nhân vật. Vai trò, vị trí khác nhau trong tác phẩm đưa đến "nhân vật chính" và "nhân vật phụ". "Nhân vật chính diện" và "nhân vật phản diện" là kết quả phân loại nhìn từ sự truyền đạt lý tưởng xã hội của nhà văn. Theo tiêu chí thể loại, sẽ có "nhân vật tự sự", "nhân vật kịch" và "nhân vật trữ tình". "Nhân vật chức năng", "nhân vật tư tưởng" hay "nhân vật tính cách" là những thuật ngữ xuất hiện khi nghiên cứu sâu vào từng xu hướng và thời đại văn học. Còn những nét chung nhất về nhân vật văn học cho phép gọi tên "kiểu 12 nhân vật" như kiểu nhân vật kiếm tìm, kiểu nhân vật nhỏ bé, kiểu nhân vật lạc loài... Vấn đề nhân vật bao giờ cũng là một giới hạn mở của lịch sử sáng tạo nghệ thuật. Mỗi thời đại lại đặt ra những vấn đề mới về con người và đến lượt mình, văn học lại tạo dựng những kiểu nhân vật mới. Và như vậy, lịch sử nhân vật là lịch sử kéo dài của phả hệ nhân vật cùng các loại hình nhân vật cơ bản. Tìm ra nhân vật mới cũng đồng nghĩa với mở ra một mảnh đất mới, một mảng hiện thực mới. Thực tiễn sáng tạo hết sức đa dạng, phong phú, phức tạp của thế giới những năm đầu thế kỉ XXI và khả năng sáng tạo mạnh mẽ của các nhà văn đã đưa đến những kiểu loại nhân vật chưa từng có trước đó: nhân vật lạc loài, cô đơn; nhân vật nổi loạn, dấn thân; nhân vật tự nhận thức; nhân vật tha hóa; nhân vật đồng tính; nhân vật điên khùng; nhân vật tâm linh, siêu thực; nhân vật kiếm tìm, nhân vật tư tưởng… Ngoài ra nhân vật được quan niệm, tồn tại như một chức năng, hành động. “Nhân vật được coi là sợi chỉ hướng dẫn cung cấp khả năng để hiểu các motip, đồng thời nhân vật còn là phương tiện thích hợp để phân loại và sắp xếp các trật tự của motip riêng lẻ” [26;103]. Theo quan niệm của Nhà nghiên cứu Nga B. Tomashevski còn cho rằng: “Nhân vật một mặt là phương tiện sâu chuỗi các motip, mặt khác là sự thuyết minh lí do được thể hiện và được nhân hóa mối liên hệ của các motip” [26;104]. Nhân vật trong tác phẩm còn tồn tại như một thực thể tâm lí. Đó là cá tính, nhân cách thể hiện; thậm chí nhân vật trong tác phẩm còn được xem như người thật, việc thật. 1.1.2. Nhân vật con người - phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại “Con người vốn là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù đối tượng miêu tả là con vật, đồ vật hay thần linh thì đều thể hiện con người” 13 [25;55]. Như vậy con người đã trở thành nguồn tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật trong sáng tác. Đó chính là sự lí giải, “cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tượng nhân vật” [25;55] trong những sáng tác. Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học. Nhân vật được chú ý về phẩm chất, tính cách, ngoại hình, tâm lí; ngôn ngữ, sự cá tính hóa… Đó là những phương diện nội dung và tính khách thể của nhân vật. Để xác lập hình nhân vật người ta còn chia ra nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phẩn diện. E.M Forster phân biệt nhân vật “dẹt” và nhân vật “tròn”, tức là phiến diện, nghèo nàn hay đầy đặn, đa diện; còn T. Docherty lại chia ra nhân vật tĩnh, nhân vật động. L.Ghindơbua phân ra nhân vật mặt lạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng xét về mặt cấu trúc [25;56]. Đó là những cách hình dung về chức năng và cấu tạo của nhân vật trong hệ thống hình tượng tự sự. Tuy nhiên cần thấy được quan niệm, sự thể hiện của nhà văn về nhân vật con người; đó là sự cảm thụ lý giải, khám phá, phát hiện của nhà văn dù nhân vật trong tác phẩm có nguyên mẫu hay hư cấu. Nói như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào đều thấy có hình ảnh con người, chân dung, hoạt động, trạng thái, tính chất của con người… rất đa dạng và thường rất khác nhau, không lặp lại. Sự miêu tả ấy không bao giờ đơn giản chỉ là tái hiện cái vốn có, ngẫu nhiên, tùy tiện. Ngược lại, sự miêu tả ấy bao giờ cũng gắn liền với sự lựa chọn nhằm thể hiện cái nhìn, cách cảm, sự lí giải, giải thích về đối tượng miêu tả. Sự cảm nhận, lí giải, giải thích về con người bằng phương tiện nghệ thuật được gọi là quan niệm nghệ thuật về con người” [25,87]. 14 Quan niệm nghệ thuật về con người hình thành và biến đổi trên cơ sở xã hội, lịch sử văn hóa gắn liền với các hình thái xã hội, hệ tư tưởng. Sang thời k hiện đại nhất là thời hậu hiện đại, tính chủ thể của con người được đề cao trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Ngoài ra quan niệm nghệ thuật về con người mang dấu ấn sáng tạo riêng của từng nhà văn. Nó “chỉ ra một giới hạn trong nhận thức, cảm thụ và miêu tả về con người của văn học” [25,89]. Có thể nhận diện quan niệm nghệ thuật về con người qua nhiều bình diện khác nhau: từ thân thể đến tuổi tác, địa vị, quan hệ xã hội; từ hành động đến tâm lý… Thân thể là nền tảng để tạo nên sự miêu tả nghệ thuật, được thể hiện trong văn học gắn với các quan niệm liên quan đến tôn giáo, chính trị, thẩm mĩ, tâm sinh lý… Con người trong tác phẩm văn học cũng được thể hiện qua ngôn ngữ giao tiếp. “Mỗi cách xưng gợi mở ra một hướng miêu tả. Nếu gọi là chàng, nàng thì con người được miêu tả ngang hàng, thân mật, bình thường với người đọc. Còn nếu xưng gọi bằng hắn thì nhân vật được quan niệm thấp kém hơn con người bình thường. Nếu gọi là người hoặc ngài thì đó là con người cao hơn người thường hoặc có ý vị mỉa mai” [25,91]. Như vậy, tìm hiểu nhân vật gắn liền quan niệm của nhà văn về nhân vật trong tác phẩm giúp chúng ta thâm nhập vào cơ chế tư duy, khám phá cơ chế vận động, nội dung ẩn chứa bên trong mà tác phẩm thể hiện. 1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa Sinh năm 1958 trong một gia đình nông dân tại thôn Điền Hồ, huyện Tung, Hà Nam, Diêm Liên Khoa được xếp vào hàng ngũ những nhà văn tốp đầu của văn đàn Trung Quốc đương đại. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã giành được nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Hiểu [16] đã thống kê những giải thưởng văn học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng