Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh suy tim mãn tính của điều dưỡng tại...

Tài liệu Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh suy tim mãn tính của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

.PDF
60
1
99

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ TRỌNG NGHĨA KIẾN THỨC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SUY TIM MÃN TÍNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH, 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ TRỌNG NGHĨA KIẾN THỨC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SUY TIM MÃN TÍNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Minh Chính NAM ĐỊNH, 2022 i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc, đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thi Minh Chính, kính mến đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 9 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Trọng Nghĩa ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Tôi. Các số liệu, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 9 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Trọng Nghĩa iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACC Trường môn tim mạch Mỹ AHA Hội tim mạch học Mỹ BHYT Bảo hiểm y tế ĐMC Động mạch chủ ESC Hội tim mạch học châu Âu NB Người bệnh NYHA Phân hội tim mạch New York ST Suy tim THCS Trung học cở sở THPT Trung học phổ thông VHL Van hai lá MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................. Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN.............................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Tổng quan về suy tim ....................................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa ................................................................................... 3 1.1.2. Phân loại ...................................................................................... 3 1.1.3. Nguyên nhân ................................................................................ 3 1.1.4. Các yếu tố làm nặng suy tim ........................................................ 3 1.1.5. Triệu chứng.................................................................................. 4 1.1.6. Chẩn đoán .................................................................................... 4 1.1.7. Đánh giá mức độ suy tim ............................................................. 4 1.1.8. Điều trị......................................................................................... 5 1.2. Kiến thức và thực hành tự chăm sóc tại nhà của người bệnh suy tim mạn. ..................................................................................................... 8 1.2.1. Những kiến thức thực hành bệnh mà người bệnh suy tim cần biết Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện các hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim. …………………………………………………..……………...12 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT …………………..…15 Chương 3 BÀN LUẬN ................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN 25 1. Kiến thức và thực hành của bệnh nhân suy tim mạn ......................... 21 2. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tự chăm sóc tại nhà ………………………………………………………………………25 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại mức độ suy tim theo NYHA ........................................... 5 Bảng 1.2: Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008) .............................. 5 Bảng 1.3: Hàm lượng muối có chứa trong một số loại thực phẩm .................. 8 Bảng 1.4: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim còn bù ................................ 9 Bảng 1.5: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim mất bù.............................. 10 Bảng 2.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................... 15 Bảng 2.2: Số lần nằm viện và điều trị của từng người bệnh .......................... 16 Bảng 2.3: Kiến thức của người bệnh về bệnh đang mắc ............................... 17 Bảng 2.4: Kiến thức chung về bệnh .............................................................. 17 Bảng 2.5: Kiến thức về thuốc điều trị ........................................................... 19 Bảng 2.6: Kiến thức về theo dõi cân nặng .................................................... 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim (ST) là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh không lây nhiễm cùng với các bệnh khác như ung thư và tai biến mạch máu não. Suy tim là nguyên nhân gây tử vong cho 300.000 bệnh nhân mỗi năm ở Mỹ. [1] Hiện nay, có hơn 22 triệu người mắc suy tim trên toàn thế giới. Mỗi năm cũng có thêm 2 triệu người mới mắc suy tim. Khoảng 6% những người trên 65 tuổi mắc bệnh suy tim. Với điều kiện chăm sóc tốt, tuổi thọ loài người ngày càng tăng cũng kéo theo con số bệnh nhân suy tim cũng không ngừng tăng lên. Tại Mỹ, hàng năm có xấp xỉ 900.000 bệnh nhân nhập viện vì suy tim và làm tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ [2], [3], [4], [5]. Một số báo cáo cũng cho thấy ở một vài quốc gia ngân sách dành cho suy tim chiếm từ 1-2% ngân sách dành cho y tế [6]. Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320 nghìn đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. Suy tim không chỉ làm suy giảm sức khỏe của người bệnh, mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính, thậm chí còn trở thành gánh nặng cho những người không có điều kiện về kinh tế. Bên cạnh những tiến bộ gần đây trong điều trị suy tim bằng các phương pháp y học (thuốc, ghép tim, cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim…), việc điều trị suy tim bằng các biện pháp không dùng thuốc giúp cho tiên lượng của bệnh nhân suy tim có nhiều cải thiện (chế độ nghỉ ngơi, chế độ tập luyện, chế độ ăn, sự tuân thủ trong sử dụng thuốc…). Những kiến thức cơ bản về bệnh suy tim như: nguyên nhân, hậu quả của bệnh suy tim, bệnh suy tim được phân loại như thế nào, các triệu chứng của bệnh suy tim, các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi như thế nào là phù hợp cho từng giai đoạn của bệnh suy tim… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh. Từ đó quyết định đến sự tiến triển của bệnh đối với mỗi người bệnh. 2 Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim. Ở Việt Nam mới chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền nhưng lại chỉ tập trung vào đối tượng người già tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên [1]. Điều này khiến chúng tôi đặt câu hỏi: Kiến thức và thực hành tự chăm sóc ở nhà của người bệnh suy tim độ III, IV nói chung thì như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh suy tim mãn tính của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc”. Với hai mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng cho người bệnh mắc bệnh suy tim mãn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Đề xuất 1 số giải pháp để cải thiện kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng cho người bệnh mắc bệnh suy tim mãn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về suy tim 1.1.1.1 Định nghĩa Suy tim là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về chức năng, tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể về mặt oxy [7], [8]. 1.1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại suy tim khác nhau, dựa trên cơ sở: [7], [8]  Tình trạng tiến triển: suy tim cấp và suy tim mạn tính  Theo hình thái định khu: suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ. Đây là cách thường được sử dụng trên lâm sàng 1.1.1.3. Nguyên nhân  Nguyên nhân gây suy tim trái là do các bệnh: tăng huyết áp động mạch, bệnh động mạch vành, một số bệnh van tim (hở hay hẹp van ĐMC, hở VHL), các tổn thương cơ tim, một số rối loạn nhịp tim, một số bệnh tim bẩm sinh [7], [8].  Nguyên nhân gây suy tim phải: một số bệnh về phổi, một số bệnh lý tim mạch (hẹp VHL, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…)  Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ: suy tim trái tiến triển, bệnh cơ tim giãn… 1.1.1.4. Các yếu tố làm nặng suy tim Trên cơ sở một số bệnh lý tim mạch, một số nguyên nhân làm khởi phát, tăng nặng hoặc thúc đẩy suy tim nhanh hơn như  Thiếu máu  Nhiễm trùng  Dùng các thuốc hóa trị liệu  Rối loạn nhịp tim 4  Trên cơ sở bệnh van tim lại có thêm bệnh động mạch vành 1.1.1.5. Triệu chứng  Khó thở: là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, người bệnh nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở.  Ho: có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi người bệnh gắng sức.  Cảm giác đau ngực, nặng ngực hoặc đánh trống ngực.  Đi tiểu về đêm và tiểu ít.  Nhịp tim nhanh.  Tĩnh mạch cổ nổi.  Tím da và niêm mạc.  Phù.  Gan to. 1.1.1.6. Chẩn đoán Theo Hội Tim mạch châu Âu 2008 (ESC) suy tim là một hội chứng bệnh lý gồm các dấu hiệu sau:  Người bệnh có các triệu chứng đặc hiệu của suy tim: khó thở khi gắng sức, mệt mỏi, phù, và  Nhịp nhanh, thở nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, và  Có bằng chứng khách quan của tổn thương cấu trúc tim. 1.1.1.7. Đánh giá mức độ suy tim Có nhều cách đánh giá khác nhau, theo:  Phân hội tim mạch New York (NYHA)  Hội tim mạch học Mỹ/Trường môn tim mạch Mỹ (AHA/ACC). Dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của người bệnh. 5 Bảng 1.1: Phân loại mức độ suy tim theo NYHA Độ Biểu hiện I Người bệnh có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường. II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Người bệnh bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực. III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc người bệnh nghỉ ngơi không làm gì cả. Bảng 1.2: Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008) Giai đoạn Đặc điểm A Bệnh nhân có các nguy cơ cao của suy tim nhưng chưa có các bệnh lý tổn thương cấu trúc tim B Bệnh nhân đã có các bệnh lý ảnh hưởng cấu trúc tim nhưng chưa có triệu chứng và biểu hiện của suy tim C Bệnh nhân đã có triệu chứng của suy tim hoặc đang có triệu chứng và có liên quan bệnh gây tổn thương cấu trúc tim D Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần các biện pháp điều trị đặc biệt 1.1.1.8. Điều trị  Chế độ nghỉ ngơi Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ tập luyện nghỉ ngơi khác nhau. Nói chung, người bệnh suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được hoạt động gắng sức nặng. Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Trong trường suy tim mà người bệnh 6 phải nằm điều trị lâu ngày thì khi hoàn cảnh cho phép, nên khuyến khích người bệnh xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thường hay gặp ở những ngườibệnh này  Chế độ ăn giảm muối Chế độ ăn giảm muối là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn, từ đó gây tăng gánh nặng cho tim. Đối với người bệnh suy tim, tùy từng trường hợp cụ thể mà ta có thể áp dụng chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn:  Chế độ ăn giảm muối: người bệnh chỉ được dùng < 3g muối NaCl/ngày, tức là < 1,2g (50 mmol) Na+/ngày.  Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: người bệnh chỉ được ăn < 1,2g muối Nacl/ngày, tức là < 0,48g (20mmol) Na+/ngày.  Hạn chế nước và dịch dùng cho người bệnh  Ta cần hạn chế nước và dịch dùng cho người bệnh hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn từ đó giảm bớt gánh nặng đối với tim.  Nói chung chỉ nên dùng cho người bệnh khoảng 500 – 1.000ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày. 7  Thở oxy Là biện pháp cần thiết trong nhiều trường hợp suy tim vì nó tăng cung cấp thêm oxy cho các mô, giảm bớt mức độ khó thở của người bệnh, đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những người bệnh thiếu oxy.  Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác  Bỏ rượu, thuốc lá, cà phê…  Giảm bớt cân nặng ở những người bệnh béo phì.  Tránh các xúc cảm mạnh (Stress).  Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, như: các thuốc chẹn bê ta giao cảm …  Tránh các thuốc giữ nước như corticoid.  Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim… 1.1.1.9. Các thuốc điều trị trong suy tim  Lợi tiểu (làm giảm khối lượng tuần hoàn và giảm áp lực hệ tĩnh mạch, giảm phù) và giảm muối (giảm tái hấp thu dịch), được dùng chữa triệu chứng cho người bệnh.  Thuốc ức chế men chuyển làm giãn mạch, cải thiện chức năng thất trái do vậy cải thiện được tiên lượng.  Thuốc ức chế thụ thể angiotensinlàm giãn mạch, cải thiện chức năng thất trái do vậy cải thiện được tiên lượng.  Hydralazine và nitrates có thể cải thiện triệu chứng, khả năng gắng sức.  Thuốc chẹn beta - giao cảm giúp cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng thất trái, cải thiện tiên lượng.  Thuốc kháng aldosterone giúp tăng cường lợi tiểu cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng thất trái, cải thiện tiên lượng.  Digoxin liều thấp làm cải thiện triệu chứng, tăng nhẹ cung lượng tim và giảm số lần nhập viện. 8  Các thuốc làm tăng co bóp cơ tim giúp bảo tồn tưới máu tổ chức và giảm ứ trệ trong trường suy tim nặng hoặc đợt cấp.  Các thuốc chống đông làm giảm nguy cơ huyết khối. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những kiến thức về chế độ ăn hạn chế muối Trong điều trị suy tim có 3 khâu cơ bản [19]:  Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù.  Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch.  Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim. Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim [20]. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng. Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước, dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở trong điều trị suy tim [21]. Những người bị suy tim có thể cải thiện các triệu chứng của họ bằng cách giảm lượng muối ăn (NaCl) trong chế độ ăn uống của họ. Muối ăn là một khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ăn quá nhiều muối làm cho cơ thể giữ hoặc giữ nước quá nhiều, làm xấu đi các chất lỏng tích tụ liên quan đến suy tim [22], [23], [24]. Bảng 1.3: Hàm lượng muối có chứa trong một số loại thực phẩm Thức ăn Protein Thịt gà màu đỏ Thịt gà màu trắng Trứng Thịt lợn thăn Sản Phẩm Từ Sữa Sữa tươi nguyên chất Khối lượng Muối miligam 100 g 100 g 1 quả 100 g 87 77 162 65 250 ml 120 9 Sữa không béo hoặc 1% 250 ml 125 Sữa chua 1 hộp 115 Rau quả và các loại nước ép rau Cà rốt 1 quả vừa 25 Trái bơ 1/2 quả vừa 10 Dưa chuột 1/2 quả 1 Cà tím 1 quả 2 Rau diếp 1 lá 2 Rau quả và các loại nước ép rau Cà rốt 1 quả vừa 25 Trái bơ 1/2 quả vừa 10 Dưa chuột 1/2 quả 1 Cà tím 1 quả 2 Rau diếp 1 lá 2 Trái cây Táo 1 quả vừa 1 Chuối 1 quả vừa 1 Trái cam 1 quả vừa 1 Thông tin hàm lượng muối có chứa trong một số thực phẩm theo Paterna S và cộng sự [25], Alsafwah S và cộng sự [26]. Ăn ít muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp và phù, cũng như giảm khó thở cho những người bị suy tim. Người bệnh suy tim nên tiêu thụ không quá 2.000 mg (2 gram) muối mỗi ngày, và ít hơn 1.500 mg nếu có thể [27], [28]. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim, cần kiêng muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn nhạt khác nhau (nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt) [21]. Chế độ ăn nhạt: là trong chế độ ăn chỉ cần 400 – 700 mg natri/ngày tương đương 1-2g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1g muối từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn. Vì vậy nên khi chế biến khẩu phần ăn chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu. 10 Bảng 1.4: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim còn bù Giờ ăn 7 giờ Thứ 2+5 Thứ 3+6+CN Thứ 4+7 Sữa chua đậu tương Sữa chua đậu tương Sữa chua đậu tương 200ml (đậu tương 20g, 200ml, bánh mỳ 50g. 200ml, bánh mỳ 50g. đường 20g), bánh mỳ 50g. Cơm gạo tẻ 130g, khoai tây hầm thịt bò (khoai tây 100g, thịt bò 50g, dầu 5g), cam quả 200g. Cơm gạo tẻ 130g, bắp cải xào 200g (dầu 5g), thịt băm viên hấp (thịt nạc 50g), chuối tiêu 2 quả. 16 giờ Cơm gạo tẻ 120g, rau cải trắng xào thịt bò (rau cải 100g, thịt b2 20g, dầu 10g), trứng ốp lếp 1 quả. Cơm gạo tẻ 120g, giá Cơm gạo tẻ 120g, rau xào (giá đổ 100g, thịt xào, cá om (cá đồng nạc 50g, dầu 10g), cá 150g, dầu 10g) hấp nhạt 100g. 20 giờ Bánh quy hoặc bánh Bánh quy hoặc bánh Bánh quy hoặc bánh đậu 50g đậu 50g đậu 50g 11 giờ Cơm gạo tẻ 130g, bí xanh luộc bỏ nước 200g, trứng đúc thịt rán (trứng vịt ½ quả, thịt nạc 20g, dầu 5g), cam quả 200g. Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg natri/ngày, tương đương 2-3g muối ăn/ngày. Trong đó đã có sẵn 1g từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày. Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: là trong chế độ ăn chỉ cần 200 – 300 mg natri/ngày. Lượng natri/ngày. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm, do đó khi chế biến khẩu phần ăn cần chú ý: hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh, nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri, chẳng hạn gạo trắng, khoai, củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng (ăn ít). Điều cần nhớ là người bệnh tim không nên ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn sẵn (nướng, rán, ướp muối, bánh mỳ) vì chứa nhiều muối. Tuy nhiên, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định một trong ba chế độ ăn nhạt trên và theo dõi sự đáp ứng của người bệnh để thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác. 11 Bảng 1.5: Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim mất bù Giờ ăn Thứ 2+5 Thứ 3+6+CN Thứ 4+7 7 giờ Khoai lang luộc 300g Xôi trắng hoặc xôi lúa, Khoai tây luộc 200g (2 củ vừa). xôi đỗ 200g 11 giờ Cơm gạo tẻ 100g, rau Phở thịt bò xào (bánh Cơm gạo tẻ 100g, giá luộc bỏ nước 200g, phở 150g, thịt bì 30g) xào (giá đỗ 100g, thịt trứng gà luộc 1 quả. rau xà lách 100g. nạc 30g, dầu 5g). 16 giờ 20 giờ Cơm gạo tẻ 120g, khoai tây hầm (khoai tây 100g, thịt bò 30g, cà chua 30g, dầu 5g). Cơm gạo tẻ 120g, thịt Cơm gạo tẻ 120g, thịt băm viên hấp (thịt nạc nạc rim 50g. 40g), đậu côve luộc hoặc rau luộc bỏ nước 200g. Bánh quy 50g Bánh mỳ 100g (nhạt) Bánh quy 50g 1.2.2. Kiến thức về theo dõi cân nặng Những người bị bệnh suy tim cần phải theo dõi cân nặng của mình một cách cẩn thận [39], [40], [41]. Việc kiểm soát trọng lượng cơ thể sẽ giúp cho người bệnh biết được cơ thể đang bị giữ nước hay không [42], [43]. Nếu người bệnh tăng cân đột ngột có nghĩa là cơ thể đang tích tụ nước và chứng tỏ tình trạng suy tim của người bệnh đang gia tăng. Theo dõi cân nặng sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng suy tim của mình [44]. Để theo dõi cân nặng có hiệu quả người bệnh cần chú ý:  Cân vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy.  Sử dụng trên cùng một chiếc cân.  Ghi kết quả vào sổ theo dõi.  Đến khám khi tăng cân đột ngột. 1.2.3. Tình hình kiến thức và thực hành của người bệnh suy tim trên thế giới và tại Việt Nam. Theo một nghiên cứu về bệnh nhân suy tim trên 15 quốc gia toàn cầu trong đó có Việt Nam của nhóm nghiên cứu trường Linköping University [45], Thụy Điển và cộng sự, trong 5.964 người bệnh tham gia nghiên cứu, với 22 cuộc thử nghiệm tại 22 địa điểm khác nhau trên thế giới. Trong nghiên cứu, có 126 người bệnh suy tim Việt Nam tham gia. Kết quả cho thấy : 12  Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỉ lệ người bệnh không tuân theo chế độ ăn hạn chế muối thấp nhất với 22% (biểu đồ 1.2). Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người bệnh thực hành chế độ ăn hạn chế muối [45].  Người bệnh suy tim thường không theo dõi cân nặng thường xuyên. Với tỉ lệ dao động từ 24% (Úc) tới 95% (Hồng Kông), Việt Nam có khoảng 40% (biểu đồ 1.4).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất