Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Kí của vũ bằng nhìn từ kí hiệu học văn hóa...

Tài liệu Kí của vũ bằng nhìn từ kí hiệu học văn hóa

.PDF
92
1
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG DƯƠNG THỊ BÍCH HẢO KÍ CỦA VŨ BẰNG NHÌN TỪ KÍ HIỆU HỌC VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG DƯƠNG THỊ BÍCH HẢO KÍ CỦA VŨ BẰNG NHÌN TỪ KÍ HIỆU HỌC VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Huy Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Dƣơng Thị Bích Hảo ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài“Kí của Vũ Bằng nhìn từ kí hiệu học văn hóa” ,ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Xuân Huy, Trường Đại học Hùng Vương - người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường, Phòng Đào tạo, tập thể khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch, Bộ môn Ngữ văn - Trường Đại học Hùng Vương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Cuối cùng, tôi xin phép bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi có được công trình này. Phú Thọ, ngày tháng năm 2021 Học viên Dƣơng Thị Bích Hảo iii MỤC LỤC Phần I. Mở đầu .................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................ 13 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 14 6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 14 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ KÍ HIỆU HỌC VĂN HÓA TRONG VĂN HỌC15 1.1. Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu..................................................... 15 1.2. Khái lược về kí hiệu học, kí hiệu học văn hóa ......................................... 18 1.2.1. Kí hiệu học ............................................................................................ 18 1.2.2. Kí hiệu học văn hóa............................................................................... 21 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 28 Chương 2: KÍ HIỆU HOÀI NIỆM VỀ THIÊN NHIÊN HÀ NỘI- BẮC VIỆT29 2.1.Kí hiệu hoài niệm về thiên nhiên thành thị ............................................... 31 2.2. Kí hiệu hoài niệm về thiên nhiên làng quê .............................................. 42 Chương 3: KÍ HIỆU HOÀI NIỆM VỀ CON NGƯỜI.................................... 47 3.1.Kí hiệu hoài niệm về con người sầu xứ .................................................... 47 3.2.Kí hiệu hoài niệm về tổ ấm gia đình ......................................................... 56 3.4.Kí hiệu hoài niệm về sinh hoạt văn hóa .................................................... 72 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 80 Phần III. KẾT LUẬN ...................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84 PHỤ LỤC…………………………………………………………………… 1 Phần I. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1.Văn học là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ, đồng thời góp phần thể hiện, bảo lưu các tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nó tham gia vào đời sống tinh thần xã hội và không ngừng bồi đắp cho truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, nhà văn - chủ thể tạo ra giá trị tư tưởng thẩm mĩ bằng tác phẩm của mình, là thành viên của một cộng đồng, thuộc về một giai tầng xã hội, dù gì thì chủ thể ấy cũng đã lĩnh hội những truyền thống văn hóa nơi mình sinh sống. Anh ta mang theo những nếp nghĩ, những thái độ, tình cảm trong đó chứa đựng kí ức văn hóa riêng của cá nhân của thời đại và cũng là người tạo ra những ngưng tụ giá trị văn hóa trong đứa con tinh thần của mình. Vì vậy, nhà văn dù có sáng tạo hiện thực hay hư cấu thì vẫn thể hiện rõ ràng cái nhìn cái cảm về những tinh hoa văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Mặt khác, khi tiếp nhận tác phẩm văn học, người đọc không chỉ nhận biết về bề mặt ngôn từ mà quan trọng hơn là phải thấu hiểu hoàn cảnh xã hội, những dấu ấn văn hóa của dân tộc được tiềm ẩn trong vỏ ngôn ngữ đó. Đồng thời giúp chúng ta tìm hiểu những mã văn hóa của cộng đồng được tác giả gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình. Chính vì vậy mà quá trình giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học chính là diễn giải giá trị văn hóa qua các lớp kí hiệu đã được tác giả tái mã hóa để tạo ra những khả năng giải mã khác nhau của người tiếp nhận. Cách thức giải mã này không những gắn văn học vào bối cảnh rộng lớn của văn hóa - xã hội mà nó còn nhận ra tính đa chiều kích của văn học đối với những giá trị văn hóa - xã hội khác. Từ đó, qua những lớp bề mặt của ngôn ngữ nghệ thuật ta dễ dàng nhận ra những dấu ấn văn hóa, những biểu tượng hàm ẩn với muôn vàn lớp nghĩa trầm tích ẩn chứa trong tác phẩm văn học. Trên cơ sở đối chiếu giữa lịch sử và hiện tại thì việc giải mã kí hiệu văn học sẽ giúp ta đi sâu khám phá 2 nội hàm bản sắc riêng của từng dân tộc trên nhiều phương diện, nhiều góc độ để cảm nhận hết cái mới, cái độc đáo của tác phẩm văn học. 1.2.Văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975 xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc và Vũ Bằng là một trong số những nhà văn sáng giá trên văn đàn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại, nhưng cái mà Vũ Bằng để lại ấn tượng nhiều nhất chính là thể kí văn học với phong cách riêng biệt, góp những gam màu sống động cho nền văn học hiện đại nước nhà. Với những đặc điểm, thế mạnh riêng, thể Kí đã giữ một vị trí quan trọng trong dòng văn học Việt Nam. Khác với tiểu thuyết và truyện ngắn, người viết kí không “ẩn mình” mà trực tiếp viết ra những gì mình được chứng kiến, quan sát, cảm nhận. Vì vậy, kí thường tôn trọng sự thật khách quan, không hư cấu mà nó mang đậm phong cách cá nhân, hình tượng của tác giả về một sự kiện, một thời kì, một lớp người, một vùng miền dưới cái nhìn sâu sắc và tinh tế. Điều đó góp phần làm cho diện mạo nền văn học dân tộc ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Và đây cũng chính là thể loại làm nên danh tiếng cho Vũ Bằng với những tác phẩm kí có giá trị về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, kí củaVũ Bằng đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc bởi chất văn hóa đậm nét trong từng tác phẩm. Khuynh hướng sáng tác mà ông lựa chọn là tìm về với những đặc trưng, phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc ở từng vùng, từng miền trong nỗi hoài niệm da diết, khắc khoải về gia đình, quê hương của người sầu xứ. Có thể nói, tiếng nói văn chương của Vũ Bằng được mã hóa thông qua tầng bậc kí hiệu về không gian, thời gian rất sinh động và đa đạng nhưng chứa đựng nhiều ẩn tích khiến cho quá trình diễn giải của người tiếp nhận đối với tác phẩm của ông luôn được vẫy gọi bởi các lớp ý nghĩa về biểu tượng văn hóa mà ở đó không gian được tồn tại như một diễn ngôn về sự xâm lấn của văn hóa Đông Tây còn thời gian được tồn tại như một diễn ngôn lịch sử. Hiện hữu trong tọa độ kí hiệu không gian và thời gian ấy là thế giới của những con người cá nhân với bản thể cô đơn, tâm lí 3 nhớ thương và khát vọng được trở về. Điều đó đã làm nên sức hấp dẫn lâu dài, kì diệu của mỗi tác phẩm kí mặc dù chúng được viết ra trong giai đoạn đầy biến động của lịch sử và cũng là lúc cha đẻ của chúng đang bị hiểu nhầm. 1.3.Việc tiếp cận thể kí văn học từ góc nhìn kí hiệu học là một hướng tiếp cận khá mới mẻ, khó nhưng giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm. Cách thức giải mã này làm nổi bật sự đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc được ẩn tích bên trong lớp vỏ của ngôn ngữ. Đồng thời, người đọc hiểu được những mô thức tư duy, tâm thái văn hóa, những mã văn hóa của cộng đồng. Để từ đó,vừa có cái nhìn bao quát, vừa có cái nhìn sâu sắc toàn diện về bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc vừa tạo mối quan hệ gắn bó giữa văn học và văn hóa trong thời đại ngày nay. Cho nên việc tìm hiểu và giải mã kí hiệu văn hóa trong tác phẩm không chỉ cần thiết cho việc nghiên cứu văn học mà cũng sẽ rất cần thiết trong công tác giảng dạy ở trường PT hiện nay. 1.4.Hiện nay, trong bối cảnh xã hội hiện đại, giáo dục với quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện phát triển năng lực phẩm chất cho người học. Cho nên, bản thân là giáo viên dạy văn, tôi nhận thấy dạy học văn không chỉ dạy lí thuyết mà cần gắn liền với thực tiễn, rèn kĩ năng, phẩm chất, giáo dục, bồi đắp tình cảm yêu quê hương đất nước, tôn trọng, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để hình thành nhân cách con người vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa mang đậm chất nhân văn. Chính vì vậy, quá trình giải mã kí hiệu học văn hóa văn học mang lại cho hoạt động dạy- học văn luôn luôn được đổi mới. Người tiếp nhận có thể khám phá những tầng nghĩa phái sinh để từ đó có cái nhìn sâu sắc, toàn diện vấn đề về con người và bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ những lí do trên, người viết chọn đề tài nghiên cứu“Kí của Vũ Bằng nhìn từ kí hiệu học văn hóa”với hi vọng sẽ giải mã văn hóa, nhận ra những giá trị tiềm ẩn dưới những trang viết của Vũ Bằng để cảm nhận những nét 4 đặc sắc trong mỗi tác phẩm và giúp ta có thêm những góc nhìn mới trong đánh giá về kí của Vũ Bằng nói riêng và diện mạo thể kí Việt Nam hiện đại nói chung. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về kí hiệu học văn học Việc nghiên cứu kí hiệu học trên thế giới đã có nhiều công trình và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên ở Việt Nam, từ thế kỉ XXI trở lại đây, có nhiều nhà nghiên cứu đã và đang quan tâm đến kí hiệu học. Điều này được thể hiện ở những công trình dịch thuật về tài liệu, về tư tưởng của các nhà kí hiệu học nổi tiếng trên thế giới. Đầu tiên phải kể đến công trình dịch thuật của Trần Đình Sử có tên Kí hiệu học văn học, đã thực sự mở ra nhiều cách hiểu mới về kí hiệu học văn học cho những nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Ông phân định rất rạch ròi khái niệm kí hiệu và kí hiệu học văn học, khẳng định kí hiệu học văn học chính là đặc trưng của một loại ngôn ngữ khác ngôn ngữ tự nhiên. Nó thực sự mang lại những thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến việc nghiên cứu và vận dụng kí hiệu học vào nghiên cứu tác phẩm văn chương. Tiếp đó là công trình của nhóm dịch giả Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử với Kí hiệu học văn hóa. Công trình đã nghiên cứu những tư tưởng cốt yếu về lí thuyết kí hiệu học văn hóa của nhà nghiên cứu văn hóa học, kí hiệu học nổi tiếng thế giới Iu.M. Lotman - một trong những học giả xuất sắc nhất của thế kỉ XX. Nhóm dịch giả khẳng định hệ thống kí hiệu có khả năng hoạt động chỉ khi chúng được bao bọc trong một hệ thống kí hiệu học vớinhững cấu trúc kí hiệu thuộc những dạng thức khác nhau và tồn tại ở những cấp độ tổ chức khác nhau, tức là hệ thống kí hiệu đó luôn tồn tại trong không gian “kí hiệu quyển”. Quan điểm của Iu.M. Lotman là lấy tác phẩm làm trung tâm với nội hàm mới: tác phẩm không phải là cái bọc chứa ý nghĩa thụ động mà là một tổ chức truyền đạt, lưu giữ, sáng tạo thông tin. Tác giả 5 còn hướng quan điểm của mình đến mối quan hệ giữa kí hiệu học văn hóa với kí hiệu học văn học khi khảo sát “biểu tượng trong hệ thống văn hóa”, “biểu tượng - gien truyện kể”,“về mã huyền thoại của văn bản truyện kể”cũng như đặc trưng của văn bản nghệ thuật trong tương quan với văn bản hành vi[48]. Còn Lã Nguyên, ông đặc biệt tâm đắc và có một quá trình nghiên cứu lâu dài trường phái kí hiệu học văn hoá của Y.M. Lotman với công trình dịch thuật: Phê bình kí hiệu học - Đọc văn như là hành trình tái thiết ngôn ngữ, Nxb Phụ nữ (2018).Trong lời bạt Lã Nguyên và phê bình kí hiệu học,Trần Đình Sử đánh giá rằng những bài dịch táo bạo, công phu của Lã Nguyễn đã trình làng một hướng phê bình mới, phê bình kí hiệu học. Công trình này có mục đích“khảo cổ học tri thức” nhằm vào việc thiết lập cấu trúc các hệ thống kí hiệu ngôn ngữ đặc biệt tạo nên các loại hình diễn ngôn trong sáng tác của một số nhà văn, nghệ sĩ và trong văn học nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử. Qua những bản dịch, chúng ta có thể thấy cái nhìn đổi mới về tư tưởng của Lã Nguyên. Với ông, thế giới là một thế giới kí hiệu. Con người không tiếp xúc trực tiếp với thế giới mà tiếp xúc qua một lớp màng kí hiệu học. Từ những công trình dịch thuật trên, chúng ta có thể hiểu hơn về khái niệm kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn học nói riêng. Những công trình dịch thuật thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam chúng ta như kí hiệu học. Bên cạnh những công trình dịch thuật bàn về Kí hiệu và ngôn ngữ kí hiệu trong văn học còn nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra tính kí hiệu trong văn học. Trước hết, phải nhắc đến Hoàng Trinh với hai công trình tiêu biểu liên quan đến kí hiệu học, “Kí hiệu, nghĩa và phê bình văn học”(1979), “Từ kí hiệu học đến thi pháp học” (1997). Cả hai công trình đều là sự ứng dụng hệ hình lí thuyết để áp dụng vào phê bình văn học, cũng như sử dụng kí hiệu học để lí giải các hình tượng văn học. Đặc biệt, công trình “Từ kí hiệu học đến thi 6 pháp học”, tác phẩm là nguồn tài liệu rất hữu ích đối với các nhà nghiên cứu lí luận văn học và đặc biệt là những nhà nghiên cứu đang chuyển hướng sang nghiên cứu kí hiệu học. Cuốn sách giới thiệu khái lược về kí hiệu học, quan hệ của thi pháp học rất gần gũi với kí hiệu học và áp dụng một thi pháp học để giải mã thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ngoài Hoàng Trinh, chúng ta cũng cần nhắc đến Trịnh Bá Đĩnh, ông dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về kí hiệu học. Ông đã dịch các công trình như Chủ nghĩa cấu trúc và văn học (2002), Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu. M. Lotman (2004). Đặc biệt công trình Từ kí hiệu đến biểu tượng (do ông chủ biên), đã thể hiện những nghiên cứu hết sức nghiêm túc của một nhà làm khoa học về kí hiệu. Ở công trình này, ông chủ yếu khảo sát các vấn đề lí luận liên quan đến kí hiệu, biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật; tiếp đó ông đề cập đến các khuynh hướng nghiên cứu biểu tượng từ nhiều góc nhìn khác nhau như: nhân học - triết học, kí hiệu học văn hóa, phân tâm học và tu từ học trên cơ sở lí thuyết đó với những vấn đề thực hành phân tích một số biểu tượng hết sức mới mẻ trong các tác phẩm văn chương; phần cuối sách là một số bài dịch cần thiết giúp bạn đọc hiểu thêm về kí hiệu học và các vấn đề lí thuyết liên quan. Như vậy có thể đánh giá rằng, Trịnh Bá Đĩnh là một trong những nhà nghiên cứu có những đóng góp hết sức tích cực về kí hiệu học ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Lê Huy Bắc với công trình Kí hiệu và liên kí hiệu. Tác giả khẳng định rằng: Kí hiệu tồn tại như một sự tổng hòa các mối quan hệ, không nằm ngoài văn hóa. Nó luôn là một liên kí hiệu. Từ đó, ông đi giải cấu trúc kí hiệu để tìm ra bản chất của kí hiệu ngôn từ, tìm nghĩa hàm ẩn, tìm ra các mối liên kết nghĩa đa tầng bậc của nó trong triết học, trong cổ mẫu, trong vô thức, trong quan niệm trò chơi hành dụng[1]. Như vậy, qua tìm hiểu những công trình nghiên cứu về kí hiệu học nói chung 7 và kí hiệu học văn học nói riêng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể thấy được sự vận động và phát triển có tính tiềm năng của kí hiệu học. Dựa trên hệ hình lí thuyết, những vận dụng lí thuyết kí hiệu học của những nhà kí hiệu học trên thế giới để khảo sát những vấn đề khoa học xã hội nhân văn mà tiêu biểu là văn học đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho khoa nghiên cứu văn học cũng như tạo bước đệm mới cho khả năng nghiên cứu và vận dụng kí hiệu học ở Việt Nam trong giai đoạn mới. 2.2. Nghiên cứu về Vũ Bằng Vũ Bằng được đánh giá là một trong những nhà văn xuất sắc nhất về thể kí của văn học Việt Nam ở thế kỉ XX. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tên thật là Vũ Đăng Bằng. Cha mất sớm vì vậy người mẹ mong muốn ông sẽ trở thành một thầy thuốc tuy nhiên với năng khiếu bẩm sinh cùng sự đam mê văn chương đã đưa Vũ Bằng trở thành nhà văn, nhà báo thực thụ. Trước 1945,Vũ Bằng sống bằng nghề viết văn, làm báo để mưu sinh. Nhưng đến 1946, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,Vũ Bằng phải đưa gia đình đi tản cư nhưng ở đây cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, thiếu thốn đã khiến ông lại phải đưa cả nhà quay trở về Hà Nội và chấp nhận bản án “phản bội cách mạng”, “phản bội nhân dân”. Đến 1954, trước nỗi đau đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc,Vũ Bằng đã xung phong vào Nam để hoạt động cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ông mong rằng sau hai năm nữa Bắc Nam một nhà, khi ấy ông sẽ được hồi hương sống hạnh phúc bên những người thân yêu và đặc biệt lại được hít thở bầu khí quyển Bắc Việt thương nhớ. Nhưng đâu ngờ, đến năm 1975, khi khúc khải hoàn vang lên thì cái án di cư khiến cho ông không thực hiện được ước nguyện mặc dù ông vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Giờ đây tổ ấm gia đình và Bắc Việt yêu thương mãi mãi chỉ còn lại trong kí ức của người con xa xứ. Và điều đau khổ day dứt nhất với ông chính là không được gặp lại người 8 vợ yêu thương đã ra đi mãi mãi ở chốn quê nhà. Để rồi đến năm 1984, người con xa xứ ấy cũng ra đi lặng lẽ trong nghèo khổ với nỗi khắc khoải da diết về quê nhà với bao kỉ niệm. Mãi đến năm 2000, ông mới được minh oan là nhà tình báo. Có thể thấy, những năm tháng hoạt động tình báo ở Miền Nam, Vũ Bằng luôn sống trong sự giằng xé, ông âm thầm đấu tranh vì một mục đích cao cả. Ông vừa phải giữ trọn thanh danh vừa phải khéo léo tạo ra vỏ bọc an toàn để bí mật hoạt động tình báo. Điều đó thôi thúc ông tìm đến thể kí để giãi bày tất cả những xúc cảm, tâm trạng, trăn trở, nhớ thương của mình về những người thân yêu ruột thịt; về quê hương, đất nước; về cội nguồn mang đậm chất văn hóa Bắc Việt,“Hà Nội thân yêu”…mà ông từng gắn bó suốt bốn mươi năm. Còn về sự nghiệp, có thể nói, dù ở lĩnh vực nào ông cũng gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, tác phẩm của ông có dấu ấn và ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn học hiện đại Việt Nam đặc biệt là các tác phẩm kí xuất sắc được sáng tác trong giai đoạn 1954-1975. Tiêu biểu như: Ăn tết thủy tiên (truyện kí, 1956), Miếng ngon Hà Nội (bút kí, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút kí, 1969), Bốn mươi năm nói láo (hồi kí, 1969), Mê chữ (truyện kí, 1970), Thương nhớ mười hai (bút kí, 1971), Người làm mả vợ (tập truyện kí, 1973)… Trong đó, Thương nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội được đánh giá là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng. Với Vũ Bằng, những gì thuộc về văn hoá Bắc Việt như lễ hội, phong tục, ẩm thực, thiên nhiên, con người… đều được đưa vào tác phẩm với tất cả những cảm xúc tinh tế được kí gửi qua các mã văn hóa. Cho dù sáng tác ở thể loại nào thì văn chương của ông cũng đều mang chất trữ tình đằm thắm. Chất trữ tình đó được tạo bởi một hồn văn không lẫn với bất cứ ai. Đây chính là nét đặc trưng tạo nên một Vũ Bằng nồng nàn, tinh tế, tài hoa. Có thể nói, chính cuộc đời đầy biến động, đau khổ, rằn vặt ấy đã làm nên sức sống mãnh liệt, diệu kì trong mỗi các tác phẩm kí của ông. 9 Viết về Vũ Bằng, các ý kiến phê bình, các nhận định đều đề cao những đóng góp của ông trong công cuộc hiện đại hóa nền văn chương nước nhà. Tiêu biểu là những bài nghiên cứu, bài báo sau: Năm 1970, trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ,Tạ Tỵ đã giới thiệu Vũ Bằng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ với bài viết Vũ Bằng - Người trở về từ cõi đam mê. Ông cho rằng, Vũ Bằng là một hiện tượng đặc biệt. Nhà văn đã chấp nhận đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật. Vũ Bằng thích sống một đời nhiều đam mê, dù là tội lỗi, hơn đạo đức. Từ năm1991 đến năm 1999, có rất nhiều bài viết được đăng trên các báo như Văn nghệ, Phụ nữ thứ bảy thành phố Hồ Chí Minh…về Vũ Bằng. Các bài báo đều nghiên cứu một số khía cạnh trong tác phẩm hoặc kể lại những ấn tượng về ông, những lí giải minh oan cho cuộc đời nhiều thị phi. Năm 2000, nhà văn Triệu Xuân- người có công sưu tầm các tác phẩm của Vũ Bằng thành Tuyển tập Vũ Bằng khá dầy dặn với bài giới thiệu Nhà văn Vũ Bằng - Người lữ hành đơn côi. Đến năm 2005, cũng chính Triệu Xuân cho biên tập lại thành Vũ Bằng toàn tập với bốn tập trong đó tập một: Những tác phẩm thuộc thể kí, tập hai và tập ba: Truyện ngắn, truyện dài: tập bốn: Tạp văn, biên khảo. Có lẽ, người dành nhiều công sức nhất, đồng thời cũng là người đầu tiên đã hoàn thành công trình nghiên cứu về Vũ Bằng là Ngô Văn Giá. Ông đã có bảy bài viết và một cuốn sách có nhan đề Vũ Bằng- Bên trời thương nhớ (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành, H. 2000) dành viết về Vũ Bằng. Văn Giá khẳng định Vũ Bằng là nhà văn tài năng và xuất sắc về nhiều phương diện “Ngòi bút của ông tựa như một con dao pha sắc nước, vừa thạo nghề, vừa cần mẫn”. Tác giả đã dành khá nhiều trang ca ngợi vẻ đẹp của Thương nhớ mười hai như: Vũ Bằng đã “trải gấm hoa” lên những trang văn và “trang văn dành để nhớ về loài hoa sầu đâu xứ Bắc phải nói là tuyệt bút”. Văn Giá khẳng định: “Với những tác phẩm hồi kí trữ tình này ông đã có một vị trí chắc chắn 10 trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Lịch sử thể loại hồi kí nằm trong lịch sử văn học Việt Nam sẽ phải nhắc đến ông như một sự đóng góp quan trọng không thể thiếu được”[12; 85]. Nhưng hơn tất cả là tác phẩm Thương nhớ mười hai - tác phẩm kí xuất sắc nhất - có số lượng bài viết khá phong phú. Giáo sư Hoàng Như Mai là người đầu tiên đã lên tiếng khẳng định, ngợi ca sức hấp dẫn của tác phẩm là ở “tấm lòng” và “ngòi bút tài hoa”: “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương cho tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang”[22; 6]. Ông còn nhấn mạnh: cuốn sách “có ý nghĩa như một nhịp cầu giao lưu văn hóa” vì nó giới thiệu những thời trân mang nét đặc trưng của từng tháng ở Bắc Việt, góp phần “làm cho bạn bè năm châu hiểu biết thêm một khía cạnh đặc sắc của nước mình” và “làm cho chúng ta có ý thức tôn trọng hơn đối với những giá trị của quê hương” [22] Sau Hoàng Như Mai, phải kể đến bài viết năm 1991của Tô Hoài:“Vũ Bằng -Thương nhớ mười hai”,Tạp chí văn học,(số 1).“Sáng tạo nảy sinh sáng tạo”. Ông cho rằng nhà văn Vũ Bằng lạc lõng cô đơn ở Sài Gòn quanh năm nắng chói chang nhớ về bốn mùa Hà Nội- Bắc Việt. Tâm sự của Vũ Bằng là tâm sự của người lữ khách xa quê. Nó day dứt, ám ảnh suốt đời anh. Sức hấp dẫn, thành công của tác phẩm cũng được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khái quát: “Tình yêu quê hương, đất nước ấy là linh hồn của những trang viết hay nhất trong Thương nhớ mười hai. Bao hàm trong đó còn có tình cảm truyền thống của người dân Việt. Ông đã nhìn thấy vẻ đẹp của cái tôi tác giả thể hiện trên trang văn: “Một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực,nhưng chân thật, tinh tế tài hoa và rất có duyên. Anh yêu tha thiết quê hương đất nước mình”.[24; 430] 11 Bằng cảm thụ tinh tế của một nhà thơ, Vũ Quần Phương thấy rằng khi đọc Vũ Bằng thấy được lòng yêu nước của con người giăng mắc từ muôn nghìn sự việc. Vũ Bằng đã “soi mình vào trời đất quê hương để viết lên văn”. [30] Tóm lại, từ Tô Hoài đến Hoàng Như Mai, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đăng Mạnh đều khẳng định Thương nhớ mười hai là một tác phẩm kí xuất sắc có giá trị văn chương. Linh hồn của tác phẩm là tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Có thể nói đây là những ý kiến hết sức quý báu và đầy lòng trân trọng về tác phẩm của Vũ Bằng. Năm 1994, đoạn trích Tháng ba rét nàng Bân của tác phẩm Thương nhớ mười hai đã được đưa vào chương trình Văn 12 ban KHXH phần đọc thêm. Tạp chí Kiến thức ngày nay đã mở một cuộc thi bình một trong năm tác phẩm:Trịnh Tông lên ngôi chúa- trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái; Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân; Lão Hạc của Nam Cao; Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu và Tháng ba rét nàng Bân của Vũ Bằng. Điều đó có nghĩa là Thương nhớ mười hai đã được thừa nhận là một trong số những tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam hiện đại.Nhìn chung, các bài viết bình về đoạn Tháng ba rét nàng Bân đều đã cảm nhận và chỉ ra được những nét đẹp trong tác phẩm, đó là cái đẹp “vốn có của đời sống”, cái đẹp của thiên nhiên của nhân vật trữ tình của người đàn bà tên Quỳ, của nghệ thuật kể chuyện. Với cảm hứng nghiên cứu về ẩm thực Khả Xuân có viết:“Nhắc đến chuyện ẩm thực không thể không nhắc đến nhà văn Vũ Bằng. Phương ngôn nói: miếng ngon nhớ lâu, với Vũ Bằng điều đó càng rõ. Bởi vì,ông vào Nam, nhớ da diết miền Bắc đành giấu nỗi nhớ ấy vào mùa màng sản vật của miền Bắc…Với “Miếng ngon Hà Nội” và “Thương nhớ mười hai” là cả nỗi nhớ và cách ẩm thực riêng của ông. Cái ăn như tinh túy của hồn mình, đi đâu vẫn da diết nhớ…thương nhớ mười hai, hay là mười hai tháng thương nhớ đến mùa 12 nào thức ấy với đất trời của Vũ Bằng”[47; 39] Bài viết đã gọi tên rất rõ nỗi niềm thương nhớ Bắc rất riêng mang đậm chất tài hoa của Vũ Bằng. Tóm lại, có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu, các bài viết nói trên đã nêu bật được nét đặc trưng về chất trữ tình thế sự với chiều sâu cảm xúc trong tác phẩm kí của Vũ Bằng. Nhìn chung các bài viết đã phản ánh một cách khách quan chân thực về thiên nhiên, cuộc đời, con người, văn hóa, phong tục và nắm bắt đượcbản chất của cuộc sống với lối viết giản dị, chân thực nhưng cũng giàu chất thơ, khẳng định tài năng, vị thế của ông trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên ta thấy việc nghiên cứu về kí của Vũ Bằng từ góc độ Kí hiệu học văn hóa còn nhiều khoảng trống, chưa có công trình nào nghiên cứu kí hiệu và giải mã các biểu tượng trong kí của Vũ Bằng. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đó, chúng tôi nghiên cứu vấn đề Kí của Vũ Bằng từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa với mong muốn đưa ra một cách tiếp cận kí hiệu vừa mang tính hệ thống vừa hiểu được các giá trị của biểu tượng văn hóa trong việc giải mã kí hiệu Kí của văn sĩ tài hoa Vũ Bằng. 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu -Đề tài khảo sát, nhận diện, hệ thống hóa sự tồn tại và tiếp nối dấu ấn văn hóa dân tộc được thể hiện cụ thể qua hai tác phẩm bút kí của Vũ Bằng. - Minh giải kí hiệu học văn hóa trong hai tác phẩm kí của Vũ Bằng. - Khẳng định giá trị và vị thế của Vũ Bằng trong tiến trình văn học Việt Nam; đồng thời góp phần tìm hiểu một cái nhìn mới, toàn diện khoa học về thể loại kí từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa dân tộc trong cảm quan của nhà văn, nhà báo Vũ Bằng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Kí của Vũ Bằng được nhìn từ lí thuyết về kí hiệu học trong quá trình văn hóa lịch sử. 13 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tác phẩmkí của Vũ Bằng giai đoạn 1954-1975: - Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, (1960) Nxb Văn Học, H.2012. - Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, (1971) Nxb văn hóa thông tin (tái bản 2006). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1.Phương pháp thống kê, phân loại Khảo sát, thống kê, phân loại các mã kí hiệu, biểu tượng trong hai tác phẩm dưới góc nhìn kí hiệu học của Vũ Bằng. 4.2.Phương pháp văn hóa học Mô tả, nghiên cứu tính chất cá thể của văn hóa đồng thời đi sâu thấu hiểu, thâm nhập vào giá trị, ý nghĩa bên trong của các hiện tượng, mã kí hiệu, biểu tượng văn hóa trong kí của Vũ Bằng. 4.3.Phương pháp so sánh, đối chiếu Tiến hành so sánh sự vận động ở giai đoạn phát triển của thể kí, sự thay đổi về cuộc đời và hoạt động văn học của tác giả trong sự vận động của văn học đô thị Miền Nam giai đoạn 1954-1975. 4.4.Phương pháp kí hiệu học Dùng các lí thuyết quan điểm của một số nhà lập thuyết kí hiệu học để nghiên cứu những mã kí hiệu trong tác phẩm của Vũ Bằng, xem tất cả những tác phẩm của Vũ Bằng là một hệ thống các kí hiệu, đặt các tác phẩm trong một hệ thống có quan hệ với nhau và có quan hệ với nhiều kí hiệu khác ngoài văn bản. Từ đó đi đến những nhận định, kết quả cần thiết. 4.5. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Sử dụng phương pháp phân tích để có thể soi xét tác phẩm của Vũ Bằng dưới góc nhìn kí hiệu học văn học. Phân tích những tầng nghĩa đa dạng, sinh động của các yếu tố kí hiệu xuất hiện trong Kí và từ đó tổng hợp các giá trị 14 của các kí hiệu để làm rõ hơn những biểu tượng văn hóa và minh giải kí hiệu học văn hóa trong kí của Vũ Bằng. 4.6.Phương pháp liên ngành Giúp chúng tôi tiếp cận được bản chất của vấn đề nghiên cứu từ quan điểm của nhiều ngành khoa học văn học, văn hóa, ngôn ngữ học… để giải mã những ẩn số văn hóa, qua đó có cái nhìn toàn diện, thấu tỏ đặc trưng kí của Vũ Bằng từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa. 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn là nghiên cứu tương đối toàn diện cụ thể về hai tác phẩm kí của Vũ Bằng dưới góc nhìn kí hiệu học văn hóa; đem lại một cái nhìn hệ thống về kí của Vũ Bằng. Từ đó, mở ra hướng tiếp cận mới về sáng tác của ông. - Luận văn góp phần xác lập một cách tiếp cận mới mẻ đối với tác phẩm kí hiện đại đóng góp vào lí thuyết kí hiệu học văn hóa nói chung ở Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn sẽ triển khai 3 nội dung lớn: Chương 1: Khái lược về kí hiệu học văn hóa trong văn học. Chương 2: Kí hiệu hoài niệm về thiên nhiên Hà Nội - Bắc Việt. Chương 3: Kí hiệu hoài niệm về con người. 15 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ KÍ HIỆU HỌC VĂN HÓA TRONG VĂN HỌC Văn học không những chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là phương tiện tồn tại, bảo lưu văn hóa. Để “đọc” được tư tưởng tác phẩm, thì người đọc phải nắm được “mã” của kí hiệu để giải mã văn hóa ẩn chứa trong tác phẩm. Vì vậy, trước hết ta cần khái lược các khuynh hướng tiếp cận hệ hình lý thuyết kí hiệu học trên thế giới của các nhà nghiên cứu Việt Nam trong văn học. 1.1. Một số khuynh hƣớng tiếp cận kí hiệu Từ khi ra đời đến nay, Kí hiệu luôn vận hành cùng nhân loại và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau cho nên cũng có những cách hiểu khác nhau. Trong “Kí hiệu và liên kí hiệu”- NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh- Lê Huy Bắc đã tổng hợp lí thuyết của nhà nhà nghiên cứu về kí hiệu như sau: Tiêu biểu là Charles Sander Pierce, ông đã khẳng định: “Chẳng có cái gì là kí hiệu nếu nó không được diễn giải như là kí hiệu”[1; 9]. Có nghĩa là con người tư duy bằng kí hiệu. Nó giúp cảm xúc, trí tuệ của con người chinh phục được tự nhiên, duy trì sự sống. Bất kì sự vật hiện tượng được con người giải nghĩa và đưa vào giao tiếp thì trở thành kí hiệu. Theo đó kí hiệu là cái mà con người dùng để tri nhận thế giới khách quan. Kí hiệu không tự thân mà có. Nó chỉ trở thành kí hiệu khi con người cấp cho chúng nghĩa. Mỗi kí hiệu mang ít nhất một nghĩa. Không có nghĩa kí hiệu không tồn tại. Quan điểm này nhấn mạnh đến tính quy chiếu khách thể của kí hiệu đến thế giới bên ngoài nó. Còn với nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure lại cho rằng: “Kí hiệu là cái mà con người dùng để giao tiếp”[1; 11]. Theo ông, kí hiệu được hình thành là do nhu cầu giao tiếp và để kí hiệu trở thành phương tiện giao tiếp thì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng