Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến thức thái độ thực hành tác động đến hành vi bà mẹ cho trẻ từ 6 đến 12 tháng...

Tài liệu Kiến thức thái độ thực hành tác động đến hành vi bà mẹ cho trẻ từ 6 đến 12 tháng ăn bổ sung tại huyện củ chi thành phố hồ chí minh

.PDF
100
1
109

Mô tả:

.� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ Y TẾ ---------- NGUYỄN HOÀNG NHƢ Ý KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI BÀ MẸ CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 12 THÁNG ĂN BỔ SUNG TẠI HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN HOÀNG NHƢ Ý KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI BÀ MẸ CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 12 THÁNG ĂN BỔ SUNG TẠI HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Y tế Công cộng Mã số : 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN DUY PHONG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 7 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 8 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 8 DÀN Ý NGHIÊN CỨU................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 9 1.1 Các thời kỳ phát triển của trẻ em ............................................................................. 10 1.2 Tình trạng dinh dƣỡng ............................................................................................. 10 1.3 Nhu cầu năng lƣợng và dinh dƣỡng của trẻ dƣới 24 tháng ..................................... 13 1.4.1 Khái niệm ............................................................................................................. 17 1.5 Tình hình dinh dƣỡng trẻ em và thực hành cho trẻ ăn bổ sung ............................... 19 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 24 2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 24 2.2 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 24 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24 2.4 Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................................... 26 2.5 Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................................ 31 2.6. Vấn đề y đức ........................................................................................................... 31 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 33 3.1 Đặc điểm dân số - xã hội của bà mẹ ........................................................................ 33 3.2 Nguồn cung cấp thông tin cho bà mẹ về cho con ăn bổ sung ................................. 35 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 3.3 Thực hành cho trẻ ăn bổ sung .................................................................................. 36 3.4 Kiến thức của bà mẹ về việc cho con ăn bổ sung .................................................... 37 3.5 Thái độ của bà mẹ về vấn đề ăn bổ sung ................................................................. 38 3.6 Đặc điểm của trẻ và tình trạng dinh dƣỡng ............................................................. 39 3.7 Mối liên quan kiến thức của bà mẹ và tình trạng dinh dƣỡng của con ................... 41 3.8 Mối liên quan giữa thái độ của các bà mẹ và tình trạng dinh dƣỡng của trẻ .......... 44 3.9 Mối liên quan về thực hành của bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung và tình trạng dinh dƣỡng của trẻ ................................................................................................................. 49 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 51 4.1 Đặc điểm dân số -xã hội .......................................................................................... 51 4.2 Nguồn thông tin ....................................................................................................... 51 4.3 Thực hành ăn bổ sung của bà mẹ ............................................................................ 52 4.4 Kiến thức cho con ăn bổ sung của các bà mẹ .......................................................... 53 4.5 Thái độ của bà mẹ về việc cho trẻ ăn bổ sung ......................................................... 54 4.6 Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ ................................................................................. 55 4.6.2 Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thấp còi .............................................................................. 55 4.6.3 Tỷ lệ suy dinh dƣỡng gầy còm ............................................................................. 56 4.8 Những hạn chế và tính ứng dụng của đề tài ............................................................ 57 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 58 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 59 Tài liệu tham khảo Phụ lục Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Chỉ số CN/T với Z-score ............................................................................... 7 Bảng 1.2 Chỉ số CC/T với Z-score ...............................................................................7 Bảng 1.3 Chỉ số CN/CC với Z-score ............................................................................8 Bảng3.1: Đặc điểm xã hội của mẹ ..............................................................................31 Bảng 3.2: Tần suất các bà mẹ tính theo Dân tộc, tôn giáo .........................................32 Bảng 3.3: Tần suất các bà mẹ tính theo nghề nghiệp, thu nhập .................................32 Bảng 3.4: Mô tả các đặc điểm gia đình ...................................................................... 33 Bảng 3.5: Tỷ lệ các nguồn thông tin bà mẹ nhận đƣợc .............................................. 33 Bảng 3.6: Mô tả thực hành của bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung .........................................34 Bảng 3.7: Số cữ ăn của trẻ bú mẹ và bú bình .............................................................34 Bảng 3.8: Tần suất có sử dụng các loại thực phẩm ....................................................35 Bảng 3.9 Mô tả kiến thức về cho trẻ ăn bổ sung ........................................................35 Bảng 3.10: Sự tự tin bà mẹ khi cho trẻ ăn bổ sung .....................................................36 Bảng 3.11: Thái độ của bà mẹ về những thuận lợi trong việc ăn bổ sung .................37 Bảng 3.12: Thái độ của bà mẹ về những khó khăn khi cho con ăn bổ sung ..............37 Bảng 3.13: Mô tả đặc điểm trẻ ...................................................................................38 Bảng 3.14: Số đo nhân trắc trung bình .......................................................................38 Bảng 3.15: Tình trạng dinh dƣỡng chung của trẻ .......................................................39 Bảng 3.16: Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ theo giới .................................................. 40 Bảng 3.17: Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ theo tuổi .................................................. 41 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kiến thức của mẹ và tình trạng dinh suy dinh dƣỡng nhẹ cân của con ...............................................................................................42 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa kiến thức của mẹ và tình trạng dinh suy dinh dƣỡng thấp còi của con ...............................................................................................43 Bảng 3.20: Mối liên quan của tình trạng dinh dƣỡng suy dinh dƣỡng gầy còm của trẻ và kiến thức cho ăn bổ sung của mẹ ...............................................................44 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Bảng 3.21 : Mối liên quan giữa thái độ của các bà mẹ và tình trạng suy dinh dƣỡng nhẹ cân của trẻ .................................................................................................45 Bảng 3.22: Mối liên quan giữa thái độ về những rào cản của các bà mẹ và tình trạng suy dinh dƣỡng nhẹ cân của trẻ .........................................................................46 Bảng 3.23: Mối liên quan giữa thái độ của các bà mẹ và tình trạng suy dinh dƣỡng thấp còi của trẻ ................................................................................................47 Bảng 3.24: Mối liên quan giữa thái độ về những rào cản của các bà mẹ và tình trạng suy dinh dƣỡng thấp còi của trẻ ........................................................................ 48 Bảng 3.25: Mối liên quan giữa thái độ của các bà mẹ và tình trạng suy dinh dƣỡng gầy còm của trẻ ...............................................................................................48 Bảng 3.26: Mối liên quan giữa thái độ về những rào cản của các bà mẹ và tình trạng suy dinh dƣỡng gầy còm của trẻ ....................................................................... 48 Bảng 3. 27: Mối liên quan giữa thực hành cho trẻ ABS của mẹ và tình trang SDD thấp còi của trẻ................................................................................................... 49 Bảng 3.28 : Mối liên quan giữa thực hành cho trẻ ABS của mẹ và tình trang SDD gầy còm của trẻ ..................................................................................................49 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dƣỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Đầu tƣ cho dinh dƣỡng là đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng để góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chiến lƣợc quốc gia về dinh dƣỡng giai đoạn 2011- 2020 đề ra chƣơng trình tiếp tục cải thiện tình trạng dinh dƣỡng của ngƣời dân Việt Nam đặc biệt là phụ nữ và trẻ em góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của ngƣời Việt Nam[17]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có 13 triệu trẻ mới sinh bị chậm phát triển trong bào thai; 178 triệu trẻ em bị thấp còi, chiếm 32% trẻ em toàn thế giới và có 19 triệu trẻ em bị suy dinh dƣỡng thể nặng. Tại Việt Nam, hiện có trên 7 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi tuy nhiên, cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu cân và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi. Nguyên nhân do trẻ không đƣợc nuôi dƣỡng hợp lý và đầy đủ trong những năm đầu đời[5]. Suy dinh dƣỡng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm sự phát triển và tăng trƣởng của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm[8]. Mặc dù tình trạng suy dinh dƣỡng đã giảm dần trong các năm qua nhƣng Việt Nam tiếp tục đƣơng đầu với những thách thức lớn về dinh dƣỡng đó là tình trạng thừa cân - béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dƣỡng đang có xu hƣớng gia tăng, vấn đề trên đƣợc xem nhƣ gánh nặng kép về dinh dƣỡng. Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo sinh lý. Trong những năm đầu sau sinh trẻ phát triển rất nhanh về thể chất, tâm thần, vận động. Sữa mẹ là nguồn dinh dƣỡng quý giá cung cấp cho trẻ năng lƣợng, đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng nhƣng từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Trong thời gian này trẻ không chỉ lớn nhanh mà còn tập ngồi, bò, trƣờn, đứng, đi, tập nói, giao tiếp với ngƣời lớn và môi trƣờng xung quanh. Bên cạnh đó trẻ bắt đầu mọc răng nên thức ăn cung cấp cho trẻ cần đặc dần và cứng hơn để trẻ có thể tập nhai, sử dụng men tiêu hóa của nƣớc bọt để tiêu hóa các chất. Do đó ngoài sữa mẹ trẻ cần chuyển dần sang thức ăn của ngƣời lớn để đảm bảo năng lƣợng cho sự phát triển[18]. Chế độ dinh dƣỡng đầy đủ về số lƣợng, cân đối chất lƣợng trong thời kì này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp trẻ phòng tránh các bệnh mạn tính và tình trạng thiếu vi chất dinh dƣỡng [1]. Việc cho trẻ ăn bổ sung là một trong các yếu tố quyết định đến tăng trƣởng phát triển của trẻ hiện tại và hình thành thói quen ăn uống của trẻ trong tƣơng lai, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tác động đến hành vi chăm sóc trẻ của bà mẹ nhƣ kiến thức, thái độ, tác động từ môi trƣờng xung quanh. Tìm hiểu về các yếu tố tác động đến hành vi cho trẻ ăn có thể giúp hƣớng dẫn bà mẹ cho ăn đúng, giảm bớt những khó khăn cho bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ, xây dựng những chƣơng trình chăm sóc sức khỏe trẻ em hiệu quả hơn. Huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm 21 xã và một thị trấn với 43 450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố, địa bàn huyện không chỉ có tƣơng đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp mà còn có những khu công nghiệp lớn tập trung đông lực lƣợng lao động sản xuất. Những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ thông Thông tin kết quả nghiên cứu . .� tin, nhiều chƣơng trình nâng cao sức khỏe cho trẻ em trong đó bao gồm việc tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ và hƣớng dẫn nuôi trẻ nhỏ đúng cách đã đƣợc thực hiện nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em, thay đổi hành vi chăm sóc trẻ của bà mẹ nhƣng chƣa có một số liệu cụ thể nào phản ánh thực tế về kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung. Đứng trƣớc nhu cầu cấp thiết, thực tiễn chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành tác động đến hành vi cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi ăn bổ sung của bà mẹ ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp số liệu thực tế về vấn đề trên, qua đó có thể xây dựng những chƣơng trình truyền thông, giáo dục sức khỏe phù hợp. Câu hỏi nghiên cứu Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng của bà mẹ cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi ăn bổ sung tại huyện Củ Chi là bao nhiêu? Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi tại huyện Củ Chi hiện nay là bao nhiêu? Có hay không các yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ với tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi tại huyện Củ Chi? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng của bà mẹ cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi ăn bổ sung và tỷ lệ trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi suy dinh dƣỡng, tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, năm 2017. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỷ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng của bà mẹ cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi ăn bổ sung tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, năm 2017. 2. Xác định tỷ lệ thực hành đúng của bà mẹ cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi ăn bổ sung tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, năm 2017. 3. Xác định tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ từ 6 đến 12 tháng tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, năm 2017 4. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với tình trạng suy dinh dƣỡng của trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi ăn bổ sung tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, năm 201 Thông tin kết quả nghiên cứu . .� DÀN Ý NGHIÊN CỨU Đặc điểm kinh tế xã hội của mẹ         Đặc tính của trẻ Tuổi Nghề nghiệp Dân tộc Tôn giáo Tình trạng hôn nhân Trình độ học vấn Thu nhập Số con     Tuổi Giới Tình trạng dinh dƣỡng tr Kiến thức của mẹ HÀNH VI CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG  Thời điểm ăn bổ sung  Lý do cho ăn  Đặc tính thức ăn  Số bữa ăn  Tiếp tục cho trẻ bú mẹ khi ăn bổ sung Thái độ cho trẻ ăn dặm  Sự tự tin khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ  Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn  Tiếp tục cho trẻ bú mẹ  Cho ăn đa dạng nhóm thực phẩm (≥ 4 nhóm thực phẩm) trong một ngày  Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày  Cho trẻ bú mẹ sau sáu tháng Thông tin kết quả nghiên cứu Thực hành cho ăn bổ sung .  Đủ số lần cho ăn tối thiểu  Cho trẻ ăn thực phẩm giàu sắt .� CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các thời kỳ phát triển của trẻ em Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Từ lúc thụ thai đến tuổi trƣởng thành trẻ trải qua 2 hiện tƣợng đó là sự tăng trƣởng, một hiện tƣợng phát triển về số lƣợng và kích thích của các tế bào; và sau đó là sự trƣởng thành của các tế bào và mô (cấu trúc và chức năng hoàn chỉnh dần). Quá trình lớn lên và phát triển này có tính chất toàn diện và qua nhiều giai đoạn. Theo WHO trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi, cụ thể nhƣ sau:  Sơ sinh (Newborn): từ lúc sinh đến 1 tháng  Trẻ bú mẹ (Infant): 1 đến 23 tháng  Trẻ tiền học đƣờng (Preschool child): 2 đến 5 tuổi  Trẻ em nhi đồng (Child): 6 đến 12 tuổi  Trẻ vị thành niên (Adolescent): 13 đến 18 tuổi 1.2 Tình trạng dinh dƣỡng 1.2.1 Khái niệm Tình trạng dinh dƣỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể.[28] Tình trạng dinh dƣỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dƣỡng của cơ thể. Số lƣợng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của con ngƣời khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý (ví dụ: thời kỳ có thai, cho con bú...) và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Cơ thể sử dụng các chất dinh dƣỡng có trong thực phẩm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ sinh hoá và sinh lý trong quá trình chuyển hoá. Việc sử dụng thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá thể. Ví dụ: tiêu chảy ảnh hƣởng tức thì đến tiêu hoá hấp thu thức ăn. Tình trạng dinh dƣỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể có tình trạng dinh dƣỡng không tốt, (thiếu hoặc thừa dinh dƣỡng) là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dƣỡng hoặc cả hai. 1.2.2 Một số phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng  Nhân trắc học  Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.  Khám lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh dƣỡng kín đáo và rõ ràng.  Các xét nghiệm chủ yếu là hoá sinh (máu, nƣớc tiểu...). Thông tin kết quả nghiên cứu . .�  Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do thiếu hụt dinh dƣỡng.  Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong để tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh tật và tình trạng dinh dƣỡng.  Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng và sức khoẻ. 1.2.3 Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em Có nhiều chỉ số để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng ở trẻ em. Đó là các chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi cánh tay, nếp gấp cơ tam đầu và nhị đầu, vòng đầu. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là số đo về chiều cao, cân nặng của trẻ dùng để tính toán các chỉ số cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) và chỉ số khối cơ thể (BMI) Để xác định tình trạng dinh dƣỡng (TTDD) của trẻ em trong một quần thể, ngƣời ta so sánh các chỉ số nói trên với các chỉ số tƣơng ứng của quần thể chuẩn. Năm 2006 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức khuyến cáo sử dụng quần thể chuẩn (WHO Child Growth Standars) để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ, thay thế cho quần thể NCHS (National Center for Health Statistics) được dùng trước đó. WHO Child Growth Standars là kết quả nghiên cứu từ năm 1977 đến năm 2003 đƣợc thực hiện bởi WHO với mục tiêu phát triển một chuẩn quốc tế để đánh giá sự phát triển thể chất, TTDD và theo dõi sự phát triển của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Nghiên cứu này là dự án đa quốc gia, chuẩn mới mô tả sự phát triển bình thƣờng của trẻ trong môi trƣờng tối ƣu và có thể dùng để đánh giá TTDD của trẻ em bất kỳ nơi nào, bất kể dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội và tập quán nuôi dƣỡng. Tại Việt Nam (VN), Viện Dinh dƣỡng (VDD) cũng đã sử dụng quần thể tham chiếu này từ năm 2006 Giá trị Z- Score đƣợc tính theo công thức: Z-score = Trong đó:  X: Kích thƣớc đo đƣợc thực tế  M: số trung bình quần thể tham chiếu  SD: độ lệch chuẩn của quần thể Chỉ số Z-score đƣợc tính theo các số đo nhân trắc bao gồm: - Cân nặng theo tuổi (CN/T Z-score) (WAZ): việc theo dõi cân nặng đơn giản hơn nên tỷ lệ nhẹ cân vẫn đƣợc xem là tỷ lệ chung của thiếu dinh dƣỡng. Phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng nói chung, chỉ tiêu cân nặng theo tuổi phản ánh tốc Thông tin kết quả nghiên cứu . .� độ phát triển của đứa trẻ. Đây là một chỉ tiêu nhạy, dễ thu thập và xử lý, thƣờng đƣợc áp dụng trong các nghiên cứu đƣợc triển khai tại cộng đồng. Tuy nhiên nhƣợc điểm là không phân biệt đƣợc suy dinh dƣỡng mới xảy ra hay kéo dài đã lâu. Bảng 1.1 Chỉ số CN/T với Z-score Chỉ số Z-score Đánh giá <-3SD Trẻ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng <-2SD Trẻ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa -2SD≤ Z-score≥ 2SD Trẻ bình thƣờng >2SD Trẻ thừa cân >3SD Trẻ béo phì - Chiều cao theo tuổi (CC/T Z-score) (HAZ): Chỉ số này phản ánh tiền sử dinh dƣỡng, có thể dùng để đo lƣờng suy dinh dƣỡng mạn tính ở trẻ. Việc thiếu dinh dƣỡng kéo dài trong quá khứ có thể làm trẻ thấp còi Bảng 1.2 Chỉ số CC/T với Z-score Chỉ số Z-score Đánh giá <-3SD Trẻ suy dinh dƣỡng thể thấp còi, mức độ nặng <-2SD Trẻ suy dinh dƣỡng thể thấp còi, mức độ vừa -2SD≤ Z-score≥ 2SD Trẻ bình thƣờng - Cân nặng theo chiều cao (CN/CC Z-score) (WHZ): Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còm (wasting). Chỉ số WHZ có thể dùng để đo lƣờng suy dinh dƣỡng cấp tính ở trẻ em. Bảng 1.3 Chỉ số CN/CC với Z-score Đánh giá Chỉ số Z-score Thông tin kết quả nghiên cứu . .� <-3SD Trẻ suy dinh dƣỡng thể gầy còm, mức độ nặng <-2SD Trẻ suy dinh dƣỡng thể gầy còm, mức độ vừa -2SD≤ Z-score≥ 2SD Trẻ bình thƣờng >2SD Trẻ thừa cân >3SD Trẻ béo phì 1.3 Nhu cầu năng lƣợng và dinh dƣỡng của trẻ dƣới 24 tháng 1.3.1 Nhu cầu năng lƣợng Nhu cầu năng lƣợng của trẻ thay đổi theo tuổi và các tình trạng khác nhau của cơ thể. Đối với trẻ nhỏ nhu cầu cho sự tăng trƣởng cao hơn nhu cầu vận động[1]. Năng lƣợng và ba chất dinh dƣỡng chính sinh năng lƣợng gồm có:  Protid/protein hay còn gọi là chất đạm  Lipid hay còn gọi là chất béo  Carbonhydrates 1.3.2 Nhu cầu chất đạm Chất đạm có vai trò quan trọng, nó là thành phần cơ bản của tế bào, cấu tạo các men, các nội tiết tố và tổng hợp kháng thể. Có 24 loại acid amin cấu trúc thành protein, trong số đó có 9 loại quan trọng thiết yếu cho trẻ em đó là thereonine, valine, leucine, isoleucine, lysine, tryptophan, phenylalanine, methionine, histidine[1]. Đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành. Nếu thiếu chất đạm có thể dẫn đến suy dinh dƣỡng, thoái hóa mỡ gan, teo các tuyến tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng[8]. Nhu cầu protid đối với trẻ trên 6 tháng là 12g/ngày với yêu cầu tỷ lệ protid động vật là 100%[9] 1.3.3 Nhu cầu chất béo Chất béo là chất thiết yếu cho cấu trúc da, tóc, điều hòa chuyển hóa cholesterol, giảm kết dính tiểu cầu và cần thiết cho quá trình sinh sản. Chất béo không chỉ là nguồn cung cấp năng lƣợng cho cơ thể mà nó còn là môi trƣờng tan của các vitamin nhƣ A, D, E, K. Nguồn gốc chất béo có trong mỡ động vật, dầu thực vật, bơ trong sữa. Thiếu chất béo có thể dẫn đến chậm lớn, da khô dễ bị viêm[1]. Nhu cầu chất béo cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi là 31g/ ngày, trẻ từ 7 đến 12 tháng là 30g/ngày[44] Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Ở trẻ đang bú mẹ, vì 50-60% năng lƣợng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp, nên khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, nhất là khi trẻ ăn bổ sung cần hết sức chú ý ngăn ngừa tình trạng giảm lipid đột ngột do đƣợc bú mẹ ít hơn hoặc không còn đƣợc bú sữa mẹ nữa. Thiếu hụt lipid trong bữa ăn hằng ngày ảnh hƣởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh. Theo FAO/WHO năm 1994 và các nƣớc khu vực, nƣớc ta đã áp dụng các mức khuyến nghị sau: đối với tất cả trẻ dƣới 6 tháng tuổi, năng lƣợng do lipid cung cấp là 45-50% năng lƣợng tổng số, đối với trẻ 6-11 tháng năng lƣợng do lipid cung cấp là 40%, và đối với trẻ 1-3 tuổi năng lƣợng do lipid cung cấp là 35-40%. Do cơ thể trẻ đang phát triển nhanh, rất cần acid arachidonic, một acid béo không no có nhiều trong mỡ động vật, do đó tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật nên là 70% và 30%. Tuy trong các thức ăn bổ sung của trẻ thƣờng đƣợc cho thêm thịt, cá, trứng vốn đã có một lƣợng nhất định lipid động vật nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu về lipid cho lứa tuổi này, vì thế vẫn cần phải cho thêm vào khẩu phần của trẻ các loại dầu ăn hoặc mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ[9]. 1.3.4 Nhu cầu Carbonhydrates Carbohydrates gồm các loại chính: đƣờng đơn hay còn gọi là monosaccharides (glucose, galactose, fructose và mannose), đƣờng đôi hay disaccharides (sucrose, lactose, và maltose) và carbohydrates phức tạp hay polysaccharides (tinh bột, dextrins, glycogen, và carbohydrate phức tạp nhƣ pectin, lignin và cellulose). [44]. Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ sơ sinh lấy carbohydrate từ nguồn ngũ cốc và các loại khác sản phẩm ngũ cốc, hoa quả và rau. Nhu cầu carbonhydrates cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi là 60 gam/ngày; trẻ từ 7 đến 12 tháng là 95 gam/ngày.[44] 1.3.5 Nhu cầu chất xơ Chất xơ đƣợc tìm thấy trong các loại đậu, nguyên hạt thực phẩm, hoa quả và rau. Sữa mẹ không chứa chất xơ và trẻ sơ sinh nói chung không tiêu thụ chất xơ trong 6 tháng đầu đời. Khi trẻ ăn bổ sung chất xơ cần đƣợc đƣa vào chế độ ăn uống. Mỗi ngày trẻ từ 6 đến 12 tháng cần 5 gam chất xơ 1.3.6 Nhu cầu về nƣớc Nƣớc là thành phần cơ bản của cơ thể sống. Nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho cơ thể là thức ăn và và thức uống. Ở trẻ em nƣớc dành cho việc điều hòa nhiệt độ cơ thể, bài tiết ở thận và dự trữ trong tế bào. Mức tiêu thụ nƣớc trẻ em là 10 – 15% trọng lƣợng cơ thể. Nhu cầu nƣớc của trẻ em đƣợc xác định là 1,5ml/1kg cân nặng/ngày[9]. 1.3.7 Nhu cầu muối khoáng Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Muối khoáng cần cho quá trình cấu tạo chất trong cơ thể. Muối khoáng có trong nhiều loại thức ăn khác nhau, nhu cầu muối khoáng hằng ngày cho trẻ nhƣ sau: Sodium 200mg/ngày; Chloride 300mg/ngày; Potassium 700mg/ngày; Ca: 0,3 – 0,6g; P: 0,15 – 0,3g; Fe: 1mg/kg[9] Tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể đều cần Canxi, nó giúp cơ thể hình thành hệ xƣơng và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thƣờng. Thiếu Canxi trong khẩu phần, hấp thu Canxi kém và/hoặc mất quá nhiều Canxi dẫn đến tình trạng rối loạn khoáng hoá tại xƣơng... Thức ăn giàu Canxi bao gồm sữa, phomai, các sản phẩm khác từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu (ví dụ đậu hũ), cá cả xƣơng các loại có thể ăn đƣợc. Photpho (P) là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể,vừa có vai trò hình thành và duy trì hệ xƣơng và răng vững chắc và duy trì các chức phận của cơ thể. Tất cả các thực phẩm nguồn động vật và thực vật đều chứa nhiều Photpho. Photpho trong thức ăn nguồn động vật có giá trị sinh học cao hơn Photpho trong thức ăn thực vật. Sắt trong cơ thể cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin), vận chuyển O2 và CO2, phòng bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử. Sắt rất cần thiết đối với mọi ngƣời, đặc biệt là trẻ em. Thông thƣờng thiếu sắt nói chung là do nguyên nhân ăn uống thấp hơn so với nhu cầu. Tuy nhiên, ở một số nƣớc đang phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn thực phẩm nguồn động vật có lƣợng sắt giá trị sinh học cao rất thấp và khẩu phần hàng ngày chủ yếu gồm các thực phẩm nguồn gốc thực vật nên nguy cơ bị thiếu sắt cao. Iod là một chất cần thiết trong cơ thể với một lƣợng rất nhỏ (WHO 1994). Iod giúp tuyến giáp hoạt động bình thƣờng, phòng bệnh bƣớu cổ và thiểu năng trí tuệ. Khoảng 70% đến 80% lƣợng iod của cơ thể ở trong tuyến giáp, còn lại nồng độ iod cao nhất tìm thấy ở tuyến nƣớc bọt, tuyến tiết dịch tiêu hóa và các mô liên kết, chỉ có một lƣợng rất nhỏ phân bố đều trong toàn bộ cơ thể. Thiếu iod xảy ra ở rất nhiều vùng trên thế giới, là nguyên nhân chính của bệnh bƣớu cổ. Thiếu iod ảnh hƣởng rõ rệt đến tăng trƣởng và phát triển, đặc biệt là não bộ. Hàm lƣợng iod trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lƣợng của iod trong đất và nƣớc của nơi sản xuất thực phẩm này, thực phẩm giàu iod bao gồm cá, rong biển, các thực phẩm thịt, trứng, sữa cũng là nguồn cung cấp iod đáng kể. Nhu cầu iod cần cho trẻ dƣới 24 tháng là 90mcg/ngày[9]. 1.3.8 Nhu cầu vitamin Mỗi loại vitamin đóng vai trò khác nhau trong chuyển hoá chất của cơ thể đồng thời giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Có 2 loại vitamin: vitamin tan trong nƣớc và vitamin tan trong dầu. Vitamin tan trong nƣớc đó là các vitamin nhóm B (B1, B6, B3, B12) và vitamin C. Những vitamin này đƣợc hấp thụ vào máu, nếu thừa nó sẽ đƣợc đào thải qua nƣớc tiểu. Chính vì vậy, nếu thừa vitamin tan trong nƣớc biểu hiện triệu chứng ít nguy hiểm. Có 4 vitamin tan trong dầu là A, D, K, E. Đặc điểm của vitamin tan trong dầu là khi đƣợc hấp thu vào cơ thể nó sẽ đƣợc tích lũy trong cơ thể ở gan và các mô mỡ, chính vì vậy nó có khả năng gây ngộ độc nguy hiểm nếu dùng vitamin liều cao, không đúng chỉ định.[9] Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Vitamin A Giúp tăng trƣởng, lớn lên; Có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu vitamin A là giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu. Vitamin A còn bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc. Khi thiếu vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thƣơng. Tổn thƣơng ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa. Vitamin A còn tǎng cƣờng khả nǎng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng.[9] Nhu cầu vitamin A cho trẻ từ 0 đến 6 tháng là 400microgam/ngày; trẻ từ 7 đến 12 tháng là 500 microgam/ngày[44] Vitamin nhóm B Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đƣờng và chuyển hóa chất béo. Ngƣời ta phân ra 8 loại vitamin thuộc nhóm B, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau, đồng thời chúng cũng kết hợp với nhau để làm cho cơ thể khỏe mạnh. Vitamin B1 (Thiamine) có vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Vitamin B6 (Pyridoxine) là một thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất tế bào máu của cơ thể. Nó giúp cơ thể phá vỡ và tiêu hóa protein. Vitamin B12 hình thành DNA, sản xuất hồng cầu, tốt cho hệ thần kinh. Cơ thể thiếu vitamin B12 gây ảnh hƣởng đến não, và tủy sống. Vitamin B3 hỗ trợ quá trình trao đổi chất béo và carbohydrate, còn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thinh thần, sản xuất năng lƣợng và nuôi dƣỡng da. Nhu cầu vitamin B1 cho trẻ từ 0 đến 6 tháng là 0,2mg/ngày; trẻ từ 7 đến 12 tháng là 0,3 mg/ngày Nhu cầu vitamin B6 cho trẻ từ 0 đến 6 tháng là 0,1mg/ngày; trẻ từ 7 đến 12 tháng là 0,3 mg/ngày Nhu cầu vitamin B1 cho trẻ từ 0 đến 6 tháng là 0,4microgam/ngày; trẻ từ 7 đến 12 tháng là 0,5 microgam/ngày[44] Vitamin C Chống oxy hóa, tạo collagen, giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt quan trong đối với mạch máu nuôi tim, Tăng cƣờng hệ miễn dịch, Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, Thải độc, hỗ trợ và giúp cơ thể hấp thu sắt, canxi và acid Thông tin kết quả nghiên cứu . .� folic.Thiếu vitamin C thƣờng dẫn đến cơ thể mệt mỏi, xuất huyết dƣới da, bệnh về nƣớu răng, chậm tăng trƣởng, đau cơ, khớp, vết thƣơng lâu lành sẹo, gia tăng quá trình lão hóa và gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính không lây nhƣ ung thƣ, tim mạch và thoái hóa khớp.[9] Nhu cầu vitamin C cho trẻ từ 0 đến 6 tháng là 40mg/ngày; trẻ từ 7 đến 12 tháng 50mg/ngày[44] Vitamin D Vitamin D có 3 vai trò: thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein - Canxi từ đó tăng cƣờng hấp thu Canxi từ thức ăn. Cùng với hormon cận giáp bảo đảm cho quá trình tạo xƣơng, bảo đảm các chức năng sinh lý (có liên quan đến nồng độ Canxi) hoạt động bình thƣờng.[9] Nhu cầu vitamin D cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi là 200UI/ngày[44] 1.4 Ăn bổ sung 1.4.1 Khái niệm Ăn bổ sung là quá trình cho trẻ ăn các thức ăn khác bổ sung cho sữa mẹ. Trong giai đoạn ăn bổ sung, trẻ quen dần với thức ăn gia đình và ở cuối giai đoạn này (thƣờng trẻ đƣợc 2 tuổi) sữa mẹ đƣợc thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình [1]. 1.4.2 Thời điểm cho ăn bổ sung Sữa mẹ là nguồn dinh dƣỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo khuyến cáo của WHO và của Viện dinh dƣỡng trẻ nên đƣợc bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên từ 6 tháng tuổi trở đi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ, trẻ bắt đầu mọc răng, cơ nhai phát triển tốt hơn, trẻ cần nhiều năng lƣợng hơn để tập vận động, giao tiếp. Do đó, để đáp ứng các nhu cầu phát triển, trẻ sơ sinh cần đƣợc bổ sung các thực phẩm dinh dƣỡng đầy đủ và an toàn từ 6 tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ đến hai tuổi. Cho ăn bổ sung quá sớm sẽ nguy hiểm vì hệ tiêu hóa và thận của trẻ chƣa phát triển hoàn chỉnh, trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy tăng do nhiễm khuẩn từ thực phẩm, cho ăn bổ sungmuộn cũng có những hệ quả của nó, trẻ bị thiếu hụt năng lƣợng cho quá trình tăng trƣởng và phát triển dẫn đến suy dinh dƣỡng và thiếu vi chất dinh dƣỡng. 1.4.3 Bốn nhóm thức ăn bổ sung cơ bản Nhóm thức ăn cung cấp chất bột (lƣơng thực): Là nguồn thức ăn cung cấp nhiệt lƣợng trong khẩu phần ăn; chủ yếu cung cấp tinh bột, chứa ít protein và nghèo các vi chất dinh dƣỡng, vì vậy ngoài lƣơng thực, bữa ăn cần có các thực phẩm khác để trẻ có đủ chất dinh dƣỡng. Gồm các loại gạo, ngô, khoai, củ, các loại đậu, đỗ. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm: Là nguồn thức ăn xây dựng cơ thể, tham gia vận chuyển các chất dinh dƣỡng và kích thích ăn ngon miệng, điều hòa các chuyển hóa và bảo vệ cơ thể. Gồm các thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật: Thức ăn nguồn gốc động vật: có giá trị dinh dƣỡng cao, bao gồm trứng, sữa, các loại thịt, cá, tôm, cua, lƣơn, nhộng, phủ tạng (gan, tim...). Thức ăn nguồn gốc thực vật: Khi cho trẻ ăn hỗn hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những thức ăn giàu dinh dƣỡng nhƣ thức ăn động vật mà thƣờng rẻ tiền hơn. Bao gồm các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu nành...) . Nhóm thức ăn cung cấp chất béo: Là nguồn thức ăn bổ sung năng lƣợng cho bữa ăn của trẻ, giúp trẻ hấp thu dễ dàng các loại vitamin tan trong dầu nhƣ Vitamin A, E, D, K và làm cho thức ăn mềm hơn và dễ ăn hơn. Gồm dầu, bơ, mỡ, trong đó dầu dễ hấp thu hơn mỡ. Nhóm thức ăn cung cấp vitamin và chất khoáng: Là nguồn thức ăn rất tốt để cung cấp các loại vitamin và chất khoáng cho trẻ. Các loại rau có lá màu xanh thẫm, quả và các loại rau củ có màu vàng giúp trẻ có đôi mắt sáng và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. 1.4.4 Đặc điểm của thức ăn bổ sung tốt cho trẻ ăn hàng ngày Theo khuyến cáo của WHO thức ăn bổ sung cho trẻ cần phải giàu năng lƣợng, giàu protein và các vi chất dinh dƣỡng, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C...Bên cạnh đó đảm bảo sạch và an toàn cho trẻ (không có tác nhân gây bệnh, không có các hóa chất độc hại, không có xƣơng hoặc các vật cứng có thể gây tổn thƣơng cho trẻ). Thức ăn không quá nóng, không quá cay, mặn và phù hợp với trẻ. Thức ăn nên có nguồn sẵn có ở địa phƣơng, giá hợp lý, thuận lợi cho việc chuẩn bị và chế biến món ăn cho trẻ.[45] 1.4.5 Độ đậm đặc của thức ăn bổ sung Dạ dày của trẻ rất nhỏ. Tại thời điểm 8 tháng tuổi, dạ dày của trẻ mỗi bữa có thể chứa khoảng 200 ml. Các loại thức ăn lỏng và loãng nhanh chóng chiếm đầy thể tích dạ dày của trẻ khi trẻ chƣa nhận đủ năng lƣợng. Vì vậy, cần quan tâm đến độ đậm đặc của thức ăn cho trẻ ăn bổ sung. Độ đậm đặc hợp lý của thức ăn bổ sung sẽ giúp đáp ứng nhu cầu năng lƣợng của trẻ và phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ. Ở các nƣớc phát triển, đậm độ năng lƣợng của thức ăn bổ sung thƣờng là 2 kcal/1g, trong khi đó ở các nƣớc đang phát triển chỉ là 1 kcal/1g, đó là lý do gây nên tình trạng thiếu năng lƣợng kéo dài. Sữa mẹ là một thức ăn lỏng, nên trẻ đang bú sữa mẹ khi chuyển sang giai đoạn ăn bổ sung, thức ăn cho trẻ phải chuyển dần từ dạng lỏng sang dạng sền sệt rồi đặc dần. Bát bột nấu xong khi còn nóng ở dạng lỏng, càng nguội càng đặc lại. Nếu pha thêm nƣớc để đạt độ lỏng thích hợp thì sẽ làm giảm đậm độ năng lƣợng, nên sẽ không đảm bảo nhu cầu năng lƣợng của trẻ. Thông tin kết quả nghiên cứu . .� 1.4.6 Cách cho trẻ ăn Trẻ cần đƣợc ăn, cần sức khỏe và đƣợc chăm sóc để trƣởng thành và phát triển toàn diện. Thái độ và thực hành của ngƣời chăm sóc trẻ, của gia đình khi cho trẻ ăn, khi chăm sóc trẻ, kích thích và hỗ trợ tinh thần trẻ sẽ giúp trẻ phát triển và khỏe mạnh. Thời điểm quan trọng để thực hành cho trẻ ăn là thời gian ăn của trẻ. Trẻ cần học cách ăn, tập ăn các thức ăn mới, thức ăn lạ; học cách nhai, cách nuốt thức ăn, cách uống; học cách cầm thìa, cầm bát, cách tự lấy thức ăn và đƣa thức ăn vào miệng. Bà mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ và gia đình cần dành thời gian hỗ trợ trẻ ăn đúng cách. Bữa ăn là thời gian để trẻ tập ăn. Trẻ sẽ thích ăn, ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn nếu không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái, trẻ đƣợc yêu thƣơng, đƣợc khuyến khích và hỗ trợ khi trẻ ăn. Cần theo dõi từng bữa ăn của trẻ từ khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung cho đến khi trẻ 24 tháng tuổi. 1.5 Tình hình dinh dƣỡng trẻ em và thực hành cho trẻ ăn bổ sung Các cuộc điều tra các vùng lãnh thổ của Unicef cho thấy tỷ lệ trẻ thấp còi ở khu vực Đông Nam Á đã giảm dần, năm 2016 hiện đang có 15,1 (25,8%) triệu trẻ bị suy dinh dƣỡng thấp còi, tuy nhiên vẫn còn cao so với khu vực châu Á. Một nghiên cứu gồm 300 trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi đƣợc chọn từ vùng ngoại ô thành phố Kuala Lumpur và Putrajaya, theo các khuyến cáo của WHO chỉ số nuôi dƣỡng trẻ nhỏ đƣợc tính cho kết quả các đối tƣợng cho thấy trẻ đƣợc thời điềm cho trẻ ăn bổ sung từ 6 đến 8 tháng (97,9%); tần suất uống sữa đối với những trẻ không bú mẹ từ 6 đến 23 tháng tuổi (95,2%), ăn thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung sắt từ 6 đến 23 tháng (92,3%); khẩu phần ăn đúng và đủ (78,0%). Tại Ấn Độ tỷ lệ ăn bổ sung đúng khá cao có tới 77,5% bà mẹ sống tại vùng biển cho con ăn bổ sung đúng thời điểm theo nhƣ khuyến nghị, tuy nhiên chỉ có 32% trẻ đƣợc ăn bổ sung đa dạng các loại thực phẩm[49] Nghiên cứu về thực hành bổ sung thức ăn cho bà mẹ và tình trạng dinh dƣỡng của trẻ sơ sinh ở Nigeria [59], trẻ từ 6-8 tháng tuổi đƣợc ăn bổ sung là 85,4%, tỷ lệ khẩu phần ăn đúng và đủ là 31,5%, tỷ lệ ăn đủ bữa là 7,3%. Có 33,3% trẻ sơ sinh bị thiếu cân và 24,6% suy dinh dƣỡng gầy còm. Kết quả cho thấy trẻ không đƣợc ăn bổ sung kịp thời có tỷ lệ bị gầy còm cao hơn (OR 5.15, KTC 95% 1,50 -17,73). Trẻ em có khẩu phẩn đa dạng trong chế độ ăn tối thiểu có tỷ lệ gầy còm thấp hơn so với trẻ đƣợc nhận thức sự đa dạng trong chế độ ăn uống tối thiểu (OR 2,07; KTC 95% 1,17-3,70). Trẻ đƣợc cho ăn ít cữ có nhiều khả năng bị gầy còm hơn những trẻ cùng độ tuổi đƣợc cho ăn đủ bữa (OR 1,57; KTC 95% 1,53 - 4,03). [51] Cho con ăn bổ sung là việc hầu nhƣ mọi bà mẹ trên thế giới đều làm, ở mỗi quốc gia khác nhau việc ăn bổ sung cũng khác nhau. Nghiên cứu 110 bà mẹ đang cho con bú ở nông thôn Tumkur, Karnataka, Ấn Độ đƣợc thực hiện để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về ăn bổ sung của bà mẹ đang cho con bú và ngƣời ta thấy rằng. Đã có 40 hai bà mẹ (36,36%) cho con ăn bổ sung trƣớc 6 tháng tuổi. Thức ăn bổ sung chủ yếu là bột yến mạch (57,35%), ngũ cốc (9,83%), bánh quy Thông tin kết quả nghiên cứu . .� (8,19%), sữa bò (34,91%), thực phẩm đóng gói sẵn (3,27%) và sữa dê (1,63%), 45,9% bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung 2 lần/ngày và 31,14% bà mẹ chỉ đƣợc cho một lần/ngày, 24,59% bà mẹ là những ngƣời ra quyết định chính về ăn bổ sung của trẻ, 91,8% thích sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, 68,85% bà mẹ đã không giới thiệu trái cây cho trẻ và 62,29% không cho con ăn rau các loại trong suốt nghiên cứu[37]. Từ một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện ở vùng nông thôn là Karimnagar, Ấn Độ 500 bà mẹ đƣợc khảo sát về ăn bổ sung, ngƣời ta nhận thấy rằng đa số các bà mẹ (62%) đều biết rằng ăn bổ sung nên đƣợc bắt đầu từ 4-6 tháng tuổi nhƣng chỉ 35% bắt đầu ở độ tuổi này, 81% ngƣời thích cho trẻ ăn thức ăn lỏng và 85% bà mẹ đồng ý rằng bé nên ăn các thức ăn đặc sau 1 tuổi. Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Nepal đƣợc bởi Dipty Duppa và cộng sự năm 2014 cho kết quả cũng cho thấy 74% trẻ không có nguy cơ sức khoẻ trong khi ăn bổ sung nhƣng vẫn có 26% trẻ gặp khó khăn về sức khỏe thời kỳ này, 54% trẻ có bị tiêu chảy khi ăn bổ sung. Cũng theo kết quả nghiên cứu trên có 56% bà mẹ có thông tin về ăn bổ sung từ bạn bè hoặc hàng xóm và 6% từ đài phát thanh. Hầu nhƣ tất cả các bà mẹ trong nghiên cứu thích sử dụng thực phẩm tự làm khi cho con ăn bổ sung hơn là các thực phẩm thƣơng mại có sẵn trên thị trƣờng với 93.5% lý do đƣợc đƣa ra là thực phẩm tự làm tƣơi ngon hơn và vệ sinh hơn[35, 39]. Việc cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác nhau. Nghiên cứu đƣợc thực hiện ở Hồng Kông cho thấy các yếu tố khác nhau liên quan đến ăn bổ sung sớm bao gồm: tuổi (OR hiệu chỉnh = 1,84, KTC 95%, 1,05 - 3,21), làm mẹ lần đầu tiên, sống ở Hồng Kông với ≥5 năm (OR hiệu chỉnh = 2,56; KTC 95% 1,50 - 4,38), ngƣời mẹ không đƣợc bú sữa mẹ, sự tác động của ngƣời chồng, mổ lấy thai khẩn cấp và vấn đề trở lại làm việc sau khi sinh (OR hiệu chỉnh = 1,75, KTC 95% 1,25 - 2,46). Trong nghiên cứu này giáo dục mẹ và thu nhập gia đình cho thấy có sự liên quan với thời điểm ăn bổ sung của trẻ. Lý do cho trẻ ăn bổ sung sớm từ 1 đến 3 tháng hoặc từ 3 đến 6 tháng phổ biến nhất đó là sữa không đầy đủ, lý do thứ hai là mẹ quay lại làm việc. Các lý do khác cho việc mẹ cho trẻ ăn bổ sung sớm đó là bé luôn đói, mẹ có bệnh lý, mẹ mệt mỏi và căng thẳng, đau đầu vú và /hoặc ngực và trẻ bị bênh. Từ nghiên cứu này có các yếu tố liên quan đến việc tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc ăn bổ sung bao gồm học vấn của mẹ, bà mẹ có bằng đại học (OR hiệu chỉnh = 0,36, KTC 95%; 0,27 - 0,50) hoặc bằng sau đại học (OR hiệu chỉnh = 0,44; KTC 95%; 0,21-0,90).[48] Tại Sudan, một đất nƣớc kém phát triển ở Châu Phi, tỷ lệ ăn bổ sung sớm ở trẻ dƣới 23 tháng khá cao, theo nghiên cứu trong 2 năm từ 2008 – 2010 trên nhóm trẻ từ 6 -59 tháng cho thấy có 6,9% trẻ đƣợc ăn bổ sung trƣớc 4 tháng, 63,5% trẻ em ăn bổ sung từ tháng thứ 4 – 5, và 29,6% trẻ em đƣợc ăn bổ sung từ tháng thứ 6 trở đi[47] Các bà mẹ sử dụng các loại thực phẩm khác nhau và có lý do khác nhau trong khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung. Trong khi nghiên cứu thực hiện ở huyện Okala, Cameroon về thực hành ăn bổ sung của các bà mẹ cho thấy rằng 63% bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn hỗn hợp trƣớc 3 tháng tuổi vì lý do Thông tin kết quả nghiên cứu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất