Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khía cạnh tích cực về mặt tâm thần ở sinh viên y khoa và các yếu tố liên qu...

Tài liệu Khía cạnh tích cực về mặt tâm thần ở sinh viên y khoa và các yếu tố liên quan

.PDF
56
1
59

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG KHÍA CẠNH TÍCH CỰC VỀ MẶT TÂM THẦN Ở SINH VIÊN Y KHOA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Mã số: Chủ nhiệm đề tài: TS. HUỲNH HỒ NGỌC QUỲNH Tp. Hồ Chí Minh, 02/2019 . . BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG KHÍA CẠNH TÍCH CỰC VỀ MẶT TÂM THẦN Ở SINH VIÊN Y KHOA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Mã số: Chủ nhiệm đề tài HUỲNH HỒ NGỌC QUỲNH Tp. Hồ Chí Minh, 02/2019 . . DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU 1. Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh* 2. Chanuantong Tanasugarn** . . MỤC LỤC Danh mục bảng, biểu, chữ viết tắt ...................................................................................... i Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp trường .......................... 1 Nội dung chính .................................................................................................................. 2 Mở đầu – Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 5 Phương pháp – đối tượng nghiên cứu................................................................................ 9 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................................... 11 Bàn luận ........................................................................................................................... 17 Kết luận – Kiến nghị ................................................................................................................... 19 Tài liệu tham khảo . . DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 1. Các yếu tố có khả năng tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên .......... 9 Bảng 2. Đặc điểm dân số nghiên cứu ở nhóm chứng và nhóm can thiệp ...................... 12 Bảng 3. So sánh sự khác biệt về điểm số khỏe mạnh về tâm thần ở các nhóm sinh viên trước và sau can thiệp ...................................................................................................... 14 Bảng 4. Điểm số khỏe mạnh về tâm thần của sinh viên trong nhóm can thiệp và nhóm chứng - kết quả từ phép kiểm t-test bắt cặp .................................................................... 18 Bảng 5. Kết quả phân tích t-test độc lập về điểm số khỏe mạnh về tâm thần sau can thiệp giữa các nhóm .................................................................................................................. 21 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT RLTT: Rối loạn tâm thần SKTT: Sức khỏe tâm thần WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới WHO-5: World Health Organization Well-being index: Thang đo sự khỏe mạnh về tâm thần của tổ chức y tế thế giới, gồm 5 câu hỏi . . THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: KHÍA CẠNH TÍCH CỰC VỀ MẶT TÂM THẦN Ở SINH VIÊN Y KHOA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN - Mã số: - Chủ nhiệm đề tài: HUỲNH HỒ NGỌC QUỲNH - Điện thoại: 0909592426 Email: [email protected] - Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): BM. GDSK&TLYH - Thời gian thực hiện: 1 năm 2. Mục tiêu:  Xác định điểm số khỏe mạnh về tâm thần (mental well-being) của sinh viên y khoa Việt Nam  Xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận khỏe mạnh về tâm thần của sinh viên y khoa Việt Nam  Xác định sự thay đổi điểm số khỏe mạnh về tâm thần trước và sau can thiệp 1 . . 3. Nội dung chính Sự khỏe mạnh về mặt tâm thần (mental well-being) được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “tình trạng thoải mái mà trong đó, cá nhân biết được năng lực bản thân, có khả năng ứng phó với những yếu tố gâycăng thẳng trong đời sống hàng ngày,làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng” (1). Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 500 triệu người mắc các rối loạn về tâm thần (RLTT) và điều này đóng góp không nhỏ vào gánh nặng bệnh tật cho toàn xã hội (2). Có thể nói, ngày nay người ta sống lâu hơn nhưng không có nghĩa là họ sống một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh. Cải thiện sức khỏe tâm thần (SKTT) là mụctiêu toàn cầu, điều nàymanglại những lợi ích đáng kểcho sức khỏe của người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ cho cá nhân mà cho toàn xã hội. Các cảm xúc tích cực không chỉ giúp đẩy lùi các bệnh liên quan đến tâm thần mà còn giúp con người thực hiện tốt các chức năng xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự sảng khoái về mặt tinh thần có lien quan đến việc giảm nguycơ mắc các bệnh lý về thể chất và tâm thần, làm giảm chấn thương, tăng khả năng miễn dịch, đáp ứng tốt với điều trị và giúp nhanh hồi phục (3-8). Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các can thiệp trong bối cảnh trường học có thể giúp cung cấp môi trường lành mạnh hỗ trợ thúc đẩy cảm xúc tích cực, nâng cao sự sảng khoái về mặt tâm thần và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ cũng như việc tự tử trong sinh viên (2, 13, 20, 41, 42). Hầu hết các trường đại học tại VN, kể cả các trường y, đều chưa cóchương trình can thiệp nào để nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên vàtừ đó ngăn ngừa các kếtcục xấu. Chính vì vậy,nghiên cứu này được tiến hành với mong muốn tìm hiểu về khía cạnh tích cực của sức khỏe tâm thần trong sinh viên và từ đó cải thiện tình trạng SKTT của sinh viên y khoa trong bối cảnh hiện nay 4. Kết quả chính đạt được Tỉ lệ sinh viên y khoa không cảm thấy khỏe mạnh về tâm thần là 38.9%. Con số này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu tại Mỹ/Châu Âu (8-15%) và Hàn Quốc (29.2%). Điểm 2 . . số khỏe mạnh về tâm thần trung bình của đối tượng nghiên cứu là 15.92 ± 5.139 (5 – 30). Tỉ lệ nam sinh viên có điểm số hạnh phúc thấp cao hơn so với nữ sinh viên với 21.8% và 17.1%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cảm nhận khỏe mạnh về tâm thần của sinh viên và năm học. Sinh viên năm nhất có điểm số khỏe mạnh về tâm thần thấp hơn sinh viên năm 3 và năm 5 với p=0.013. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy khỏe mạnh về tâm thần là một khái niệm không phổ biến đối với sinh viên y khoa Việt Nam mặc dù nó tác động đến hầu hết các khía cạnh của đời sống sinh viên; bao gồm sức khỏe thể chất, mối quan hệ xã hội, thành tích học tập và chất lượng cuộc sống. Hầu hết mọi người khi được hỏi về sức khỏe tâm thần, họ đều nghĩ ngay đến khía cạnh tiêu cực – là các rối loạn tâm thần. Dựa trên mô hình sinh thái, nghiên cứu đã cho thấy có 11 yếu tố ở cấp độ cá nhân, 7 yếu tố ở cấp độ mối quan hệ người – người, 6 yếu tố ở cấp độ tổ chức và 3 yếu tố ở cấp độ cộng đồng/chính sách. Nghiên cứu cũng cho thấy, các yếu tố ở cấp độ cá nhân tác động chính đến tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên, đặc biệt là các khía cạnh tích cực. những can thiệp ở giai đoạn sớm được các đối tượng nhận định và kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên. Kết quả phân tích định lượng trước và sau can thiệp cho thấy các hoạt động can thiệp ở cấp độ cá nhân có những tác động tích cực đến điểm số khỏe mạnh về tâm thần của đối tượng tham gia nghiên cứu. 5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại Nghiên cứu hy vọng cung cấp thêm bằng chứng để xây dựng chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên y khoa Việt Nam. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các can thiệp trong bối cảnh trường học có thể giúp cung cấp môi trường lành mạnh hỗ trợ thúc đẩy cảm xúc tích cực, nâng cao sự sảng khoái về mặt tâm thần và ngăn ngừa các hành vi nguy cơ cũng như việc tự tử trong sinh viên (2, 13, 20, 41, 42). Có nhiều chương trình can thiệp đã được triển khai tại các nước phương Tây, ví dụ như chương trình can thiệp tại đại học Y khoa Vanderbilt, chương trình phối hợp phòng 3 . . chống tự sát, chương trình Nâng cao sức khỏe tâm thần (mô hình Cornell), mô hình trường đại học “healthy” tại UK, v.v. (43-47). Những chương trình này đã tác động rất tốt đến tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên. Tuy nhiên, ở các quốc gia Châu Á, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, chưa có những hoạt động can thiệp nào được triển khai tại các trường ĐH, đặc biệt là trường Y. Đề tài hy vọng cung cấp những thông tin cần thiết để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp cho đối tượng đặc biệt này. 4 . . MỞ ĐẦU; TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC; TÍNH CẤP THIẾT; MỤC TIÊU Y văn cho thấy rằng, hiện tại, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng, người ta chú trọng đến việc sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tâm thần hơn là quan tâm đến việc nghiên cứu, can thiệp nâng cao khía cạnh tích cực của SKTT. Có rất ít nghiên cứu được thực hiện ở mức độ dự phòng, bảo vệ SKTT ở dân số chung, những người không hoặc chưa mắc các vấn đề RLTT. Nhiều nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng có 3 lĩnh vực cần được quan tâm để đạt được trạng thái sảng khoái về tâm thần. Đó là: (1) Cảm xúc tích cực (vd như cảm nhận về sự hài lòng với cuộc sống, cảm giác hạnh phúc, cảm giác vui vẻ, an bình); (2) Tâm lý tích cực (vd như tự tin, cởi mở đón nhận những trải nghiệm mới, sự lạc quan, hy vọng, sống có mục đích, có những mối quan hệ lành mạnh); (3) Sự sảng khoái/tích cực về mặt xã hội (vd như sự chấp nhận xã hội, niềm tin vào cuộc sống và con người, sự hữu ích đối với xã hội và cộng đồng). Muốn đạt được điều này,đòi hỏi cá nhân cần có kỹ năng quản lý stress tốt để duy trì các cảm xúc tích cực và củng cố các mối quan hệ xã hội, đẩy lùi các yếu tố gây stress. Tại Copenhagen, khi bàn về những nguyên tắc chính trong Nâng cao sức khỏe, WHO nhấn mạnh rằng chúng ta cần quan tâm đến dân số chung hơn là chỉ dành sự quan tâm cho nhóm dân số nguy cơ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người, thay vì chỉ tập trung nghiên cứu hoặc can thiệp trên nhóm có các RLTT, chúng ta cần tập trung xây dựng các chương trình can thiệp nhằm tăng cường và đẩy mạnh khía cạnh tích cực của SKTT. Nâng cao sức khỏe tâm thần được WHO cho là “việc tạo ra những điều kiện và môi trường sống tốt giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe tâm thần của người dân và cho phép người dân thích nghi và duy trì cuộc sống lành mạnh”(57). Khi đề cập đến việc nâng cao sức khỏe tâm thần (mental health promotion) có nghĩa là đề cập đến khía cạnh tích cực của SKTT. Giáo dục y khoa từ lâu đã được xem là một chương trình đào tạo đầy áp lực đối với sinh viên y khoa. Trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống được Dyrbye và đồng nghiệp thực hiện (31), kết quả phân tích cho thấy tình trạng căng thẳng, lo âu và 5 . . kiệt sức của sinh viên y tại Mỹ và Canada rất cao so với dân số chung có độ tuổi tương ứng. Những yếu tố khác chẳng hạn như làm việc quá sức và mối quan tâm đến thành tích học tập được xem là những yếu tố đóng góp vào tình trạng này. Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011 trên 330 sinh viên y khoa tại trường Y Vanderbilt (30), các nhà nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ trầm cảm và lo âu trong sinh viên y khoa Vanderbilt cao hơn nhóm sinh viên ko học chuyên ngành y khoa. Tỉ lệ trầm cảm nhẹ ở đối tượng này là 11.6%, 9% trầm cảm ở mức trung bình và 3% mắc trầm cảm nghiêm trọng. Có khoảng 21.4% đến 22.7% nam sinh viên và 38.7%–40.5% nữ sinh viên y khoa có những rối loạn lo âu nghiêm trọng. Nghiên cứu cũng cho thấy nữ sinh viên có khuynh hướng lo âu và trầm cảm nhiều hơn nhóm nam sinh. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các hoạt động vận động thể lực và tôn giáo có mối quan hệ tuyến tính với việc làm giảm tỉ lệ trầm cảm và lo âu. Một nghiên cứu trực tuyến trên 1222 sinh viên y khoa tại Anh vừa mới tiến hành năm 2015 cho thấy hầu hết những sinh viên y khoa cảm thấy họ ko được trường học hỗ trợ đúng mức. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng 30% đối tượng tham gia nghiên cứu tuyên bố rằng họ đã trải nghiệm việc mắc các RLTT trong thời gian học và đã phải điều trị hồi phục. Cũng trong nhóm này,80% nghĩ rằng mức độ hỗ trợ của nhà trường đối với sinh viên là kém hoặc trung bình. Có khoảng 15% đối tượng tham gia nghiên cứu cho biết họ đã nghĩ đến việc tự sát một vài lần trong suốt quá trình học. Trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống khác được tiến hành tại VN trong năm 2011, tác giả Duong Anh Vuong và đồng nghiệp báo cáo rằng các vấn đề liên quan đến SKTT chưa được nghiên cứu đồng đều. Ở VN, mặc dù đã bắt đầu có nhiều các nghiên cứu hơn tìm hiểu về vấn đề SKTT, thế nhưng hầu hết đều lệch theo hướng tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến bệnh, đến các rối loạn; rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về khía cạnh tích cực của SKTT, rất ít nghiên cứu tìm hiểu xem cần làm gì nâng cao cảm xúc tích cực, để ngăn không cho RLTT xảy ra ngay từ giai đoạn sớm (58). 6 . . Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2009 trên sinh viên Y tế công cộng và điều dưỡng tại Đại học Y Dược Tp.HCM, Quynh HHN và Dunne báo cáo rằng nữ sinh viên có khuynh hướng lo âu nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn so với nam sinh (48, 59). Các yếu tố liên quan đến gia đình tác động đến mức độ trầm cảm của nam sinh trong khi các yếu tố lien quan đến trường học lại lien quan chặt chẽ đến mức độ trầm cảm ở nữ sinh viên. Mức độ hạnh phúc và hy vọng của nam sinh viên bị tác động nhiều bởi các yếu tố lien quan đến trường học hơn là các yếu tố lien quan đến gia đình và xã hội (48). Nghiên cứu theo dõi 1 năm sau đó cho thấy tỉ lệ sinh viên mắc các RLTT là 58.47% và có sự khác biệt thực sự giữa tỉ lệ này giữa sv các năm (49). Riêng đối với sinh viên y khoa, một nghiên cứu cắt ngang thực hiện năm 2012 tại Đại học Y Dược Huế cho thấy cứ 6 sinh viên thì sẽ có 1 em có các triệu chứng của trầm cảm hoặc lo âu. 10.5% từng có ý nghĩ tự sát, 4.5& đã lên từng lên kế hoạch tự sát và 1.5% báo cáo đã toan tự sát (51). Trong năm 2008, tác giả Dinh Do Quyen và Tasanapradit Prida báo cáo có 39.6% sinh viên y khoa mắc trầm cảm. Khi gặp khó khăn, 54.1% sinh viên cho rằng họ đã trò chuyện, chia sẻ với bạn bè, 24.2% chia sẻ với cha mẹ, 19.1% tự giải quyết, 13.1% cầu nguyện, và 8% lựa chọn du lịch hoặc các biện pháp khác (60). Những yếu tố nội tại, môi trường học tập và môi trường xung quan là những yếu tố tác động đến tình trạng căng thẳng trong sinh viên. Ngoài ra, hoạt động thể lực, quá tải trong học tập, nơi cư trú và sự hài lòng về các mối quan hệ với cha mẹ và bạn bè cũng đã tác động không nhỏ đến các RLTT của sinh viên y khoa. Một nghiên cứu vừa ấn bản trong năm 2013 của tác giả Trần Quỳnh Anh và cộng sự đã báo cáo có tới 23% sinh viên y khoa mắc trầm cảm ở mức nhẹ và trung bình, 20.2% mắc trầm cảm ở mức độ nặng, 8.7% báo cáo từng có ý định tự sát, và 3.9% báo cáo đã từng lên kế hoạch tự sát (52). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy xung đột trong gia đình, thất tình hoặc một mối quan hệ đổ vỡ cũng liên quan chặt chẽ với những RLTT. Sinh viên năm nhất và sinh viên dân tộc thiểu số có mức độ trầm cảm và lo âu cao hơn các 7 . . đối tượng khác. Khác với kết quả từ nghiên cứu của Mỹ, yếu tố tôn giáo ko liên quan đến các biểu hiện trầm cảm và lo âu của sinh viên y khoa VN. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định điểm số khỏe mạnh về tâm thần của sinh viên y khoa Việt Nam 2) Xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận khỏe mạnh về tâm thần của sinh viên y khoa Việt Nam 3) Xác định sự thay đổi điểm số khỏe mạnh về tâm thần trước và sau can thiệp 8 . . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: thiết kế kết hợp. Giai đoạn định tính gồm 25 cuộc phỏng vấn sâu sinh viên, giảng viên và chuyên viên quản lý đào tạo. Giai đoạn can thiệp sử dụng thiết kế bán thực nghiệm, thời gian can thiệp là 5 tháng. Đối tượng nghiên cứu: Giai đoạn định tính: + Sinh viên y khoa năm 1, 3, 5 trường Đại học Y Dược Tp.HCM, Đại học Y Tây Nguyên + Giảng viên và chuyên viên ban quản lý đào tạo khoa Y trường ĐH YD Tp.HCM, ĐH Y Tây Nguyên Giai đoạn can thiệp: + Sinh viên y khoa năm 1 trường ĐH Y Dược Tp. HCM (nhóm can thiệp) và trường ĐH Y Dược Cần Thơ (nhóm chứng) Địa điểm nghiên cứu: Đại học Y Dược Tp.HCM, Đại học Y Tây Nguyên, Đại học Y Dược Cần Thơ Tiêu chí chọn vào giai đoạn can thiệp: Tất cả sinh viên năm thứ nhất được mời tham gia kiểm tra sàng lọc sức khỏe tâm thần bằng thang đo sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-5) [37]. Những SV từ 18 tuổi trở lên và có điểm số dưới 13 hoặc đã trả lời 0 cho 1 cho bất kỳ mục nào trong năm mục của thang điểm WHO-5 sẽ được mời vào giai đoạn can thiệp Cỡ mẫu: 210 sinh viên tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu đã được mời tham gia vào các hoạt động can thiệp. 210 sinh viên trong nhóm đối chứng được chọn sau khi đối chiếu sự phù hợp về điểm số WHO-5 và giới tính với đối tượng ở nhóm can thiệp. 9 . . Phân tích dữ liệu: Dữ liệu định tính được phân tích bằng phương pháp phân tích chủ đề. Dựa trên kết quả định tính, các hoạt động can thiệp đã được phát triển nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần của sinh viên. Sự thay đổi về chỉ số sức khỏe tinh thần của sinh viên y khoa sau thời gian can thiệp đã được thu thập để xác định ảnh hưởng của chương trình can thiệp đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên. SPSS phiên bản 17.0 dành cho Windows được sử dụng để phân tích dữ liệu định lượng. Dữ liệu định lượng trước và sau can thiệp được phân tích bằng cách sử dụng t-test độc lập và paired-sample t-test để xác định chênh lệch điểm trung bình trong và giữa các nhóm. Từ những kết quả này, hiệu quả của chương trình can thiệp Sức khỏe đã được xác nhận. Vấn đề y đức: Nghiên cứu này đã được sự chấp thuận của Hội đồng Y đức của Đại học Mahidol và HCM UMP. Bên cạnh đó, đã có sự đồng ý để đảm bảo rằng người tham gia đã được thông báo đầy đủ về nghiên cứu, lợi ích cũng như rủi ro của nó. Thông tin định danh đối tượng được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật. 10 . . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các yếu tố tác động đến điểm số khỏe mạnh về tâm thần của đối tượng nghiên cứu Cả sinh viên, giảng viên và nhân viên tại 2 khoa Y trường ĐH YD Tp.HCM và ĐH Y Tây Nguyên đều nhận thấy có rất nhiều yếu tố ở cấp độ cá nhân có khả năng tác động đến tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên y khoa, đặc biệt là những cảm nhận khỏe mạnh về tâm thần. Điều này đóng ai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực cá nhân để đối phó với những yếu tố gây stres trong suốt quá trình học và đồng thời nâng cao cảm nhận hạnh phúc của họ (xem bảng 1). Các yếu tố ở cấp độ tương tác giữa cá nhân với gia đình, bạn bè và tổ chức đóng vai trò hỗ trợ trong việc củng cố và duy trì tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên. Sinh viên quan tâm nhiều đến việc phát triển kỹ năng cá nhân, môi trường học tập, các hoạt động ngoại khóa và các dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Trong khi đó, giảng viên và nhân viên thể hiện sự quan tâm đến kỹ năng cá nhân của sinh viên, vấn đề gia đình, cơ sở hạ tầng và nguồn giảng viên. Bảng 1. Các yếu tố có khả năng tác động đến cảm nhận khỏe mạnh về tâm thần của sinh viên Cấp độ Các yếu tố có khả năng tác động đến cảm nhận Nhận Nhận hạnh phúc của sinh viên thức bởi thức bởi SV GV-NV  Cá nhân 1. Thành tích học tập   2. Thiết lập mục tiêu học tập   3. Động cơ và kỳ vọng về nghề nghiệp   4. Tính cách cá nhân   5. Kỹ năng học tập  6. Kỹ năng giao tiếp  7. Sự tự tin   8. Kỹ năng sống   9. Cảm xúc   10. Khản năng đáp ứng với stress   11. Lối sống   Cá nhân – 1. Mối quan hệ với bạn bè và anh/chị khóa trên bạn bè, gia   2. Mối quan hệ với gia đình đình và   3. Tình trạng kinh tế gia đình   4. Kỳ vọng của gia đình 11 . . người xung quanh Tổ chức 5. Mối quan hệ với bạn trai/gái 6. Giao tiếp xã hội và các mối quan hệ XH 7. Định kiến XH đối với cụm từ “Sức khỏe tâm thần” 1. Môi trường học thuật 2. Tiện nghi phục vụ các hoạt động thể dục – thể thao 3. Môi trường học đường 4. Các hoạt động ngoại khóa 5. Các chính sách và dịch vụ hỗ trợ hiện tại ở trường 6. Thương hiệu/danh tiếng nhà trường                2. Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 2. Đặc điểm dân số nghiên cứu ở nhóm chứng và nhóm can thiệp Đặc điểm Nhóm can thiệp Tần số χ2 Nhóm chứng Tỉ lệ (%) (n=201) Tần số p Tỉ lệ (%) (n=210) Giới Nam 115 57.2 122 58.1 86 42.8 88 41.9 157 78.1 141 67.1 Thiên chúa 16 8.0 13 6.2 Phật 26 12.9 48 22.9 Khác 2 1.0 8 3.8 181 90.0 180 85.7 Hoa 8 4.0 10 4.8 Khơme 5 2.5 15 7.1 Chăm 1 0.5 3 1.4 Khác 6 3.0 2 1.0 13 6.5 4 1.9 188 93.5 206 98.1 Nữ 0.033 0.857 11.11 0.011 8.032 0.090 Tôn giáo Không Dân tộc Kinh Nơi sinh Hồ Chí Minh Khác 5.393 0.02 12 . . Đặc điểm Nhóm can thiệp Tần số χ2 Nhóm chứng Tỉ lệ (%) (n=201) Tần số p Tỉ lệ (%) (n=210) Tình trạng hôn nhân Đang sống chung 188 93.5 190 90.5 Ly thân/Ly dị/Góa 13 6.5 20 9.5 ĐH/SĐH 62 30.8 72 34.3 Cao đẳng/Nghề 26 12.9 15 7.1 Cấp 3 53 26.4 44 21.0 Cấp 2 trở xuống 60 29.9 79 37.6 1.299 0.280 6.936 0.074 Học vấn cha Học vấn mẹ ĐH/SĐH 54 26.9 43 20.5 Cao đẳng/Nghề 23 11.4 19 9.1 Cấp 3 46 22.9 43 20.5 Cấp 2 trở xuống 78 38.8 105 49.9 Viên chức nhà nước 70 34.8 64 30.5 Tự làm chủ 33 16.4 28 13.3 Làm nông 71 35.3 84 40.0 4 2.0 2 1.0 23 11.5 32 15.2 Viên chức nhà nước 51 25.4 45 21.4 Tự làm chủ 32 15.9 28 13.3 Làm nông 56 27.9 55 26.2 Nội trợ/thất nghiệp 44 21.9 65 31.0 Khác 18 8.9 17 8.1 5.519 0.138 3.713 0.446 Nghề nghiệp của cha Nội trợ/thất nghiệp Khác Nghề nghiệp của mẹ 4.530 0.339 13 . . 3. Sự thay đổi điểm số khỏe mạnh về tâm thần ở đối tượng tham gia nghiên cứu trước và sau can thiệp Tình trạng khỏe mạnh về tâm thần của sinh viên được đo lường bằng thang đo WHO-5. Bên cạnh đó, thang đo MHC-SF (bản rút gọn) cũng được sử dụng để đo lường tình trạng khỏe mạnh về mặt cảm xúc (emotional well-being: EWB), khỏe mạnh về mặt xã hội (social well-being: SWB) và khỏe mạnh về mặt tâm lý (psychological well-being: PWB). Nhìn chung, kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp về chỉ số hạnh phúc trước thời điểm can thiệp, ngoại trừ chỉ số hạnh phúc xã hội. Sau can thiệp, kết quả phân tích cho thấy có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê về chỉ số hạnh phúc chung, chỉ số hạnh phúc về cảm xúc, xã hội và tâm lý trên nhóm can thiệp với p<0.001 (bảng 3). Bảng 3. So sánh sự khác biệt về điểm số khỏe mạnh về tâm thần ở các nhóm sinh viên trước và sau can thiệp Trung bình ± độ lệch chuẩn t-test t Độ tự do Giá trị p SE differe nce Độ tin cậy 95% Lower Upper 0.912 0.522 -1.93 0.11 -1.749 409 0.081 2.231 0.543 -3.29 -1.16 -4.12 409 <0.001 1.253 -4.69 0.23 -1.782 409 0.076 Mean differenc e Khỏe mạnh về tâm thần (thang đo WHO-5) Trước CT Nhóm chứng 11.37±5.34 Nhóm CT 12.28±5.22 Sau CT Nhóm chứng 11.38±5.19 Nhóm CT 13.61±5.77 Khỏe mạnh về tâm thần (thang đo MHC-SF) Trước CT Nhóm chứng 38.75±13.31 Nhóm CT 40.99±12.01 2.233 14 . . Trung bình ± độ lệch chuẩn t-test t Độ tự do Giá trị p <0.001 Mean differenc e SE differe nce Độ tin cậy 95% Lower Upper 6.820 1.285 -9.34 -4.29 -5.307 409 Sau CT Nhóm chứng 37.09±13.38 Nhóm CT 43.91±12.63 Khỏe mạnh về mặt cảm xúc (MHC-SF) Trước CT Nhóm chứng 8.60±3.147 Nhóm CT 9.14±2.70 0.535 0.290 -1.10 0.03 -1.842 409 0.066 1.183 0.309 -1.79 -0.57 -3.832 409 <0.001 1.135 0.495 -2.10 -0.16 -2.292 409 0.022 2.837 0.498 -3.81 -1.85 -5.694 409 <0.001 1.701 0.494 0.728 2.674 3.438 409 0.001 Sau CT Nhóm chứng 8.43±3.20 Nhóm CT 9.61±3.04 Khỏe mạnh về mặt xã hội (MHC-SF) Trước CT Nhóm chứng 12.24±5.10 Nhóm CT 13.38±4.93 Sau CT Nhóm chứng 12.03±5.05 Nhóm CT 14.87±5.04 Sự khác biệt TB Nhóm chứng 0.21±4.81 Nhóm CT 1.48±5.21 16 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất