Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh trường tiểu học lê văn tám, th...

Tài liệu Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh trường tiểu học lê văn tám, thành phố thủ dầu một

.PDF
79
1
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 TÊN ĐỀ TÀI KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D13TH05, Khoa Sư Phạm Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Giáo Dục Tiểu Học Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Kim An UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: -Tên đề tài: Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh trường tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Thủ Dầu Một. - Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang - Lớp: D13TH05 Khoa: Sư Phạm Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Kim An 2. Mục tiêu đề tài: - Tìm hiểu thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Thủ Dầu Một. - Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh tiểu học. 3. Tính mới và sáng tạo: Thực trạng cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng hoạt động nhóm nhằm phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về thực trạng kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh Tiểu học. 4. Kết quả nghiên cứu: 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòngvà khả năng áp dụng của đề tài: - Bổ sung vào nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu về kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh Tiểu học. - Làm cơ sở để các nhóm nghiên cứu, giáo viên có thể tham khảo trong việc đề ra các giải pháp góp phần từng bước làm thay đổi thái độ, hành vi của học sinh trong kĩ năng hoạt động nhóm. - Là tài liệu tham khảo thiết thực cho sinh viên khối ngành khoa học giáo dục tại trường đại học Thủ Dầu Một về kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh Tiểu học. 6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày 14 tháng 07 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nguyễn Thị Thùy Trang Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Người hướng dẫn (ký, họ và tên) Trần Kim An UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang Sinh ngày 23 tháng 02 năm 1995 Nơi sinh: Bình Dương Lớp: D13TH05 Khóa: 2013-2017 Khoa: Khoa Sư Phạm Địa chỉ liên hệ: Tân An, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Điện thoại: 0973023162 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Khoa Sư Phạm Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: * Năm thứ 2: Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Sư Phạm Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: * Năm thứ 3: Ngành học: Giáo dục Tiểu học Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Khoa: Sư Phạm Ngày 14 tháng 07 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nguyễn Thị Thùy Trang DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI STT Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Nguyễn Thị Thanh Yến 1321402020274 D13TH05 Sư phạm 2 Trần Thị Ngọc Trang 1321402020244 D13TH05 Sư phạm 3 Phạm Thị Mỹ Thoa 1321402020216 D13TH05 Sư phạm 4 Lê Thị Diễm Thu 1321402020220 D13TH05 Sư phạm MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu 5. Giả thuyết nghiên cứu 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp thống kê NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2. Cơ sở lý luận về kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập 1.2.1. Khái niệm kỹ năng 1.2.2. Khái niệm hoạt động 1.2.3. Khái niệm nhóm 1.2.3.1. Sự hình thành và phát triển nhóm 1.2.3.2. Phân loại làm việc nhóm 1.2.4. Khái nhiệm kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập 1.2.4.1. Khái niệm kỹ năng hoạt động nhóm 1.2.4.2. KN HĐN nhóm trong học tập 1.3. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh lứa tuổi tiểu học 1.3.1. Đặc điểm sinh lý 1.3.2. Đặc điểm tâm lý 1.3.2.1. Đặc điểm nhận thức 1.3.2.2. Đặc điểm xúc cảm và tình cảm CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM 2.1. Sơ lược về khách thể nghiên cứu 2.1.1. Sơ lược tình hình nhà trường 2.1.2. Phương pháp học tập được sử dụng ở Trường Tiểu học Lê Văn Tám 2.2. Mô tả công cụ nghiên cứu 2.3. Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của HS trường tiểu học Lê Văn Tám 2.3.1. Thực trạng hoạt động nhóm trong học tập của HS trường tiểu học Lê Văn Tám 2.3.2. Lợi ích của hoạt động nhóm trong học tập 2.3.3. Khó khăn khi HĐN trong học tập 2.3.4. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của học sinh 2.3.4.1. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi nhận nhiệm vụ thảo luận 2.3.4.2. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi tiến hành thảo luận 2.3.4.3. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi trình bày kết quả thảo luận 2.3.4.4. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi kết thúc thảo luận nhóm 2.3.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong học tập 2.3.6. Biểu hiện HS mong muốn GV thực hiện khi tiến hành thảo luận. 2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao KN HĐN trong học tập cho HS trường Tiểu học Lê Văn Tám 2.4.1. Các giải pháp cơ bản cho việc tổ chức HĐN 2.4.1.1. Hình thành động cơ HĐN 2.4.1.2. Tổ chức và quản lý HĐN (thành lập nhóm, quản lý và bố trí thời gian HĐN) 2.4.1.3. Phát huy vai trò của đội ngũ nhóm trưởng 2.4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức HĐN 2.4.2.1. Lựa chọn hình thức HĐN phù hợp 2.4.2.2. Lựa chọn nội dung HĐN phù hợp 2.4.3. Khắc phục những nhược điểm trong quá trình HĐN của học sinh. 2.4.3.1. Thái độ thiếu tự giác 2.4.3.2. Không hiểu bài 2.4.3.3. Mất đoàn kết 2.4.3.4. Mất trật tự 2.4.3.5. Xây dựng tinh thần làm việc theo nhóm 2.4.4. Bố trí thời gian hợp lí 2.4.5. Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho các nhóm trưởng 2.4.5.1. Vai trò của nhóm trưởng 2.4.5.2. Bồi dưỡng năng lực làm việc cho nhóm trưởng 2.4.6. Thiết kế phiếu học tập dùng trong HĐN 2.4.7. Nâng cao năng lực tổ chức và điều khiển của GV KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Kỹ năng Hoạt động Hoạt động nhóm Phương pháp Sách giáo khoa Giáo viên Học sinh Ý NGHĨA KN HĐ HĐN PP SGK GV HS DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG SỐ LIỆU Tên bảng biểu Bảng 2.1. Mức độ về các hình thức thảo luận nhóm đực sử dụng ở trường Trang 31 tiểu học Lê Văn Tám Bảng 2.2. Các lợi ích của hoạt động nhóm trong học tập 34 Bảng 2.3Các khó khăn khi HĐN trong học tập 36 Bảng 2.4.Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi nhận nhiệm vụ thảo luận 38 Bảng 2.5. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi tiến hành thảo luận 39 Bảng 2.6. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi trình bày kết quả thảo 41 luận Bảng 2.7. Biểu hiện kỹ năng hoạt động nhóm khi kết thúc thảo luận nhóm 42 Bảng 2.8.Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong học tập 43 Bảng 2.9. Biểu hiện HS mong muốn GV thực hiện khi tiến hành thảo luận 45 BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Biểu đồ 2.1. Lợi ích của việc thảo luận nhóm Trang 36 Biểu đồ 2.2. Các khó khăn khi HĐN ở trường tiểu học Lê Văn Tám 37 Biểu đồ 2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong học tập 43 Biểu đồ 2.4. Biểu hiện HS mong muốn GV thực hiện khi tiến hành thảo 45 luận 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kì hiện đại hóa, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển. Để chinh phục diễn tiến của thời đại, một cá nhân khó có thể tiếp cận những thành tựu tiên tiến của nhân loại. Vì vậy, HĐN vốn đã cần thiết nay lại cần thiết hơn. Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Trên những chặng đường thử thách, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới PP dạy và học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy "cách" học, "cách" nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong HĐhọc tập. Tri thức là kho tàng vô tận mà khả năng lĩnh hội của mỗi cá nhân còn hạn chế. Cuộc sống là sự kết nối giữa người với người, và sự kết nối đó chính là sức mạnh tạo nên nguồn tri thức của nhân loại – sức mạnh thời đại. Để tiếp thu nguồn kiến thức của nhân loại thì mỗi cá nhân cần phải trao đổi, chia sẻ, học hỏi với mọi người xung quanh. Chính vì thế, thông qua sự hợp tác trong “HĐN” HS có điều kiện nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể (nhóm), ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó HS tự nâng mình lên một trình độ mới. HS vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tập thể vào việc học tập cùng các HĐ khác. HĐN là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong KN HĐN nhưng chỉ mới dừng lại ở đối tượng chủ yếu là sinh viên. Các đề tài đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của PP HĐN mà sinh viên đang áp dụng tại các Trường Đại học. HĐN mang lại rất nhiều lợi ích cho người học như: chủ động, tích cực, khả năng hợp tác,…. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế do PP HĐN chưa phù hợp, chưa phát huy hết khả năng của từng đối tượng HS; thậm chí hiệu quả còn kém hơn khi HĐ cá nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp khoa học giúp người học nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, mang lại kết quả học tập tốt nhất. Khi làm việc nhóm mỗi cá nhân có thể phát huy điểm mạnh của mình đồng thời mỗi cá nhân có thể bổ sung, sửa chữa những điểm thiếu sót cho nhau. Tuy nhiên, làm việc theo nhóm không phải là dễ dàng vì khi làm việc nhóm đòi hỏi phải có sự kết hợp 2 chặt chẽ giữa các thành viên. Đối với “HS tiểu học - chủ nhân tương lai của đất nước” thì cần phải trang bị tất cả các KN. Trong đó, KN HĐN đóng vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về thực trạng KN HĐN trong học tập của HS Tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng KN HĐN trong học tập của HS trường Tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Thủ Dầu Một. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao KN HĐN trong học tập của HS tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu HS trường Tiểu học Lê Văn Tám. 3.2. Đối tượng nghiên cứu KN HĐN trong học tập của HS Tiểu học. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu về KN HĐN (mà cụ thể là thảo luận nhóm trong học tập ở trên lớp) và các biện pháp phù hợp để nâng cao KN HĐN trong học tập của HS tiểu học. 4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu trên 150 HS khối lớp 4 và 5 trường Tiểu học Lê Tám, thành phố Thủ Dầu Một. 5. Giả thuyết nghiên cứu HS tiểu học đã có KN HĐN nhưng mức độ chưa cao. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do cách học, ý thức của HS còn hạn chế, thụ động. 3 Nếu tìm và áp dụng tốt những biện pháp phù hợp sẽ nâng cao KN HĐN trong học tập của HS tiểu học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát thực trạng KN HĐN trong học tập của HS Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thủ Dầu Một. Đề xuất các biện pháp phù hợp để nâng cao KN HĐN trong học tập của HS Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thủ Dầu Một. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến thực trạng, KN HĐN của HS Tiểu học. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn * PP điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu về: - Nhận thức của HS về KN HĐN. - Tự đánh giá về KN HĐN. - Những thuận lợi và khó khăn trong HĐN. - Những nguyên nhân ảnh hưởng đến KN HĐN. - Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao KN HĐN. * PP phỏng vấn Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn GV và HS để tìm hiểu thêm về thực trạng KN HĐN, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến những thực trạng và đề xuất các biện pháp thích hợp nâng cao KN HĐN trong học tập của HS trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thủ Dầu Một. 7.3. PP thống kê Các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được xử lý thống kê theo phần mềm Excel. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề KN HĐN trong học tập là một yêu cầu cần thiết đối với các bạn HS, sinh viên giúp các bạn lĩnh hội tốt nhất các kiến thức ở nhà trường và ngoài xã hội. Tuy nhiên, việc vận dụng KN HĐN trong học tập ở mỗi cấp học khác nhau đòi hỏi sự hướng dẫn của thầy cô và cách tiếp cận của HS, sinh viên khác nhau. Do đó, vấn đề nghiên cứu KN đã được các nhà tâm lí học nghiên cứu từ lâu dưới nhiều góc độ khác nhau: Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384 - 322) đã xem KN là một phẩm chất, một phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “ Biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi”. Thế kỉ 19, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxo (Pháp), K.D.Usinxki (Nga), I.A.Komenki (Tiệp Khắc) cũng đã đề cập đến KN trí tuệ của HS và con đường hình thành KN này. Tuy nhiên, từ thế kỉ 19 trở về trước, vấn đề này chưa được nghiên cứu có hệ thống. Chỉ bắt đầu từ thế kỉ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, KN trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mang ý nghĩa thực tiễn cao. Nhưng nhìn chung việc nghiên cứu KN xuất phát từ hai quan điểm: Nghiên cứu KN trên cơ sở tâm lí học hành vi mà đại diện là các tác giả: J.B> Oatson, B.F.Skiner, E.L.Toocđai, E.Tomen… Nghiên cứu KN trên cơ sở tâm lí học HĐ mà đại diện là các nhà tâm lí học Liên Xô (cũ). Điểm qua lịch sử nghiên cứu KN của các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô viết cho thấy có hai hướng chính sau: Hướng thứ nhất: nghiên cứu KN ở mức độ khái quát. Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các tác giả: P.Ia.Galperin, P.V.Petropxki, V.X. Cudin, K.K.Platonov, … các tác giả đã đi sâu nghiên cứu bản chất khái niệm KN, các quy luật hình thành và mối liên hệ giữa KN và kỹ xảo. Hướng thứ hai: nghiên cứu KN ở mức độ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau, như: 5 Trong lĩnh vực lao động công nghiệp: V.V.Tsebbuseva (1973), V.G.Look (1980), E.A.Milerian (1979)… các tác giả nghiên cứu KN trong mối quan hệ giữa con người với máy móc, công cụ, phương tiện lao động. Trong lĩnh vực HĐ sư phạm: N.D.Levitov (1970), X.I.Kixegof (1976), G.X.Kaxchuc (1978), N.A.Menchinxcaia (1978) … Trong lĩnh vực HĐtổ chức: N.V.Cudomina (1976), L.T.Tiuptia (1987)… Mặc dù nghiên cứu KN ở các hướng khác nhau nhưng các tác giả không có những quan điểm trái ngược nhau về khái niệm KN mà những quan điểm đó thường bổ sung cho nhau. Trong những thập kỉ gần đây, có những công trình nghiên cứu về KN thuộc các lĩnh vực HĐ cụ thể được các nhà tâm lí học và giáo dục học Việt Nam quan tâm. Về KN lao động có Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Huân…. Về KN sư phạm có Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo,.…Về KN giao tiếp có Nguyễn Thạc, Hoàng Anh, …Về KN học tập của sinh viên có Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành. Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học được phát huy tích cực tốt đa. Học theo nhóm là một trong những hình thức học tập phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Vì thế, học theo nhóm trở nên rất phổ biến, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu ở trường Đại học. Việc giúp HS, sinh viên vận dụng tốt KN HĐN là nhiệm vụ quan trọng của GV trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy, KN HĐN trong học tập đã nhận được sự quan tâm của những nhà khoa học, GV cũng như các bạn HS, sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả thực hành KN HĐN trong học tập. Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều đề tài khoa học của các giảng viên và các bạn sinh viên: Luận văn Thạc sỹ “KN HĐN trong học tập của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn” của tác giả Lê Ngọc Huyền và đề tài nghiên cứu khoa học “Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa Kinh tế - Luật” của nhóm sinh viên KT28. “Làm việc theo nhóm - một PP học tập phát huy sức mạnh tập thể” của Phạm Thị Huyền, luận văn Thạc sĩ của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang. “ Khảo sát và đánh giá một số KN tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Tiền Giang” (2006) và luận 6 văn Thạc sĩ của Kiều Ngọc Quý “Tổ chức học tập hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả PP dạy học theo nhóm” (2009). Những đề tài nghiên cứu này đã có nhiều đóng góp quan trọng giúp chúng ta vận dụng tốt KN HĐN trong học tập của các bạn HS, sinh viên. Khác với các đề tài trên, đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm chúng tôi muốn hướng đến đối tượng là các em HS tiểu học. Đề tài “KN HĐN trong học tập của HS Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Thủ Dầu Một”. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng KN HĐN trong học tập của HS tiểu học. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao KN HĐN trong học tập của HS. Bên cạnh đó, để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi còn tham khảo tác phẩm “Tâm lí học tiểu học và tâm lí học sư phạm tiểu học” của tác giả Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh và Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai, “Giáo dục học Tiểu học” của tác giả Nguyễn Hữu Hợp, “Biện pháp quản lý HĐ giáo dục KN sống cho HS tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Huỳnh Lâm Anh Chương, “Giáo dục giá trị sống và KN sống cho HS tiểu học” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng. Những tác phẩm đã giúp chúng tôi có cách nhìn nhận chính xác về tâm lí của các em HS tiểu học, từ đó có thể đưa ra được những biện pháp tốt nhất giúp cho việc HĐN trong học tập của các em đạt hiệu quả. 1.2. Cơ sở lý luận về kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập 1.2.1. Khái niệm kỹ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về KN. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về KN, có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra những quan niệm khác nhau về KN. Có hai khuynh hướng cơ bản sau: Khuynh hướng thứ nhất: xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, của hành động hay HĐ. Có các tác giả như: V.A.Kruchetxki, A.V.Petrovxki, V.S.Cudin, A.G.Covaliop, Trần Trọng Thuỷ… V.A.Kruchetxki cho rằng “KN là phương thức thực hiện hành động đã được con người nắm vững từ trước” [5, tr.78]. Theo ông, KN được hình thành bằng con đường luyện tập, KN tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà trong cả những điều kiện đã thay đổi. 7 V.S.Cudin và A.G.Covaliop cho rằng “KN là phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và điều kiện hành động [6, tr.13]. Theo các tác giả, kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng. Khi bàn về KN, tác giả Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng “KN là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được các hành động tức là có kỹ thuật hành động, có KN”. [7] Khuynh hướng thứ hai: xem xét KN nghiêng về mặt năng lực hành động của con người. Theo quan niệm này, KN vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt, sáng tạo và có mục đích. Đại diện cho khuynh hướng này có các tác giả như N.D.Levitov, X.I.Kixegov, K.K.Platanov, G.G.Golubev, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành… N.D.Levitov quan niệm “KN là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [8, tr.29]. Theo ông, người có KN hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Levitov cho rằng, để hình thành KN, con người không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải biết vận dụng vào thực tiễn. Các tác giả K.K.Platanov và G.G.Golubev quan niệm “KN là năng lực của người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng” [9, tr.41]. Theo các tác giả, KN không mâu thuẫn với vốn tri thức mà KN được hình thành trên cơ sở của chúng. Tương tự X.I.Kixegov cho rằng “KN là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống này” [8, tr.30]. Theo ông, các KN bao giờ cũng diễn ra dưới sự kiểm tra của ý thức nhiều hay ít. KN đòi hỏi việc sử dụng những kinh nghiệm đã thu được trước đây và những tri thức nhất định nào đó trong các hành động, mà thiếu những điều này thì không thể có KN. Từ điển tiếng Việt (1992) định nghĩa “KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. [10, tr.157] Theo từ điển Giáo dục học “KN là khả năng thực hiện đúng hành động, HĐ phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”. [11, tr.220] 8 Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”. [12, tr.6] Như vậy, người có KN phải nắm tri thức về hành động và có các kinh nghiệm cần thiết. Song bản thân tri thức kinh nghiệm không phải là KN, muốn có KN con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm đó vào hành động và đạt kết quả. Khi xem xét KN cần lưu ý những điểm sau: KN trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của hành động, KN bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể. Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành và phát triển KN. Một hành động chưa thể gọi là KN nếu còn mắc nhiều lỗi và các thao tác diễn ra vụng về theo một khuôn mẫu cứng nhắc. KN không phải là cái bẩm sinh của mỗi cá nhân, đó là quá trình con người vận dụng tri thức và kinh nghiệm vào HĐ thực tiễn để đạt được mục đích đề ra. KN là kết quả của một quá trình luyện tập. Từ những quan niệm trên ta thấy KN vừa là mặt kỹ thuật của hành động hay còn gọi là cách thức thực hiện hành động hay công việc cụ thể nào đó, vừa là biểu hiện năng lực của con người. Cơ sở của KN là tri thức, kinh nghiệm đã có từ trước. KN hình thành do luyện tập. Trên cơ sở những quan niệm về KN của các tác giả, chúng tôi quan niệm rằng: KN là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hành động nào đó trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm tương ứng. KN được hình thành do luyện tập. Theo K.K.Platonov và G.G.Golubev, KN hình thành qua 5 giai đoạn: Mức 1: có KN sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cách thử, dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm. Mức 2: biết cách thực hiện hành động nhưng không đầy đủ. Mức 3: có những KN chung nhưng còn mang tính rời rạc, riêng lẻ. Mức 4: có những KN chuyên biệt để hành động.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng