Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Không gian làng quê trong thơ nôm nguyễn khuyến nhìn từ phê bình sinh thái...

Tài liệu Không gian làng quê trong thơ nôm nguyễn khuyến nhìn từ phê bình sinh thái

.PDF
110
1
56

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ THANH HOA KHÔNG GIAN LÀNG QUÊ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Phú Thọ, 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ THANH HOA KHÔNG GIAN LÀNG QUÊ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Bích Hồng Phú Thọ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Phú Thọ, ngày 16 tháng 6 năm 2018 Người viết luận văn Nguyễn Thị Thanh Hoa ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Hùng Vương Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS Đặng Thị Bích Hồng. Cô đã nhiệt tình, chu đáo giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi mong luận văn sẽ nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày 16 tháng 6 năm 2018 Người viết luận văn Nguyễn Thị Thanh Hoa iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ CẢM QUAN SINH THÁI TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN .................................. 7 1.1. Khái quát về phê bình sinh thái .................................................................. 7 1.1.1. Bối cảnh xuất hiện phê bình sinh thái...................................................................... 7 1.1.2. Nhận diện một số đặc điểm của phê bình sinh thái ..............................................10 1.2. Phê bình sinh thái với văn học trung đại Việt Nam ................................. 13 1.2.1. Mối liên hệ giữa phê bình sinh thái và triết lý sinh thái phương Đông cổ điển ..13 1.2.2. Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong văn học trung đại Việt Nam .. 16 1.3. Nguyễn Khuyến: nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ............... 20 1.3.1. Nguyễn Khuyến: một cuộc đời giữa hai thế kỷ ....................................................20 1.3.2. Hành trình thơ trở về không gian sinh thái làng quê ............................................22 Tiểu kết ............................................................................................................ 24 Chƣơng 2. KHÔNG GIAN SINH THÁI LÀNG QUÊ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN ........................................................................................... 25 2.1. Tự nhiên trong không gian làng quê ........................................................ 25 2.1.1. Thế giới hữu sinh ....................................................................................................25 2.1.2. Thế giới phi sinh .....................................................................................................30 2.2. Con người trong không gian làng quê ...................................................... 42 2.2.1. Hình ảnh người dân quê .........................................................................................42 iv 2.2.2. Chân dung tinh thần Nguyễn Khuyến ...................................................................50 Tiểu kết ............................................................................................................ 58 Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC TẠO DỰNG KHÔNG GIAN SINH THÁI LÀNG QUÊ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN ................................ 59 3.1. Phương thức tạo dựng bài thơ cổ điển: sự kế thừa mô hình thi luật ........ 59 3.1.1. Cấu trúc thi phẩm theo đặc trưng thể thơ ..............................................................59 3.1.2. Xác lập cấu tứ thơ ...................................................................................................62 3.2. Phương thức tạo dựng không gian sinh thái như một sự cách tân nghệ thuật.............................................................................................................. 64 3.2.1. Bút pháp tả thực ......................................................................................................64 3.2.2. Chất liệu đời thường ...............................................................................................68 3.2.3. Ngôn ngữ .................................................................................................................71 3.2.4. Giọng điệu ...............................................................................................................79 Tiểu kết ............................................................................................................ 83 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 87 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Gắn bó ngàn năm với nền nông nghiệp lúa nước, không gian làng quê Việt Nam đi vào sáng tác văn chương với gốc đa, giếng nước, mái đình, cánh cò bay trên đồng ruộng, con trâu già nằm gặm cỏ, người nông dân vác cuốc ra đồng… Tất cả gợi nhớ, gợi thương, trở thành một phần máu thịt của mỗi người dân đất Việt. Tuy nhiên, sự hiện diện của không gian làng quê trong văn chương cũng mang tính lịch sử. Sự phản ánh không gian làng quê ở mỗi thời kỳ, mỗi tác giả lại có nét riêng, độc đáo với những chuẩn mực riêng về tư tưởng, thẩm mỹ hay văn hóa. 1.2. Nguyễn Khuyến là một trong số những nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của văn học Việt Nam nói chung, văn học trung đại nói riêng với sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng. Sáng tác của Nguyễn Khuyến in dấu đậm nét cuộc đời ông với những biến động thăng trầm từ khi làm quan cho triều Nguyễn tới khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Đặc biệt, quãng thời gian gắn bó với “vườn Bùi chốn cũ” đã đem đến cho thơ Nguyễn Khuyến một hơi thở mới với nhiều tác phẩm viết về không gian làng quê Bắc Bộ. Nguyễn Khuyến thực sự gắn bó thân thuộc với quê hương làng cảnh vùng Hà Nam cũ, đất Bình Lục cũ của ông. Thiên nhiên, cuộc sống và tâm tình người dân quê đã đi vào thơ ông chân thực và sinh động vô cùng. 1.3. Giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, trước tình trạng môi trường trái đất ngày một xấu đi, phê bình sinh thái đã ra đời với sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyên dẫn đến nguy cơ sinh thái, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Phê bình sinh thái đã chỉ ra con người và trái đất có quan hệ hòa hợp sinh mệnh cùng tồn vong, nhân loại không thể là chúa tể của muôn loài mà là một thành viên trong muôn loài trên trái đất, cùng sinh tử với các thành viên khác trong thế giới tự nhiên. Phê bình sinh thái nghiên cứu tư tưởng, văn hóa khoa học, phương thức sản xuất, mô hình phát triển xã hội của con người đã ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên như thế nào. Có thể nói, sự xuất hiện của phê bình sinh thái có ý nghĩa rất lớn trong việc cảnh tỉnh thái độ ứng xử của con người với tự nhiên. Không chỉ có vậy, phê bình sinh thái còn mở ra hướng tiếp cận mới trong 2 nghiên cứu văn học. Trong nghiên cứu văn chương, phê bình sinh thái tiếp cận các tác phẩm văn chương bằng các tri thức liên ngành như xã hội học, văn hóa học, khoa học kỹ thuật, từ đó tác động đến nhận thức của con người về sự tương tác của chính mình và tự nhiên, đến hành vi đạo đức của con người với phần còn lại của thế giới tự nhiên. 1.4. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến nói chung, thơ Nôm Nguyễn Khuyến nói riêng với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến từ góc độ phê bình sinh thái vẫn chưa có những nghiên cứu phổ biến, cụ thể. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết chọn đề tài nghiên cứu Không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến nhìn từ phê bình sinh thái. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khuyến là một cây đại thụ của văn học Việt Nam. Trải qua thời gian, bóng mát của cây đại thụ ấy tỏa rợp văn đàn, gốc rễ của nó ăn sâu vào lòng đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn Việt. Vì thế, đã từ lâu, cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Khuyến đã trở thành mảnh đất trù phú, hấp dẫn biết bao cây bút nghiên cứu, phê bình văn học. 2.1. Những nghiên cứu về thơ Nôm Nguyễn Khuyến Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Khuyến. Trong đó có thể kể tới các công trình tiêu biểu như: - Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (1941) đã xếp Nguyễn Khuyến vào khuynh hướng trào phúng: “Ông thích tự vịnh, tự trào, có vẻ ung dung phóng khoáng. Ông cũng hay giễu cợt người đời, chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ra một bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời” [16;139]. - Lê Trí Viễn trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) đã khảo sát thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào phúng. - Trên quan điểm nghiên cứu xã hội học, Văn Tân trong Nguyễn Khuyến – 3 nhà thơ Việt Nam kiệt xuất (1959) đã khái quát tư tưởng, bút pháp, gương mặt thơ Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên công trình ra đời khi công tác văn bản học về Nguyễn Khuyến còn gặp khó khăn nên vẫn có những hạn chế nhất định. - Xuân Diệu trong Thơ văn Nguyễn Khuyến (1971) đã khẳng định Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương, dân tình Việt Nam. Trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (1981, 1982), Xuân Diệu tiếp tục đánh giá Nguyễn Khuyến là nhà thơ có sở trường nhất là những “nhuần nhị của nét cảnh nông thôn”, Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng mạc và dân quê” [9;12]. Đây là phát hiện mới mẻ của Xuân Diệu so với các nhà nghiên cứu trước đó khi đánh giá Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào phúng hay nhà thơ trữ tình yêu nước. - Nguyễn Văn Huyền trong cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm (1984) đã sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất so với các công trình trước đó. Đây là cuốn sách quan trọng góp phần mở ra những chặng đường nghiên cứu tiếp theo cụ thể, sâu sắc hơn về một tác gia lớn của thơ ca dân tộc. Trong cuốn sách, Nguyễn Văn Huyền có lời đề tựa giới thiệu về Nguyễn Khuyến, tuy nhiên do tính chất của một lời đề tựa nên vẫn còn sơ lược, khái quát. - Vũ Tiến Quỳnh đã tuyển chọn và cho ra đời cuốn Phê bình, bình luận văn học Nguyễn Khuyến (1992), trong đó tổng hợp những bài phê bình, bình luận xuất sắc về thơ ca của Nguyễn Khuyến. - Nguyễn Huệ Chi chủ biên tập sách Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ (1992) đã đem đến cái nhìn bao quát toàn diện về cuộc đời, vị trí, đặc điểm thơ Nguyễn Khuyến với hai bình diện cụ thể, rõ ràng: Thứ nhất, giới thiệu về làng quê Yên Đổ, hệ phả dòng họ Yên Đổ và khí hậu văn hóa xã hội của đời sống Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Thứ hai, nghiên cứu về cái nhìn nghệ thuật con người của Nguyễn Khuyến, những biến động trong nguyên tắc sáng tác và quan điểm thẩm mỹ, sự đa dạng trong bút pháp thể hiện. - Vũ Thanh tuyển chọn, tập hợp Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (1998) nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến từ cuộc đời đến những biến đổi trong tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ, phong cách thơ ca độc đáo. Đây là công trình “tập hợp những bài viết và công trình tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn 4 Khuyến từ xưa đến nay” [60;20]. Như vậy, có thể thấy, từ trước tới nay, đã có nhiều công trình quy mô, đồ sộ nghiên cứu một cách hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Khuyến. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu từ trước tới nay đều đi đến cách nhìn nhận, đánh giá chung về Nguyễn Khuyến như sau: Thứ nhất, Nguyễn Khuyến là một tác giả mang ý nghĩa dấu nối của thơ ca dân tộc, thể hiện sự chuyển mình của tư duy thơ dân tộc. Thứ hai, thơ ca Nguyễn Khuyến mang màu sắc dân tộc độc đáo, Nguyễn Khuyến thực sự là tác gia lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. 2.2. Những nghiên cứu về không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến Không gian làng quê chiếm vị trí khá lớn trong sáng tác của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, đa phần các nhà nghiên cứu, phê bình thường nhìn nhận không gian trong sự đánh đồng với thiên nhiên. - Trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (1998), Xuân Diệu khi “Đọc thơ Nguyễn Khuyến” đã nhận định: “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam” [9;15]. - Lê Trí Viễn trong Thơ văn Nguyễn Khuyến – Trần Tế Xương viết: “Gắn bó tha thiết với ngôi nhà tranh, với mảnh vườn con đó là tấm lòng của Nguyễn Khuyến gần với nông dân không phải bằng lí luận mà bằng tình cảm, bằng máu thịt của mình” [70;123]. - Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ (1994) khẳng định không gian trong thơ Nguyễn Khuyến là “không gian tầm thường, quẩn quanh, trong làng ngoài ngõ”, Nguyễn Khuyến là “nhà thơ làng cảnh Việt Nam” [5;13]. - Trần Nho Thìn trong Từ những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến (1992), nhận định: “Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm dân tộc phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hàng ngày của làng quê vào trong thơ ông” [64;167]. - Đặng Thị Hảo trong Đề tài thiên nhiên và quan điểm thẩm mỹ đánh giá: 5 “Dường như không phút nào nhà thơ ngừng theo dõi và tái hiệu những bức tranh thiên nhiên sống động quanh mình”. Qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã khai thác khá kĩ về đề tài thiên nhiên, trong đó có xen kẽ khám phá, nhìn nhận về không gian sinh thái làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều không tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến như một môi trường sinh thái với các biểu hiện cụ thể, với các đặc trưng cụ thể mà chủ yếu nhìn nhận ở các biểu hiện bên ngoài. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định các biểu hiện của không gian làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến từ góc nhìn phê bình sinh thái tự nhiên và phê bình sinh thái tinh thần, nhận diện những độc đáo trong phương thức biểu hiện không gian sinh thái làng quê từ đó thấy được đóng góp của Nguyễn Khuyến đối với thơ ca trung đại Việt Nam. Để đạt được mục đích này, đề tài giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm và vấn đề văn học sử có liên quan đến đề tài. Thứ hai, khảo sát và hệ thống hóa các tác phẩm viết về không gian sinh thái làng quê trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến trên các bình diện cụ thể như thế giới sinh loài, thế giới vô sinh, sự tồn tại và xuất hiện con người…, từ đó phân tích đánh giá thế giới tự nhiên và con người nhìn từ phê bình sinh thái. Thứ ba, phân tích phương thức tạo dựng không gian sinh thái làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, tập trung vào sự kế thừa mô hình thi luật bài thơ cổ điển và sự cách tân nghệ thuật thông qua bút pháp, chất liệu và giọng điệu thơ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu không gian sinh thái làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến từ điểm nhìn phê bình sinh thái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để tiến hành khảo sát, luận văn sử dụng cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm của tác giả Nguyễn Văn Huyền Sưu tầm – Biên dịch – Giới thiệu, Nhà xuất bản khoa 6 học xã hội, Hà Nội, năm 1984. Cách trích dẫn thơ Nguyễn Khuyến sử dụng trong luận văn được trích từ tài liệu số [26]. Trong quá trình khảo sát, luận văn sẽ so sánh với các sáng tác có cùng chủ đề của các tác giả trước và sau ông như thơ văn Lý Trần, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Tản Đà… 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê phân loại: Phương pháp này giúp phân loại và lựa chọn chính xác đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánh giá ý nghĩa của vấn đề được nghiên cứu. Đây là phương pháp không thể thiếu để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp so sánh (lịch đại, đồng đại) để tạo ra tương quan so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp nối cũng như những sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp liên ngành, vận dụng hiệu quả các môn khoa học liên ngành (lịch sử học, văn hóa học…) nhằm giúp cho vấn đề được nhìn nhận bao quát và chính xác hơn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Khái quát về phê bình sinh thái và cảm quan sinh thái trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. - Chương 2: Không gian sinh thái làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. - Chương 3: Phương thức tạo dựng không gian sinh thái làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ CẢM QUAN SINH THÁI TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 1.1. Khái quát về phê bình sinh thái 1.1.1. Bối cảnh xuất hiện phê bình sinh thái Bước sang thế kỉ XX, xã hội loài người có những bước tiến dài trong sự phát triển với nhiều thành tựu to lớn đáng ghi nhận. Nhưng để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng cao, con người đã khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên. Hoặc vô tình hoặc cố ý, chủ nghĩa nhân văn được sử dụng tối đa. Người ta cho con người là trung tâm của vũ trụ, không ít kẻ nhân danh lợi ích con người chặt những cánh rừng để trồng cây công nghiệp, điều chỉnh dòng nước sông theo ý riêng mình... Nhưng nghịch lý xảy ra khi con người càng nỗ lực cải thiện cuộc sống lại càng huỷ hoại môi trường sống của chính mình, càng dẫn đến giảm chất lượng sống, đẩy nhân loại đối mặt với hiểm hoạ môi trường đang lớn dần. Những cánh rừng đại ngàn chỉ còn trong dĩ vãng, đất đai bị sa mạc hóa, nhiệt độ trái đất nóng dần lên, nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng… Lúc đó, con người mới sửng sốt nhận ra rằng lợi ích do máy móc, kỹ thuật mang lại không đủ bù cho tác hại nó gây ra. Những phát minh của loài người, những thứ máy móc kỹ thuật lại chính là thứ tiếp tay hủy diệt sự sống của loài người một cách gián tiếp. Các nhà tư tưởng phương Tây nhận ra rằng chủ nghĩa nhân văn là chưa đủ. Thay vào đó, họ bắt đầu hiểu rằng để con người sống hạnh phúc thì muôn loài cũng phải được sống. Con người dù trí tuệ, quyền năng đến đâu cũng không thể chống lại các quy luật của tự nhiên. Người ta nhận ra rằng cần phải ứng xử khác với thiên nhiên. Từ đó phê bình sinh thái ra đời như một tất yếu, đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết mới của văn học, giúp văn học hòa nhập vào những vấn đề đang xảy ra trong đời sống đương đại, trong đó có vấn đề môi trường. “Sinh thái (oisos) theo nghĩa gốc tiếng Latin là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình. Thuật ngữ sinh thái học (ecology) 8 có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi sống) và logos (học thuyết, khoa học)” [46; 9]. Năm 1886, E.Herkel - nhà sinh học người Đức lần đầu tiên đề xuất khái niệm sinh thái học. Theo E.Herkel, sinh thái học là bộ môn khoa học nghiên cứu tất cả mọi quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Sau đó, năm 1935, sinh thái học bắt đầu hình thành tại các nước Anh, Mỹ. Tuy nhiên, chủ nghĩa sinh thái (ecologism) chỉ thực sự ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XX, khi con người đứng trước khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1972, Hội nghị môi trường Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên ngôn môi trường nhân loại, toàn nhân loại phải đối mặt với những nguy cơ sinh thái nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Bắt đầu từ đây, nghiên cứu sinh thái lại tiếp tục có sự phân chia thành các nhánh nhỏ, cụ thể và sâu sắc. Năm 1973, Arne Jonas nêu khái niệm “sinh thái học chiều sâu”, cùng với vấn đề hệ thống sinh thái, đề ra sinh thái tinh thần của con người đã đem đến cho nhân loại một tư tưởng sâu sắc về sinh thái tinh thần bên trong mỗi con người. Không chỉ có vậy, một loạt các nhánh nghiên cứu sinh thái như “triết học sinh thái”, “thần học sinh thái”, “chính trị học sinh thái”, “luân lí học sinh thái”, “tâm lí học sinh thái”, “mĩ học sinh thái”, “ngữ học sinh thái”, “nghệ thuật học sinh thái”, “nhân loại học sinh thái”, “sinh lí học sinh thái”, “kinh tế học sinh thái”, “nữ quyền sinh thái”, “chủ nghĩa nhân văn sinh thái”, “văn học sinh thái”… đã khiến cái nhìn sinh thái trở nên phong phú, đa dạng, có khả năng vươn tới tận cùng mọi khía cạnh của đời sống con người. Sinh thái thực sự trở thành một nhân sinh quan, một thế giới quan mới để con người nhìn nhận tất cả các vấn đề liên quan đến tự nhiên, xã hội, sự sống, hoàn cảnh, vật chất, văn hóa, văn học… Theo đó, phê bình văn học theo quan điểm sinh thái phát triển rầm rộ từ những năm 1990 với nhiều đóng góp đáng kể. Các hội nghị khoa học quốc tế hàng năm được tổ chức để bàn về môi trường thiên nhiên trong văn học. Năm 1991, phiên họp đặc biệt nhất của Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại (MLA) với chủ đề: “Phê bình sinh thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học” đã thực sự tạo tiếng vang và thúc đẩy hướng nghiên cứu này phát triển mạnh mẽ. Từ đó, nhiều cuốn sách, nhiều 9 chuyên luận cụ thể về phê bình sinh thái đã được xuất bản đánh dấu hướng nghiên cứu riêng biệt, cụ thể, có hệ thống trong phê bình văn học. Năm 1994, Kroeber xuất bản chuyên luận Phê bình văn học sinh thái: tưởng tượng lãng mạn và sinh thái học tinh thần. Năm 1995, Lawrence Buel khoa Anh văn đại học Harvard cho xuất bản chuyên luận Tưởng tượng môi trường: Thoreau, văn viết về tự nhiên và sự cấu thành của văn hóa Mĩ. Người có công phát triển phong trào phê bình sinh thái là Cheryll Clotfelty, người đã cùng Harold Fromm biên tập một công trình tuyển tập các bài viết có tính định hướng quan trọng: Tuyện tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái Văn học. Năm 1999, Tân văn học sử là chuyên san về phê bình sinh thái, gồm 10 bài chuyên về phê bình sinh thái. Năm 2000, có các tuyển tập về phê bình sinh thái như: Lĩnh vực rộng lớn của nghiên cứu văn học theo khuynh hướng tự nhiên do Murphy chủ biên, Tuyển tập mới về phê bình sinh thái do Tallmadge chủ biên, Bài ca của trái đất của Bethe… Năm 2001, Lawrence Buelll xuất bản cuốn Viết về thế giới đang lâm nguy: văn học, văn hóa, môi trường nước Mĩ và các quốc gia khác; Maizel chủ biên cuốn Thế kỉ phê bình sinh thái. Năm 2002, Julian Wolfreys biên tập Giới thiệu Phê bình đầu thế kỷ XXI, trong đó, chương 7 có nội dung Phê bình sinh thái. Nhà xuất bản Đại học Virginnia giới thiệu Bộ sách tìm tòi phê bình sinh thái. Cuối năm 2003, Lofgren xuất bản cuốn Phê bình sinh thái thực dụng. Năm 2004, Grey Garrand xuất bản chuyên luận Phê bình sinh thái. Năm 2005, chuyên luận phê bình sinh thái mang tên Tương lai của phê bình môi trường: khủng hoảng môi trường và tưởng tượng văn học của Lawrence Buell ra đời. Gần đây nhất là cuốn Sự mơ hồ sinh thái: Khủng hoảng môi trường và văn học các nước Đông Á năm 2012 của Karent Thornber. Cùng với đó, nhiều tổ chức gồm các khoa học gia, các nhà nghiên cứu văn học có trách nhiệm được thành lập như Hiệp hội nghiên cứu Văn học và Môi trường (Association for Study of Literature and Environment- ASLE) thành lập năm 1992; tạp chí Nghiên cứu Liên ngành Văn học và Môi trường (ISLE) xuất bản số đầu tiên năm 1993. Có thể nói, phê bình sinh thái thực sự trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong giới học thuật. Đây 10 đích thị là trào lưu có sức lan tỏa nhất đối với giới phê bình văn học trong những năm 90 của thế kỷ XX. 1.1.2. Nhận diện một số đặc điểm của phê bình sinh thái Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về phê bình sinh thái. Trong đó định nghĩa của Cheryll Glofety được xem là ngắn gọn và dễ hiểu hơn cả. Cheryll Glotfelty cho rằng: “Phê bình sinh thái nghiên cứu quan hệ giữa văn học và môi trường vật lí. Giống như phê bình chủ nghĩa nữ quyền từ góc độ ý thức giới tính khảo sát ngôn ngữ và văn học, phê bình chủ nghĩa Mác đem phương thức sản xuất và giai cấp kinh tế vào đọc văn bản, phê bình sinh thái vận dụng phương pháp lấy địa cầu làm trung tâm nghiên cứu văn học”.“Phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên” [46;10]. Cho tới nay, lí luận tìm hiểu nghiên cứu về phê bình sinh thái khá phong phú, đa dạng. Trong đó, chúng tôi tán đồng quan điểm của Vương Nhạc Xuyên. Trên cơ sở tìm hiểu các lí thuyết về phê bình sinh thái, Vương Nhạc Xuyên trong Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình (dẫn theo Đỗ Văn Hiểu [24] có đưa ra các đặc trưng, đặc điểm cơ bản của phê bình sinh thái gồm sáu nội dung cơ bản. Thứ nhất: phê bình sinh thái lấy vấn đề sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học làm chủ, muốn trong tác phẩm thể hiện mối quan hệ phức tạp của con người và thế giới tự nhiên, quan hệ tương tác giữa văn học và môi trường tự nhiên. Phê bình sinh thái đi vào khai thác, khám phá, tìm hiểu, lí giải mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, tác động của con người đối với thế giới tự nhiên hay vai trò của môi trường đối với con người và xã hội loài người. Không chỉ thế, phê bình sinh thái còn giải quyết các vấn đề sinh thái xã hội, xác lập lí tưởng sống cao đẹp, khắc phục các ô nhiễm tinh thần, làm cho tinh thần trong sạch, cân bằng, góp phần làm ổn định xã hội. Phê bình sinh thái nhìn nhận đời sống tinh thần xã hội như là bối cảnh của sáng tạo văn học, coi đó là mảnh đất, vườn ươm các sáng tạo nghệ thuật. 11 Thứ hai: phê bình văn học cũng có thể từ góc độ văn hóa sinh thái đọc lại kinh điển văn học truyền thống, từ đó tìm ra ý nghĩa văn hóa sinh thái và ý nghĩa mỹ học sinh thái từng bị che lấp, và xây dựng lại mối quan hệ thẩm mĩ thi ý giữa con người và tự ngã, con người và người khác, con người và xã hội, con người và tự nhiên, con người và trái đất. Trong dòng chảy lịch sử văn học nhân loại từ xưa tới nay, hầu như mọi sáng tác đều có sự liên quan tới thế giới tự nhiên. Nhưng không phải sáng tác nào cũng trở thành văn học sinh thái mà chỉ những tác phẩm góp phần phơi bày nguy cơ sinh thái thế giới, phê phán quan điểm giá trị chủ nghĩa nhân loại trung tâm, phản tỉnh đối với nền văn minh hiện đại dẫn đến nguy cơ sinh thái mới là văn học sinh thái. Nhiều tác phẩm kinh điển trong kho tàng văn học đã được nghiên cứu, khám phá ở nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên, trong ánh sáng mới của phê bình sinh thái, người đọc thời hiện đại vẫn có thể tiếp tục tìm thấy những giá trị thẩm mỹ mới, những bài học sinh thái có giá trị quan trọng với nhân loại hôm nay. Thứ ba: phê bình sinh thái chú trọng quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, chủ trương nhân loại chuyển biến từ “ý thức tự ngã” sang “ý thức sinh thái”. Khi mới xuất hiện, phê bình sinh thái phương Tây chủ trương theo đuổi “chủ nghĩa sinh thái trung tâm” và cực đoan phê phán “chủ nghĩa nhân loại trung tâm”, coi đây là nguồn gốc sâu xa của hiện tượng môi trường ngày càng xấu đi. Nhưng dần dần, người ta đã nhận ra rằng, chúng ta bảo vệ môi trường tự nhiên là để duy trì môi trường tự nhiên lâu hơn, tốt hơn, phục vụ cho nhu cầu lợi ích của nhân loại, để nhân loại có một không gian sinh tồn và phát triển tốt hơn. Bảo vệ tự nhiên chính là để bảo vệ sinh mệnh con người. Chỉ có sự cộng sinh giữa con người và tự nhiên mới có thể giúp trái đất tránh khỏi nguy cơ diệt vong. Con người và trái đất có quan hệ hòa hợp sinh mệnh cùng tồn vong, nhân loại không thể là chúa tể của muôn loài nữa, mà là một thành viên trong muôn loài trên trái đất, cùng sinh tử với các thành viên khác trong thế giới tự nhiên. Thứ tư: phê bình sinh thái có đặc tính liên ngành văn học. 12 Phê bình sinh thái nghiên cứu văn học trên cơ sở nhận thức các vấn đề về tự nhiên, môi trường. Chính vì vậy nhà phê bình phải có sự hiểu biết về các vấn đề tự nhiên, những biến đổi trong môi trường sinh thái, các vấn đề dân tộc học, sử học, triết học, chính trị, đạo đức… từ đó có sự liên kết, thâm nhập vào các tầng diện văn học. Phê bình sinh thái đồng thời chú ý đến những thể loại và hình thức truyền thông đa dạng khác ngoài văn bản viết như phim hoạt hình, mỹ thuật sinh học, kiến trúc xanh, các nguồn dữ liệu kỹ thuật số… Thứ năm: phê bình sinh thái khi tiến hành quan chiếu đối với hiện tượng văn hóa sinh thái đã kế thừa hình thái ý thức cách mạng xanh, nhấn mạnh không thể xa rời tinh thần văn học và diễn ngôn văn học, cần phải cố hết sức có thể tại tầng diện hình thức văn bản văn học và thủ pháp nghệ thuật triển khai tự sự diễn ngôn, thông qua thủ pháp cái đẹp hình thức của sáng tác mang “tính văn học” để thể hiện ra tinh thần văn hóa sinh thái. Phê bình sinh thái không có khuôn khổ nhất định về đối tượng, phương pháp cũng như các vấn đề chính mà có xu hướng mở rộng và phức tạp. Phê bình sinh thái dung hợp nhiều lí thuyết phê bình, trong đó có phương pháp tiếp cận thi pháp học để nhận diện điểm nhìn, cốt truyện, nhân vật, giọng điệu... Thứ sáu: Nội dung của phê bình sinh thái yêu cầu trong tầm nhìn song trùng của bản chất sinh mệnh và địa cầu, khảo sát trạng thái tồn tại quá khứ và tương lai của con người. Góc nhìn này liên kết nghiên cứu văn học đã rơi vào chủ nghĩa hình thức và vấn đề sinh tồn với đầy những nguy cơ của trái đất. Văn học từ đó có thể từ bỏ trò chơi văn tự của chủ nghĩa hình thức, xốc lại tinh thần từ trong đủ các loại diễn ngôn phê bình hóa giải ngôn ngữ. Như vậy, phê bình sinh thái coi quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên là lĩnh vực nghiên cứu của mình. Phê bình sinh thái vừa phải nghiên cứu “tính văn học”, vừa phải tiếp cận vấn đề “tính sinh thái”. Sự kết hợp giữa “tính văn học” và “tính sinh thái” làm cho phê bình sinh thái khác với phê bình văn học hoặc lí luận văn học khác. 13 1.2. Phê bình sinh thái với văn học trung đại Việt Nam 1.2.1. Mối liên hệ giữa phê bình sinh thái và triết lý sinh thái phương Đông cổ điển Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại, môi trường sống của cư dân phương Đông vốn là xứ nóng sinh ra mưa nhiều, tạo thành các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú, trái ngược với phương Tây vốn là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật tăng trưởng. Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu vực phải sống bằng hai nghề khác nhau. Nếu cư dân phương Tây sớm phát triển chăn nuôi thì cư dân phương Đông lại có nhiều thuận lợi cho việc trồng trọt, từ đó tạo ra hai loại hình văn hóa tương ứng: loại hình văn hóa gốc du mục và loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, người phương Đông phải phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, từ đó hình thành ý thức tôn trọng tự nhiên, ước muốn sống hòa bình với thiên nhiên. Tư tưởng văn hóa phương Đông đề cập nhiều tới mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó, trong đó nổi bật nhất phải kể đến tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Phật giáo ra đời từ thế kỉ thứ VI trước công nguyên với tư tưởng nhân sinh sâu sắc, đưa ra nhiều quan niệm về cuộc sống của con người, trong đó có mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Tư tưởng bao trùm của đạo Phật là từ bi, bác ái, bởi sâu xa, đạo Phật cho rằng mọi sinh vật đều có sinh mệnh ngang nhau. Sinh mệnh con người cũng giống như sinh mệnh muôn thú, cũng giống như sinh mệnh muôn loài cỏ cây, hoa lá… Bởi thế, con người không nên sát sinh, hãy từ bỏ lòng ham muốn vật chất, hãy trân trọng mọi sự sống trong cuộc đời dù là nhỏ nhất. Đạo Phật cũng giải thích về sự tồn tại của con người. Đó là sự hình thành từ các yếu tố tự nhiên, là sự kết hợp của các yếu tố vật chất gồm lửa, đất, nước, khí. Chính bởi vậy, con người cũng chỉ là một sinh vật trong giới tự nhiên, giữa con người và tự nhiên có sự tương hỗ lẫn nhau. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là quan hệ bình đẳng. Từ đó, Phật giáo khuyên con người hãy đối xử với vạn vật, cây cỏ, giới vô sinh như con người với con người, hãy biết yêu môi trường xung quanh, không sát sinh. Đồng thời, Phật giáo cũng chỉ ra con đường để con người bảo vệ môi trường 14 và đảm bảo cuộc sống của mình, đó là lối sống cộng sinh. Con người hãy giống như những con ong, chỉ lấy phấn hoa làm mật mà không mất đi vẻ đẹp, hương thơm của bông hoa. Cùng với Phật giáo, Nho giáo cũng hình thành một ý thức sinh thái giàu tính nhân văn. Nguyễn Tài Đông trong bài viết Nền tảng Nho giáo của xã hội hài hòa (2009) cho rằng Nho giáo đã kế thừa tư tưởng “thiên địa nhân hợp nhất” trong Kinh Dịch để nói về mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên. Các nhà nho cho rằng, con người là tiểu vũ trụ, ở đó con người là một bộ phận hữu cơ của vũ trụ, sánh ngang với trời đất, đối xứng với trời đất, đồng nhất với vũ trụ, có cùng bản thể - bản thể vật lý - tâm linh, tương đồng, liên thông, hoà điệu với vũ trụ. Ngay Đổng Trọng Thư cũng cho rằng trời sinh ra người, trời dựa theo cấu tạo của bản thân mà sáng tạo ra người thì cứ lấy người mà xét trời. Vũ trụ cũng như con người là đồng cấu, giống nhau về cấu tạo và quy luật vận hành, dù ở dạng vật chất hữu hình hay vật chất vô hình, năng lượng hay thông tin, vật lý hay tâm linh. Con người sinh ra từ vũ trụ, trong môi trường vũ trụ, chịu ảnh hưởng cũa vũ trụ không chỉ ở mặt hữu hình, vật lý, mà còn ở dạng năng lượng, thông tin, vật chất vô hình. Con người cũng chịu ảnh hưởng từ các môi trường thiên nhiên, tạo nên nhịp điệu sinh học, chu kỳ sống từng ngày, từng năm; đồng thời con người cũng đa dạng về mặt tự nhiên, nhưng cũng tương đồng về tính chất, mỗi người tương đồng với một sao (hành tinh), hoặc cầm tinh một con vật (trong 12 con giáp), hoặc tương ứng với các chất thủy, mộc, thổ, hỏa, kim, như một quá trình tương sinh, tương khắc, tương hỗ, tương hòa, tương thành, tương phản mà tạo thành các cá tính, số phận khác nhau...[11]. Cũng theo Nho giáo, con người và tự nhiên không chỉ tương đồng, tương cảm mà còn tương dữ, tức là vừa đồng nhất vừa cách biệt, có khi đối lập. Điều này thể hiện ở quan niệm cho rằng trời có thể gây tác hại hoặc tác lợi cho con người và ngược lại con người có thể làm cho trời nổi giận, hoặc mang lại điều lành cho con người. Nếu con người làm sai lòng trời như việc con người làm suy thoái môi trường, suy thoái hệ sinh thái thì sẽ bị trời trừng trị, trả thù. Hoặc có quan niệm cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng