Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu...

Tài liệu Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của lê lựu

.PDF
153
1
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐINH PHƯƠNG HUYỀN KHÔNG GIAN HẬU CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐINH PHƯƠNG HUYỀN KHÔNG GIAN HẬU CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Hiểu Phú Thọ, năm 2021 i CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu” (khảo sát qua: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Hai nhà) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của bản thân. Phú Thọ, ngày 18 tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn Đinh Phƣơng Huyền ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Văn Hiểu Trƣởng môn Tự sự học (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội) - Ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn trƣờng THPT Hƣng Hóa- cơ quan tôi đang công tác, cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, ngƣời thân đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập, nghiên cứu. Phú Thọ, ngày 18 tháng 5 năm 2021 Học viên Đinh Phƣơng Huyền iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2 2.1. Nghiên cứu về không gian trong văn học ...................................................... 2 2.2. Nghiên cứu về không gian trong tiểu thuyết của Lê Lựu .............................. 6 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 10 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 10 NỘI DUNG ......................................................................................................... 11 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÔNG GIAN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ........................................................................................................... 11 1.1. Khái niệm không gian trong tác phẩm văn học ........................................... 11 1.1.1. Vai trò định vị của không gian trong tác phẩm......................................... 12 1.1.2. Hình thức không gian của tác phẩm văn học ............................................ 14 1.2. Đặc điểm của không gian trong tác phẩm văn học ...................................... 15 1.2.1. Không gian mang tính quan niệm ............................................................. 15 1.2.2. Không gian gắn với cá tính sáng tạo của nhà văn..................................... 18 1.2.3. Không gian gắn với đặc điểm văn hóa của thời đại .................................. 20 1.3. Một số loại hình không gian trong tác phẩm văn học .................................. 25 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 30 CHƢƠNG II. MỘT SỐ LOẠI KHÔNG GIAN HẬU CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU .................................................................................... 31 2.1. Không gian thành thị .................................................................................... 31 2.1.1. Không gian ngột ngạt tù túng .................................................................... 32 2.1.2. Không gian sinh hoạt ở thành thị với sự cô đơn, bất hòa ......................... 37 2.2. Không gian làng mạc nông thôn .................................................................. 51 iv 2.2.1. Không gian thiên nhiên yên bình nhƣng khắc nghiệt ............................... 51 2.2.2. Không gian đời sống mới .......................................................................... 54 2.2.3. Không gian làng quê “đất lề quê thói” ...................................................... 59 2.2.4. Không gian tình ngƣời đằm thắm ............................................................. 61 2.3. Không gian tâm tƣởng.................................................................................. 65 2.3.1. Không gian ký ức tội lỗi............................................................................ 66 2.3.2. Không gian suy tƣ nén nhịn và tỉnh ngộ ................................................... 72 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 80 CHƢƠNG III. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KHÔNG GIAN HẬU CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU ........................................................... 81 3.1. Điểm nhìn trần thuật..................................................................................... 81 3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài kiến tạo không gian ................................................ 82 3.1.2. Điểm nhìn bên trong kiến tạo không gian ................................................. 86 3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật............................................................... 89 3.2.1. Giọng hài hƣớc, hóm hỉnh......................................................................... 90 3.2.2. Giọng văn mỉa mai, chế giễu .................................................................... 95 3.2.3. Giọng tâm tình, chua xót ......................................................................... 101 3.2.4. Ngôn ngữ kiến tạo không gian ................................................................ 107 3.3. Kết cấu không gian..................................................................................... 109 3.3.1. Kết cấu không gian tƣơng phản .............................................................. 110 3.3.2. Kết cấu không gian luân chuyển ............................................................. 120 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 141 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Từ đầu thế kỷ XX với sự ra đời của những lý thuyết ngôn ngữ học và với sự xuất hiện của những cái tên nhƣ R. Barthes, M. Foucault... đã mở ra những hƣớng khám phá tác phẩm văn học qua góc độ ngôn ngữ học, ký hiệu học, văn hóa học, phê bình sinh thái...Cùng với những hƣớng nghiên cứu đó, thi pháp học, tự sự học vẫn đƣợc sử dụng nhƣ một con đƣờng khám phá sự độc đáo của tác phẩm văn học. Nghiên cứu không gian trong tác phẩm văn học là hƣớng nghiên cứu đƣợc chú ý trong những công trình vận dụng thi pháp nhƣ Thi pháp truyện Kiều, Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Huy Cận của Trần Khánh Thành, Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính...Bên cạnh đó, tự sự học nghiên cứu vấn đề không gian của tác phẩm văn học, nhƣng nghiêng sang tìm hiểu hình thức không gian của tác phẩm văn học. 1.2. Văn học Việt Nam sau 1975, bên cạnh những tác phẩm viết về không gian chiến tranh, cũng có rất nhiều tác phẩm viết về không gian hậu chiến. Không gian hậu chiến mang những nhân tố của cuộc sống đời thƣờng nhƣ các vấn đề tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, đời sống mƣu sinh… Những nhân tố này là vừa là di chứng của chiến tranh vừa tất yếu xuất hiện trong hậu chiến. 1.3. Lê Lựu là nhà văn có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam sau 1975. Các tiểu thuyết của Lê Lựu đã đặt ra những vấn đề nóng bỏng của nƣớc ta những năm đầu sau giải phóng. Trong sự nghiệp văn học của Lê Lựu không thể không kể đến ba cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1993) và Hai nhà (2000). Ba cuốn tiểu thuyết này đƣợc sáng tác ở những khoảng thời gian khác nhau trong sự phát triển của đất nƣớc. Năm 1986 đất nƣớc bƣớc vào một cuộc 2 chuyển mình mới. Từ 1993 đến 2000 là sự thay da đổi thịt trên khắp các dải đất từ làng quê đến thành thị. Phản ánh lại bối cảnh xã hội Việt Nam ở từng giai đoạn từ 1986, 1993 đến 2000 đã làm nên những nét độc đáo riêng trong không gian hậu chiến ở mỗi cuốn tiểu thuyết. Nghiên cứu không gian trong tác phẩm văn học, ở đề tài này là không gian hậu chiến, là một con đƣờng khám phá tác phẩm văn học từ đó giúp khẳng định giá trị của tác phẩm, vị trí của tác giả, đồng thời thấy đƣợc một số đặc điểm của Văn học Việt Nam sau chiến tranh. Vì tất cả những lí do đã kể trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu (Khảo sát qua “Thời xa vắng”, “Chuyện làng cuội” và “Hai nhà”)”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về không gian trong văn học Nghiên cứu về không gian tự sự trong văn học bắt đầu đƣợc chú ý từ bài nghiên cứu Hình thức không gian trong văn học hiện đại của J. Frank khi ông khám phá các hình thức không gian các tác phẩm của T. Eliot, E. Pound, J. Joyce, M. Prouts. Sau đó, M. Bakhtin trong công trình Hình thức thời gian và không gian trong tiểu thuyết, đã đi sâu vào không gian trong một thể loại. Trong công trình này, M. Bakhtin đã chỉ ra sự gắn kết của không gian và nhân vật. Theo đó, không gian gắn với mỗi hành động của nhân vật và cũng đặc biệt lƣu ý đến các không gian nhƣ không gian ngƣỡng cửa, không gian gặp gỡ, không gian riêng tƣ, không gian nhào nặn nhân vật… Nhƣ vậy, vấn đề nghiên cứu không gian trong tác phẩm văn học bắt đầu từ khoảng giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên, theo Trần Đình Sử trong Tự sự học lý thuyết và ứng dụng, thì đến nay các công trình nghiên cứu trực tiếp bàn đến không gian theo hƣớng tự sự học chƣa nhiều. Một số công trình nghiên cứu về không gian tự sự có thể kể đến nhƣ Hình thức không gian trong văn học hiện đại của J.Frank với quan 3 niệm về không gian ngôn ngữ, không gian vật lý của câu chuyện và không gian tâm lý của ngƣời đọc; Lý thuyết văn xuôi (1929) của V.Shklovski với quy ƣớc về không gian trong truyện kể và quan hệ giữa không gian và nhân vật; Cấu trúc văn bản nghệ thuật của I.Lotman với quan niệm “không gian nghệ thuật nhƣ một mô hình thế giới tƣơng thích với bức tranh thế giới của một nền văn hóa và sự sáng tác của ngƣời nghệ sĩ” [42, 177]; Câu chuyện và diễn ngôn (1978) của S.Chatman. Vẫn theo Trần Đình Sử trong công trình trên, “không gian câu chuyện gắn bó với hành động cụ thể của nhân vật, còn không gian diễn ngôn gắn với lời kể, chỉ nơi mà ngƣời kể xuất hiện và kể chuyện” [70, 177]. Theo đó, ngƣời kể ở ngôi thứ ba không có không gian còn ngƣời kể ở ngôi thứ nhất là một nhân vật luôn xuất hiện trong không gian của mình. Tóm lại, kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình kể trên, Trần Đình Sử trong Tự sự học lý thuyết và ứng dụng khẳng định quan niệm của ông về không gian tự sự “không gian tự sự là một phạm trù mô hình hóa thế giới của con ngƣời, mà con ngƣời sống trong đó” [70, 178]. Đồng tình với quan điểm của Trần Đình Sử, trong luận văn này, chúng tôi quan niệm không gian là sự tái tạo thế giới của con ngƣời, là môi trƣờng tồn tại và hoạt động của nhân vật. Trong Tự sự học lý thuyết và ứng dụng, Trần Đình Sử lý giải về sự biểu hiện cũng nhƣ sự đa dạng của không gian. Nhà nghiên cứu cho rằng “không gian tự sự thể hiện ở sự miêu tả các địa điểm, nơi chốn, vị trí mà nhân vật và sự kiện xảy ra. Không gian thể hiện qua hệ thống các từ ngữ phƣơng vị nhƣ cao/ thấp, xa/ gần, dài/ ngắn, trên/ dƣới, phải/ trái, đông/ tây, nam/ bắc. Các phƣơng vị này thƣờng kết hợp với ý nghĩa đạo đức, tôn giáo, địa lí, lịch sử. Không gian thể hiện qua các biểu tƣợng không gian nhƣ sông, biển, núi cao, đồng ruộng, trời đất, thế giới bên này, bên kia xứ không tƣởng. Không gian tự sự luôn luôn gắn liền với điểm nhìn của nhân vật kể chuyện hay nhân vật hành động. Qua điểm nhìn mà có thêm không gian bên trong, không gian bên 4 ngoài, không gian quá khứ hoặc tƣơng lai” [70, 179]. Nhƣ vậy, theo Trần Đình Sử không gian có thể xác định và phân loại thành các cặp tƣơng ứng trên ranh giới của hữu thể là bên ngoài/ bên trong hoặc xác định trên cơ sở thời gian là quá khứ/ hiện tại/ tƣơng lai. Mỗi không gian lại tồn tại trong đối lập cao thấp hay xa gần… Ở Việt Nam, hai công trình nghiên cứu có đóng góp quan trọng trong giải mã không gian là Thi pháp truyện Kiều và Thi pháp thơ của Tố Hữu của Trần Đình Sử. Bên cạnh đó còn có thể kể đến các công trình nhƣ Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan của Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú, Thi pháp thơ Huy Cận của Trần Khánh Thành… Chúng tôi sẽ điểm qua quan niệm về không gian trong các công trình kể trên theo phân loại từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại. Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao, hiểu không gian là nơi sinh hoạt và mang tâm trạng của con ngƣời “không gian trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thƣờng, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chƣa đƣợc cá thể hóa, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều ngƣời” [36, 307]. Điều đó có nghĩa giữa không gian và con ngƣời không có sự tách rời mà tồn tại đồng thời. Trong Thi pháp truyện Kiều, Trần Đình Sử đã đƣa ra khái niệm về không gian nghệ thuật “không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con ngƣời đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó” [69, 174]. Hiểu theo Trần Đình Sử, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chỉ là sự tái tạo lại không gian trong hiện thực khách quan. Tuy nhiên, sự tái tạo không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học còn gắn liền với sự tái tạo con ngƣời trong không gian đó. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có thể đƣợc phân định thành các cặp nhị phân nhƣ cao/ thấp, rộng/ hẹp, cao quý/ ô trọc: “mô hình không gian bao giờ cũng là một thể 5 thống nhất bị phân giới thành cặp đối lập nhƣ nơi cao quý và nơi ô trọc, quê mình và quê ngƣời, gần gũi và xa cách, bên trong và bên ngoài...” [69, 174]. Tất cả những sự phân định đó cho thấy không gian nghệ thuật là một hiện tượng nội cảm, giá trị chứ không đơn thuần là đối tƣợng có tính vật lý. Theo Trần Đình Sử không gian địa lí, vật lý “chỉ là cái nền khách quan bề ngoài” còn “không gian nghệ thuật có thể xem là một “không quyển” tinh thần bao bọc cảm thức con ngƣời, là một hiện tƣợng nội cảm, giá trị, chứ không phải là hiện tƣợng địa lý và vật lý” [69, 175]. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật có hai mặt khách quan và chủ quan. Về khách quan, không gian nghệ thuật là mô hình tái tạo của hiện thực khách quan, là môi trƣờng lƣu trú của con ngƣời, đƣợc xác định trên phƣơng diện hữu hình. Về chủ quan, không gian nghệ thuật đƣợc xác định bởi ý niệm về các giá trị của con ngƣời. Trong một nghiên cứu khác đƣợc Trần Đình Sử công bố năm 1987, Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử tiếp cận các sáng tác của Tố Hữu và xác định không gian nghệ thuật. Ông cho rằng, hình tƣợng không gian quan trọng nhất trong thơ Tố Hữu là không gian con đƣờng “hình tƣợng không gian quan trọng nhất đóng vai trò hình tƣợng xuyên suốt trong thơ Tố Hữu là con đƣờng cách mạng” [69, 536]. Những con đƣờng nhƣ “Đƣờng Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/ Đƣờng qua Tây Bắc, đƣờng lên Điện Biên” chỉ là những khoảng không khách quan, khoảng không vật lý. Trên phƣơng diện ý niệm thì không gian con đƣờng trở thành không gian cộng đồng, sử thi “con đƣờng trong thơ Tố Hữu đóng vai trò tƣơng tự nhƣ không gian “quảng trƣờng” trong văn học thời kỳ Cộng hòa cổ đại ở phƣơng Tây-đó là không gian công cộng của mọi ngƣời, nó cho phép bộc lộ trọn vẹn cái chung và xã hội của con ngƣời một cách thuần túy nhất” [69, 541]. Con đƣờng thực sự trở thành không gian của xã hội, của cộng đồng khi có thể thấy trên những con đƣờng hầu hết các tầng lớp ngƣời Việt Nam từ anh chiến sĩ, ngƣời cán bộ đến chị hàng hoa, chị quyét rác... 6 Ở Thi pháp thơ Huy Cận, Trần Khánh Thành giống nhƣ Trần Đình Sử, quan niệm không gian là nơi tồn tại của nhân vật “trong hiện thực, không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất; trong văn học, không gian và thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù của hình thức nghệ thuật” [73, 97]. Trần Khánh Thành cũng cho rằng không gian không tách khỏi thời gian mà luôn gắn với thời gian nhƣ hai mặt của vấn đề. Nghiên cứu thơ Huy Cận, trong đó có Lửa thiêng, Trần Khánh Thành phân lập ba không gian: không gian thiên đƣờng, không gian trần thế và không gian địa ngục. Cách phân loại này dựa trên đặc tính của môi trƣờng tồn tại của sự vật, con ngƣời và có cơ sở từ tƣ duy văn hóa. Trong Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, hai tác giả Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú cho rằng không gian trong các truyện ngắn đƣợc của Nguyễn Công Hoan mang tính kịch bởi sự chật chội hơn nữa không gian không nhằm biểu hiện tâm lý mà chỉ tạo khung cho cốt truyện tức nó đơn thuần là môi trƣờng tồn tại của nhân vật. Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã coi không gian trong tác phẩm văn học là môi trƣờng tồn tại của nhân vật, là tâm tƣởng của nhân vật. Không gian đƣợc kiến tạo bởi các ranh giới, các mặt đối lập và đồng thời là mô hình hóa hiện thực khách quan và thế giới tâm tƣởng thực tế của con ngƣời. Không gian nghệ thuật có là mô hình của sự tồn tại trong khách quan và là một biểu tƣợng có tính nội cảm, giá trị các nhà nghiên cứu đã triển khai khám phá không gian nghệ thuật trong nhiều tác phẩm lớn. 2.2. Nghiên cứu về không gian trong tiểu thuyết của Lê Lựu Đến nay đã có nhiều công trình ở các cấp độ nghiên cứu về ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Hai nhà của Lê Lựu. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận ba tiểu thuyết nói trên từ nhiều phƣơng diện nhƣ thi pháp học, tự sự học...khám phá ra nhiều chiều sâu nhƣng chƣa có nghiên cứu 7 nào đặt ra vấn đề về không gian hậu chiến trong sự hệ thống cả ba tác phẩm này. Tiến hành nghiên cứu về không gian hậu chiến trong tiểu thuyết Lê Lựu qua thời xa vắng, chuyện làng Cuội và Hai nhà chúng tôi kế thừa và phát huy những kết quả của những ngƣời đi trƣớc. Đặt ra vấn đề về không gian hậu chiến chúng tôi đã khảo sát một số nghiên cứu về tiểu thuyết Lê Lựu gần gũi với đề tài và hệ thống lại nhằm xác định vị trí nghiên cứu, các thành quả kế thừa. Nghiên cứu về tiểu thuyết Lê Lựu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu (2008) trong Luận văn Thạc sĩ của Võ Thị Mỹ Hạnh bảo vệ tại Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã khám phá nghệ thuật trần thuật trong các tiểu thuyết của Lê Lựu cả trƣớc 1975 và sau 1975 trong đó có Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Hai nhà. Võ Thị Mỹ Hạnh đã khám phá các phƣơng diện ngƣời trần thuật, kết cấu lời văn trần thuật và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu. Nghiên cứu này dù không đặt ra vấn đề không gian trong sáng tác của Lê Lựu nhƣng góp một phần khám phá vào những tác phẩm và tác giả mà chúng tôi đang theo đuổi nên xin vẫn kể ra ở đây. So với nghiên cứu của Võ Thị Mỹ Hạnh thì luận văn thạc sỹ về Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới năm 2010 của Đào Thị Cúc tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gần gũi hơn với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đào Thị Cúc đã xác định các dạng thức không gian tồn tại trong tiểu thuyết Lê Lựu nhƣ không gian mang tính bối cảnh xã hội với hai yếu tố không gian nông thôn nghèo khổ, lam lũ, tăm tối và không gian phố phƣờng chật hẹp, bức bối ngột ngạt; không gian mang tính tâm tƣởng. Tác giả cũng xác định cách thức biểu hiện không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu. Nghiên cứu của Đào Thị Cúc tập trung vào yếu tố không gian mang tính khái quát với giới hạn là các tiểu thuyết Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1993), Sóng ở đáy sông (1994) và Hai nhà (2003). Khác biệt với Đào Thị Cúc, đề tài của chúng tôi chỉ tập trung 8 nghiên cứu không gian hậu chiến trong tiểu thuyết Lê Lựu và nghệ thuật xây dựng không gian đó qua ba tiểu thuyết cụ thể Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Hai nhà. Mai Thị Liên lựa chọn hƣớng tiếp cận tƣ duy nghệ thuật qua công trình Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu (2013, luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Trong công trình này, Mai Thị Liên nghiên cứu tƣ duy nghệ thuật và xem không gian nhƣ một biểu hiện của nó. Tác giả đã phân định không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thành không gian nông thôn và không gian phố phƣờng đô thị. Nhƣ vậy, cách phân định không gian của Mai Thị Liên dựa vào đƣờng biên địa lý. Luận văn Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu (2018, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên) của Phan Thị Quyên đã đƣa ra nhận định về nông thôn trong Thời xa vắng từ hai phƣơng diện nội dung và phƣơng thức thể hiện. Theo tác giả, nông thôn Việt Nam trong tiểu thuyết mang tính “đột phá khẩu”-chữ dùng của Bùi Việt Thắng-là một miền quê nghèo khó đầy những tục lệ “đất lề quê thói” nhƣng đang chuyển mình trong thời đại mới. Trong vùng quê “đất lề quê thói” ấy có những ngƣời nông dân sống trong bi kịch. Họ không đƣợc là chính mình, họ đƣợc sống nhƣng lại đánh mất mình. Dẫu có cuộc đời chất chứa bi kịch nhƣng họ ngập tràn khát vọng trong tình yêu và hôn nhân. Nông thôn trong nghiên cứu của Phan Thị Quyên là một kiểu không gian đƣợc xác định trên cơ sở ranh giới địa lý giống nhƣ cách phân định ranh giới không gian của Mai Thị Liên trong Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu. Nó tồn tại một cách đối lập với không gian thành thị. Bởi vậy, không gian trong nghiên cứu của Phan Thị Quyên có sự tƣơng đồng và có sự khác biệt với không gian trong nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi xác định ranh giới không gian trên phƣơng diện địa lý để làm cơ sở tìm hiểu những đặc điểm của thời hậu chiến. 9 Sáng tác của Lê Lựu mà đặc biệt là Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Hai nhà là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều đề tài. Các đề tài nghiên cứu tiếp cận từ nhiều hƣớng thi pháp học, tự sự học... và đã ít nhiều đặt ra vấn đề không gian nghệ thuật. Tuy nhiên chƣa có đề tài nào đi sâu khám phá về không gian hậu chiến trong hai tiểu thuyết nói trên cùng với nghệ thuật xây dựng nó. Nhƣ vậy, đề tài của chúng tôi đang hƣớng đến một khoảng trống trong nghiên cứu về tiểu thuyết Lê Lựu. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về Không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu qua Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Hai nhà chúng tôi đặt ra một số mục tiêu sau: - Thứ nhất, khái lƣợc về vấn đề lí thuyết không gian trong tác phẩm văn học. - Thứ hai, chỉ ra đặc điểm của không gian hậu chiến trong tiểu thuyết Lê Lựu - Thứ ba, làm rõ nghệ thuật kiến tạo không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu. - Thứ tƣ, khẳng định những đóng góp của Lê Lựu cho văn học Việt Nam sau đổi mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài của chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu là không gian hậu chiến với những yếu tố cấu thành và nghệ thuật xây dựng không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu. Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của luận văn là những tiểu thuyết có vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn học của Lê Lựu và ở những thập niên khác nhau: - Thời xa vắng, Nhà xuấn bản Văn học, 1986. - Chuyện làng Cuội, Nhà xuất bản Văn học, 1993. - Hai nhà, Nhà xuất bản Văn học, 2000. 10 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ đặt ba tiểu thuyết này trong toàn bộ hệ thống tác phẩm của nhà văn để thấy đƣợc đặc sắc của không gian hậu chiến và nghệ thuật kiến tạo không gian hậu chiến của mỗi tác phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp các phƣơng pháp sau: + Thi pháp học và Tự sự học: Kết hợp thi pháp học và tự sự học để phân định các không gian thành thị, nông thôn, tâm tƣởng từ đó khai thác, rút ra những đặc trƣng của từng loại không gian. + Phƣơng pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể, luận văn xem xét các vấn đề không gian trong tiểu thuyết của Lê Lựu trong tính lịch đại, đặt nó trong thời điểm ra đời… + Phƣơng pháp nghiên cứu loại hình: Giúp khái quát các loại hình không gian trong tiểu thuyết của Lê Lựu. + Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng tri thức khoa học liên ngành văn học, văn hóa, tâm lý, triết học…để tiếp cận toàn diện các vấn đề không gian, cố gắng tránh sự hạn chế, phiến diện. Ngoài các phƣơng pháp trên chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận.... 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm ba phần lớn: phần mở đầu, phần kết luận và phần nội dung. Phần nội dung có cấu trúc 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng I: Một số vấn đề về không gian trong tác phẩm văn học Chƣơng II: Một số loại hình không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu 11 Chƣơng III: Nghệ thuật xây dựng không gian hậu chiến trong tiểu thuyết của Lê Lựu. NỘI DUNG CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÔNG GIAN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC Nghiên cứu về không gian trong các tiểu thuyết của Lê Lựu tất yếu phải giải quyết các vấn đề lý thuyết về không gian. Trong chƣơng này, chúng tôi làm rõ một số vấn đề làm cơ sở lý thuyết nhƣ khái niệm không gian trong tác phẩm văn học, đặc điểm của không gian trong tác phẩm văn học, một số loại hình không gian trong tác phẩm văn học. 1.1. Khái niệm không gian trong tác phẩm văn học Không gian trong tác phẩm văn học thuộc về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học bởi vậy nó là sản phẩm của chủ thể sáng tạo. Theo Trần Đình Sử trong Tự sự học lý thuyết và ứng dụng, thì “không gian tự sự là một phạm trù mô hình hóa thế giới của con ngƣời, mà con ngƣời sống trong đó (Ju. Lotman)...Không gian là một phạm trù thể hiện bản chất cấu trúc, văn hóa và kí hiệu của tự sự. Nó là yếu tố nội tại của tự sự. Bất cứ tự sự nào cũng có sự kiện, nhân vật, không gian là điều kiện tất yếu để nhân vật tồn tại và sự kiện diễn ra” [70, 178-179]. Theo đó, không gian nghệ thuật thể hiện quan niệm, mức độ nhận thức của tác giả về bức tranh thế giới. Từ những quan niệm này, thông qua tƣ duy nghệt thuật, tác giả tạo ra một “hiện tƣợng nghệ thuật” có bản chất cấu trúc, văn hóa và kí hiệu. Không gian thuộc về nội thể của tác phẩm tự sự và tạo thành môi trƣờng cho sự tồn tại của nhân vật. Có thể nói, mọi nhân vật trong tự sự đều đƣợc định vị bởi những tọa độ trong không gian tự sự. 12 1.1.1. Vai trò định vị của không gian trong tác phẩm Không gian thuộc về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và là yếu tố không thể thiếu của thế giới ấy bởi vai trò định vị nhân vật của nó. Không có nhân vật nào tồn tại và hoạt động bên ngoài không gian. Trần Đình Sử cũng đã khẳng định điều này trong Tuyển nghiên cứu văn học nhƣ sau “không gian là hình thức tồn tại của hình tƣợng” [69, 529]. Ở đây, chúng tôi khẳng định vị trí quan trọng của không gian qua vai trò định vị nhân vật của nó. Trong Chí Phèo, nhà văn Nam Cao mỗi lần miêu tả sự xuất hiện của Chí đều đặt hắn vào trong không gian. Chí về làng hôm trƣớc thì hôm sau đã ngồi uống rƣợu ở chợ từ trƣa đến chiều “Hắn về hôm trƣớc, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rƣợu với thịt chó suốt từ trƣa đến xế chiều” [7, 33]. Lúc này, chợ là không gian định vị sự tồn tại của Chí. Trong không gian đó, nhân vật không đứng yên mà có hoạt động và đồng thời đƣợc định vị trong thời gian từ trƣa đến xế chiều. Nhƣ vậy, Chí đƣợc tạo dựng bởi không gian, thời gian và bản thân hoạt động của nhân vật. Ngay sau không gian “chợ”, Chí tiếp tục xuất hiện trong một không gian khác “Rồi say khƣớt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi” [7, 34]. Hoạt động của Chí, uống rƣợu say rồi tìm đến nhà Bá Kiến để chửi diễn ra trong không gian tổng thể làng Vũ Đại. Miêu tả hoạt động của Chí đồng thời là miêu tả những không gian định vị Chí trong làng Vũ Đại nhƣ chợ, cổng nhà Bá Kiến và sau này là trên đƣờng làng đầy ánh trăng. Khi uống rƣợu từ nhà Tự Lãng về, Chí lảo đảo đi trên đƣờng trăng “Nhƣng mà mặt trăng lên, mặt trăng rằm vành vạnh. Và ánh trăng chảy trên đƣờng trắng tinh. Ồ, cái gì đây, đen và méo mó trên đƣờng trăng nhễ nhại?” [7, 47]. Không gian và thời gian quanh Chí lúc này có sự thay đổi. Hắn không còn ở chợ hay ở cổng nhà Bá Kiến mà ở trên đƣờng làng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm dƣới ánh trăng. Trăng không phải chỉ là một biểu tƣợng thẩm mĩ mà còn là tín hiệu của thời gian. Trăng rằm và 13 sáng cho thấy lúc này đêm đã về sâu. Nhƣ vậy, dù Chí đi đâu, làm gì cũng không ra ngoài không gian và thời gian. Tƣơng tự nhƣ ở Chí Phèo (Nam Cao), nhân vật trong Cơn giông (Nguyễn Minh Châu) cũng đƣợc định vị trong không gian. Mở đầu truyện ngắn là không gian rộng lớn từ Bắc vào Nam theo sự trải dài của đƣờng tàu “con đƣờng tầu Thống Nhất từ ngoài phía Bắc vào mới vƣơn tới cái ngôi nhà ga mới xây, tàu đã lăn bánh thì chủ yếu chở đá, tà vẹt và cũng đã chở hành khách” [8, 205]. Không gian rộng lớn này giới định hành trình và giới hạn hoạt động của nhân vật. Xuyên suốt tác phẩm, nhiều không gian khác nhau đƣợc “mô hình hóa”. Chẳng hạn, những gì đã diễn ra sau trận chiến khốc liệt “anh dƣớn bụng trƣờn qua hết tảng đất này đến tảng đất khác, hết búi gai xấu hổ này đến búi gai xấu hổ khác. Thế mà anh cũng đã vƣợt qua hết hai đám ruộng. Anh đã bò sang đám ruộng thứ ba. Anh đã vƣợt xa đƣợc chỗ đám ngƣời đứng ba trăm thƣớc. Rồi năm trăm thƣớc. Anh đã bò sang đƣợc bên kia con đƣờng tàu hỏa” [8, 228]. Ý chí sống và lòng quyết tâm không đầu hàng đã khiến ngƣời lính bị thƣơng có một nỗ lực phi thƣờng. Anh bò qua những thửa ruộng “bỏ hoang từ bao đời” với “những hòn đất thịt không vỡ ra mà trải qua mƣa nắng đã rắn lại nhƣ đất nung, ở giữa kẽ những hòn đất, gai xấu hổ mọc chìa lên tua tủa lẫn với những nụ hoa bằng chiếc cúc áo” [8, 228]. Không gian những thửa ruộng và không gian đƣờng tàu với tính ranh giới của nó đã định vị nhân vật, làm nền cho sự xuất hiện của ngƣời lính. Bên cạnh vai trò định vị nhân vật, để nhân vật bộc lộ ý nghĩa thì đến lƣợt mình, không gian cũng bộc lộ ý nghĩa tự thân. Chẳng hạn không gian căn buồng ngột ngạt và tù túng cũng chính là tâm tƣởng đầy ức chế, gò bó của Raxcolnicov (Tội ác và hình phạt); không gian căn buồng với ô cửa sổ nhỏ bằng bàn tay trông ra ngoài chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sƣơng hay là nắng ở căn buồng của Mị (Vợ chồng A Phủ) biểu tƣợng cho cuộc sống 14 ngục tù của Mị thƣờng ngày và cũng là sự trói buộc thần quyền của nhà thống lí Pá Tra với cô…. Không gian dù bản thân nó có thể mang ý nghĩa biểu tƣợng nhƣng điều quan trọng nhất đối với không gian trong tác phẩm văn học là kiến tạo nhân vật. Không gian cung cấp cho nhân vật môi trƣờng hoạt động và từ đó tạo nghĩa. 1.1.2. Hình thức không gian của tác phẩm văn học Xuất phát từ chất liệu ngôn từ, văn học đƣợc xem là nghệ thuật thời gian. Hình tƣợng trong văn học không hiện lên đầy đủ trong một thời điểm mà chỉ hoàn thiện sau khi câu chuyện hoàn tất thời gian của nó. Với tƣ cách là một nghệ thuật thời gian, văn học đƣợc phân biệt với nghệ thuật không gian nhƣ điêu khắc…. Quan niệm văn học là nghệ thuật thời gian khiến trong suốt thế kỷ XVIII, XIX ngƣời ta chú ý nhiều đến cốt truyện, diễn biến các sự kiện, các dấu mốc trong cuộc đời nhân vật… Thế kỷ XX, Thuyết tương đối của Einstein đã mang lại cảm hứng cho toàn nhân loại và đƣơng nhiên trong đó có các nhà văn. Họ chú ý nhiều hơn đến không gian khi tạo dựng những không gian khi rộng lớn mênh mông đƣợm tính sử thi, khi chật hẹp dồn nén, khi triền miên tâm tƣởng… Hàng loạt tác phẩm có thể minh chứng cho chú ý về không gian trong văn học nhƣ Đi tìm thời gian đã mất (Proust), Âm thanh và cuồng nộ (William Faulker)… Theo hƣớng xác nhận vai trò của không gian trong tác phẩm văn học dẫn đến việc đặt ra vấn đề về hình thức không gian. Về phạm trù này có thể kể đến công trình The idea of spatial form của Joseph Frank. Trần Đình Sử đã khẳng định vai trò của J.Frank cùng với lý thuyết về hình thức không gian trong Tự sự học – lý thuyết và ứng dụng nhƣ sau: “thuật ngữ do J.Frank nêu ra trong công trình Hình thức không gian trong văn học hiện đại (1945), dùng chỉ đặc trƣng của hình thức trong tiểu thuyết hiện đại”. Cũng theo Trần Đình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng