Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát vai trò của độ phồng thủy tinh thể trên các nhóm bệnh góc đóng...

Tài liệu Khảo sát vai trò của độ phồng thủy tinh thể trên các nhóm bệnh góc đóng

.PDF
106
2
122

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ THẢO HIỀN KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA ĐỘ PHỒNG THỦY TINH THỂ TRÊN CÁC NHÓM BỆNH GÓC ĐÓNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Chuyên ngành: NHÃN KHOA Mã số: 60.72.01.57 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ MINH TUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo Hiền . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, ĐỐI CHIẾU TIẾNG ANH – TIẾNG VIỆT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………...……,……...………1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………...……………...……4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………...……5 1.1. Giải phẫu - sinh lý thể thủy tinh và góc tiền phòng…………….………..5 1.1.1. Giải phẫu thể thủy tinh……………………………………….…..…….5 1.1.2. Sinh lý thể thủy tinh ...…………..……….………………...…………..6 1.1.3. Giải phẫu học góc tiền phòng ….……………..……………………..…7 1.1.3.1. Cấu tạo góc tiền phòng……….………………...…………….………7 1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến góc tiền phòng.…………..………...…….8 1.1.3.3. Phân độ góc tiền phòng ……...………………………….....…….…..9 1.2. Bệnh góc đóng…………………………...……………………………...11 1.2.1. Dịch tễ………………………………………………………………...11 . . 1.2.2. Phân loại bệnh góc đóng theo dịch tễ học………………………….....11 1.2.1.1. Góc đóng cấp…………………………………………………….….12 1.2.1.2. Nghi ngờ góc đóng nguyên phát ………………………………...…13 1.2.1.3. Glôcôm góc đóng nguyên phát……………………………….….….13 1.3. Tầm quan trọng của thủy tinh thể trong cơ chế bệnh sinh góc đóng...….14 1.3.1. Vai trò của thủy tinh thể trong cơ chế nghẽn đồng tử…..………...…..14 1.3.2. Vai trò của thủy tinh thể trong cơ chế dồn góc……………………….16 1.3.3. Vai trò của độ phồng thủy tinh thể trong bệnh sinh góc đóng………..16 1.4. Các phương pháp khảo sát góc tiền phòng và thể thủy tinh ……...….…19 1.4.1. Siêu âm sinh hiển vi (UBM)……...…………………………………..19 1.4.2. Chụp hình theo nguyên lý Scheimpflug (Pentacam)………………….20 1.4.3. Chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước nhãn cầu (AS-OCT)…..….20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..26 2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………...26 2.1.1. Dân số mục tiêu………………………………………………….……26 2.1.2. Dân số nghiên cứu………………………………………………….…26 2.1.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu…………………………………………..…...26 2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………..27 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..28 . . 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………….......28 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu……………………………………………………28 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu………………………………………….……28 2.3. Quy trình nghiên cứu.…………………………………………………...29 2.4. Các bước nghiên cứu…………………………………………….…...…30 2.5. Biến số nghiên cứu……………………………………………………...36 2.5.1. Biến số về dịch tễ..……………………………………………...….…36 2.5.2. Biến số về lâm sàng...………………………………………………....36 2.5.3. Biến số trên AS-OCT.………………………………………………...37 2.6. Xử lý số liệu thống kê…………………………………………………..38 2.7. Y đức trong nghiên cứu………………………………………….……...38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………...…………....40 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu…………………………………...40 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ………………………..……………………….…….40 3.1.1.1. Tuổi…………………………………………………………............40 3.1.1.2. Giới………………………………………………………………….43 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng …………………………………………………...44 3.1.2.1. Thị lực ……………………………………………………...............44 3.1.2.2. Nhãn áp …………………………………………………………..…45 3.1.2.3. Độ đục thủy tinh thể……………………………………………...…46 . . 3.2. Các thông số định lượng phần trước nhãn cầu trên AS-OCT………..…46 3.2.1. Độ sâu tiền phòng trung tâm………………………………………….46 3.2.2. Các thông số về góc tiền phòng……………………………………….47 3.2.3. Các thông số về mống mắt……………………………………………48 3.2.4. Các thông số về thủy tinh thể…………………………………………49 3.2.4.1. Độ dày thủy tinh thể giữa các nhóm nghiên cứu……………………49 3.2.4.2. Độ phồng thủy tinh thể giữa các nhóm nghiên cứu…………………50 3.2.4.3. Độ phồng thủy tinh thể quá mức……………………………………51 3.3. Mối liên quan giữa độ phồng thủy tinh thể với các thông số về góc tiền phòng và mống mắt……………....…………………..……………………...52 3.3.1. Sự tương quan giữa độ phồng thủy tinh thể với độ sâu tiền phòng trung tâm..……...………………………………………………………………......52 3.3.2. Sự tương quan giữa độ phồng thủy tinh thể với độ cong mống mắt….54 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………….……………56 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu……………………………...……56 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ………………………………………………………56 4.1.1.1. Tuổi…………………………………………………………………56 4.1.1.2. Giới………………………………………………………………….57 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………58 4.1.2.1. Thị lực………………………………...…………………………….58 . . 4.1.2.2. Nhãn áp……………………………………………………………...59 4.1.2.3. Độ đục thủy tinh thể………………………………………...………60 4.2. Các thông số định lượng phần trước nhãn cầu trên AS-OCT…………..60 4.2.1. Độ sâu tiền phòng trung tâm………………………………………….60 4.2.2. Các thông số về góc tiền phòng……………………………………….62 4.2.3. Các thông số về mống mắt……………………………………………63 4.2.4. Các thông số về thủy tinh thể…………………………………………64 4.2.4.1. Độ dày thủy tinh thể giữa các nhóm nghiên cứu……………………64 4.2.4.2. Độ phồng thủy tinh thể giữa các nhóm nghiên cứu…………………65 4.2.4.3. Độ phồng thủy tinh thể quá mức……………………………………67 4.3. Mối liên quan giữa độ phồng thủy tinh thể với các thông số về góc tiền phòng và mống mắt…………...……………………………………………..68 4.3.1. Sự tương quan giữa độ phồng thủy tinh thể với độ sâu tiền phòng trung tâm………………………………………………………………………..….68 4.3.2. Sự tương quan giữa độ phồng thủy tinh thể với độ cong mống mắt….69 KẾT LUẬN…………………………………………….…………………....71 KIẾN NGHỊ…………………………………………….………………...…73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐỐI CHIẾU TIẾNG ANH – TIẾNG VIỆT AAC : Acute Angle Closure : Góc đóng cấp tính ACD : Anterior Chamber Depth : Độ sâu tiền phòng AOD : Angle Opening Distance : Khoảng cách mở góc AS-OCT : Anterior Segment Optical Coherence Tomography : Chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước nhãn cầu I-Curve : Iris Curvature : Độ cong mống mắt IOP : Intraocular Pressure : Nhãn áp IT : Iris Thickness : Độ dày mống mắt LOCS III : Lens Opacities Classification System III : Phân loại đục thủy tinh thể, hệ thống III . . LV : Lens Vault : Độ phồng mặt trước thủy tinh thể LT : Lens Thickness : Độ dày thủy tinh thể OCT : Optical Coherence Tomography : Chụp cắt lớp cố kết quang học PAC : Primary Angle Closure : Góc đóng nguyên phát PACG : Primary Angle Closure Glaucoma : Glôcôm góc đóng nguyên phát PACs : Primary Angle Closure Suspect : Nghi ngờ góc đóng nguyên phát TISA : Trabecular Iris Space Area : Diện tích góc mống mắt – vùng bè . . DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Vị trí giải phẫu thủy tinh thể……….…………………………...….5 Hình 1.2. Giải phẫu góc tiền phòng……………..……………………….……7 Hình 1.3. Phân độ soi góc tiền phòng theo phân độ Shaffer.………………..10 Hình 1.4. Máy Visante TM OCT (Carl Zeiss Meditec, Dublin, CA,USA)….21 Hình 1.5.Các thông số về góc tiền phòng, mống mắt và thể thủy tinh trên ASOCT……………………………………………………………………...…..23 Hình 2.6. Các thông số về thể thủy tinh trên AS-OCT (a).....……………….32 Hình 2.6. Các thông số về thể thủy tinh trên AS-OCT (b).....……………….33 Hình 2.7. Các thông số về góc tiền phòng trên AS-OCT……………………34 Hình 2.8. Kết quả của các thông số góc tiền phòng được đo đạc tự động trên AS-OCT………………………………………………………………….…..34 Hình 2.9. Các thông số về cấu hình mống mắt trên AS-OCT……………….35 . . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Sự phân bố tuổi trong mẫu nghiên cứu………………………...40 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu…………………….41 Biểu đồ 3.3. Sự phân bố tuổi theo nhóm nghiên cứu………………………..42 Biểu đồ 3.4. Sự phân bố giới tính trong nhóm nghiên cứu………………….43 Biểu đồ 3.5. Sự phân bố giới tính trong các nhóm nghiên cứu……………...43 Biểu đồ 3.6. Sự phân bố thị lực trong từng nhóm nghiên cứu………………44 Biểu đồ 3.7. Phân phối nhãn áp theo nhóm nghiên cứu……………………..45 Biểu đồ 3.8. Độ dày thủy tinh thể trung bình giữa các nhóm nghiên cứu…...49 Biểu đồ 3.9. Độ phồng thủy tinh thể trung bình giữa các nhóm nghiên cứu...50 Biểu đồ 3.10. Độ phồng thủy tinh thể quá mức trong nhóm nghiên cứu……51 Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa độ phồng của thể thủy tinh với độ sâu tiền phòng trung tâm……………………………………………………………...52 Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa độ phồng của thể thủy tinh và độ cong của mống mắt………………………………………………………………….....54 . . DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các thông số về góc tiền phòng, mống mắt và thủy tinh thể trên AS-OCT……………………………………………….……………………..22 Bảng 3.2. Sự phân bố độ đục thủy tinh thể trong nhóm nghiên cứu………...46 Bảng 3.3. Sự phân bố độ sâu tiền phòng trung tâm giữa các nhóm nghiên cứu…………………………………………………………………………...46 Bảng 3.4. Các thông số về góc tiền phòng của các nhóm nghiên cứu………47 Bảng 3.5. Các thông số về mống mắt trong nhóm nghiên cứu……………...48 Bảng 3.6. Trung bình các giá trị về góc tiền phòng giữa nhóm có thủy tinh thể phồng quá mức và nhóm còn lại……………………………………………..53 Bảng 3.7. Trung bình các giá trị về thông số mống mắt giữa nhóm có thủy tinh thể phồng quá mức và nhóm còn lại …………………………………...55 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Glôcôm là nguyên nhân gây mù đứng hàng thứ hai trên thế giới [100]. Trong đó, glôcôm góc đóng nguyên phát là thể bệnh chính trong bệnh lý glôcôm ở Châu Á. Theo Hu và cộng sự, ước tính có khoảng 1 – 1,4% người Châu Á từ 40 tuổi trở lên mắc glôcôm góc đóng nguyên phát [40]. Glôcôm góc đóng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ có tiên lượng tốt hơn. Tổn thương thị giác do glôcôm góc đóng có thể được ngăn ngừa nếu được phát hiện sớm, do đó chẩn đoán sớm là chìa khóa của việc điều trị glôcôm góc đóng [100]. Bệnh góc đóng được biết là một sự rối loạn về cấu trúc giải phẫu khi đó có sự tiếp xúc giữa mống mắt và vùng bè làm cản trở sự lưu thông thủy dịch qua lưới bè [88]. Những mắt có yếu tố nguy cơ gây bệnh góc đóng được biết như: trục nhãn cầu ngắn, tiền phòng nông, mống mắt chu biên dày, thủy tinh thể nằm ra trước [34],[47],[61],[88]. Mặc dù nghẽn đồng tử và hội chứng mống mắt cao nguyên được xem như là hai cơ chế chính trong sinh lý bệnh bệnh góc đóng, nhưng các yếu tố liên quan khác như mống mắt, thủy tinh thể và thể mi cũng đóng vai trò quan trọng không kém [80],[88]. Ở người Alaska Eskimo, một dân tộc có nguy cơ cao đối với góc đóng nguyên phát (PAC), đã khẳng định có sự giảm các chỉ số sinh trắc ở mắt như độ rộng góc tiền phòng, độ sâu tiền phòng trung tâm và chiều dài trục nhãn cầu, và các chỉ số này nhỏ hơn có ý nghĩa so với các nhóm dân tộc khác [98]. Tuy nhiên, những đánh giá này không giải thích được sự mở góc khác nhau giữa các mắt trong nhóm dân tộc có sự xuất hiện thường xuyên các yếu tố nguy cơ gây đóng góc (người Eskimo và Trung Quốc) với những mắt có kích thước tương tự trong các quần . . 2 thể khác có tỷ lệ đóng góc ít xảy ra hơn (người da trắng và người da đen) [23],[98]. Tương tự, Trung Quốc cũng là một quốc gia có glôcôm góc đóng nguyên phát (PACG) chiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên độ sâu tiền phòng (ACD), độ dài trục nhãn cầu (AL) và độ dày thủy tinh thể (LT) không có sự khác biệt đáng kể giữa Trung Quốc, người da trắng và người da đen [23]. Gần đây, Nongpiur và cộng sự đã nhấn mạnh rằng độ phồng thủy tinh thể được đánh dấu như một tham số giải phẫu mới liên quan chặt chẽ với sự đóng góc [64],[87]. Các kết quả của Nongpiur và cộng sự nghiên cứu cho thấy độ phồng thủy tinh thể là thông số tốt hơn trong việc đánh giá và sàng lọc bệnh góc đóng so với các thông số sinh trắc học truyền thống khác [75]. Ngày này, với sự ra đời của máy chụp cố kết quang học phần trước nhãn cầu (AS-OCT), nhiều nhà nghiên cứu đã ghi lại được toàn bộ phần trước nhãn cầu chỉ trong một hình ảnh và có thể đánh giá được các thông số về góc, mống mắt, và thủy tinh thể một cách chính xác. Độ phồng thủy tinh thể (LV) là một trong những thông số mới có liên quan với góc đóng, có thể đo đạc được bằng AS-OCT [64],[66]. Độ phồng thủy tinh thể được định nghĩa là khoảng cách vuông góc giữa cực trước của thủy tinh thể và đường ngang nối cựa củng mạc phía thái dương và mũi [64], đây là một thông số độc lập, đại diện cho phần trước của thủy tinh thể [83]. Độ phồng thủy tinh thể tăng là tình trạng phần lớn mặt trước thủy tinh thể cong ra trước mặt phẳng cựa củng mạc, sau đó làm tăng nguy cơ đóng góc [103]. Đúng như vậy, trong thực tế có một số trường hợp phồng thủy tinh thể quá mức, mống mắt che mặt trước thủy tinh thể và tạo nên hình dạng như “núi lửa” nhưng độ cong mống mắt lại không tăng [60]. Độ phồng thủy tinh thể quá mức đã được xác định là độ phồng thủy tinh thể lớn hơn một phần ba . . 3 khoảng cách giữa tế bào nội mô giác mạc và đường thẳng nối cựa củng mạc phía mũi và thái dương [82]. Nhận ra được tầm quan trọng của thủy tinh thể lên cơ chế bệnh sinh góc đóng, cũng như vai trò của nó trong việc điều trị: thủy tinh thể là yếu tố có thể can thiệp được nhằm dứt khoát loại bỏ các cơ chế gây đóng góc [88]. Cho nên, hiện này trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu khảo sát mối liên quan này: nghiên cứu đánh giá vai trò của thủy tinh thể lên bệnh sinh, dự phòng và điều trị bệnh nhân glôcôm góc đóng, nghiên cứu của tác giả Tarongoy P [88], nghiên cứu độ phồng, độ dày và vị trí của thủy tinh thể ở bệnh nhân góc đóng tại Trung Quốc, của Nongpiur ME [64], khảo sát sự thay đổi hình thái góc tiền phòng sau phẫu thuật phaco hút nhân trên máy chụp cố kết quang học phần trước nhãn cầu, của Nolan WP [63]… Ở Việt Nam cho đến này vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về độ phồng thủy tinh thể cũng như mối liên quan giữa thủy tinh thể với các nhóm bệnh góc đóng. Mới chỉ có nghiên cứu về đánh giá độ mở góc tiền phòng bằng Pentacam sau phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể trên bệnh nhân góc đóng cấp của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh [1]. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá các thông số về thủy tinh thể trên những mắt có góc đóng có thể giải thích được bệnh sinh bệnh góc đóng, từ đó giúp các nhà lâm sàng có cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về một yếu tố nguy cơ khác của bệnh góc đóng trong quá trình dự phòng, chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Chính vì sự cấp thiết này, nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát vai trò của độ phồng thủy tinh thể trên các nhóm bệnh góc đóng” thực hiện tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh. . . 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát vai trò của độ phồng thủy tinh thể trên các nhóm bệnh góc đóng. Mục tiêu chuyên biệt: 1. Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, hình thể góc tiền phòng, cấu hình mống mắt và thủy tinh thể của các nhóm bệnh nhân góc đóng cấp, glôcôm góc đóng nguyên phát và nghi ngờ góc đóng nguyên phát. 2. Xác định tỉ lệ phần trăm số mắt có thủy tinh thể phồng quá mức trong từng nhóm bệnh góc đóng và tỉ số chênh giữa các nhóm. 3. Tìm mối liên quan giữa độ phồng thủy tinh thể với các tham số về mống mắt và góc tiền phòng. . . 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIẢI PHẪU – SINH LÝ THỦY TINH THỂ VÀ GÓC TIỀN PHÒNG 1.1.1. Giải phẫu thủy tinh thể Hình 1.1. Vị trí giải phẫu thủy tinh thể (Nguồn: http://www.hollows.org.nz/eye-health/anatomy-eye) Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi được treo vào vùng thể mi nhờ các dây Zinn. Thủy tinh thể dày khoảng 4mm, đường kính 8 – 10mm, cấu tạo hai mặt hơi dẹt, không đối xứng, mặt sau lồi hơn mặt trước, bán kính độ cong mặt trước là 10mm, mặt sau là 6mm. Thủy tinh thể bình thường là một cấu trúc trong suốt, không có mạch máu và thần kinh. Thủy tinh thể có 2 mặt trước và sau, nơi hai mặt này gặp nhau gọi là xích đạo. Mặt trước tiếp giáp với mặt sau của mống mắt, mặt sau tiếp giáp với màng dịch kính. Xích đạo của thủy tinh thể chỉ cách thể mi một khoảng trống 0,5mm. Nó được giữ yên ở bên trong mắt nhờ áp lực của thủy dịch và thủy tinh dịch (dịch kính) và đặc biệt là nhờ hệ thống dây treo thủy tinh thể (dây . . 6 Zinn) xuất phát từ nếp thể mi đến bám vào xích đạo, bao trước và bao sau thủy tinh thể [5]. Thủy tinh thể gồm các phần chính: - Bao: thủy tinh thể được bao bọc bởi một màng đáy trong suốt đàn hồi, màng này cho phép các phân tử nhỏ và nước đi qua. Bề dày của màng bao thay đổi tùy theo vùng, dày nhất khoảng 23μm ở gần xích đạo cả bao trước và bao sau, mỏng nhất ở cực sau khoảng 4μm. Biểu mô thủy tinh thể nằm ngay sau bao trước thủy tinh thể. Các tế bào biểu mô thủy tinh thể này chuyển hóa tích cực và sinh sản ra các tế bào mới biệt hóa thành các sợi thủy tinh thể. - Vỏ: không có ranh giới hình thái rõ rệt cho phép phân biệt vỏ và nhân, sự chuyển tiếp từ vùng này sang vùng khác là dần dần. - Nhân: + Nhân phôi: gồm các sợi thủy tinh thể nguyên phát. + Nhân thai: gồm nhân phôi và các sợi thứ phát thêm vào trước khi sinh. + Nhân trẻ em: gồm nhân thai và các sợi thêm vào sau sinh đến 4 tuổi. + Nhân trưởng thành: gồm các nhân hình thành trước đó và các sợi thêm vào đến trước tuổi dậy thì [11]. 1.1.2. Sinh lý thủy tinh thể Thủy tinh thể phát triển liên tục suốt cuộc sống của con người: - Khi mới sinh, đường kính thủy tinh thể là 6,4mm, chiều dày trung tâm là 3,5 mm và nặng khoảng 90mg. Ở người trưởng thành, thủy tinh thể có đường kính là 9mm, chiều dày trung tâm là 5mm và nặng khoảng 255mg. . . 7 - Độ dày của lớp vỏ thủy tinh thể tăng theo tuổi đồng thời tuổi càng cao độ cong của thủy tinh thể cũng tăng dần khiến cho công suất khúc xạ hội tụ cũng tăng dần lên. Thủy tinh thể có khả năng điều tiết nghĩa là có thể làm thay đổi tiêu điểm để có thể nhìn rõ được hình ảnh của vật ở các khoảng cách khác nhau. Điều tiết xảy ra khi có biến đổi hình dạng thủy tinh thể do tác động của cơ thể mi lên các sợi dây treo thủy tinh thể. Ở trẻ em dây treo chắc hơn ở người lớn. Càng lớn tuổi, dây treo càng trở nên mảnh và dễ đứt hơn. Hình dạng thủy tinh thể phần lớn biến đổi ở trung tâm của mặt trước. Bao trước ở trung tâm mỏng hơn ở ngoại vi và các sợi dây treo ở mặt trước bám gần trục thị giác hơn là các sợi dây treo ở mặt sau do đó phần trung tâm trở nên lồi ra khi có điều tiết. Điều tiết được chi phối bởi các sợi đối giao cảm của thần kinh vận nhãn [5]. 1.1.3. Giải phẫu học góc tiền phòng 1.1.3.1. Cấu tạo góc tiền phòng a: Đường Shwalbe, b: lưới bè, c: cựa củng mạc, d: dải thể mi Hình 1.2. Giải phẫu góc tiền phòng. (Nguồn: Kanski 2011, 7th ) [44]. . . 8 Góc tiền phòng là góc tưởng tượng giữa giác mạc và mống mắt. Là nơi tiếp giáp giác mạc và củng mạc, màng Descemet được thay thế bằng mạng lưới bè giác củng mạc. Như vậy, góc tiền phòng được cấu tạo bởi hai thành trước, sau và một đỉnh: - Thành trước thuộc giác mạc gồm: đường Schwalbe, cựa củng mạc, vùng bè (có ống Schlemm nằm trong vùng bè). - Thành sau thuộc mống mắt gồm: gợn sóng đầu tiên của mống mắt gắn vào thể mi (chân mống mắt). Góc đóng là do gợn sóng đầu tiên này gắn vào thành trước của góc. - Đỉnh góc: là phần cơ thể mi (dải thể mi) trước khi chân mống mắt dính vào. 1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến góc tiền phòng - Tuổi: Glôcôm góc đóng thường gặp ở người 35 – 40 tuổi trở lên, tỷ lệ glôcôm góc đóng nguyên phát tăng lên theo tuổi, đặc biệt sau 50 tuổi [3]. - Giới: tỉ lệ góc có khả năng đóng cao hơn ở nữ giới và tỉ lệ bị góc đóng cấp ở nữ giới cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới [25],[40]. - Chủng tộc: Glôcôm góc đóng nguyên phát là hình thái hay gặp nhất ở các nước trong khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Ở các nước Âu, Mỹ tỷ lệ glôcôm góc đóng ít hơn glôcôm góc mở 2 – 2,5 lần [3]. - Tiền sử gia đình: di truyền theo cấu trúc giải phẫu, trong đó có độ sâu tiền phòng. - Kích thước thủy tinh thể: kích thước thủy tinh thể tăng dần theo quá trình phát triển của con người, sự tiếp xúc giữa mặt trước thủy tinh thể và đồng tử ảnh hưởng đến sự gia tăng nhãn áp [25]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất