Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tỷ lệ xuất hiện ống hóa võng mạc ngoài trên những mắt tân mạch hắc mạc ...

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ xuất hiện ống hóa võng mạc ngoài trên những mắt tân mạch hắc mạc do thoái hóa hoàng điểm tuổi già

.PDF
108
1
127

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ HỨA ANH HIẾU KHẢO SÁT TỶ LỆ XUẤT HIỆN ỐNG HÓA VÕNG MẠC NGOÀI TRÊN NHỮNG MẮT TÂN MẠCH HẮC MẠC DO THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ Ngành: Nhãn khoa Mã số: 8720157 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ THỊ HOÀNG LAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Hứa Anh Hiếu . . MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 4 1.1 GIẢI PHẪU HỌC VÙNG HOÀNG ĐIỂM ............................................ 4 1.1.1 Mƣời lớp võng mạc .......................................................................... 4 1.1.2 Võng mạc trung tâm ......................................................................... 5 1.2 TỔNG QUAN BỆNH THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ ......... 7 1.2.1 Đặc điểm lịch sử và dịch tễ học ....................................................... 7 1.2.2 Phân loại thoái hóa hoàng điểm tuổi già .......................................... 8 1.2.3 Triệu chứng lâm sàng của tân mạch hắc mạc do AMD ................... 9 1.2.4 Chẩn đoán tân mạch hắc mạc do AMD ......................................... 11 1.2.5 Điều trị............................................................................................ 14 1.3 ỨNG DỤNG CỦA CHỤP CẮT LỚP QUANG HỌC CỐ KẾT (OCT) 16 1.3.1 Chụp OCT và nguyên lý hoạt động: .............................................. 16 1.3.2 Những thay đổi điển hình của tân mạch hắc mạc do AMD có thể phát hiện trên OCT .................................................................................. 18 1.4 TỔNG QUAN VỀ ỐNG HÓA VÕNG MẠC NGOÀI ......................... 20 1.4.1 Đặc điểm ........................................................................................ 20 1.4.2 Sự hình thành của ORT .................................................................. 21 1.4.3 Diến tiến và đáp ứng điều trị của ORT .......................................... 23 1.4.4 Các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của ORT ............................ 24 1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ỐNG HÓA VÕNG MẠC NGOÀI .. 25 1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 25 1.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 26 . . Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27 2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 27 2.2 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 27 2.2.1 Dân số đích ..................................................................................... 27 2.2.2 Dân số chọn mẫu ............................................................................ 27 2.2.3 Mẫu nghiên cứu.............................................................................. 27 2.3 CỠ MẪU ................................................................................................ 27 2.4 PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU................................... 28 2.4.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................... 28 2.4.2 Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 28 2.4.3 Các bƣớc tiến hành nghiên cứu ...................................................... 29 2.4.4 Phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................. 31 2.5 ĐỊNH NGHĨA VÀ QUY ƢỚC CÁC BIẾN SỐ .................................... 31 2.5.1 Các biến số nền .............................................................................. 31 2.5.2 Các biến số khảo sát ....................................................................... 33 2.6 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................................... 40 2.6.1 Các biến định tính .......................................................................... 40 2.6.2 Các biến định lƣợng ....................................................................... 40 2.6.3 Các yếu tố dự đoán sự có mặt của ORT ........................................ 40 2.7 VẤN ĐỂ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .......................................... 41 2.8 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN................................................................... 41 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 42 3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU.................................................................................. 42 3.1.1 Đặc điểm dịch tễ............................................................................. 42 3.1.2 Các yếu tố nguy cơ toàn thân ......................................................... 44 3.1.3 Yếu tố nguy cơ trên mắt ................................................................. 45 . . 3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ...................................................................... 46 3.2.1 Thị lực ............................................................................................ 46 3.2.2 Kết quả test Amsler ........................................................................ 48 3.3 ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG TRÊN OCT ............................................ 49 3.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HIỆN DIỆN CỦA ORT .......... 50 3.4.1 Phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của ORT .................................................................................................. 50 3.4.2 Phân tích hồi quy đa biến sự ảnh hƣởng đồng thời của các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của ORT ....................................................... 54 Chƣơng 4: BÀN LUẬN................................................................................. 57 4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ ........................................................................... 57 4.1.1 Phân bố tuổi.................................................................................... 57 4.1.2 Giới tính ......................................................................................... 58 4.1.3 Các yếu tố nguy cơ ......................................................................... 59 4.1.4 Mắt bị bệnh .................................................................................... 61 4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ...................................................................... 62 4.2.1 Thị lực ............................................................................................ 62 4.2.2 Test Amsler .................................................................................... 64 4.3 ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG TRÊN OCT ............................................ 65 4.3.1 Dịch trong võng mạc và dịch dƣới võng mạc ................................ 65 4.3.2 Sẹo xơ dƣới võng mạc.................................................................... 68 4.3.3 Ống hóa võng mạc ngoài ............................................................... 69 4.4 MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, YẾU TỐ NGUY CƠ, LÂM SÀNG VÀ CÁC TỔN THƢƠNG TRÊN OCT VỚI SỰ HIỆN DIỆN CỦA ORT ............................................................................... 72 4.4.1 Các yếu tố liên quan với sự hiện diện của ORT ............................ 72 . . 4.4.2 Các yếu tố không liên quan đến sự hiện diện của ORT................. 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80 ĐỀ XUẤT ....................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BBT Bóng bàn tay BMST Biểu mô sắc tố BV Bệnh viện DK-VM Dịch kính – Võng mạc ĐNT Đếm ngón tay ST Sáng tối THHĐ Thoái hóa hoàng điểm TL Thị lực TTT Thủy tinh thể . . TIẾNG ANH AMD Age-related Macular Degeneration Thoái hóa hoàng điểm tuổi già AREDS Age-Related Eye Disease Study Nghiên cứu các bệnh lý mắt tuổi già BCVA Best-corrected visual acuity Thị lực chỉnh kính tối đa CME Cystoid Macular Edema Phù hoàng điểm dạng nang CNV Choroidal neovascularization Tân mạch hắc mạc CRVO Central Retinal Vein Occlusion Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc DME Diabetic Macular Edema Phù hoàng điểm đái tháo đƣờng FFA Fundus Fluorescein Angiography Chụp mạch huỳnh quang đáy mắt ICGA Indocyane Green Angiography Chụp mạch đáy mắt với Indocyane xanh IRF Intraretinal Fluid Dịch trong võng mạc MPS The Macular Photocoagulation Study Nghiên cứu quang đông hoàng điểm OCT Optical Coherence Tomography Chụp cắt lớp cố kết quang học ONL Outer Nuclear Layer Lớp nhân ngoài ORT Outer Retinal Tubulation Ống hóa võng mạc ngoài PCV Polypoidal Choroidal Vasculopathy Polyp mạch hắc mạc PDT Photodynamic Therapy Liệu pháp laser quang động . . PEDF Pigment Epithelium Derived Factor Yếu tố bắt nguồn từ biểu mô sắc tố (chống tạo mạch máu) PRN Pro re nata Chích và theo dõi RAP Retinal Angiomatous Proliferation Tăng sinh mạch trong võng mạc SD-OCT Spectral Domain OCT OCT dựa theo phổ SRF Subretinal Fluid Dịch dƣới võng mạc TD-OCT Time Domain OCT OCT dựa theo thời gian VEGF Vascular Endothelial Growth Factor Yếu tố phát triển nội mô mạch máu . . DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các lớp võng mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong ............................ 5 Hình 1.2: Các vùng võng mạc tƣơng ứng với cấu trúc mô học ........................ 6 Hình 1.3. Tổn thƣơng do CNV ....................................................................... 10 Hình 1.4. Sẹo dạng đĩa do CNV/AMD ........................................................... 10 Hình 1.5: FFA của CNV cổ điển..................................................................... 12 Hình 1.6: OCT của CNV do AMD ................................................................. 13 Hình 1.7. Nguyên lý cơ bản của OCT dựa trên phổ ánh sáng ........................ 17 Hình 1.8: OCT hoàng điểm ở một ngƣời bình thƣờng ................................... 18 Hình 1.9: Cirrus HD OCT Model 4000 của Carl Zeiss .................................. 18 Hình 1.10. Dịch trong võng mạc ..................................................................... 19 Hình 1.11. Dịch dƣới võng mạc ...................................................................... 19 Hình 1.12: Sẹo xơ dƣới võng mạc .................................................................. 20 Hình 1.13: Ống hóa võng mạc ngoài trên bệnh nhân CNV/AMD ................. 21 Hình 1.14. Ống hóa võng mạc ngoài (ORT) ................................................... 22 Hình 1.15: Quá trình hình thành ORT ............................................................ 22 Hình 1.16. Ống hóa võng mạc ngoài (ORT), nang trong võng mạc............... 23 Hình 1.17: ORT và sẹo xơ dƣới VM .............................................................. 24 Hình 2.1: Bảng Amsler mẫu với định thị trung tâm ....................................... 35 Hình 2.2: Các triệu chứng bất thƣờng trên Amsler do bệnh nhân vẽ lại ........ 36 Hình 2.3: Dịch dƣới võng mạc (SRF) trên mắt CNV/AMD........................... 37 Hình 2.4: Dịch trong võng mạc ....................................................................... 38 Hình 2.5: Sẹo xơ dƣới võng mạc .................................................................... 39 Hình 2.6: Ống hóa võng mạc ngoài ................................................................ 39 . . DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu............................................ 42 Bảng 3.2: Kết quả test Amsler ........................................................................ 48 Bảng 3.3: Liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và sự hiện diện của ORT .......... 50 Bảng 3.4: Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với sự hiện diện của ORT ..... 51 Bảng 3.5: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với sự hiện diện của ORT ...... 52 Bảng 3.6: Liên quan giữa tổn thƣơng trên OCT với sự hiện diện của ORT... 53 Bảng 3.7: Hồi quy đa biến các đặc điểm dịch tễ, yếu tố nguy cơ, lâm sàng và OCT với ORT ............................................................................................. 54 Bảng 4.1: Tuổi trung bình trong các nghiên cứu ............................................ 57 Bảng 4.2: Tỷ số giới tính trong các nghiên cứu .............................................. 58 Bảng 4.3: Mắt bệnh trong các nghiên cứu ...................................................... 62 Bảng 4.4: Thị lực trung bình của các nghiên cứu ........................................... 63 Bảng 4.5: Kết quả test Amsler trong các nghiên cứu ..................................... 64 Bảng 4.6: Dịch trong võng mạc và dịch dƣới võng mạc trong các nghiên cứu ................................................................................................................... 66 Bảng 4.7: Tỷ lệ sẹo xơ dƣới võng mạc trong các nghiên cứu ........................ 68 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Các yếu tố nguy cơ toàn thân của mẫu nghiên cứu .................... 44 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắt đã phẫu thuật thủy tinh thể ......................................... 45 Biểu đồ 3.3: Thị lực thập phân của mẫu nghiên cứu ...................................... 46 Biểu đồ 3.4: Phân nhóm thị lực....................................................................... 47 Biểu đồ 3.5: Đặc điểm tổn thƣơng trên OCT .................................................. 49 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 30 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là một bệnh lý thoái hóa võng mạc ảnh hƣởng chủ yếu đến hoàng điểm, đặc trƣng bởi drusen và thay đổi ở lớp biểu mô sắc tố, giai đoạn muộn của bệnh sẽ dẫn tới giảm thị lực không hồi phục[3]. AMD là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực không hồi phục trên ngƣời lớn tuổi ở các nƣớc phƣơng Tây. Tại châu Á, số lƣợng ngƣời mắc AMD đang tăng nhanh đáng kể và dần trở thành một nguyên nhân quan trọng gây mù [31]. AMD gồm 2 thể là thể khô (còn gọi là thể không xuất tiết) và thể ƣớt (còn gọi là thể tân mạch hay xuất tiết). Trong 2 thể này, AMD thể ƣớt chỉ chiếm 10% nhƣng chịu trách nhiệm cho 90% trƣờng hợp giảm thị lực trầm trọng [6]. Thời gian gần đây, liệu pháp điều trị kháng yếu tố phát triển nội mô mạch máu (liệu pháp anti-VEGF) đã đƣợc chứng minh tính hiệu quả trong ngăn ngừa giảm thị lực trầm trọng đối với AMD thể ƣớt và đã trở thành phƣơng pháp điều trị tiêu chuẩn có khả năng cải thiện thị lực đáng kể đặc biệt đối với phân nhóm Tân mạch hắc mạc (CNV) [59]. Trong những năm gần đây, việc áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong nhãn khoa đã hỗ trợ các nhà lâm sàng rất nhiều trong chẩn đoán cũng nhƣ theo dõi kết quả điều trị AMD. Kỹ thuật chụp cắt lớp cố kết quang học - Optical coherence tomography (OCT) với độ phân giải ngày càng cao đã giúp các nhà lâm sàng rất nhiều trong việc đánh giá sự thay đổi về hình thái của võng mạc qua các lát cắt. OCT là một kỹ thuật không xâm lấn, ít gây khó chịu cho bệnh nhân, chỉ mất rất ít thời gian để thực hiện một lần chụp. Quan trọng hơn, OCT còn có thể phát hiện, định lƣợng các biến đổi dù là rất nhỏ về hình thái hoàng điểm [20]. . . 2 Với sự ra đời của máy OCT dựa trên phổ (SD-OCT) có nhiều ƣu điểm vƣợt trội so với OCT cổ điển (TD-OCT), một cấu trúc mới đƣợc gọi là “Ống hóa võng mạc ngoài” (ORT) đƣợc Zweifel và cộng sự mô tả lần đầu vào năm 2009 trên nhiều bệnh lý võng mạc, gặp nhiều nhất trên những mắt CNV do AMD. Đây là một cấu trúc đƣợc hình thành do sự tái sắp xếp các tế bào cảm thụ quang và các tế bào Muller đáp ứng lại tổn thƣơng, thƣờng gặp trong các bệnh thoái hóa võng mạc và AMD tân mạch. Trƣớc đây, trong quá trình theo dõi điều trị CNV do AMD, ORT thƣờng bị nhầm lần với những nang dịch trong võng mạc - một dấu hiệu chỉ điểm cho tình trạng hoạt động của CNV nên thƣờng đƣợc tiếp tục điều trị với anti-VEGF. Tuy nhiên theo Zweifel, sự xuất hiện của ORT không phải là chỉ điểm cho tình trạng hoạt động của CNV do AMD nên không đáp ứng với điều trị này nên sự phát hiện ra ORT có thể giảm đi những điều trị không cần thiết cho bệnh nhân CNV do AMD [56]. Theo một số nghiên cứu về ORT, tiêu biểu là của Filho và Joo Yong Lee, tỷ lệ hiện mắc ORT trên những mắt CNV do AMD đã đƣợc nghiên cứu cùng với tƣơng quan thị lực giữa nhóm mắt có ORT và nhóm mắt không xuất hiện cấu trúc này. Ngoài ra, đáp ứng điều trị với kháng VEGF trên những mắt có ORT cũng đã đƣơc ghi nhận. Qua đó, các tác giả đã thể hiện rõ tầm quan trọng của ORT trong theo dõi điều trị và tiên lƣợng thị lực ở những mắt CNV do AMD [35] [23]. ORT là một khái niệm tƣơng đối mới, trên thế giới chƣa có nhiều nghiên cứu về cấu trúc này, hiện tại ở Việt Nam cũng chƣa có nghiên cứu nào ORT, đặc biệt là về ORT trong CNV do AMD. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tỷ lệ xuất hiện ống hóa võng mạc ngoài trên những mắt tân mạch hắc mạc do thoái hóa hoàng điểm tuổi già”. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ xuất hiện ống hóa võng mạc ngoài trên những mắt có tân mạch hắc mạc do thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Mục tiêu chuyên biệt Mô tả các đặc điểm dịch tễ của những bệnh nhân có tân mạch hắc mạc do thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Mô tả các hình thái sang thƣơng thƣờng gặp trên OCT của những mắt tân mạch hắc mạc do thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Xác định tỷ lệ xuất hiện ống hóa võng mạc ngoài trên những mắt tân mạch hắc mạc do thoái hóa hoàng điểm tuổi già và các yếu tố liên quan đến sự hiện diện của ống hóa võng mạc ngoài. . . 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1 GIẢI PHẪU HỌC VÙNG HOÀNG ĐIỂM 1.1.1 Mƣời lớp võng mạc Mƣời lớp của võng mạc bản chất là sự sắp xếp xen kẽ nhau của các nhóm tế bào thần kinh võng mạc nhằm mô tả hoạt động của chúng. Theo thứ tự từ trong ra ngoài, những lớp này bao gồm:[2] - Màng giới hạn trong - Lớp sợi thần kinh - Lớp tế bào hạch - Lớp rối trong - Lớp nhân trong - Lớp rối ngoài - Lớp nhân ngoài - Màng giới hạn ngoài - Các đoạn trong và ngoài của tế bào nón và tế bào que - Biểu mô sắc tố và màng đáy của nó . . 5 Hình 1.1: Các lớp võng mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong 1. Biểu mô sắc tố võng mạc, 2. Tế bào cảm thụ ánh sáng, 3. Màng ngăn ngoài, 4. Lớp nhân ngoài, 5. Lớp rối ngoài, 6. Lớp nhân trong, 7. Lớp rối trong, 8. Lớp tế bào hạch, 9. Lớp sợi thần kinh, 10. Màng ngăn trong. Nguồn: “Lee Ann Remington và cộng sự, 2005 [43]”. 1.1.2 Võng mạc trung tâm Võng mạc thƣờng đƣợc mô tả là có hai vùng, trung tâm và ngoại vi. Võng mạc ngoại vi dùng để nhìn bao quát và nhận biết các chuyển động, trong khi võng mạc trung tâm chịu trách nhiệm cho thị lực [2]. . . 6 Hình 1.2: Các vùng võng mạc tƣơng ứng với cấu trúc mô học Nguồn: “Lee Ann Remington và cộng sự, 2005” [43]. Võng mạc trung tâm bao gồm: - Hoàng điểm (Macular Lutea): Vùng sẫm màu ở võng mạc trung tâm và thƣờng có màu vàng vì sắc tố xanthophyll và zeaxanthin. Vùng hoàng điểm có đƣờng kính khoảng 5.5 mm, trung tâm của nó bờ ngoài đĩa thị về phía thái dƣơng khoảng 3.5 mm và nằm dƣới trung tâm đĩa thị 1mm [2]. . . 7 - Hố trung tâm (Fovea Centralis): Vùng lõm xuống của võng mạc tại trung tâm của vùng hoàng điểm. Sự lõm xuống này là do tại vùng này chỉ có tế bào cảm thụ quang mà không có các tế bào khác. Đƣờng kính ngang của nó là 1.5 mm. Vùng này có độ tập trung cao nhất của tế bào nón ở võng mạc. Nó chịu trách nhiệm cho việc nhìn chi tiết và sắc giác [2]. - Hố (Foveola): Đƣờng kính của hố khoảng 0.35mm. Tại đây võng mạc dày khoảng 0.13mm so với 0.18 ở xích đạo và 0.11 ở miệng thắt. Tại đây võng mạc chỉ có lớp biểu mô sắc tố, lớp quang thụ thể, màng ngăn ngoài, lớp nhân ngoài, lớp Henle và màng ngăn trong [2]. - Vùng cạnh hố (Parafovea) và vùng quanh hố (Perifovea): Khu vực bao quanh hố đƣợc chia thành hai vùng: vùng cạnh hố ở trong và vùng quanh hố ở ngoài. Vùng cạnh hố tập trung nhiều nhất các tế bào lƣỡng cực và tế bào hạch. Vùng cạnh hố rộng khoảng 0.5mm và vùng quanh hố rộng khoảng 1.5mm [2]. 1.2 TỔNG QUAN BỆNH THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ 1.2.1 Đặc điểm lịch sử và dịch tễ học Năm 1875, bệnh thoái hóa hoàng điêm tuổi già dạng xuất tiết lần đầu tiên đƣợc mô tả trong y văn bởi Pagenstecher và Genth với tên viêm hắc võng mạc tại vùng hoàng điểm. Năm 1905, Oeller lần đầu tiên sử dụng tên thoái hóa dạng đĩa. Năm 1951, Ashton và Sorsby chứng minh mối tƣơng quan bệnh học lâm sàng tân mạch hắc mạc với vỡ màng Bruch dẫn đến hình thành dịch dƣới võng mạc. . . 8 Từ trƣớc năm 1990 thuật ngữ thoái hóa hoàng điểm tuổi già đã đƣợc sử dụng một cách rộng rãi. Tại Việt Nam thoái hóa hoàng điểm tuổi già đã đƣợc biết đến từ lâu nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu về bệnh lý này. Năm 2014, Tô Yến Phƣợng có công trình nghiên cứu khảo sát độ phù hợp giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp cố kết quang học trong bong biểu mô sắc tố do bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới năm 2010, AMD là 1 trong 3 nguyên nhân phổ biến gây mù trên thế giới sau đục thủy tinh thể và Glaucoma. Trong đó, AMD thể ƣớt (còn gọi là thể tân mạch) chỉ chiếm 10% tổng số AMD nhƣng chịu trách nhiệm đến 90% số trƣờng hợp giảm thị lực trầm trọng do AMD [7]. Theo số liệu thu đƣợc từ khoa Dịch kính võng mạc BV Mắt TP HCM, trong 3 tháng cuối năm 2016, khoa đã thực hiện 600 ca chích nội nhãn anti VEGF điều trị AMD thể ƣớt, con số này trong tháng 2 năm 2017 là 250 ca. 1.2.2 Phân loại thoái hóa hoàng điểm tuổi già AMD đƣợc chia làm 2 thể chính: 1.2.2.1 Thể khô (thể không xuất tiết hay thể không sinh tân mạch) - Là thể thƣờng gặp nhất, chiếm 90% tổng số AMD [3]. - Teo dạng bản đồ của BMST là giai đoạn nặng của thể này. 1.2.2.2 Thể ƣớt (thể xuất tiết hay thể tân mạch) - Chỉ chiếm 10% tổng số AMD nhƣng chịu trách nhiệm cho 90% trƣờng hợp giảm thị lực trầm trọng không hồi phục do AMD. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất