Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thự...

Tài liệu Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện

.PDF
116
2
64

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ MỴ THỊ HẢI KHẢO SÁT VẾT THƯƠNG DO DỤNG CỤ Y TẾ SẮC NHỌN GÂY RA CHO SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ Mỵ Thị Hải KHẢO SÁT VẾT THƯƠNG DO DỤNG CỤ Y TẾ SẮC NHỌN GÂY RA CHO SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN Chuyên ngành: Điều Dưỡng Mã số: 60.72.05.01 Luận văn Thạc sĩ Điều Dưỡng NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN THIỆN TRUNG PGS.TS. ALISON MERRILL Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Mỵ Thị Hải . . MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình, sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Đại cương về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn. ................................. 3 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng .............................................................................................. 16 1.3. Lý thuyết học tập xã hội Bandura và sự ứng dụng trong nghiên cứu ..... 19 1.4. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Y Dược Thái Bình và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. ................................................................................. 22 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 24 2.2. Thời gian và địa điểm.............................................................................. 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 24 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................... 34 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35 3.1. Đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng ............................................. 35 3.2. Vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng................ 36 3.3. Kiến thức về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ............. 41 3.4. Thực hành của sinh viên về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ................................................................................................................ 47 3.5. Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương, kiến thức, thực hành phòng ngừa và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng ................................................ 50 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 56 . . 4.1. Đặc tính chung của sinh viên điều dưỡng ............................................... 56 4.2. Vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng................ 57 4.3. Kiến thức về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ............. 66 4.4. Thực hành của sinh viên về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ................................................................................................................ 70 4.5. Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương, kiến thức, thực hành phòng ngừa và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng ................................................ 75 4.6. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .................................................. 80 4.7. Tính ứng dụng của nghiên cứu................................................................ 80 KẾT LUẬN ................................................................................................... 82 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ) DCYTSN Dụng cụ y tế sắc nhọn HBV Hepatitis B virus (Vi-rút viêm gan B) HCV Hepatitis C virus (Vi-rút viêm gan C) HIV Human Immunodeficiency Virus (Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người) KTC Khoảng tin cậy NVYT Nhân viên y tế SV Sinh viên . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng...................................... 35 Bảng 3.2 Tỷ lệ SV điều dưỡng có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ....... 36 Bảng 3.3 Thời gian và địa điểm khi xảy ra vết thương................................... 37 Bảng 3.4 Vị trí xảy ra vết thương.................................................................... 37 Bảng 3.5 Mức độ vết thương và thao tác khi xảy ra vết thương..................... 38 Bảng 3.6 Đặc điểm về nguồn nhiễm ............................................................... 38 Bảng 3.7 Mang găng tay khi xảy ra vết thương .............................................. 39 Bảng 3.8 Xử trí ban đầu sau khi có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ..... 39 Bảng 3.9 Báo cáo sau khi có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ................ 40 Bảng 3.10 Lý do khi có vết thương mà không báo cáo .................................. 41 Bảng 3.11 Kiến thức về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ... 41 Bảng 3.12 Nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa vết thương do DCYTSN . 44 Bảng 3.13 Kiến thức chung về phòng ngừa vết thương do DCYTSN ........... 46 Bảng 3.14 Thực hành của SV về phòng ngừa vết thương do DCYTSN ........ 47 Bảng 3.15 Thực hành chung của SV về phòng ngừa vết thương do DCYTSN ......................................................................................................................... 49 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương với giới tính và nhóm tuổi ......................................................................................................................... 50 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương với lớp SV đang học ....... 50 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương với tiêm ngừa viêm gan B và thời gian học/đọc tài liệu về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ............ 51 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa kiến thức và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng............................................................................................................... 51 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa thực hành với giới tính, nhóm tuổi và thời gian gần nhất học/đọc tài liệu về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ................. 53 . . Bảng 3.21 Mối liên quan giữa thực hành với lớp sinh viên đang học và tiêm ngừa viêm gan B ............................................................................................. 54 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thực hành và tỷ lệ có vết thương .................... 54 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kiến thức và tỷ lệ có vết thương ..................... 55 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành.................................. 55 Bảng 4.1 Tỷ lệ vết thương do DCYTSN ở sinh viên điều dưỡng ở một số nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................................. 58 Bảng 4.2 Tỷ lệ vết thương do DCYTSN ở sinh viên điều dưỡng tại một số nước trên thế giới ............................................................................................ 59 . . DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Các hộp chứa dụng cụ y tế sắc nhọn ................................................ 14 Hình 4.1 Phương pháp múc thìa đậy nắp ........................................................ 72 Sơ đồ 1.1 Lý thuyết học tập xã hội về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ........................................................................................................... 22 Sơ đồ 2.1 Các bước tiến hành trong nghiên cứu ............................................. 25 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những mối đe dọa của nhân viên y tế khi thực hành lâm sàng là phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh truyền qua đường máu thông qua các vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2002) [61], trong số 35 triệu nhân viên y tế trên thế giới thì hàng năm có 3 triệu người phải tiếp xúc với tác nhân gây bệnh qua đường máu, 2 triệu trong số này tiếp xúc với vi-rút viêm gan B; 0,9 triệu tiếp xúc với vi-rút viêm gan C và 17.000 tiếp xúc với vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Các vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn có thể gây ra 15.000 trường hợp nhiễm vi-rút viêm gan C, 70.000 trường hợp nhiễm virút viêm gan B và 1.000 trường hợp nhiễm vi-rút HIV ở người. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2012) [19] khảo sát tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra trong 12 tháng là 66,5% và trong các loại dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho nhân viên y tế thì nguyên nhân do bơm kim tiêm chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,7%. Vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra là vấn đề phổ biến đáng báo động ở các cơ sở y tế trên toàn thế giới, có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của những người mắc phải. Một trong những đối tượng dễ bị vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra là sinh viên điều dưỡng thực tập tại các cơ sở y tế. Một nghiên cứu về vết thương do kim tiêm trên sinh viên điều dưỡng ở Trung Quốc của Wan-Xia Yao và cộng sự (2010) [68] cho kết quả tỷ lệ có vết thương do kim tiêm là 100%. Một nghiên cứu khác nhằm xác định tỷ lệ có vết thương do kim đâm và vật sắc nhọn của sinh viên điều dưỡng và nữ hộ sinh tại Iran năm 2015 [43] cho thấy có 30,1% sinh viên đã từng trải qua những vết thương, trong đó vết thương do kim tiêm là phổ biến nhất chiếm 71,6%. . . 2 Ngoài ra vấn đề đáng lo ngại là chỉ có 33,9% sinh viên tiến hành báo cáo sau khi có vết thương xảy ra. Như vậy việc xây dựng chiến lược, chương trình phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng khi thực tập tại bệnh viện đã và đang trở thành vấn đề cấp bách. Sinh viên điều dưỡng là những nhân viên y tế trong tương lai, việc trang bị kiến thức phòng ngừa các vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra là rất cần thiết, song đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát về vấn đề này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện”, qua đó mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin về tình hình vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn, cách phòng ngừa và xử trí vết thương cũng như các yếu tố liên quan để từ đó đề ra giải pháp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm và đảm bảo an toàn cho sinh viên khi thực tập tại bệnh viện. Câu hỏi nghiên cứu Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra là bao nhiêu? Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức và thực hành đúng về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra là bao nhiêu? Có hay không mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương, kiến thức, thực hành phòng ngừa và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng? Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn. 2. Xác định tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức và thực hành đúng về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra. 3. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương, kiến thức, thực hành phòng ngừa và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng. . . 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn. 1.1.1. Định nghĩa Dụng cụ y tế sắc nhọn (DCYTSN): bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da, DCYTSN bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ, …[66]. Vết thương do DCYTSN: Một phơi nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với bất cứ vật nhọn xuyên vào da, còn được gọi là các tai nạn, rủi ro do DCYTSN. Đó là các vết thương gây ra do các DCYTSN không chủ ý đâm hay cắt vào da, do đó còn gọi là tổn thương qua da [34]. 1.1.2. Nguy cơ từ tổn thương do dụng cụ y tế sắc nhọn Nhân viên y tế (NVYT) ngày càng phải đối mặt với nguy cơ về lây nhiễm với máu và các dịch trong cơ thể trong đó hầu hết các trường hợp phơi nhiễm ở nhân viên y tế là tổn thương dưới da do DCYTSN nhiễm máu hoặc dịch cơ thể. Những DCYTSN có thể bao gồm kim tiêm, dao mổ hoặc các mảnh thủy tinh vỡ [60]. Một vết thương DCYTSN có thể dẫn đến việc truyền các mầm bệnh khác nhau. Ít nhất 20 tác nhân gây bệnh khác nhau liên quan đến virút, vi khuẩn và nấm lây truyền qua vết thương do DCYTSN [63]: - Bệnh nấm Blastomycosic - Bệnh do Brucella - Bệnh nấm Cryptococcosis - Bệnh bạch hầu - Bệnh lậu - Bệnh Herpes - Bệnh sốt rét . . 4 - Bệnh lao - Bệnh do Mycoplasma - Bệnh sốt màng não miền núi - Bệnh nấm Sporotrichosis - Bệnh do tụ cầu vàng - Viêm họng liên cầu khuẩn - Bệnh giang mai - Bệnh Toxoplasmosis… 1.1.3. Xử trí khi bị vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn Vết thương do DCYTSN có thể lây truyền cho NVYT nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như viêm gan B, C và HIV. Việc xử trí vết thương do DCYTSN gây ra không tốt hoặc không đúng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh này cho NVYT. Bộ Y tế (2012) [10], ban hành tài liệu hướng dẫn tiêm an toàn và cách xử trí khi bị tổn thương do DCYTSN gây ra. Các bước xử trí bao gồm: − Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm: + Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy. + Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương. + Băng vết thương lại. − Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách. − Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: + Có nguy cơ: . . 5 Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim nòng rộng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông. Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải. Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn. + Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành. − Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: + Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn. + Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc kháng vi-rút HIV. + Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV. − Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm: + Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định. + Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+): Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm. + Nếu HIV (-): Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng. + Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan khi bắt đầu điều trị và sau 24 tuần. + Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng + Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết. . . 6 − Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm: Người được xác định là phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể và VSN từ nguồn có chứa HIV, HBV, HCV cần tới gặp bác sĩ kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn, và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt. 1.1.4. Tình hình vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho nhân viên y tế 1.1.4.1. Trên thế giới NVYT phải đối mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng về lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường máu vì họ phải tiếp xúc nghề nghiệp với máu và các dịch cơ thể trong đó hầu hết các trường hợp phơi nhiễm ở NVYT là do tổn thương dưới da do DCYTSN nhiễm máu hoặc dịch cơ thể. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới [63] dựa trên 14 vùng địa lý (2003), số tổn thương do DCYTSN trung bình ở NVYT là 0,2 – 4,7 lần/ năm. Tỷ lệ NVYT phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh truyền qua đường máu là 2,6% đối với HCV, 5,9% đối với HBV và 0,5% đối với HIV. Điều này có nghĩa là trên thế giới hàng năm ước tính có 16.000 trường hợp lây nhiễm HCV, 66.000 trường hợp lây nhiễm HBV và 200 – 5.000 trường hợp lây nhiễm HIV ở NVYT. Tại các nước đang phát triển, khoảng 40 – 65% số trường hợp lây nhiễm HBV và HCV ở NVYT là do phơi nhiễm nghề nghiệp bởi tổn thương thấu da. Tại các nước phát triển thì ngược lại, tỷ lệ quy thuộc đối với HCV chỉ khoảng 8 – 27% và dưới 10% đối với HBV, phần lớn là nhờ áp dụng tiêm phòng và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân an toàn. Tỷ lệ quy thuộc của HIV giữa các vùng vào khoảng 0,5 – 11%. Năm 2003, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) [32] đã tiến hành thu thập số liệu, phân tích và tính toán nguy cơ lây nhiễm HBV, HCV và HIV nghề nghiệp. Kết quả cho thấy nguy cơ trung bình của một lây nhiễm sau một phơi nhiễm nghề nghiệp qua da là khác nhau. Kết quả . . 7 ước tính cho thấy nguy cơ lây nhiễm HBV là cao hơn so với HCV và HIV, cụ thể như sau: Vi-rút Nguy cơ nhiễm trùng ở nhân viên y tế HBV 6 – 30% HCV 1,8% HIV 0,3% Nghiên cứu của một số nước trên thế giới cho thấy tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN là vấn đề đáng báo động: Tỷ lệ NVYT có ít nhất một lần có vết thương do DCYTSN gây ra ở Ai Cập là 68%, Ấn Độ là 79,5%, Nepal là 70,3% [37], [52], [54]. Nghiên cứu của Zafar và cộng sự (2008) [70] tại Pakistan về kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT về phòng ngừa vết thương do kim đâm cho kết quả là có 45% NVYT báo cáo đã từng có vết thương. Theo nghiên cứu của Bekele và cộng sự (2015) [29] tại Ethiopia trên NVYT cho thấy tỷ lệ NVYT đã từng có vết thương do kim đâm và DCYTSN là 37,1%. Abozead và cộng sự (2015) [20] tiến hành nghiên cứu trên NVYT tại Jordan về kiến thức và thực hành của điều dưỡng về vết thương kim đâm kết quả cho thấy 75,5% NVYT trả lời đã từng có vết thương do DCYTSN nhưng trong số đó có tới 47% vết thương xảy ra đã không được báo cáo. Như vậy, vết thương gây ra do DCYTSN đã và đang là một vấn đề phổ biến đáng báo động ở các cơ sở y tế trên toàn thế giới mà một trong những đối tượng dễ mắc là SV điều dưỡng đang thực tập tại các cơ sở y tế. Tỷ lệ hiện mắc, mới mắc, số lượt mắc trung bình khác nhau giữa các nước và các vùng trên thế giới. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu tham gia thực tập SV cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành để chủ động trong phòng ngừa và giảm thiểu tác hại gây ra bởi vết thương do DCYTSN. . . 8 1.1.4.2. Tại Việt Nam Tỷ lệ có vết thương do DCYTSN có sự khác nhau giữa các cơ sở y tế, giữa các khoa trong cùng một cơ sở y tế, tùy thuộc vào tính chất chuyên môn và số lượng người bệnh ở mỗi cơ sở. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh, Dư Hồng Đức và cộng sự (2008) [15] tiến hành trên 854 NVYT tại hai bệnh viện thuộc hai thành phố Hà Nội và Nam Định cho thấy NVYT thường xuyên thực hiện các công việc tiêm, truyền có tần suất phơi nhiễm cao nhất và 100% các trường hợp là tổn thương xuyên da; đứng thứ hai là nhóm NVYT làm các công việc về thủ thuật, tiếp đến là các công việc khác như chăm sóc bệnh nhân, lấy bệnh phẩm, làm xét nghiệm, khám bệnh. Theo nghiên cứu của Trương Thị Ngọc Lan (2011) [12] thực hiện trên 502 NVYT về “Tìm hiểu mức độ, nguyên nhân và cách xử trí tai nạn nghề nghiệp của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ 20062011”, kết quả cho thấy tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm nghề nghiệp do kim đâm và thể tích máu bắn là 60%, trong đó có tới 80% NVYT bị tai nạn nghề nghiệp mà không báo cáo. Đồng thời tỷ lệ NVYT tiêm ngừa viêm gan B trước khi bị phơi nhiễm nghề nghiệp chỉ chiếm 5%. Một nghiên cứu của Dương Khánh Vân năm 2012 [19] “Tổn thương nghề nghiệp do VSN ở NVYT và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội” cho thấy tỷ lệ NVYT nhận thức về các tác nhân gây bệnh qua đường máu là 81,9% đối với HIV; 81,3% đối với HBV và 55,3% đối với HCV trong tổng số tất cả những người tham gia cuộc điều tra. Theo Tài liệu thiết kế, thực hiện và đánh giá Chương trình phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn của CDC năm 2004 [33] các đối tượng bị kim đâm nhiều nhất là: Điều dưỡng (44-72%), bác sỹ (28%), kỹ thuật viên y học, nhân viên xét nghiệm và làm công tác tiệt trùng (15 – 21%), người làm vệ . . 9 sinh (3 – 16%) và các đối tượng khác (SV thực tập, khách thăm, cán bộ hành chính) 1 – 6%. Tại các cơ sở y tế, NVYT và SV điều dưỡng thực tập có nguy cơ cao bị vết thương do DCYTSN gây ra, tình hình vết thương do DCYTSN ở NVYT đã được làm rõ ở nhiều nghiên cứu song ở nhóm đối tượng là SV điều dưỡng còn ít được biết đến. Các số liệu trên cho thấy vết thương do DCYTSN là một vấn đề đáng quan tâm ở NVYT mà đặc biệt là các đối tượng SV điều dưỡng còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình thực tập lâm sàng tại bệnh viện. 1.1.5. Các yếu tố liên quan đến vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 1.1.5.1. Lạm dụng tiêm và tiêm không an toàn Một mũi tiêm an toàn được định nghĩa là “một mũi tiêm không gây hại cho người được tiêm, người tiêm và cộng đồng”. Do vậy, tiêm không an toàn bao gồm các mũi tiêm dẫn tới các lây nhiễm ở người được tiêm hoặc các lây nhiễm ở người tiêm trước, trong và sau khi tiêm, cũng như các lây nhiễm do tổn thương bởi các VSN không được xử lý thích đáng trong cộng đồng dẫn tới lây nhiễm. Tránh lạm dụng tiêm và giảm hoặc loại bỏ những mũi tiêm không cần thiết là một trong những giải pháp nhằm tăng cường thực hành tiêm an toàn. Mặc dù tác động của tiêm không an toàn là một nguy cơ rất lớn đối với người được tiêm, các tác nhân gây bệnh qua đường máu do các vết thương do DCYTSN lại gây một gánh nặng lớn về bệnh tật và tử vong ở NVYT [19]. 1.1.5.2. Kiến thức - thái độ - thực hành của nhân viên y tế Kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT đóng vai trò quan trọng trong vết thương do DCYTSN, các thao tác có nguy cơ cao được đề cập đến như: tiêm truyền các loại; đóng nắp kim tiêm bằng 2 tay, bẻ cong kim tiêm; bị đâm khi bỏ kim vào thùng hoặc kim nhọn trong thùng chọc ra ngoài; lấy bệnh phẩm; dọn dẹp, chùi rửa dụng cụ, giường bệnh, buồng bệnh; va . . 10 chạm với người hoặc DCYTSN khi di chuyển; va quệt dụng cụ, DCYTSN để sai vị trí. 1.1.5.3. Trang thiết bị Mối liên quan của các trang thiết bị y tế sắc nhọn với vết thương đã được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Các yếu tố liên quan đến trang thiết bị cũng ảnh hưởng tới nguy cơ tổn thương xuyên da. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu về vết thương do DCYTSN của nhiều tác giả trên thế giới rằng các thiết bị đòi hỏi phải thao tác bằng tay hoặc tháo rời sau khi sử dụng (ví dụ như kim bướm, kim truyền tĩnh mạch...) liên quan đến tỷ lệ chấn thương cao hơn là kim hoặc bơm tiêm dưới da. 1.1.5.4. Quản lý chất thải y tế, trong đó có chất thải sắc nhọn Quản lý chất thải sắc nhọn theo quy định là một trong những yếu tố góp phần làm giảm tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có không ít trường hợp chấn thương do DCYTSN xảy ra trong khi thu gom và xử lý chất thải. Đây là yếu tố nguy cơ đối với không chỉ NVYT mà còn là mối nguy lớn đối với cộng đồng. Những biện pháp can thiệp được đề cập đến bao gồm: cung cấp hộp đựng DCYTSN an toàn, có nơi thu gom riêng và quản lý nghiêm ngặt rác thải y tế, đặc biệt là rác thải sắc nhọn và đồng thời có biện pháp xử lý thích hợp [19]. 1.1.6. Các biện pháp và chính sách phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở nhân viên y tế. Trước hậu quả gây ra cho NVYT từ những vết thương do DCYTSN, các biện pháp và các chính sách đã được đưa ra nhằm giảm thiểu nguy cơ, phòng ngừa chấn thương cho NVYT, cụ thể là: 1.1.6.1. Các biện pháp phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở nhân viên y tế − Loại bỏ mối nguy hại: theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) [64], loại bỏ . . 11 hoàn toàn mối nguy hại tại khu vực làm việc là cách hiệu quả nhất để kiểm soát các mối nguy hại; phương pháp tiếp cận này nên được sử dụng bất cứ khi nào có thể: + Loại bỏ các DCYTSN và kim tiêm khi có thể (ví dụ bằng cách thay thế kim tiêm và bơm tiêm bằng các dụng cụ tiêm áp lực hoặc sử dụng kim luồn an toàn). + Loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết; + Loại bỏ các DCYTSN không cần thiết ví dụ như các kim bướm, và sử dụng hệ thống truyền không kim. − Biện pháp kiểm soát về kỹ thuật: theo Tổ chức Y tế Thế giới (2007) [65] về sử dụng các dụng cụ, thiết bị để cô lập hoặc loại bỏ mối nguy hại khỏi nơi làm việc. Ví dụ: thùng chứa chất thải sắc nhọn, sử dụng các thiết bị bảo vệ tránh DCYTSN cho tất cả các quy trình (bơm kim tiêm có tính năng tự thụt vào tự đóng hoặc tự mòn đi ngay sau khi sử dụng) khi có thể. Đã có nghiên cứu chứng minh cho hiệu quả của biện pháp này: Kết quả can thiệp cải thiện chất lượng hộp đựng DCYTSN nhằm làm giảm tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN ở NVYT do Hatcher và cộng sự tiến hành năm 2002 [38] đã đánh giá tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN trong quá trình xử lý các DCYTSN đã sử dụng trước và sau khi thay kiểu hộp đựng DCYTSN mới cho thấy: Trước: Kiểu hộp đựng DCYTSN thả từ trên xuống; Sau: Kiểu “bỏ thư”. Đánh giá cho thấy trước khi thay đổi kiểu hộp, nguy cơ tổn thương nghề nghiệp do xử lý VSN cao gấp 2,9 lần so với sau khi thay đổi kiểu hộp. Tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN hàng năm giảm 2/3. Tổ chức Y tế Thế giới (2003) [62] đưa ra một số biện pháp kiểm soát về hành chính và thực hành nhằm phòng ngừa chấn thương do DCYTSN ở NVYT. − Biện pháp kiểm soát về hành chính: Đây là những quy trình hoạt động .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất