Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phầ...

Tài liệu Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông thị tính tỉnh bình dương

.PDF
101
1
126

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔN G KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SINH THÁI GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG THỊ TÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG Mã số: NL-01-13 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Trung Thành Bình Dương, 2014 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 1. Khái niệm về nông nghiệp sinh thái .............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 1 3. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 11 4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 12 5. Cách tiếp cập ............................................................................................................... 12 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12 7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14 8. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 15 Chương 1: ........................................................................................................................ 16 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI .............................................................. 16 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.................................. 16 1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 16 2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................................. 24 3. Thực trạng môi trường ................................................................................................. 27 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................ 30 1. Thực trạng kinh tế........................................................................................................ 30 2. Dân số .......................................................................................................................... 31 3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................................. 31 III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TẠI LƯU VỰC SÔNG THỊ TÍNH .......................... 31 1. Dân số, đô thị ............................................................................................................... 31 2. Công nghiệp ................................................................................................................. 32 3. Nông, lâm nghiệp ........................................................................................................ 33 4. Du lịch .......................................................................................................................... 35 5. Giao thông ................................................................................................................... 35 Chương 2 ......................................................................................................................... 36 CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ............................................................. 36 I. HIỆN TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ...................... 36 1. Đất ruộng ..................................................................................................................... 36 2. Đất vườn đồi ................................................................................................................ 38 3. Nuôi trồng thuỷ sản ..................................................................................................... 38 II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ..... 39 Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 1 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . 1. Hiệu quả kinh tế từ sử dụng đất ................................................................................... 39 2. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 45 3. Hiệu quả môi trường .................................................................................................... 46 III. MỘT SỐ MÔ HÌNH TRANG TRẠI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SINH THÁI VÙNG LƯU VỰC SÔNG THỊ TÍNH ........................................ 46 1. Các mô hình trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái ............................ 47 2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mô hình trang trại ............................ 48 3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái............................................................................................................................ 49 Chương 3: ........................................................................................................................ 52 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN LƯU VỰC SÔNG THỊ TÍNH .................................................................................................. 52 I. CĂN CỨ, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN...................................................................... 52 1. Căn cứ .......................................................................................................................... 52 2. Quan điểm phát triển ................................................................................................... 52 II. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH ............................................................... 53 1. Nông nghiệp nội đô thị ................................................................................................ 53 2. Nông nghiệp ngoại vi đô thị ........................................................................................ 66 III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ..................................................................... 75 1. Thực hiện quy hoạch và bố trí sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái ................ 75 2. Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất ..................................................................... 76 3. Giải pháp về vốn và đầu tư thực hiện xã hội hoá các hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lưu vực sông Thị Tính ................................. 77 4. Giải pháp về khoa học - công nghệ ............................................................................. 77 5. Giải pháp về bảo vệ môi trường .................................................................................. 78 6. Giải pháp về xây dựng hệ thống cơ cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội .. 79 7. Giải pháp về thị trường ................................................................................................ 80 8. Giải pháp về cơ chế, chính sách .................................................................................. 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 82 1. Kết luận........................................................................................................................ 82 2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 83 Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 2 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương ................................. 17 giai đoạn 2000-2010 ...................................................................................................... 17 Bảng 1.2: Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000-2010 ...................................................................................................................... 17 Bảng 1.3: Đặc điểm cơ bản của lưu vực sông Thị Tính ................................................ 21 Bảng 1.4: Các loại đất và diện tích trên lưu vực sông Thị Tính.................................... 24 Bảng 1.5: Lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải công nghiệp lưu vực sông Thị Tính................................................................................................................. 28 Bảng 1.6: Lưu lượng và tải lượng nước thải sinh hoạt lưu vực sông Thị Tính ............. 29 Bảng 1.7: Tỷ trọng đóng góp hiện tại của các nguồn thải chính vào sông Thị Tí nh .... 29 Bảng 1.8: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp lưu vực sông Thị Tính ........................ 30 Bảng 1.9: Dự báo các KCN, CCN trên lưu vực sông Thị Tính đến 2020 ..................... 33 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất vùng lưu vực sông Thị Tính .................................... 38 Bảng 2.2: Hiệu quả kinh tế LUT 2 Lúa ......................................................................... 39 Bảng 2.3: Hiệu quả kinh tế LUT 1 Lúa ......................................................................... 40 Bảng 2.4: Hiệu quả kinh tế LUT 1 Lúa - màu ............................................................... 41 Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày ............. 42 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế LUT cây ăn quả ................................................................. 42 Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế LUT vườn tạp .................................................................... 44 Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế LUT nuôi trồng thuỷ sản ................................................... 44 Bảng 2.9: Thực trạng đất đai một số mô hình trang trại ................................................ 47 Bảng 2.10: Hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại ............................................... 48 Bảng 3.1: Phương thức SXKD cho các hình thức tổ chức sản xuất .............................. 76 Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 3 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1: Ranh giới hành chính lưu vực sông Thị Tính ...............................................20 Hì nh 1.2: Phân bố cao độ lưu vực sông Thị Tính..........................................................23 Hình 1.3: Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Thị Tính...................................................25 Hình 1.4: Bản đồ thuỷ văn lưu vực sông Thị Tính........................................................26 Hì nh 1.5: Dự kiến dân số tại lưu vực sông Thị Tính.....................................................32 Hình 2.1: Bản đồ sử dụng đất lưu vực sông Thị Tính...................................................37 Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 4 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Bảo vệ thực vật: BVTV 2. Biến đổi khíhậu: BĐKH 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Bộ TN&MT 4. Câu lạc bộ: CLB 5. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: CN-TTCN 6. Tổ chức Nông lương thế giới: FAO 7. Tổng thu nhập quốc dân: GDP 8. Loại hình sử dụng đất: LUT 9. Nuôi trồng thuỷ sản: NTTS 10. Kế hoạch sử dụng đất: KHSDĐ 11. Kinh tế - xã hội: KT-XH 12. Niên giám thống kê: NGTK 13. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: NN-PTNT 14. Quy hoạch sử dụng đất: QHSDĐ 15. Tổ chức thương mại thế giới: WTO 16. Thành phố Hồ Chí Minh: TP.HCM 17. Thương mại – Dịch vụ: TM-DV 18. Ủy ban nhân dân: UBND Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 5 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Đơn vị: Khoa Môi trường THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo về môi trường lưu vực sông Thị Tính - Mã số: NL-01-13 - Chủ nhiệm: ThS. Đặng Trung Thành - Đơn vị chủ trì: Khoa Môi trường - Thời gian thực hiện: tháng 4/2013 - 8/2014 2. Mục tiêu: Các mô hình nông nghiệp sinh thái và giải pháp phát triển các mô hì nh này, nhằm hạn chế các nguồn thải từ nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính. Các mô hình sản xuất có chu kỳ sinh trưởng ngắn (dưới 12 tháng) như: trồng rau thuỷ canh, rau ăn lá, cây kiểng, hoa kiểng, nuôi lươn, nuôi cá... 3. Tính mới và sáng tạo: Nghiên cứu tổng hợp và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái nhằm góp phần bảo vệ môi trường cho một vùng sinh thái liên quan đến nhiều đơn vị hành chính cấp huyện thuộc lưu vực sông Thị Tính, mà trước đây trên địa bàn chưa có tác giả nào thực hiện 4. Kết quả nghiên cứu: Khảo sát, đề xuất giải pháp cải tiến các mô hì nh, nhằm khuyến cáo địa phương về thực trạng, khả năng phát triển và định hướng phát triển. 5. Sản phẩm: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng thuật tài liệu, báo cáo chuyên đề 1,2,3 và bài báo trên Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Báo cáo, tài liệu hội thảo. Đơn vị chủ trì (chữ ký, họ và tên) Ngày tháng năm 2014 Chủ nhiệm đề tài (chữ ký, họ và tên) Đặng Trung Thành Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 6 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . MỞ ĐẦU 1. Khái niệm về nông nghiệp sinh thái Trước hết cần hiểu rõ khái niệm hệ sinh thái. Odum (1971) đã định nghĩa hệ sinh thái là “một cấu trúc và chức năng của tự nhiên”. Ehrlich và Roughgarden (1987) cho rằng hệ sinh thái là “mối quan hệ giữa các tổ chức và môi trường sinh học và vật chất của chúng”. Như vậy, sinh thái đề cập đến tính chất tự nhiên, vốn có của một hệ thống cân bằng giữa các yếu tố sự sống và môi trường tự nhiên tồn tại trên trái đất của chúng ta [1]. Theo Miguel A. Altieri (2001), nông nghiệp sinh thái là một khoa học nông nghiệp sử dụng lý thuyết sinh thái để nghiên cứu, thiết kế, quản lý và đánh giá hệ thống nông nghiệp đạt được năng suất và đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn lực. Nông nghiệp sinh thái nghiên cứu và đánh giá hệ thống nông nghiệp từ ba khía cạnh sinh thái, kinh tế và xã hội để nhằm đạt được ba mục tiêu: môi trường (trong sạch, không ô nhiễm), kinh tế (năng suất - chất lượng - hiệu quả) và xã hội (xoá đói giảm nghèo - tạo việc làm - công bằng xã hội). Để đạt được các mục tiêu trên, nông nghiệp sinh thái dựa vào nền tảng khoa học của sự phát triển bền vững trong đó sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống của nó hướng tới việc duy trì mối quan hệ cân bằng, bền vững của các yếu tố trong hệ sinh thái bao gồm những cơ thể sống của con người, cây trồng, vật nuôi và các yếu tố môi trường tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, nước, năng lượng…[1]. Khái niệm về nông nghiệp sinh thái không chỉ được hiểu theo tiếp cận mục tiêu mà còn có thể được xem xét theo tiếp cận phương pháp sản xuất. Theo tiếp cận mục tiêu, nông nghiệp sinh thái đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống và nó cũng là một trong các phạm trù của nông nghiệp bền vững - một khái niệm cơ bản, quan trọng khác cũng xuất hiện vào thời điểm đó. Theo tiếp cận về phương pháp sản xuất, nông nghiệp sinh thái là phương thức sản xuất nông nghiệp sinh học hoặc hữu cơ, nhằm vào mục tiêu bảo vệ môi trường và duy trì các mối cân bằng của đất và hệ sinh thái nông nghiệp [1]. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Nước ngoài Trong những thập niên gần đây nông nghiệp sinh thái phát triển nhanh, nhất là ở các quốc gia phát triển. Ở Hoa kỳ, từ 1980 đến 1990 nông nghiệp sinh thái tăng trên 10%, ở Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sĩ cũng tăng mạnh. Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 1 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . Trong thời kỳ này một số nước ở châu Phi, nông nghiệp sinh thái cũng bắt đầu xây dựng tại các quốc gia như: Ghana, Zaire, Zambia,... với sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế và các quốc gia phát triển. Các năm 1980-1990 nhiều tổ chức phát triển của các nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ nhiều dự án ở châu Phi, Á, Mỹ Latinh. Nhiều tổ chức quốc tế về nông nghiệp sinh thái ra đời, thúc đẩy việc nghiên cứu về vấn đề này. Các tổ chức phi chính phủ tham gia vào phong trào này ngày càng đông từ thực tiễn phát triển nông nghiệp sinh thái của các nước có thể rút ra mặt tích cực của nông nghiệp sinh thái: Nông nghiệp sinh thái có hiệu quả và tính cạnh tranh cao hơn nông nghiệp sử dụng các phân bón vô cơ, các chất hóa học; nhất là trong những ngành rau, thuỷ sản, gia cầm, lợn. Nông nghiệp sinh thái ở các nước đang phát triển nhằm tạo an ninh thực phẩm, việc làm, môi trường còn ở các nước đang phát triển thì nhằm vào chất lượng cao, cảnh quan, bảo vệ môi trường [1]. Theo các dự báo công nghệ trong nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Châu á là một vùng có nhiều châu thổ đông dân; vấn đề phát triển của các châu thổ này từ lâu đã là một lĩnh vực mà nhiều ngành khoa học quan tâm. Trước sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp đô thị ở các nước có tốc độ đô thị hoá rất cao, nhiều tổ chức trên thế giới đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu và có hỗ trợ chương trình này. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thông qua các chương trình định hướng nghiên cứu các hoạt động nông nghiệp, hỗ trợ chính sách, trợ giúp kỹ thuật xây dựng các đặc trưng về nông nghiệp sinh thái. Ngoài ra, còn nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ nghiên cứu vấn đề này, như: UNDP, IDRC, WB,... Bên cạnh đó, một số tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc như: UNHCR, UNICEF, UNWHO cũng tham gia vào nghiên cứu. Gần đây, trong nghiên cứu được công bố ngày 8/4/2011, Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước hạn chế phương pháp canh tác công nghiệp trong nông nghiệp sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, đồng thời tăng cường phương thức canh tác nông nghiệp sinh thái để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Ông Oliver De Schutter, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về lương thực, nhấn mạnh để nuôi sống 9 tỷ người trên hành tinh vào năm 2050, thế giới cần áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp hiệu quả nhất. Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, phương thức canh tác nông nghiệp sinh thái hiệu quả hơn nhiều so với phương thức canh tác sử dụng phân bón hoá học để tăng sản lượng lương thực ở các khu vực đói nghèo. Tăng cường các kỹ thuật canh tác tự nhiên là phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững duy nhất để tránh khủng Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 2 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . hoảng lương thực trong tương lai. Nghiên cứu của Liên hợp quốc không chỉ khuyến khích canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ mà còn nhấn mạnh nông dân có thể tăng gấp đôi sản lượng lương thực trong vòng 10 năm nhờ sử dụng phương thức canh tác nông nghiệp sinh thái đơn giản. Nghiên cứu của Liên hợp quốc lưu ý rằng, thế giới phát triển phương thức canh tác nông nghiệp hiện đại trong thập kỷ 20 của thế kỷ XX với tư duy rằng nguồn cung cấp dầu mỏ giá rẻ sẽ không bao giờ cạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, phát triển phương thức canh tác nông nghiệp ít phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch ngày càng có triển vọng hứa hẹn hơn nhiều. Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, các nông dân sản xuất nhỏ tăng sản lượng lương thực sẽ là nhân tố quyết định tăng sản lượng lương thực toàn cầu và có thể đáp ứng nhu cầu của con người vào năm 2050. 2.2. Trong nước Nông nghiệp Việt Nam, trong khoảng hai thập kỷ qua, nhờ chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp của Nhà nước và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tuy nhiên, việc đầu tư năng lượng hoá thạch trong thâm canh cao ở các vùng đồng bằng Sông Hồng, Sông Cửu Long và duyên hải miền Trung cũng đã và đang làm nảy sinh các vấn đề môi trường trong phát triển nông nghiệp bền vững của các vùng trọng điểm nông nghiệp này. Cùng với tình hình chung của Thế giới, tùy theo thời kỳ và tiến trình phát triển, nền nông nghiệp nước ta cũng xuất hiện nhiều loại hình và phương thức sản xuất, canh tác như: nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị,... Và một xu hướng mới trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững đã xuất hiện vào cuối những năm 70, đó là nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ [1]. Việt Nam là một nước nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm khá lớn (khoảng 20%) trong cơ cấu nền kinh tế, nhiều mặt hàng nông sản của nước ta đã chiếm được vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới. Song nhìn chung, nông nghiệp của nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu và còn nhiều hạn chế. Các phương thức, quy trình sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị,... đối với nước ta còn nhiều mới mẻ, mặc dù đã và đang được định hình, nhưng chưa được quan tâm để phát triển, chưa có các quy hoạch cụ thể, còn mang tính Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 3 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . tự phát và thiếu sự gắn kết trong quá trình phát triển. Nông nghiệp sinh thái ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt,... đều có và đang xây dựng phát triển, nhưng chưa được quy hoạch cụ thể, tuỳ theo điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng vùng mà mỗi nơi có những nét khác nhau. Ở vị trí trung tâm kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, là đầu mối giao thông, giao lưu hàng hóa, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái. Trên khắp các xã ngoại thành, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cho thu nhập cao, là vành đai thực phẩm của thủ đô. Nông nghiệp đã bước đầu phát triển theo hướng đô thị sinh thái được áp dụng khoa học công nghệ cao, sạch trong sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp TP đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, được trình bày vào ngày 21/02/2012: mục tiêu phát triển nông nghiệp của Hà Nội đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là1,5-2,0%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 1,2-1,5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tổng GDP của TP năm 2015 chiếm 3-4%, năm 2020 là 2-2,5%. Giá trị sản xuất bình quân/1ha đất nông nghiệp năm 2015 là trên 231 triệu đồng, năm 2020 trên 340 triệu đồng Hà Nội “đất hẹp người đông”, không có nhiều đất nông nghiệp nên phải chọn lựa các thế mạnh để phát triển. Gắn nông nghiệp với sinh thái, tạo ra vùng du lịch, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới và đô thị hoá. Tạo ra hàng hoá, phục vụ đô thị, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mục tiêu chung, nông nghiệp Hà Nội hướng tới là nông nghiệp hiện đại, sinh thái. Ở Đà Lạt, tập trung cho hoa, cây cảnh và rau á nhiệt đới, nông nghiệp sinh thái chuyển mạnh sang phục vụ du lịch và xuất khẩu. Ở thành phố Hồ Chí Minh nông nghiệp sinh thái phát triển mang đặc trưng của thành phố siêu đô thị, sản phẩm của nó chủ yếu là rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi bò sữa… và các ngành dịch vụ nông nghiệp. Nông nghiệp nội thị và ven đô thành phố hàng năm cung cấp khoảng 28.858 tấn thịt lợn, 4.461 tấn thịt trâu bò, 10.632 tấn thịt gia cầm, 180-200 ngàn tấn rau… đáp ứng từ 10-20% nhu cầu tại chỗ của dân cư đô thị. Các nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái cũng đã được chú ý bắt đầu từ những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà khoa học về nông nghiệp của Viện Khoa học Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 4 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Viện Di truyền nông nghiệp,... đã tiến hành một số nội dung nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái bền vững nhằm góp phần phát triển nông nghiệp của các tỉnh thành theo hướng bền vững. Năm 2003 thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nội dung Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh; năm 2004 thành phố Hà Nội đã triển khai đề tài nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở khu vực ngoại thành Hà Nội phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Bình Dương, được cả nước và quốc tế biết đến đó là nơi “khơi nguồn” cho phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại và đô thị với những khu công nghiệp (KCN) hiện đại như: KCN Việt Nam – Singapore, KCN Sóng Thần, KCN Việt Hương, Khu Du lịch Đại Nam, thành phố mới Bình Dương,... Trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, tỉnh cũng có những địa danh nổi tiếng từ lâu đó là: các vườn cây ăn trái đặc sản kết hợp du lịch sinh thái miệt vườn Lái Thiêu (Thuận An, Tân Uyên), các làng nghề thủ công mỹ nghệ (Thuận An), các cánh rừng cao su ngút ngàn (Tân Uyên, Bến Cát),... Dự kiến đến năm 2020 (theo quy hoạch các đơn vị hành chính được duyệt), Bì nh Dương là đô thị loại I vàtrở thành thành phố trực thuộc Trung ương; gồm có 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, trị trấn (39 xã, 60 phường, 13 thị trấn). Trong đó: các quận nội thành: quận Thủ Dầu Một (9 phường), quận mới (9 phường), quận Dĩ An (9 phường), quận Thuận An (10 phường), quận Bến Cát (13 phường), quận Tân Uyên (10 phường); các huyện ngoại thành: huyện Bàu Bàng (3 thị trấn, 7 xã), huyện Bắc Tân Uyên (2 thị trấn, 10 xã), huyện Dầu Tiếng (4 thị trấn, 13 xã), huyện Phú Giáo (4 thị trấn, 10 xã). Như vậy, lưu vực sông Thị Tính trong tương lai sẽ là trung tâm hành chính, văn hóa, xã hội của tỉnh tỉnh Bình Dương khi quận mới (thành phố mới), quận Bến Cát vàQuận Tân Uyên hì nh thành. Mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại hóa; sản xuất hàng hóa có khối lượng lớn, an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và quá trình đô thị hóa. Một số công trình trọng điểm của ngành nông nghiệp đang được triển khai xây dựng như: Dự án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái, Hiếu Liêm, Thái Hoà, An Điền,... Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 5 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . Đây là các định hướng chiến lược lớn của ngành và tỉnh; tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu chi tiết các mô hình sản xuất nông nghiệp trên từng địa bàn cụ thể để đề xuất phát triển mở rộng nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, phù hợp với điều kiện của từng địa bàn (đô thị, nông thôn), tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường sinh thái. * Nhận xét chung: Có thể nói nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là hướng tới hiệu quả và bền vững trong sản xuất với 3 thành phần cơ bản sau: - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. - Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người cho cả đời sau. - Bền vững thể hiện tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Nghiên cứu về một hệ thống sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững ở nước ta còn rất mới mẻ, yêu cầu đặt ra là cần phải được làm rõ và định hướng phát triển nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các mô hình nông nghiệp theo hướng sinh thái nhằm giảm thiểu ô nhiễm do việc sử dụng phân bón, các chất thải trong sản xuất nông nghiệp trên lưu vực sông Thị Tính, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Bình Dương là yêu cầu cần thiết không chỉ của riêng tỉnh Bình Dương mà còn là nhu cầu của nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trong cả nước. 2.3. Một số đề tài nghiên cứu khoa học cóliên quan a. Các tỉnh, thành: - Mô hình vùng nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái ở Hà Nội những năm 2020 nhìn từ kinh nghiệm của Bangkok, Thái Lan (bài báo, bản tin); Bài báo đánh giá những kinh nghiệm của Bangkok trong phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái từ đó vận dụng vào điều kiện của Hà Nội để đề xuất những vùng phát triển nông nghiệp trong tương lai đến năm 2020, trong đó đề xuất việc hình thành các vùng nông nghiệp vệ tinh gắn chặt với các khu đô thị mới được phát triển đan xen với các vùng nông thôn là rất cần thiết và phù hợp với đòi hỏi của việc phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái ở Hà Nội. Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 6 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . - Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh (đề tài nghiên cứu; Viện Kinh tế TP.HCM); Đề tài xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; trong đó các mô hình tập trung nghiên cứu và đề xuất là rau an toàn, hoa, cây kiểng, cá cảnh, chăn nuôi bò sữa và các ngành dịch vụ nông nghiệp. - Nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả kỹ thuật trồng cây ăn trái trong chậu phục vụ sinh thái cảnh quan đô thị (đề tài nghiên cứu; Sở Khoa học công nghệ TP.HCM); Đề tài nghiên cứu và xây dựng kỹ thuật trồng một số loại cây ăn trái có khả năng thích hợp với điều kiện sống trong các không gian, đất đai giới hạn nhưng vẫn cho giá trị sản phẩm với năng suất không bị suy giảm nhiều; tuy nhiên mang lại giá trị về cảnh quan và môi trường sinh thái. Các loại cây chủ yếu là: cam, quýt, táo, ổi,… - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái ở thành phố Thái Nguyên (luận văn Cao học; Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội); Đề tài luận giải về nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái; đánh giá tình hình sử dụng đất và đề xuất một số mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái để phát triển ở thành phố Thái Nguyên. Phân thành 2 khu vực chính là: + Nội đô thị (các phường trung tâm) phát triển các mô hình: nhà vườn, mô hình canh tác không dùng đất, mô hình hoa cây kiểng trong chậu và các mô hình kết hợp dịch vụ nhà hàng. + Ngoại vi đô thị (ven đô), tập trung các mô hình: trang trại trồng rau, hoa quả, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra nông sản có chất lượng cao, cung cấp sản phẩm tươi sống cho cư dân đô thị; đồng thời còn triển khai các hoạt động nông nghiệp sinh thái như các khu rừng, công viên, đồng cỏ,… phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, giá trị sản xuất đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích - Nghiên cứu phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng (đề tài nghiên cứu sinh; khóa 2007-2012); Đề tài nghiên cứu và đề xuất các mô hình nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng tập trung vào các loại: rau sạch, sinh vật cảnh, dịch vụ kết Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 7 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . hợp giải trí,... chủ yếu phục vụ dân cư đô thị của thành phố và một số sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế xuất khẩu trong và ngoài nước. Phân vùng địa lý cho các loại sản phẩm. - Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010 (đề tài khoa học; UBND TP Hà Nội); Nội dung đề tài: Một là đánh giá thực trạng và quá trình đổi mới nông nghiệp nông thôn Hà Nội 20 năm qua (1985-2005) đặc biệt là giai đoạn 2001-2005. Hai là đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hoá nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Định hướng cho phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái Hà Nội giai đoạn 20062010 là: Tạo bước đột phá, với tốc độ phát triển nhanh, phấn đấu đạt mục tiêu dẫn đầu cả nước. Tập trung phát triển một số sản phẩm chính như rau xanh, thịt gia cầm, thịt lợn nạc, thủy sản với số lượng lớn, chất lượng cao; Công nghiệp hoá từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản chủ lực và hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ ở nông thôn. b. Tỉnh Bình Dương: - Nghiên cứu xử lý sau thu hoạch đối với một số loại rau chính ở Bình Dương nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đề tài NCKH; Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ, 2009-2010); Nội dung đề tài: (1) Điều tra, khảo sát hiện trạng canh tác và vệ sinh an toàn thực phẩm trên một số loại rau chính ở tỉnh Bình Dương. (2). Nghiên cứu một số biện pháp xử lý và bảo quản rau nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài thời gian bảo quản của một số loại rau sản xuất tại Bình Dương như biện pháp khử trùng bằng anolyte, ozon, và các chất xử lý khác (KMnO4; acid citric). (3). Nghiên cứu các biện pháp thu hái, bao gói, tạo độ ẩm; nghiên cứu hoàn thiện quy trình xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. (4). Xây dựng các quy trình xử lý sau thu hoạch đối với rau ăn lá và ăn quả. - Nghiên cứu sản xuất cải ngọt và khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ trên vùng đất xám của tỉnh Bình Dương (đề tài NCKH; Sở Nông nghiệp và PTNT; 2008-2010); Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 8 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . Nội dung đề tài: (1). Xác định vùng đất đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ. Phân tích đánh giá đất, nguồn nước tưới để xác định vùng đất đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ. (2). Nghiên cứu sản xuất cải ngọt và khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ. Xác định loại phân hữu cơ thích hợp trong sản xuất cải ngọt và khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ. Xác định lượng phân hữu cơ bón gốc thích hợp trong sản xuất cải ngọt và khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ. Xác định công thức phối hợp giữa lượng phân hữu cơ bón gốc kết hợp với xử lý đất và phun qua lá phân bón WEHG bổ sung thích hợp trong sản xuất cải ngọt và khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ - Điều tra khảo sát tình hình tài nguyên cây thuốc tỉnh Bình Dương (đề tài NCKH; Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM; 2008-2010); Nội dung đề tài: (1). Điều tra tất cả các cây thuốc trên địa bàn tỉnh và vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc. Từ đó khoanh vùng, bảo tồn và định hướng phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm trên địa bàn tỉnh, chọn lọc các cây thuốc bài thuốc hay, mới hiệu quả trong việc điều trị chữa trị nhằm góp phần đem lại lợi ích đích thực cho tỉnh Bình Dương. (2). Định danh và chuẩn hóa danh pháp sau đó di dời trồng bảo tồn tại Trung tâm sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh. - Xây dựng mô hình trình diễn nuôi rắn Rivoi trên địa bàn huyện Phú Giáo (Dự án ứng dụng tiến bộ KHCN; Trạm Khuyến nông; 2008-2010); Dự án đi vào xây dựng mô hình: cung cấp rắn giống và tập huấn kỹ thuật nuôi rắn cho các hộ dân tham gia dự án, hỗ trợ 40% chi phí mua giống và 20% chi phí vật tư. - Xây dựng mô hình trồng rau theo hướng công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương (loại hình: đề tài nghiên cứu khoa học; cơ quan nghiên cứu: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2008-2009); Kết quả đề tài: xây dựng một số mô hình trồng rau bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong các công đoạn sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng, giá trị sản phẩm, tập trung vào các loại rau phổ biến như: rau cải, dưa leo, cà chưa,... - Dự án phát triển vùng cây ăn quả đặc sản huyện Thuận An (Sở Nông nghiệp vàPTNT; 2008-2009); Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính 9 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . Kết quả dự án: xây dựng chí nh sách hỗ trợ phục hồi và phát triển vườn cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An đã và đang thực hiện, nhằm mục đích phát triển vườn cây ăn trái phải gắn liền với phát triển du lịch sinh thái, du lịch vườn và bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực vườn cây, nhằm phục vụ cho du khách đến tham quan, vui chơi giải trí ở trong vườn, tạo nhiều hoạt động phong phú cho khu du lịch. - Thiết kế quy hoạch khu du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu theo hướng phát triển bền vững (đề tài NCKH; Viện KH&CN và Quản lý Môi trường; 2008-2009); Kết quả đề tài: (1) Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và thách thức phát triển DLST Lái Thiêu; (2) Xây dựng các mô hình du lịch vườn cây ăn trái Lái Thiêu (bao gồm xây dựng mô hình du lịch tại khu vực; xây dựng các tuyến du lịch nội - ngoại huyện). - Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất bưởi theo VietGAP tại xã Bạch Đằng, Tân Uyên, Bình Dương (đề tài NCKH; Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ; 2009); Kết quả đề tài: (1) Đánh giá thực trạng về sản xuất bưởi trên địa bàn xã Bạch Đằng về các lợi thế, ưu điểm và hạn chế, tồn tại; (2). Xây dựng kỹ thuật, qui trình canh tác bưởi tại xã Bạch Đằng theo các tiêu chuẩn về nông nghiệp tốt. - Xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật nuôi thủy sản thâm canh tại HTX cao su Nhật Hưng, Tân Bình, Tân Uyên, Bình Dương (đề tài NCKH; HTX cao su Nhật Hưng; 2009); Kết quả đề tài: trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng lên qui trình kỹ thuật nuôi thủy sản thâm canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích mặt nước ở HTX cao su Nhật Hưng huyện Tân Uyên; từ đó cho phép nhân rộng mô hình ở những địa bàn có điều kiện sản xuất tương tự. - Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học sản xuất meo nấm và nấm ăn thương phẩm; Trung tâm khuyến nông tỉnh; 2009); Dự án theo chương trình khuyến nông nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia sản xuất về meo nấm và nấm thương phẩm với mục tiêu nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất. - Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây măng cụt, sầu riêng (đề tài NCKH; Viện cây ăn quả miền Nam; 2008-2009); Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ 10 môi trường lưu vực sông Thị Tính Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . Kết quả đề tài đạt được: (1) Nghiên cứu nguồn gen quý của cây măng cụt và cây sầu riêng trên địa bàn huyện Thuận An về các ưu nhược điểm của giống cây bản địa (2) Xây dựng các kỹ thuật, giải pháp bảo tồn của 2 loại cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Tóm lại: trong những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ; trong lĩnh vực khoa học – công nghệ của tỉnh đã có nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp; Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi vào nghiên cứu và đề xuất các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái nhằm góp phần bảo vệ môi trường cho một vùng sinh thái liên quan đến nhiều huyện; đặc biệt là lưu vực sông Thị Tính, khu vực sẽ có những chuyển động nhanh nhất, về hành chí nh, giáo dục, văn hóa, xã hội trong giai đoạn 5 đến 10 năm tới 3. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái hiện đang trở thành xu hướng phát triển phổ biến của nông nghiệp ở các quốc gia, nhất là các vùng đô thị và ở các nước đang phát triển. Theo nhận xét của các nhà nghiên cứu, đây là một xu thế tất yếu của lịch sử: do đời sống con người ngày được nâng cao, nhu cầu ăn no, mặc ấm không còn là ước muốn; mà chuyển sang ăn ngon, mặc đẹp, vui chơi, thưởng ngoạn, giải trí. Cho nên các sản phẩm nông nghiệp dần dần đi sâu vào chất lượng, giá trị, tự nhiên (sinh thái) để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Nông nghiệp theo hướng sinh thái là nền nông nghiệp dựa trên phương thức sản xuất giảm sử dụng các hóa chất, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, độ an toàn và sự bền vững về môi trường sinh thái. Tại Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá nhanh đến chóng mặt, diện tích đất nông nghiệp hàng năm bị mất đi do chuyển sang các nhu cầu phi nông nghiệp hàng năm rất lớn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nông sản và đời sống nông dân. Vấn đề được đặt ra hiện nay cho các cấp chính quyền và nhà quản lý chuyên môn là nghiên cứu, tìm ra các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhưng phải đảm bảo môi trường trong sạch không gây tổn hại đến môi trường để khuyến khích người dân phát triển. Tỉnh Bình Dương, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, nhờ sớm xác định được các mục tiêu phát triển, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay tỉnh đã phát huy các lợi thế về nội lực Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ 11 môi trường lưu vực sông Thị Tính Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học . kết hợp với thu hút đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 15-16%/năm. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hiện ngành Tài nguyên và Môi trường đang lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) ở cả 3 cấp tỉnh – huyện – xã nhằm phân bổ sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, hiệu quả và bền vững; ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang lập Quy hoạch phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và nhiều quy hoạch các loại hình cây con chủ lực của tỉnh với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại hóa. Kết quả thực hiện của đề tài nhằm khuyến cáo với các cấp chính quyền và người dân địa phương trong sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường cho phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững. Kết quả của đề tài cũng là tài liệu khoa học được minh chứng từ thực tiễn, là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các ngành liên quan đến môi trường, nông nghiệp. 4. Mục tiêu nghiên cứu Các mô hình nông nghiệp sinh thái và giải pháp phát triển các mô hình này, nhằm hạn chế các nguồn thải từ nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính. Các mô hình sản xuất có chu kỳ sinh trưởng ngắn (dưới 12 tháng) như: trồng rau thuỷ canh, rau ăn lá, cây kiểng, hoa kiểng, nuôi lươn, nuôi cá... 5. Cách tiếp cập Vận dụng “Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp” (10 TCN 344 - 98) và “Quy trình quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp” (10 TCN 345 - 98) của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào một số công đoạn triển khai thực hiện đề tài như: công tác điều tra thực địa, thu thập thông tin nội nghiệp, ngoại nghiệp, phân tích, đánh giá... Kế thừa các tài liệu, số liệu, các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ có liên quan... 6. Phương pháp nghiên cứu (1). Thu thập thông tin, số liệu - Điều tra thu thập thông tin nội nghiệp: Khảo sát và đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ 12 môi trường lưu vực sông Thị Tính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng