Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng...

Tài liệu Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng

.PDF
61
1
131

Mô tả:

1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử hội họa đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng trong đó hội họa hiện đại là một cuộc cách mạng tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử hội họa. Ngôn ngữ hội họa hiện đại phù hợp với những nhận thức của con người trong sự bùng nổ của những phát kiến khoa học công nghệ hiện đại. Cùng với những hình thức biểu đạt khác như: Hình thể, Bố cục hay Nhịp điệu... thì hình thức biểu hiện không gian trong các tác phẩm hội họa hiện đại đã làm nên những sắc thái mới trong việc diễn tả nội dung, ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Chính vì vậy chúng em đã chọn “Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực và trừu tượng” để làm nội dung nghiên cứu. Đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về không gian trong tác phẩm hội họa nhưng chưa đi sâu khai thác một cách có hệ thống. Tổ hợp đa không gian trong hội họa – Đào Quốc Huy ( HHK5) Nhịp điệu không gian trên mặt phẳng – Trần Duy Phát (HHK12) Hoàn cảnh thời đại và không gian trong tạo hình phương Tây – Nguyễn Dương Đĩnh (HHK5) Đây là đề tài nghiên cứu còn nhằm mục đích vận dụng vào viêc học tập và sáng tác nghệ thuật cho sinh viên mĩ thuật tại trường Đại Học Hùng Vương vì vậy không trùng lặp với những nghiên cứu khác. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Khai thác và tìm ra những hình thức biểu đạt không gian trong tác phẩm hội họa, làm tài liệu phục vụ cho giảng dạy, sáng tạo và học tập cho sinh viên mĩ thuật trường Đại học Hùng Vương. Nhận tức đúng đắn hơn về tính biểu hiện và các phương pháp thể hiện không gian trong hội họa. 2 Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên mỹ thuật trường Đại học Hùng Vương. 3. Mục tiêu của đề tài Tìm ra những hình thức biểu hiện không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng. Giúp sinh viên nắm bắt và vận dụng vào quá trình học tập nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm “ Nghệ thuật tạo hình” Người hoạ sĩ, nhà điêu khắc luôn lấy hiện thực của tự nhiên, xã hội làm đối tượng để nghiên cứu và sáng tác. Mọi vật trong thế giới tự nhiên dù là đơn giản hay phức tạp khi phân tích kỹ sẽ thấy chúng đều nằm trong cấu trúc của hình khối cơ bản. Việc tái tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều là công việc nghiên cứu, sáng tạo của người học tập và làm mỹ thuật thông qua việc sử dụng dụng các thủ pháp diễn tả thông qua đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc...để tạo không gian. Khác với cái đẹp khách quan tồn tại ngoài cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật là một sản phẩm đặc biệt do nghệ sĩ sáng tạo ra. Nhưng cái đẹp ngoài cuộc sống và trong nghệ thuật không hề đối lập nhau. Nét đặc trưng của cái đẹp trong nghệ thuật là tính điển hình của nó. Quan hệ tích cực của con người với hiện thực là quan hệ thẩm mĩ. Với quan niệm hiện đại, định nghĩa nghệ thuật thường phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mỹ trong văn học, hội họa, điêu khắc... Trong mỹ thuật hay nghệ thuật tạo hình là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo. Nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật đưa tới thị giác những tác phẩm có không gian hai hoặc ba chiều như: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc... 1.2. Các loại hình nghệ thuật tạo hình 1.2.1. Nghệ thuật hội hoạ Là loại hình nghệ thuật biểu dương vẻ đẹp phong phú đa dạng của thế giới hình thể với những yếu tố ngôn ngữ riêng cho việc tái tạo không gian trên 4 mặt phẳng. Nhìn ở góc độ nghệ thuật học thì hội hoạ là nghệ thuật không gian, đồng thời là nghệ thuật thị giác. Hội họa chia làm 2 loại chính: Hội hoạ giá vẽ chỉ các tác phẩm có kích thước nhỏ, vừa, hoạ sĩ thường vẽ trên giá vẽ ở xưởng hay ngoài trời. Những tác phẩm này thường treo ở bảo tàng, triển lãm…có thể dễ dàng vận chuyển. Hội hoạ hoành tráng thường chỉ những tác phẩm có kích cỡ lớn, đề tài rộng, nội dung bao hàm ý tưởng lớn như diễn tả lịch sử, một sự tích, huyền thoại…Tranh hoành tráng thường có ở cung điện, nhà thờ, công viên… 1.2.2. Nghệ thuật đồ hoạ Đồ hoạ là nghệ thuật của mảng, nét, chấm. Mảng là chấm phóng to, nét là chấm di dộng. Với 3 yếu tố này, đồ hoạ có thể tạo ra mọi thứ trên mặt phẳng. Đồ hoạ là một ngành vẽ, trong đó người ta dùng kỹ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm, sản xuất ra hàng loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi, từ bản khắc gốc, người nghệ sĩ có thể in ra hàng loạt tác phẩm giống nhau. Đồ hoạ là loại hình nghệ thuật khá phổ biến và mang tính đại chúng. Nó có từ lâu đời và ngày càng phát triển cao hơn, phong phú hơn với nhiều hình thức thể hiện, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của đất nước. 1.2.3. Nghệ thuật điêu khắc Thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều hoặc hai chiều với nhiều chất liệu tạo hình khối. Ngôn ngữ đặc trưng của điêu khắc là hình khối, mảng, nét. Nghệ thuật điêu khắc là loại hình nghệ thuật của ngành mỹ thuật, nó thể hiện không gian ba chiều để biểu đạt sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. 5 Tượng tròn là loại hình nghệ thuật, tạo hình bằng cách kết hợp hình khối trong không gian ba chiều. Phù điêu gắn với một mặt phẳng không gian hai chiều. Phù điêu cũng có nhiều loại: Chạm nổi hoặc chạm khắc nét chìm. 1.3. Ngôn ngữ hội họa Là loại hình nghệ thuật đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên bề mặt, đó là 1 không gian ảo chỉ có thể cảm nhận được bằng tị giác. Đường nét: Đường thẳng, đường xiên, đường cong, đường gấp khúc...; nét đanh, nét thô, vung vẩy, nét chân thực, nét bay bướm, nét đóng, nét mở, nét trơn, nét gai... Màu sắc: Sắc tố (là những màu gốc), Sắc loại (là hỗn hợp của các sắc tố được biểu hiện dưới dạng riêng biệt và được gọi theo liên tưởng ví dụ: cánh sen, lá mạ, hoa cà, nước biển...), Sắc độ (chỉ đậm nhạt của màu sắc), Sắc thái (là vẻ khác nhau của những màu có cùng một gốc như: đỏ cờ, đỏ sen, mười giờ...) Hình khối: do đường nét và đậm nhạt tạo thành dưới tác động của ánh sáng. Bố cục, nhịp điệu: Tuỳ theo nội dung, chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ hội hoạ được người hoạ sỹ bố trí, sắp đặt sao cho phù hợp để tạo tao tác phẩm là bố cục. Thông qua sự chuyển động của đường nét, hình khối, màu sắc...đã tạo nên nhịp điệu trong tranh. 1.4. Không gian trong hội họa Nói đến hội họa ta phải nói đến tính không gian. Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Quan niệm về không gian ở phương Tây bao gồm: - Không gian nguyên thủy : Không gian bản năng - Không gian tôn giáo, công giáo : Không gian trí tuệ, tâm linh. 6 - Không gian cổ điển : Đối lập ánh sáng và bóng tối. - Không gian hiện thực : Tuân thủ theo phép phối cảnh. - Không gian Barốc : Cái động của khối trong ánh sáng - Không gian ấn tượng : Màu sắc trong ánh sáng. - Không gian lập thể : Nhìn sự vật từ nhiều góc độ. - Không gian siêu thực : Phá vỡ hiện thực đến phi lí. - Không gian trừu tượng : Các cấu trúc về hình mảng. 7 Tiểu kết chương 1 Với quan niệm hiện đại, định nghĩa nghệ thuật thường phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mỹ trong văn học, hội họa, điêu khắc... Trong mỹ thuật hay nghệ thuật tạo hình là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo. Nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật đưa tới thị giác những tác phẩm có không gian hai hoặc ba chiều như: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc... 8 Chương 2 NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN KHÔNG GIAN TRONG TRANH ẤN TƯỢNG, LẬP THỂ, SIÊU THỰC, TRỪU TƯỢNG Không gian thực tại mà chúng ta nhìn thấy trước mắt chỉ là một không gian hữu hạn, trong đó các vật thể có trọng lượng, khối tích đóng vai trò quan tộng nhất. Đó là sự hiểu biết hữu hạn , chưa thấu đáo. 2.1. Không gian trong tranh ấn tượng Sự ra đời của chủ nghĩa Ấn tượng đã báo hiệu một bước ngoặt mới trong hội họa. Các họa sĩ đang muốn thoát ra khỏi không gian nhỏ hẹp và xưởng vẽ để tạo nên một không gian rộng lớn tự do hơn. Xuất phát từ thực tế của thiên nhiên trước mắt lối biểu đạt không gian sáng tối của chủ nghĩa cổ điển kéo dài qua nhiều thập kỉ đã bị phá vỡ bởi cách phối sắc của các họa sĩ Ấn tượng. Những phát minh mới của chủ nghĩa Ấn tượng xuất hiện biểu lộ thứu ánh sáng và không khí hoàn toàn khác xa với nghệ thuật trước nó. Bức tranh “Ấn tượng mặt trời mọc” của Claude Monet đã nói lên việc tái tạo thiên nhiên đã được thể hiện như thế nào và kỹ thuật sử dụng ánh sáng để tạo không gian ra sao. 9 Hình 2.1: “Ấn tượng mặt trời mọc” của Claude Monet Đây là dấu mốc của sự thay đổi tập quán sáng tác, từ xưởng vẽ đi ra ngoài trời, các họa sĩ sớm hình thành cho mình một quan niệm sáng tác, tập hợp các họa sĩ thành một nhóm: Monet, Mane, Pissaro, Sisley, Degar…… Sự thế hiện không gian ngoài thiên nhiên, đạt được hiệu quả khác xa với hiệu quả ánh sáng và không gian đèn nến trong nhà của các họa sĩ thời kỳ phục hưng cổ điển. Nhiều họa sĩ đã thể hiện nhiều cảnh vật từ một điểm nhìn nhưng trong nhiều thời gian khác nhau để thử nghiệm phương pháp điều sắc. Nhờ tác động của ánh sáng mặt trời, đối tượng đã gợi mở cho các họa sĩ tạo ra những tác phẩm có hòa sắc màu và cảm xúc khác nhau trong cùng một bố cục điểm nhìn. Ví dụ: Các họa sĩ Ấn tượn đã vẽ một đống cỏ khô hoặc một góc cảnh, phong cách trong 3 khoảng thời gian khác nhau: Sáng, trưa, chiều. Có thể thấy trong tranh Ấn tượng yếu tố tạo hình hoàn chỉnh, bút pháp chọn vẹn của trước kia dần được phá vỡ. Các đường bút tách bạch, dứt khoát và những vệt màu ngày càng được rút ngắn thay thế cho các nhát sơn kéo dài hay cách vờn khối quen thuộc. Dần đần nét màu trong tranh chuyển thành những vệt màu ngắn gọn hay lốm đốm, lấm chấm nhỏ, với bảng màu trong chẻo, sáng sủa, bút pháp đó đại diện cho họa sĩ Ấn tượng mà Monet là đại diện xứng đáng. Cảnh vật thay đổi từng giây từng phút. Với thủ pháp phân giải màu và sắc độ trong tranh thành những vệt màu nhỏ, khá tách bạch giúp hội họa Ấn tượng truyền đạt được trạng thái của khí quyển tùy thuộc vào ánh sáng, nắng, mưa, sớm, chiều. Hiệu quả thị giác của người xem khi lùi đủ xa để ngắm tranh. Ví dụ một màu da cam sẽ được tạo bằng một vệt màu đỏ và vàng đặt sát nhau, mắt ta sẽ tự tổng hợp màu và nhận biết đó là màu cam, cách này tạo nên những gam màu sạch, tươi hơn khi pha ở trên Palet. 10 Từ sự nhanh chóng cảm nhận đến bộc lộ hiện thực trước thiên nhiên sinh động là một quá trình liên tưởng nhanh nhậy. Họ cho rằng màu sắc của thiên nhiên không những luôn luôn thay đổi mà còn phụ thuộc vào ánh sáng và khí quyển. Họ đã dựng lại một thiên nhiên sinh động trên giá vẽ, một thiên nhiên thứ hai, thiên nhiên của tâm hồn người nghệ sĩ. Cách phân giải màu sắc như thế đã hấp hẫn hai họa sĩ phát triển theo cách khác, sâu sắc hơn và cực đoan hơn. Georges Seurat với bức “Chiều chủ nhật” chia mỗi mảng thành vô vàn các đốm màu nguyên (Lam + Lục + Đỏ + Vàng) ông kiên trì ngồi chấm hàng trăm nghàn đốm nhỏ cho tới khi đạt được hiệu quả nhưu mong muốn. Vì vậy ông chính là cha đẻ của hội họa “ sắc điểm” mà chính ông gọi là “phân điểm”. Họa sĩ Cross và Signac cũng là đồng chủ soái. 11 Hình 2.2: Chiều chủ nhật - Seurat Sự biểu hiện không gian trong tranh Ấn tượng đã thể hiện thành công ở một số nguyên nhân sau: Sử dụng kỹ thuật tạo khối bằng tổ hợp màu. Ví dụ như bức Bên bờ biển Langland - Alfred Sisley – 1887. Bố cục và hình thể được tạo thành từ các sắc độ màu. Lối tạo khối này tạo cảm xúc mạnh mẽ cho họa sĩ khi thể hiện đối tượng. Hình 2.3: Bên bờ biển Langland - Alfred Sisley - 1887 12 Thể hiện mảng sáng tối, nét thanh đậm, đường viền chu vi trong tác phẩm “ Hai diễn viên trên sân khấu” của Degar nhìn toàn bộ tranh như được phủ một lớp sương mờ ảo. Hình 2.4: “ Hai diễn viên trên sân khấu” của Degar Cảm giác mơ màng trong tranh Ấn tượng nhờ những vệt màu thay đổi, chuyển động nhẹ nhàng, êm dịu. 13 Tất cả những yếu tố trên đã phần nào gây nên hiệu quả ánh sáng trong tranh Ấn tượng phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học trong việc giải quyết không gian mới. Hình 2.5: Bên hồ nước - Pierre Auguste Renoir Hình 2.1.6: Người phụ nữ và chiếc ô - Claude Monet 14 Các họa sĩ Ấn tượng tiếp tục cùng nhau đẩy hội họa Ấn tượng theo hướng trình bày màu sắc cách phối hợp các chấm bút có màu tạo cảm giác như nhìn qua lăng kính, những yếu tố đó được thể hiện qua những nguyên lý: - Chính bản thân bảng màu ấy được chiếu sáng. - Tỷ lệ những miếng màu, sự tương phản bị giảm đi gây nên sự phát quang ánh sáng. - Cách đặt nét bút – sư cân đối mơ màng trong bức tranh. Ta lại khẳng định rằng họa sĩ Ấn tượng diễn tả bóng tối không còn là màu đen tuyền nữa vì nó đã bị ngự trị bởi ánh sáng, kết quả của sự tác động những tia sáng chiếu xuống mặt nước để phân hóa các màu. Không gian đối với họ chỉ là ánh sáng và đầy màu sắc. Xu hướng Ấn tượng ra đời và kết thúc ngoài những yếu tố làm nền tảng cho các xu hướng khác ra đời. Ta có thể nhận xét những ưu và khuyết điểm của xu hướng này. Bởi vì theo quy luật tự nhiên thì cái đẹp và cái xấu luôn đứng cạnh nhau mượn cái xấu để đánh giá cái đẹp và ngược lại, như người họa sĩ đã phân biệt màu sắc của sáng và tối, đen và trắng.. Đặc điểm của xu hướng nghệ thuật Ấn tượng : Xu hướng Ấn tượng biểu hiện lên mặt phẳng bằng ánh sáng tự nhiên, tạo ra không gian rộng. Chủ đề chính là diễn tả phong cảnh cây cối bình thường, những ngôi nhà dản dị chứu không phải là những ngôi nhà biệt thự. Bởi vì nghệ thuậ Ấn tượng gắn liền với tôn giáo mà sau xu hướng Ấn tượng là nghệt thuật lại gắn với đời thường. Đạt được hiệu quả không gian màu sắc nhẹ nhàng, chơi vơi; không gian 3 chiều lên mặt phẳng, lung linh, huyền ảo. Đây là bước khởi đầu và chuyển tiếp cho các xu hướng mới ra đời như Lập thể, Dã thú, Siêu thực, Trừu tượng…. sau này. 15 Tuy nhiên nghệ thuật Ấn tượng vẫn cho thấy một số tồn tại, hạn chế: Vì quá quan tâm đến ánh sáng ngoài thiên nhiên….nên lơ là với bố cục. Nhân vật chính như những nấm bông trên mặt tranh như bức “ Đống cỏ khô” của Monet Hình 2.7: Đố cỏ khô-Claude-Monet-1897 Nhân vật chính, phụ trong tranh không rõ nét. Diễn tả nước theo bút pháp thực. Như bức “Chiếc thuyền trong trận lũ tại cảng Marly - Alfred Sisley” Hình 2.8: Chiếc thuyền trong trận lũ tại cảng Marly - Alfred Sisley 16 Vận dụng phát minh mới đã làm cho cách diễn tả chiều sâu không gian tranh chưa được như ý. Như bức “Bốn vũ công - Edgar Degas – 1900” Hình 2.9: Bốn vũ công - Edgar Degas 2.2. Không gian trong tranh Lập thể Xu hướng lập thể ra đời nhằm chống đối và thoát lý khỏi lỗi vẽ như thật, không gian 3 chiều của thị giác. Đó là thứ nghệ thuật của trí tuệ, của phép viễn cận. Lập thể đề ra nguyên tắc cho sáng tác với nhiều điểm nhìn, nhìn sự việc ở nhiều phía, với mong muốn phát hiển sự vật một cách toàn vẹn và đầy đủ hơn. Picasso và Braque đã nhanh chóng nắm bắt tự nhiên bằng cách quy tụ tất cả hình ảnh nhà của, chai lọ, bàn ghế….để trình bày những hình thể này lên mặt phẳng đa chiều trên cùng một thời gian. Đưa kết cấu này lên mặt phẳng bằng vô số những hình nhỏ và giản lược mổ sẻ hình thể. Thí nghiệm ban đầu của Picasso là bức tranh vẽ bò đã được giản lược đến mức tối đa, quy các hình trên cơ thể con bò thành một quy tắc cụ thể. 17 Hình 2.10: Hình vẽ nghiên cứu của Picasso Bức tranh “ những cô gái ở Avignong” của Picasso do Appolinr phát hiện đã trở thành cho xu hướng lập thể. Ở bức tranh này đã không còn thấy bóng dáng của thời kỳ lam hoặc hồng mà Picasso đã từng thể hiện.Trong bức tranh này Picasso không chủ trương đi tìm cái gì cầu kỳ hoa mĩ, ông đã bãi bỏ luật thấu thị theo truyền thống Phục hưng gợi ra bố cục khác lạ. Dường như coi thường mọi quy ước về phép thấu thị, tổ chức một không gian để các hình thể bùng ra các mặt tranh. Hình 2.11: Những cô gái ở Avignon - Picasso 18 Hình dáng năm cô gái trong bức tranh là sự đổi mới nhất định so với các thiếu nữ đang tắm trong tranh của Cezan. Picasso xếp bố cục ba cô đứng bên trái tranh, hai cô bên phải, một cô ngồi, một cô đứng, ba cái đầu của ba cô đứng bên trái chịu ảnh hưởng của nghệ thuật cổ Tây Ban Nha. Đầu của hai cô bên phải mang dáng dấp của nghệ thuật điêu khắc da đen hòa quyện với khối hình góc cạnh của những mặt nạ châu Phi. Picasso khắc họa hình thể con người trên nhiều mặt hình kế tiếp, đứt quãng. Nối từ hình thể này sang hình thể khác bằng một viền sáng hoặc mờ tối, tạo nên các nét vải suau lưng các cô như đùa giỡn. Các hình thể trên người các cô được xếp theo kết cấu các hình cơ bản như tam giác, chữ nhật, hình trụ,… Từ bức tranh này người ta thấy những yếu tố xử lý hình học sau này trở thành yếu tố cơ bản trong việc thành lập xu hướng Lập thể. Tranh Picasso bỏ đi chiều sâu để của hiện thực cổ điển đã tồn tại trong 1 thời gian dài. Lập thể nẩy sinh ra hai loại: - Lập thể phân tích (Những cô gái ở Avinhong) : Các hình thể được phân tích bằng cách đập vỡ hình thể ra nhưng vẫn nhận ra hình dáng của vật đó. Những họa sĩ lập thể ban đầu đã bị chỉ trích về thứ nghệ thuật hình học của họ nhưng thực ra, những người theo đường lối hội họa mới này đã trình bày một loại thực tế mới, khác hẳn với truyền thống cũ của thời Phục Hưng, đặc biệt nhất là về hai phạm vi phối cảnh và ảo ảnh (illusion), chẳng hạn như họ đã vẽ ra nhiều diện của một đề tài trên cùng một khung vải để diễn tả nhiều ý tưởng hơn là chỉ dùng một diện đơn thuần, bị giới hạn. Lối vẽ Lập Thể như vậy đã mở toang hình thức đóng kín bằng cách trình bày lại, cho thấy các vị trí của đề tài trong không gian và phương thức phân tích đã chia cắt các đề tài và không gian, ánh sáng và bóng tối và ngay cả màu sắc, như thể một bác sĩ giải phẫu chia cắt một xác chết. Hầu như Picasso cũng như Braque đều chấp nhận rằng trong việc diễn tả bằng một họa 19 phẩm, họ đã dùng tới nhiều điểm nhìn khác nhau, các trục xoay khác nhau, các nguồn sáng khác nhau Hình 2.12: Tranh của Marcel Ducamp Hình 2.13: Tranh cua Picasso 20 - Lập thể tổng hợp: Ta không thể nhận biết chính xác nhân vật, nhưng có thể đọc được nhân vật theo ký hiệu của Lập thể. Bắt đầu vào năm 1912, phát triển bởi Picasso, Braque , Juan Gris và một số người khác. Sự chú ý của họa sĩ là bố cục. Bố cục của bức tranh gồm các chi tiết chồng chất lên nhau, những chi tiết này được tô sơn hoặc được trát sơn lên nền vải, chúng có màu sắc sặc sỡ tươi sáng hơn, sử dụng các hình trang trí nhiều hơn hoặc cắt dán. Đó là khởi đầu việc vật liệu được cắt dán và là một thành phần quan trọng cho tác phẩm nghệ thuật, đánh dấu sự ra đời của thể loại tranh dán giấy. Trong khi xu hướng lập thể phân tích là phân tích các đối tượng (kéo chúng ra), xu hướng lập thể tổng hợp là đẩy một số đối tượng lại với nhau. Ít tinh khiết hơn so với xu hướng lập thể phân tích, xu hướng lập thể tổng hợp tạo ít bóng, không gian phẳng. Các chữ cái trước đây dùng để gợi ý cho chủ đề thì nay chúng chính là chủ đề. Các mẩu giấy báo là vật dụng được các họa sỹ dùng nhiều nhất. Họ còn đi xa hơn nữa là dùng giấy với hình khắc gỗ. Sau đó còn đưa thêm các mẩu quảng cáo trên báo vào tác phẩm và điều này làm cho các tác phẩm lập thể có thêm phần màu sắc. Đặc điểm nữa là các tác phẩm lập thể tổng hợp có tính chất tĩnh, không chiều sâu và trở thành hầu như trừu tượng, mặc dù nhìn chung các đối tượng vẫn còn nhìn thấy được, hình thức cũng đơn giản hóa. Các nhà lập thể người Nga tiến hơn nữa tiềm năng trừu tượng của phong cách lập thể. Một số tác phẩm nổi bật nhất là của Malevich, Popova và Udal'tsova. Từ cảm nhận đến sự tiếp thu nghệ thuật tạo hình có thể thấy rằng, chúng ta có thể bỏ qua vô vàn sự thật, nhưng khi sự thật xuất hiện thì nó trở thành cần thiết. Nghệ thuật của Picasso có giá trị như một nhân chứng lịch sử, nhưng là một nhân chứng tiêu cực không niềm vui, vắng tương lai. Đó là nỗi khắc khoải như mối bất an của con trẻ khi chúng đập phá đồ chơi của chúng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng