Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường...

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2

.PDF
118
1
143

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH oo0oo NGUYỄN THỊ NHẬT XUÂN KHẢO SÁT TỶ LỆ TĂNG ACID URIC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH oo0oo NGUYỄN THỊ NHẬT XUÂN KHẢO SÁT TỶ LỆ TĂNG ACID URIC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2 Chuyên ngành: NỘI TIẾT Mã số: NT 62 72 20 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS TRẦN QUANG NAM TP. HỒ CHÍ MINH - 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2019 Người thực hiện đề tài Nguyễn Thị Nhật Xuân . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. Tổng quan về acid uric và bệnh gout ...................................................................4 1.1.1. Chu trình chuyển hóa purin ..........................................................................4 1.1.2. Tăng acid uric và gout ..................................................................................7 1.2. Liên quan giữa tăng acid uric với các bệnh lý tim mạch – chuyển hóa .............13 1.2.1. Mối liên hệ giữa tăng acid uric và bệnh lý tim mạch .................................13 1.2.2. Mối liên hệ giữa tăng acid uric và bệnh thận mạn ......................................15 1.2.3. Mối liên hệ giữa tăng acid uric, hội chứng chuyển hóa và các thành tố hội chứng chuyển hóa .................................................................................................18 1.3. Tình hình các nghiên cứu về tăng acid uric trên thế giới và ở Việt Nam ..........24 1.3.1. Thế giới .......................................................................................................24 1.3.2. Việt Nam .....................................................................................................25 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................26 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................26 2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26 2.2.1. Dân số mục tiêu ..........................................................................................26 2.2.2. Dân số chọn mẫu.........................................................................................26 2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................................26 2.2.4. Cỡ mẫu ........................................................................................................27 2.2.5. Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................28 . . 2.3. Biến số ................................................................................................................28 2.3.1. Biến số nhân trắc, tiền căn bệnh lý và tiền căn dùng thuốc ........................28 2.3.2. Biến số lâm sàng .........................................................................................31 2.3.3. Biến số cận lâm sàng ..................................................................................32 2.4. Thu thập dữ liệu .................................................................................................37 2.4.1. Phương pháp ...............................................................................................37 2.4.2. Công cụ .......................................................................................................37 2.4.3. Nhân lực ......................................................................................................37 2.4.4. Địa điểm ......................................................................................................37 2.4.5. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................37 2.4.6. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................37 2.5. Phân tích dữ liệu .................................................................................................38 2.6. Y đức trong nghiên cứu ......................................................................................39 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................41 3.1.1. Về nhân trắc ................................................................................................41 3.1.2. Về tiền căn bệnh lý và sử dụng thuốc .........................................................43 3.1.3. Về lâm sàng ................................................................................................45 3.1.4. Về cận lâm sàng ..........................................................................................46 3.2. Tỷ lệ tăng acid uric trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ..................................47 3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric .............................................48 3.3.1. Về nhân trắc ................................................................................................48 3.3.2. Về tiền căn bệnh lý và sử dụng thuốc .........................................................49 3.3.3. Về lâm sàng ................................................................................................51 3.3.4. Về cận lâm sàng ..........................................................................................51 3.3.5. Các yếu tố liên quan đến tăng acid uric qua mô hình đa biến ....................52 3.3.6. Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và nồng độ acid uric ................57 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................63 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................63 4.1.1. Về nhân trắc ................................................................................................63 4.1.2. Về tiền căn bệnh lý và tiền căn dùng thuốc ................................................65 . . 4.1.3. Về lâm sàng ................................................................................................66 4.1.4. Về cận lâm sàng ..........................................................................................68 4.2. Tỷ lệ tăng acid uric trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ..................................69 4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric .............................................73 4.3.1. Các yếu tố liên quan đến tăng acid uric qua mô hình hồi quy....................73 4.3.2. Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và nồng độ acid uric ................80 4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .............................................................84 4.4.1. Điểm mạnh ..................................................................................................84 4.4.2. Hạn chế .......................................................................................................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................86 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................87 PHỤ LỤC .................................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT: TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ ĐH Đường huyết ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTĐ Đái tháo đường HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HCCH Hội chứng chuyển hóa KTPV Khoảng tứ phân vị TB Trung bình TV Trung vị UCB Ức chế beta UCC Ức chế canxi UCMC/UCTT Ức chế men chuyển/Ức chế thụ thể TIẾNG ANH: TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ A/C Albumin/Creatinine ACR American College of Rheumatology ADA American Diabetes Association ADP Adenosine diphosphate AMP Adenosine monophosphate . . ii AntiGAD Glutamic Acid Decarboxylase Antibodies APRT Adenine phosphorybosyltransferase ATP Adenosine triphosphate BMI Body Mass Index CKD EPI Chronic Kidney Disease Epidemiology Collaboration DECT Dual-energy computed tomography DNA Deoxyribonucleic acid eGFR/GFR Estimated glomerular filtration rate/ Glomerular filtration rate EULAR European League Against Rheumatism Collaborative Initiative EXACT-HF The Xanthine Oxidase Inhibition for Hyperuricemic Heart Failure Patients Study GMP Guanine monophosphate HbA1C Glycosylated Hemoglobin type C HDL-C High-Density Lipoprotein Cholesterol HPRT Hypoxanthine phosphorybosyl transferase ICA Islet-cell antibodies IDF International Diabetes Federation IMP Inosine monophosphate LDL-C Low-Density Lipoprotein Cholesterol NCEP ATP III National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III NHANES 1 First National Health and Nutrition Examination Survey 1 NIH National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism NIPPON DATA National Integrated Projects for Prospective Observation of Non80 communicable Diseases and Its Trend in the Aged . . iii PNP Purin nucleoside phosphorylase PRPP 5'-phosphoribosyl-1-pyrophosphate RNA Ribonucleic acid URAT1 Uric acid transporter 1 VIF Variance inflation factor WHO World Health Organization . . iv DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT American College of Rheumatology Trường Môn Thấp khớp học Hoa Kỳ American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể Dual-energy computed tomography CT 2 mức năng lượng Estimated glomerular filtration rate Độ lọc cầu thận ước tính European League Against Rheumatism Hội hợp tác chống thấp khớp Liên minh Collaborative Initiative Châu Âu First National Health and Nutrition Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng Examination Survey 1 quốc gia đầu tiên International Diabetes Federation Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế National Cholesterol Education Chương trình giáo dục quốc gia về Program Adult Treatment Panel III Cholesterol bản điều trị ở người lớn III National Institute on Alcohol Abuse Viện Quốc gia về lạm dụng rượu và and Alcoholism nghiện rượu National Integrated Projects for Dự án tích hợp quốc gia về quan sát tiến Prospective Observation of Non- cứu của các bệnh không lây nhiễm và xu communicable Diseases and Its Trend hướng của nó trong thời đại in the Aged The Xanthine Oxidase Inhibition for Nghiên cứu sự ức chế xanthine oxidase Hyperuricemic Heart Failure Patients đối với những bệnh nhân suy tim tăng Study acid uric Uric acid transporter 1 Thụ thể vận chuyển acid uric 1 Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai World Health Organization Tổ chức y tế thế giới . . v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm dân số về nhân trắc. ..................................................................41 Bảng 3.2: Đặc điểm hút thuốc lá, uống rượu bia ở dân số nghiên cứu và từng phân nhóm nam, nữ. ...........................................................................................................42 Bảng 3.3: Đặc điểm dân số về tiền căn bệnh lý. .......................................................43 Bảng 3.4: Đặc điểm dân số về tiền căn sử dụng thuốc. ............................................44 Bảng 3.5: Đặc điểm dân số về lâm sàng. ..................................................................45 Bảng 3.6: Đặc điểm dân số về cận lâm sàng. ............................................................46 Bảng 3.7: Đặc điểm nhân trắc liên quan đến tình trạng tăng acid uric. ....................48 Bảng 3.8: So sánh đặc điểm hút thuốc lá, uống rượu bia với tình trạng tăng acid uric ở phân nhóm nam. .....................................................................................................49 Bảng 3.9: Đặc điểm tiền căn bệnh lý liên quan đến tình trạng tăng acid uric. .........49 Bảng 3.10: Đặc điểm sử dụng thuốc liên quan đến tình trạng tăng acid uric. ..........50 Bảng 3.11: Đặc điểm lâm sàng liên quan đến tình trạng tăng acid uric. ..................51 Bảng 3.12: Đặc điểm cận lâm sàng liên quan tình trạng tăng acid uric. ...................52 Bảng 3.13: Các yếu tố liên quan đến tăng acid uric trong phân tích đa biến. ...........53 Bảng 3.14: Mô hình B. ..............................................................................................55 Bảng 3.15: Tỷ số số chênh trong mô hình đa biến D. ...............................................56 Bảng 3.16: Rối loạn hội chứng chuyển hóa ở 2 giới.................................................57 Bảng 3.17: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở nhóm tăng và không tăng acid uric theo giới tính. ....................................................................................................................60 Bảng 3.18: Hệ số tương quan của các thành phần hội chứng chuyển hóa với nồng độ acid uric máu ở dân số chung và phân nhóm nam, nữ. .............................................62 Bảng 4.1: Các đặc điểm cơ bản của dân số qua các nghiên cứu. ..............................64 Bảng 4.2: Tỷ lệ tăng acid uric qua các nghiên cứu nước ngoài. ...............................71 Bảng 4.3: Tỷ lệ tăng acid uric qua các nghiên cứu trong nước. ...............................72 Bảng 4.4: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa qua các nghiên cứu. ....................................81 . . vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tăng acid uric trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. ....................47 Biểu đồ 3.2: Nồng độ acid uric máu trung bình theo nhóm tuổi ở dân số chung, nhóm nam và nhóm nữ. .............................................................................................47 Biểu đồ 3.3: Tỷ số số chênh hiệu chỉnh của các yếu tố liên quan. ...........................54 Biểu đồ 3.4: Đường cong ROC cho mô hình đa biến D. ..........................................57 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi và giới tính. ....................58 Biểu đồ 3.6: Phân phối tỷ lệ số thành phần hội chứng chuyển hóa ở nhóm tăng acid uric và không tăng acid uric. .....................................................................................59 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ từng thành phần hội chứng chuyển hóa theo các khoảng phân vị ≤ 25%, 25% – 75% và ≥ 75% ở nam. .......................................................................61 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ từng thành phần hội chứng chuyển hóa theo các khoảng phân vị ≤ 25%, 25% – 75% và ≥ 75% ở nữ. ..........................................................................61 . . vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Chu trình thoái giáng purin ở người.............................................................5 Hình 1.2: Chuyển hóa purin. .......................................................................................6 Hình 1.3: Sơ đồ biểu diễn tác động của thuốc lên sự tái hấp thu và bài tiết urate ở ống lượn gần qua các thụ thể vận chuyển. ................................................................11 Hình 1.4: Các cơ chế giả định theo đó tăng nồng độ acid uric trong huyết thanh có thể đóng góp vào sự khởi đầu và tiến triển bệnh thận mạn.......................................17 Hình 2.1: Tăng acid uric và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. ...................................................................................................................................36 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng acid uric là nguyên nhân của các bệnh lắng đọng urate như bệnh viêm khớp gout và bệnh thận mạn [92]. Tỷ lệ hiện mắc bệnh gout trên toàn thế giới dao động từ 0,1% đến xấp xỉ 10% [47], trong khi đó tỷ lệ tăng acid uric có thể lên đến 18% trong dân số [54]. Có ít nhất hai phần ba bệnh nhân có tăng acid uric nhưng không có triệu chứng viêm khớp gout [54]. Bên cạnh đó, tăng acid uric là một trong những yếu tố đã được chứng minh làm gia tăng kết cục tim mạch, cũng như là yếu tố dự báo độc lập cho diễn tiến của bệnh thận mạn. Một nghiên cứu của Zoppini khảo sát trên đối tượng bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ghi nhận ở nồng độ acid uric cao có liên quan đến gia tăng 1,27 lần nguy cơ tử vong do nguyên nhân tim mạch [96] . Một nghiên cứu khác cho thấy, ở những bệnh nhân tăng uric máu, nguy cơ khởi phát bệnh thận mạn tăng gấp đôi ở cả bệnh nhân có và không có đái tháo đường [31]. Theo Hiroyuki Ito, nhóm tăng acid uric được chứng minh làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành mạn và suy thận ở đối tượng đái tháo đường típ 2 lên lần lượt là 2,8 lần và 2,6 lần [40] . Hơn thế nữa, những năm gần đây, tỷ lệ tăng acid uric ngày càng gia tăng không chỉ ở các nước đã phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Đặc biệt trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2, tỷ lệ có tăng acid uric và hội chứng chuyển hóa càng cao, tỷ lệ tăng acid uric đơn độc từ 25,3-33,8%, tỷ lệ chỉ có hội chứng chuyển hóa từ 45,370,1%, [62],[89]. Mối liên quan của nồng độ acid uric cao và sự phát triển của bệnh đái tháo đường típ 2 đã được đề cập trong một phân tích gộp của 11 nghiên cứu, cho thấy rằng nồng độ acid uric tăng 1 mg/dL có liên quan với tăng 17% nguy cơ đái tháo đường [45] . Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khảo sát về các yếu tố liên quan đến tăng acid uric như rối loạn dung nạp đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì [86]. Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện năm 2007 cho thấy tăng acid uric là một yếu tố liên quan độc lập và ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ mới mắc hội chứng chuyển hóa [81]. . . 2 Ở Việt Nam, tăng acid uric và hội chứng chuyển hóa cũng rất được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình cho thấy tỷ lệ tăng acid uric dao động khoảng từ 12% đến 33%[10],[12],[13]. Trên các đối tượng bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường hay đái tháo đường típ 2 có hội chứng chuyển hóa, tỷ lệ này tăng cao hơn [6],[7] . Song song đó, tác giả Lê Nguyễn Đức Trung Sơn cho kết quả tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trong dân số năm 2003-2008 là khoảng 17% [9] , trong khi đó, tỷ lệ này trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao hơn gấp 3-4 lần, khoảng 86%, theo tác giả Nguyễn Thành Công [1]. Tóm lại, tăng acid uric đang trở thành vấn đề sức khỏe được chú ý trên toàn thế giới, khảo sát tỷ lệ tăng acid uric trên đối tượng đái tháo đường không có triệu chứng và biết được những đặc điểm nào có nguy cơ cao tăng acid uric là cần thiết cho việc can thiệp điều trị cũng như dự phòng các hệ quả về sau. Nhưng cho đến thời điểm này có rất ít nghiên cứu khảo sát tỷ lệ tăng acid uric và các yếu tố liên quan đặc biệt là với hội chứng chuyển hóa ở đối tượng bệnh nhân đái tháo đường típ 2. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 2. Mục tiêu cụ thể • Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. • Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric gồm: yếu tố nhân trắc, yếu tố tiền căn bệnh lý, yếu tố sử dụng thuốc, yếu tố về lâm sàng và cận lâm sàng. . . 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về acid uric và bệnh gout 1.1.1. Chu trình chuyển hóa purin Purin là một hợp chất hữu cơ thơm dị vòng, bao gồm một vòng pyrimidin hợp nhất với một vòng imidazole, gồm adenin và guanin. Purin thực hiện các chức năng quan trọng trong tế bào, là đơn vị cấu tạo nên acid nucleic DNA và RNA. Purin còn là thành phần cấu trúc của nhiều coenzym, nhờ đó tham gia vào các hoạt động chuyển hóa năng lượng, dẫn truyền tín hiệu và đóng vai trò thiết yếu trong sinh lý tiểu cầu, cơ và dẫn truyền thần kinh. Ở người, hợp chất cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin là acid uric. Ở tất cả các loài động vật có vú khác, enzym uricase chuyển hóa acid uric thành allantoin và được thải qua nước tiểu [55]. Acid uric là một hợp chất hữu cơ dị vòng, C5H4N4O3 (7,9-dihydro-1H-purine2,6,8 (3H) -trione), với trọng lượng phân tử là 168 dalton. Acid uric có độ hòa tan trong nước tương đối thấp. Kết quả là khi nồng độ urate vượt quá giới hạn độ hòa tan của nó trong dịch ngoại bào (ở nồng độ 6,8 mg/dl, hoặc 0,40mM), nó có thể tạo thành các tinh thể giống như kim sắc nhọn, những tinh thể này lắng đọng trong các khớp, thận và mô mềm. Sự lắng đọng urate này là trung gian hầu hết các đặc tính lâm sàng và sinh lý bệnh của bệnh gout [66]. Nhiều enzyme tham gia vào việc chuyển đổi hai purin acid nucleic, adenin và guanin thành acid uric. Ban đầu, adenosine monophosphate (AMP) được chuyển đổi thành inosin qua hai cơ chế khác nhau. Con đường thứ nhất, loại bỏ một nhóm amin bằng enzym deaminase để tạo thành inosine monophosphate (IMP), sau đó bởi sự khử phosphoryl hóa với nucleotidase để hình thành inosin. Con đường thứ hai, loại bỏ một nhóm phosphate bằng nucleotidase trước để tạo thành adenosine, tiếp theo nhờ enzym deamination để tạo thành inosine. Guanine monophosphate (GMP) được chuyển thành guanosine bởi nucleotidase. Các nucleoside, inosine và guanosine, được tiếp tục chuyển thành base purin, lần lượt là hypoxanthine và . . 5 guanine, bởi enzym purin nucleoside phosphorylase (PNP). Hypoxanthine sau đó được oxy hóa để tạo thành xanthine bởi enzym xanthine-oxidase (XO), và guanine được loại bỏ amin để tạo thành xanthine bởi enzym guanine deaminase. Xanthine lại bị oxy hóa một lần nữa bởi xanthine oxidase để tạo thành sản phầm cuối cùng là acid uric [55] (Hình 1.1). Hình 1.1 Chu trình thoái giáng purin ở người. (Nguồn: Maiuolo J, Oppedisano F, et al. (2016). "Regulation of uric acid metabolism and excretion". Int J Cardiol, 213) Lượng acid uric trong cơ thể 1/3 có từ nguồn purin ngoại sinh là chế độ ăn uống, 2/3 có từ quá trình chuyển hóa purin nucleotid nội sinh [29]. Quá trình tổng hợp purin nucleotid gồm 2 con đường: trực tiếp từ base purin được điều hòa bởi hai enzym hypoxanthine phosphorybosyl transferase (HPRT) và adenine phosphorybosyl transferase (APRT) hoặc tân tạo từ những tiền chất không phải purin (Ribose 5 Phosphate) thông qua enzym 5' – phosphoribosyl – 1 - pyrophosphate (PRPP) amidotransferase. Sự tổng hợp purin nucleotid từ ribose 5 - Phosphate xảy ra qua . . 6 một quá trình nhiều bước đòi hỏi sự đóng góp của bốn aminoacids, một PRPP, hai folate và ba adenosine triphosphate (ATP) để tổng hợp một phân tử IMP. HPRT xúc tác tổng hợp IMP và GMP từ các base purine, hypoxanthine và guanine tương ứng, sử dụng PRPP như một chất nền (Hình 1.2) [84] . Quá trình chuyển hóa purin xảy ra chủ yếu ở gan. Sau đó, 2/3 thải trừ acid uric qua thận (bao gồm lọc, tiết và tái hấp thu), còn lại bài xuất ra khỏi cơ thể qua phân [55] . Mặc dù gần như hoàn toàn urate được lọc ở cầu thận, độ thanh thải acid uric trung bình chỉ bằng 8-12% của inulin hoặc creatinine, phản ánh sự tái hấp thu trở lại acid uric khoảng 90% lượng được lọc trước đó. Mô hình đa thành phần cho quá trình xử lý acid uric ở thận gồm sự lọc ở cầu thận, ở ống gần (đoạn S1) sự tái hấp thu hầu như tất cả urat được lọc trước đó, sự tiết 45-50% lượng urate được tái hấp thu ở đoạn S1 và S2 của ống gần; và cuối cùng là điều hòa tái hấp thu lượng urate đã được tiết ra xảy ra ở đoạn S3 của ống lượn gần [82]. Ba thụ thể vận chuyển urat, URAT1/SLC22A12, GLUT9/SLC2A9 và ABCG2/BCRP, được báo cáo đóng vai trò quan trọng trong điều hòa acid uric và sự suy chức năng gây ra các hội chứng rối loạn vận chuyển urat [55]. Hình 1.2: Chuyển hóa purin. (Nguồn: Torres R J, Puig J G (2007). "Hypoxanthine-guanine phosophoribosyl transferase (HPRT) deficiency: Lesch-Nyhan syndrome". Orphanet J Rare Dis, 2) . . 7 1.1.2. Tăng acid uric và gout 1.1.2.1. Định nghĩa tăng acid uric và gout Không có định nghĩa được chấp nhận toàn cầu về tăng acid uric nếu chỉ dựa vào nồng độ acid uric máu. Chúng ta tạm chấp nhận tăng acid uric được định nghĩa là nồng độ acid uric máu lớn hơn hoặc bằng 416,4 mcmol/L (7 mg/dL) đối với nam, và 356,9 mcmol/L (6 mg/dL) đối với nữ. Những điểm cắt này được chọn vì chúng thường được sử dụng trong các thí nghiệm lâm sàng [63],[81] và cũng được đề xuất trong một nghiên cứu được xuất bản trước đây nhằm xác định mức tăng acid uric máu có ý nghĩa làm tăng nguy cơ mới mắc tăng huyết áp trên đối tượng bệnh nhân không đái tháo đường/rối loạn dung nạp đường huyết và hội chứng chuyển hóa [46]. Tiêu chuẩn chẩn đoán gout: theo Hiệp hội khớp học đại học Hoa Kỳ/ Hiệp hội hợp tác chống thấp khớp Liên minh Châu Âu (ACR/EULAR 2015) [65]. Bƣớc 1: Tiêu chuẩn đầu vào: ≥ 1 đợt sưng, đau, đỏ ở 1 khớp ngoại vi hay bao hoạt dịch (bao thanh dịch). Bƣớc 2: Tiêu chuẩn vàng: Phát hiện tinh thể urat ở khớp có triệu chứng hay bao hoạt dịch (tức là, trong dịch khớp) hoặc nốt tophy. Bƣớc 3: Nếu không phát hiện được tinh thể urat thì khảo sát các tính chất sau. Chẩn đoán gout khi tổng điểm ≥ 8 điểm. Lâm sàng: 1. Đặc điểm của tổn thương khớp hay bao hoạt dịch trong đợt viêm có triệu chứng: + Khớp cổ chân hay giữa bàn chân (ngoại trừ khớp bàn ngón chân cái) (1đ) + Khớp bàn ngón chân cái (2đ) 2. Tính chất đợt viêm cấp - Đỏ khớp (bệnh nhân miêu tả hay bác sĩ quan sát). .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất