Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên tại trường đại học thủ dầu một...

Tài liệu Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên tại trường đại học thủ dầu một

.PDF
51
1
81

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM   BÁO CÁO TỔNG KẾT   ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 KHẢO SÁT Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT     GVHD: Nguyễn Thị Hoà Nhóm SVTH: Nguyễn Thị Mãi Trương Thị Yến Nhi LỜI CẢM ƠN Thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học lần đầu là một sự khó khăn, ngỡ ngàng. Nếu không có sự giúp đỡ của quý thầy, cô chúng em đã khó có thể hoàn bài đề tài nghiên cứu khoa học này. Trong thời gian qua, cảm ơn quý thầy cô đã giúp đỡ chúng em từ khi bắt đầu thực hiện đề tài nghiên cứu này tới khi hoàn thành đề tài. Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo khoa Trường Đại học Thủ Dầu Một và các thầy cô trong khoa Sư Phạm đã tạo điều kiện cho chúng em được thực hiện đề tài khoa học mà mình muốn nghiên cứu và có hữu ích cho công việc học tập của chúng em. Lời cảm ơn chân thành nhất, chúng em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Hòa, giáo viên trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cảm ơn cô đã bỏ rất nhiều thời gian để sửa và hướng dẫn chúng em để hoàn thiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, nhóm chúng em còn sai sót nhiều và nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo của cô mà đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành. Chúng em chân thành cảm ơn cô rất nhiều. Bên cạnh đó, nhóm cũng cảm ơn các lớp đã tham gia trả lời câu hỏi của nhóm đưa ra để nhóm hoàn thành được đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu của nhóm đã thực hiện hoàn chỉnh nhưng còn nhiều sai sót do nhiều lí do. Chúng em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: • Chỉ trong hai năm 2015-2016, tại Việt Nam xảy ra nhiều biến cố, thảm họa liên quan đến môi trường. Nếu như 2015 nổi bật với tình hình thiên nhiên khắc nghiệt (nắng nóng kéo dài, hạn hán…) thì năm 2016, nước ta phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề (đất nhiễm mặn, thủy sản chết hàng loạt ở biển Miền Trung, cá chết ở các sông, các làng bè, ô nhiễm không khí báo động ở Thủ đô Hà Nội, ô nhiễm nguồn nước sông Bưởi, Thị Vải, Tô Lịch, Đồng Nai…) • Môi trường bị ô nhiễm nặng và ngày càng có diễn biến xấu, một phần lớn nguyên nhân là do ý thức của con người. Họ chạy theo lợi nhuận trước mắt, lợi ích và nhu cầu của bản thân mà sẵn sàng đánh đổi sức khỏe, sinh mạng và cuộc sống của đồng loại. • Hậu quả môi trường hiện nay do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là ý thức của con người. Trong đó có một phần không nhỏ những người là thanh niên, sinh viên, học viên trong các trường đại học. Tình trạng mất vệ sinh trong trường học cũng đang là một thực trạng đáng lên án, chẳng hạn như tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Sau mỗi giờ học, rác ở các lớp học rất nhiều, hành lang hay nơi các bồn cây, trên sân trường, vườn học tập của sinh viên cũng rất nhiều rác … điều này làm mất đi tính thẩm mĩ và hình ảnh của Trường. Quan trọng hơn, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà người học không có ý thức bảo vệ môi trường thì khi trở thành những công dân có nghề nghiệp khác nhau trong xã hội (doanh nhân, nhà đầu tư hay đơn giản chỉ là những giáo viên, những công nhân … ) thì họ cũng sẽ là những người trực tiếp hoặc góp phần gây ra thảm họa môi trường. • Mặc dù vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Đại học Thủ Dầu Một chưa được chú trọng đúng mức và chưa hiệu quả. Vì thế, ý thức bảo vệ môi trường chưa hình thành trong cộng đồng học sinh, sinh viên. • Để đánh giá đúng thực trạng vấn đề và mong muốn tìm kiếm những giải pháp góp phần nâng cao ý thức của người học trong bảo vệ môi trường, chúng em xin chọn đề tài “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một” để nghiên cứu. • Qua việc nghiên cứu đề tài “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một” nhóm mong muốn khảo sát được tình hình vệ sinh hiện nay của trường; tiếp cận được phương pháp, cách thức nghiên cứu; cách nêu vấn đề và cách giải quyết vấn đề... Ngoài ra, thông qua đề tài nghiên cứu nhóm có thể thu thập được các thông tin định tính và định lượng về ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên ĐH Thủ Dầu Một. Việc nghiên cứu là cơ hội để nhóm hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu xã hội học, cung cấp được thông tin và các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. Nhóm nghiên cứu có thêm kinh nghiệm cho mình để thực hiện các nghiên cứu về sau. 2. Mục tiêu nghiên cứu: • Với việc nghiên cứu đề tài “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một”, trước hết nhóm cần khảo sát được thực trạng vệ sinh môi trường hiện nay của trường, qua việc thu thập thông tin, tư liệu… cần thiết cho việc nghiên cứu. • Sau khi khảo sát được thực trạng vệ sinh của trường, nhóm sẽ tiến hành khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhằm đánh giá được ý thức và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên ĐH Thủ Dầu Một. • Từ đó, đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho các sinh viên trong trường để khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường của trường ĐH Thủ Dầu Một. 3. Đối tượng, khách thể • Đối tượng: Ý thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một. • Khách thể: sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một. 4. Phạm vi nghiên cứu: • Phạm vi về không gian: tại Đại Học Thủ Dầu Một • Phạm vi về thời gian: 10/2015-4/2016 5. Phương pháp nghiên cứu: • Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa tài liệu văn bản. • Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn. 6. Kết cấu của Đề tài: • Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và các tài tham khảo, Đề tài có 3 chương nội dung: • - Chương 1: Cơ sở lí luận về môi trường và ý thức vệ môi trường • - Chương 2: Thực trạng ý thức bảo vệ môi trường sinh viên tại trường Đại Học Thủ Dầu Một • - Chương 3: Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ trường của sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một liệu bảo của môi PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Tổng quan các nghiên cứu của đề tài: Đã có rất nhiều đề tài và tài liệu nghiên cứu về môi trường, bao gồm cả những đề tài, tài liệu trong nước, quốc tế và cả trong giới sinh viên. Nhóm tác giả xin điểm qua một số công trình như sau:  Các nghiên cứu trên thế giới: Do hạn chế về khả năng ngôn ngữ, Nhóm tác giả chỉ có thể tham khảo được một số nội dung biên dịch, thuật lại của các bài báo trong nước. Mặc dù vậy, Nhóm cũng có thể nêu ra một số ý kiến về các công trình, tài liệu này. Đó hầu hết là những công trình nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận chung và những đánh giá thực tiễn về môi trường ở một hoặc một số vùng khác nhau trên thế giới; nghiên cứu về những giải pháp môi trường cho các ngành nghề/khu công nghiệp/khu chế xuất hoặc doanh nghiệp … • • • • • •  Các nghiên cứu trong nước: Có thể kể đến các đề tài/tài liệu sau: Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam – Trần Văn Chử (2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Phạm Thị Ngọc Trầm (2006) Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội nhân văn, Nhà xuất bản khoa học xã hội. Lê Thị Kim Nguyệt (2003), Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 11. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), các giải pháp nâng cao hiệ quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Trần Văn Tùng, Đặng Thị Phương Hoa, Nguyễn Bá Thủy (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số khu công nghiệp phía bắc tới sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội • Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2008 Thực hiện pháp luật về môi trường ở Nam Định của Nguyễn Thị Thu Hường. • Luận văn thạc sỹ năm 2008 của Nguyễn Duy Hà với đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường ở tỉnh Bình Thuận. • … • Bên cạnh đó, còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học và đạt giải như: Đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO với sợi vật liệu đệm” do các sinh viên Huỳnh Đức, Ngô Hoàng Quốc An, Ngô Huỳnh Ân, Nguyễn Văn Thành Nhân và Nguyễn Vân Duy thực hiện; Đề tài “Xây dựng hệ thống thu gom và đề xuất phương án xử lý rác thải tại xã đảo Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang”  do các sinh viên Huỳnh Trung Việt, Hồ Thị Bích Trâm và Nguyễn Thành Hiếu thực hiện … • Thông qua các đề tài/tài liệu này, các nhà khoa học và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đã cung cấp những vấn đề lí luận về môi trường, các đề tài này nhìn chung đã lột tả được thực trạng bức tranh về môi trường giai đoạn hiện nay: Song song với sự phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường cần được đặt ra một cách nghiêm túc. Nhiều đề tài đã đưa ra các hướng giải quyết và các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường/sự cố môi trường. Nhiều đề tài có những đề xuất hợp lý, khoa học đối với công tác quản lý nhà nước. Thông qua đó, tác động đến các chính sách môi trường ở một số quốc gia. • Khác với các đề tài/tài liệu nêu trên, Nhóm nghiên cứu của chúng em có đối tượng nghiên cứu là “Ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên” và được giới hạn trong khách thể là sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về môi trường, các tác giả mong muốn đánh giá đúng thực trạng ý thức của sinh viên để làn cơ sở đề xuất các giải pháp. 2. Lí thuyết về ý thức  Khái niệm ý thức, ý thức bảo vệ môi trường:  Ý thức: Theo định nghĩa của triết học Mac – Lenin, Ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. • Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. • Cấu trúc của ý thức + Mặt nhận thức: con người có khả năng nhận thức được thế giới từ cái bên ngoài, trực tiếp đến cái bên trong gián tiếp bằng ngôn ngữ để hiểu khái quát, bản chất của sự vật; hay là từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. + Mặt thái độ: là khả năng tỏ thái độ lự chọn, thái độ đánh giá, thái độ cảm xúc của con người đối với thế giới mà con người nhận thức. + Mặt năng động của ý thức: là khả năng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình đối với hiện thực trên cơ sở nhận thức.  Ý thức bảo vệ môi trường Từ nội hàm của khái niệm ý thức, chúng ta có thể hiểu “ý thức bảo vệ môi trường” là khả năng hiểu được các tri thức về môi trường của con người trong quá trình sống của mình. Thông qua đó, con người thể hiện nhận thức, thái độ và hành vi của mình đối với môi trường sống.  Bảo vệ môi trường là những khả năng của con người về hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường càng ngày càng tốt hơn, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.  Nhận thức, thái độ, hành vi:  Nhận thức: Theo quan điểm triết học Mác – Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. • Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. • Theo nhà tâm lí học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội.” Đề tài sẽ sử dụng khái niệm Nhận thức: Theo quan điểm triết học Mác – Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.  Thái độ: (Theo “Từ điển Tiếng Việt”) là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể. “Cách” ở đây là từ “cách” trong cụm từ “suy nghĩ một cách tích cực, làm việc một cách nhiệt tình”. • (Trong từ điển Anh – Việt) Thái độ được viết là “Attitude” và được định nghĩa là cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân. • Theo nhà Tâm lí học người Mỹ G.W.Allport: Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh, được hình thành thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hay ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các tình huống và khách thể mà nó có thiết lập mối quan hệ. • Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một điều nào đó. Đề tài sẽ sử dụng khái niệm Thái độ: (Theo “Từ điển Tiếng Việt”) là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể. “Cách” ở đây là từ “cách” trong cụm từ “suy nghĩ một cách tích cực, làm việc một cách nhiệt tình”.  Hành vi: (Theo Từ điển Tiếng Việt) là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định. • (Theo Từ điển Tâm lí học Mỹ) Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hành động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân. Đề tài sẽ sử dụng khái niệm Hành vi: (Theo Từ điển Tiếng Việt) là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng