Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân ...

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

.PDF
100
5
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -- -- ˜›Yš™ -- -- LÊ THÀNH TÂN KHẢO SÁT TỶ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -- --  -- -- LÊ THÀNH TÂN KHẢO SÁT TỶ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Chuyên ngành: THẦN KINH & TÂM THẦN (TÂM THẦN) Mã số: 60 72 01 47 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Tác giả LÊ THÀNH TÂN . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU DANH MỤC VIẾT TẮT VIỆT – ANH LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1 TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH ......................... 3 1.2 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU ..................... 11 1.3 RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN. ............. 18 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 25 2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 25 2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 25 2.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25 2.4 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 25 2.5 CỠ MẪU ............................................................................................... 25 2.6 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................................................. 25 2.7 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................... 26 2.8 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .......................... 30 2.9 KHÍA CẠNH Y ĐỨC ............................................................................ 30 2.10 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 32 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 33 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC .......................................................... 33 . 3.2 HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ..................................................................................................................... 39 3.3 RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU & ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ..... 41 3.4 MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ CÁC YẾU TỐ ............................................................................................. 44 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 54 4.1 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................. 54 4.2 HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ......................................................................................................... 56 4.3 RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU & ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ..... 58 4.4 MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ CÁC YẾU TỐ ............................................................................................. 60 4.5 GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2 THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM HAMILTON PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 4 THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA . DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 3.1: PHÂN BỐ MẪU THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN .......................................... 36 BẢNG 3.2: PHÂN BỐ THEO TÌNH TRẠNG KINH TẾ GIA ĐÌNH ................................. 38 BẢNG 3.3: TÌNH TRẠNG MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG ĐI KÈM ...................................... 40 BẢNG 3.4: PHÂN BỐ THEO SỐ LƯỢNG TRIỆU CHỨNG RLTCCY ............................. 42 BẢNG 3.5: TỶ LỆ BỆNH NHÂN CÓ SUY NGHĨ VỀ CÁI CHẾT ................................... 44 BẢNG 3.6: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ GIỚI TÍNH ..................................... 44 BẢNG 3.6: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ NƠI CƯ NGỤ ................................. 45 BẢNG 3.7: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ...................... 46 BẢNG 3.8: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ CÁC NHÓM NGHỀ NGHIỆP ............. 46 BẢNG 3.9: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN ............... 47 BẢNG 3.10: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ TÌNH TRẠNG KINH TẾ ................. 47 BẢNG 3.11: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ THỂ HCRKT ................................ 48 BẢNG 3.12: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ BỆNH LÝ KHÁC KÈM THEO.......... 48 BẢNG 3.13: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ TRIỆU CHỨNG ĐAU LƯNG ........... 49 BẢNG 3.14: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ ĐAU BỤNG VỀ ĐÊM..................... 49 BẢNG 3.15: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ YẾU SỨC LỰC ............................. 50 BẢNG 3.16: CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI RLTCCY TRÊN BỆNH NHÂN UTP: PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN .......................................................................................... 50 BẢNG 3.17: CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI RLTCCY TRÊN BỆNH NHÂN HCRKT: PHÂN TÍCH HỒI QUI LOGISTIC ĐA BIẾN ................................................................ 53 . DANH MỤC CÁC BIỂU BIỂU ĐỒ 3.1: PHÂN BỐ MẪU THEO GIỚI TÍNH..................................................... 33 BIỂU ĐỒ 3.2: PHÂN BỐ MẪU THEO TUỔI ............................................................ 34 BIỂU ĐỒ 3.3: PHÂN BỐ MẪU THEO DÂN TỘC...................................................... 35 BIỂU ĐỒ 3.4: PHÂN BỐ THEO NƠI CƯ NGỤ ......................................................... 35 BIỂU ĐỒ 3.5: PHÂN BỐ MẪU THEO NGHỀ NGHIỆP .............................................. 37 BIỂU ĐỒ 3.6: PHÂN BỐ THEO TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN ....................................... 37 BIỂU ĐỒ 3.7: PHÂN BỐ MẪU THEO THỂ BỆNH .................................................... 39 BIỂU ĐỒ 3.8: TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ KHÁC KÈM THEO ....................................... 40 BIỂU ĐỒ 3.9: TỶ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU.......................................... 41 BIỂU ĐỒ 3.10: PHÂN BỐ CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA RLTCCY .............................. 42 BIỂU ĐỒ 3.11: PHÂN BỐ THEO MỨC ĐỘ TRẦM CẢM ........................................... 43 BIỂU ĐỒ 3.12: MỐI LIÊN QUAN GIỮA RLTCCY VÀ TUỔI .................................. 45 . DANH MỤC VIẾT TẮT VIỆT – ANH Tiếng Việt: RLTCCY: Rối loạn trầm cảm chủ yếu HCRKT: Hội chứng ruột kích thích Tiếng Anh: DSM-5: Diagnostic and Statistical Manual of Mental disorders – Fifth edition Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần – Biên tập lần 5 HAM-D: Hamilton Rating Scale for Depression Thang đánh giá Hamilton dành cho trầm cảm SSRIs: Selective serotonin reuptake inhibitors - Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc IBS: Irritable bowel syndrome - Hội chứng ruột kích thích IBS-D: Irritable bowel syndrome Diarrhea Thể tiêu chảy HCRKT IBS-C: Irritable bowel syndrome Constipation Thể táo bón HCRKT IBS-M: Irritable bowel syndrome Mixed Thể hỗn hợp HCRKT IBS-U Irritable bowel syndrome Unsubtyped Thể không biệt định HCRKT . 1 LỜI MỞ ĐẦU Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một hội chứng lâm sàng biểu hiệu bằng triệu chứng đau bụng hoặc khó chịu do sự thay đổi thói quen đi cầu, không giải thích được bằng tổn thương, bất thường sinh hóa, giải phẫu nào hoặc mức độ tổn thương không giải thích được triệu chứng biểu hiện.[75] [34]. Ngày nay, trầm cảm được xem như là yếu tố góp phần chính cho toàn bộ gánh nặng bệnh tật toàn cầu và ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong tất cả các cộng đồng trên thế giới . Theo số liệu thống kê của WHO, hiện nay ước tính có khoảng 350 triệu người ở tất cả các độ tuổi đang mắc phải rối loạn này trên toàn thế giới [52]. HCRKT đi kèm Rối loạn trầm cảm chủ yếu gây ảnh hưởng nặng nề lên chất lượng sống, và mức độ nặng của HCRKT. Việc phát hiện sớm, điều trị can thiệp kịp thời sẽ giúp nâng cao chất lượng sống, giảm chi phí y tế phát sinh. Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HCRKT. Hiện mới có một nghiên cứu do Trần Trung Nghĩa thực hiện với số lượng cỡ mẫu nhỏ đánh giá các phản ứng phòng vệ trong tâm lý bệnh nhân. Bệnh nhân với HCRKT thường đi khám bác sĩ tại các phòng khám tiêu hóa với các triệu chứng khó chịu về thực thể. Việc nghiên cứu tỷ lệ Rối loạn trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích với cỡ mẫu lớn và đánh giá mối liên quan với một số triệu chứng thực thể đã tìm thấy ở nghiên cứu trước đây ở nước khác tại Việt Nam trở nên cần thiết trong hoạt động thăm khám, điều trị lâm sàng cho bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích. Do đó chúng tôi chọn lựa tiến hành đề tài: . 2 “Khảo sát tỉ lệ rối loạn Trầm cảm chủ yếu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích” Mục tiêu của nghiên cứu Mục tiêu cụ thể:  Xác định tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.  Xác định mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm dân số, đau lưng, đau bụng về đêm, yếu sức lực với tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.  Xác định mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm dân số, đau lưng, đau bụng về đêm, yếu sức lực với tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích bằng cách dùng phân tích đa biến. . 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích theo ROME III: IBS là rối loạn tiêu hóa mãn tính, xuất hiện từng đợt đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng kèm theo thay đổi thói quen đi tiêu hoặc chướng bụng, kèm theo hai hay nhiều hơn các triệu chứng sau:  Giảm triệu chứng sau khi đi tiêu  Thay đổi số lần đi tiêu khi khởi phát bệnh  Thay đổi hình dạng phân khi khởi phát bệnh Tiêu chuẩn này được phát hiện trong 3 tháng gần đây với khởi phát triệu chứng ít nhất 6 tháng trước khi chẩn đoán. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích theo ROME IV năm 2016 (Brian E.L et al. Gastroenterology 2016;150:1393-1407) IBS là rối loạn tiêu hóa mãn tính, xuất hiện từng đợt Đau bụng kèm thay đổi thói quen đi tiêu và chướng bụng, kèm theo hai hay nhiều hơn triệu chứng sau:  Có liên quan đến đi tiêu  Thay đổi số lần đi tiêu  Thay đổi hình dạng phân Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một hội chứng lâm sàng biểu hiệu bằng triệu chứng đau bụng hoặc khó chịu do sự thay đổi thói quen đi cầu, không giải thích được bằng tổn thương, bất thường sinh hóa, giải phẫu nào hoặc mức độ tổn thương không giải thích được triệu chứng biểu hiện.[75] [34] . 4 HCRKT ảnh hưởng đến 10-20% dân số chung, tuy nhiên chỉ có khoảng 35% đến khám bác sĩ [15],[41]. Có khoảng 40% người thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT nhưng không dược khám phát hiện [55]. HCRKT có liên quan đến việc làm tăng chi phí chăm sóc y tế và nguyên nhân đứng thứ hai khiến bệnh nhân nghỉ làm [56],[76]. Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp, tỉ lệ HCRKT được ước tính là 11% với sự biến thiên khá rộng giữa các vùng địa lý trên thế giới [24]. Tỉ lệ mắc ở nữ cao hơn nam (OR 1,67; 95%Cl 1,53-1,82) [40]. Tỉ lệ mắc HCRKT nhóm trên 50 tuổi thấp hơn 25% so với nhóm nhỏ hơn (OR=0,75; 95%Cl 0,62-0,92)[41]. Ở Châu Á, một số nghiên cứu trước đây cho tỉ lệ HCRKT là dưới 5% [20]. Một số nghiên cứu từ năm 2013 đến nay cho tỉ lệ trong khoảng tử 6,8% đến 33,3% dân số [3],[19],[31],[45],[50],[70],[71],[72]. Đặc biệt ở Châu Á, tỉ lệ mắc ở nam và nữ bằng nhau [20],[21]. Tỉ lệ mắc ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi cao hơn. Trong nghiên cứu đa chủng tộc ở Singapore và Malaysia cho thấy tỉ lệ mắc HCRKT ở các nhóm dân tộc khác nhau không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê [51]. Có rất nhiều nghiên cứu về tỉ lệ mắc cho nhiều kết quả chưa thống nhất giữa các vùng khác nhau trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu tương đối thống nhất về gánh nặng bệnh tật, chất lượng cuộc sống do HCRKT ảnh hưởng lên bệnh nhân. Tại Châu Á, chi phí y tế cho bệnh nhân HCRKT tăng 50% so với nhóm không mắc do tăng số lần sử dụng dịch vụ y tế [37]. Nghiên cứu do chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HCRKT Châu Á thực hiện tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều cho thấy ảnh hưởng tiêu cực và tăng gánh nặng bệnh tật [49],[57],[67]. Một số bệnh đi kèm theo HCRKT như bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia), hội chứng mệt mỏi, trào ngược dạ dày thực quản, chứng khó . 5 tiêu, đau ngực không do tim mạch và một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn cơ thể hóa [9],[22],[42],[68],[75]. Một số yếu tố đóng vai trò sinh bệnh học của HCRKT:  Nhu động dạ dày-ruột: rối loạn nhu động ruột có thể gặp ở bệnh nhân HCRKT như tăng tần số, bất thường co thắt hoặc rối loạn thời gian vận chuyển nhưng chưa thấy một kiểu rối loạn nhu động ruột nào rõ ràng có liên quan đến HCRKT[5],[10]  Quá mẫn cảm với dây thần kinh tạng được quan sát thấy ở nhóm bệnh nhân HCRKT là một tiếp cận lý giải triệu chứng.  Yếu tố miễn dịch: sự hoạt hóa niêm mạc hệ thống miễn dịch đặc trưng bởi sự thay đổi tế bào miễn dịch và dấu chỉ sinh học trên một số bệnh nhân HCRKT.[7],[10],[38],[65]  Sự phát triển tình trạng HCRKT sau khi nhiễm trùn đường tiêu hóa ở một số bệnh nhân đề ra một số giả thuyết do loạn hấp thu, tăng tế bào miễn dịch và do sử dụng kháng sinh  Sự thay đổi hệ sinh thái vi sinh cũng có thể gây HCRKT  Vai trò của thức ăn trong HCRKT chưa rõ ràng, một số nghiên cứu tìm hiểu về sự nhạy cảm một số kháng nguyên trong thức ăn, rối loạn hấp thu đường, di ứng gluten …  Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến HCRKT  Yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện triệu chứng của HCRKT [8]. So với nhóm chứng, bệnh nhân HCRKT tăng tỉ lệ mắc lo âu, trầm cảm, ám ảnh sợ, rối loạn cơ thể hóa [59]. Trong một nghiên cứu theo thời gian cho thấy yếu tố tâm lý (lo âu, rối loạn giấc ngủ, triệu chứng cơ thể) là yếu tố nguy cơ độc lập cho sự phát triển HCRKT trong dân số trước đó chưa từng được chẩn đoán HCRKT [47] . 6 Biểu hiện lâm sàng của HCRKT đặc trưng bởi đau bụng và thay đổi thói quen đi cầu.  Đau bụng mãn tính: là triệu chứng chủ quan thường được tả bằng cảm giác đau quặn với sư đa dạng về cường độ đau, vị trí đau, tính chu kỳ khởi phát. Đau bụng có thể chia mức độ từ nhẹ đến nặng, thường đau liên quan đến việc đi cầu. Một số bệnh nhân dễ chịu hơn sau khi đi cầu, một số bệnh nhân lại đau nặng hơn sau khi đi cầu. Stress cảm xúc hoặc ăn có thể khởi phát cơn đau. Một số bệnh nhân mô tả cảm giác sôi bụng nhiều hơn, trung tiện nhiều hơn.  Thay đổi thói quen đi cầu: tiêu chảy, táo bón, tiêu chảy xen kẽ táo bón, hoặc đi cầu bình thường kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón. Chẩn đoán kịp thời HCRKT là điều quan trọng để có thể nhanh chóng can thiệp điều trị giảm nhẹ các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi. Powell mô tả IBS năm 1818 và cho đến nay, IBS vẫn được xem là chẩn đoán loại trừ, không có nguyên nhân thực thể [3]. Nghiên cứu chứng minh được nhiều bác sĩ săn sóc ban đầu chưa nhận được tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT dẫn đến chuyển cho bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thực hiện nhiều xét nghiệm hơn gây tăng chi phí y tế [23],[60]. Mặc dù triệu chứng HCRKT có thể giống với các bệnh lý nội khoa, chẩn đoán HCRKT cũng cần nhanh chóng kết luận. Các rối loạn chức năng tiêu hóa phát triển mạnh hơn, thành lập hội Rome, từ đó về sau có nhiều phiên bản chẩn đoán như Rome I đến nay là Rome IV. Ý tưởng tiêu chuẩn hóa tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT được Manning và cộng sự đề xuất từ 1970, sau đó vấn đề rối loạn chức năng tiêu hóa được đề cập nhiều hơn. Phiên bản Rome I năm 1990, đến gần nhất là Rome IV 2016. . 7 Phân loại HCRKT theo tiêu chẩn Rome IV:  IBS-D: thể tiêu chảy  IBS-C: thể táo bón  IBS-M: thể hỗn hợp  IBS-U: thể không biệt định Bệnh nhân được chẩn đoán thể bệnh HCRKT sẽ thay đổi theo thời gian. Khi được chẩn đoán HCRKT, những bệnh lý tiêu hóa khác cần được loại trừ. Các xét nghiệm cần thiết như: công thức máu, dấu chỉ sinh học tình trạng viêm, miễn dịch của đường ruột. Một số xét nghiệm không cần thiết, gây lãng phí như: siêu âm bụng, nội soi đại trực tràng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, soi phân. Điều trị HCRKT hiện nay có phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Trước khi tiến hành điều trị , bệnh nhân nên được giáo dục sức khỏe để hiểu về bản chất của HCRKT. Bệnh nhân cần được thông tin về tần suất đi cầu bình thường, từ 3 ngày một lần đến 3 lần một tuần. Tiếp cận điều trị HCRKT phải đa hướng, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng với cùng một hướng điều trị. Quá trình điều trị cần chú ý đặc biệt các yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh như dinh dưỡng, stress và yếu tố tâm lý. Một số bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp không dùng thuốc, một số cho kết quả ngược lại. Liệu pháp không dùng thuốc Việc gia tăng các hoạt động thể chất giúp cải thiện HCRKT thể táo bón, nghiên cứu chứng minh cho thấy nhóm có hoạt động thể chất ít bị đi phân bón hơn so với nhóm ít hoạt động. Ưu tiên tăng hoạt động thể chất ở bệnh nhân HCRKT thể táo bón là cần thiết, tuy nhiên tập thể dục quá mức sẽ không được khuyến cáo [26]. Mối liên quan giữa yếu tố dinh dưỡng và hiệu quả của nó phụ thuộc vào thể HCRKT nên không có khuyến cao chung cho tất cả các thể. Bệnh nhân HCRKT được khuyến khích ăn kiêng loại thức ăn có liên quan đến sự gia . 8 tăng triệu chứng, ví dụ như caffein, sữa, ngũ cốc hoặc chất làm ngọt nhân tạo [61]. Liệu pháp dùng thuốc Việc chọn lựa loại thuốc phụ thuộc vào bản chất và độ nặng của bệnh nhân HCRKT Thuốc nhuận tràng: nhiều chế phẩm nhuận tràng có sẵn để quản lý IBSC và IBS-M (thể hỗn hợp tiêu chảy và táo bón) khi điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động thể chất không cải thiện. Thuốc nhuận tràng có thể giúp điều chỉnh tiết dịch đường ruột nhưng không làm giảm đau bụng [6]. Bệnh nhân nên được cảnh báo rằng trong quá trình điều trị, họ có thể có sự tăng lên đầy hơi và tác dụng của thuốc sẽ tốt hơn nếu lượng của nó được theo sau bởi chất lỏng. Có 3 loại thuốc nhuận tràng: loại hình thành cụm, loại kích thích và loại tăng thẩm thấu. Thuốc chống tiêu chảy: HCRKT thể tiêu chảy có thể gây suy nhược và có ít lựa chọn điều trị lâu dài. Do việc tăng nhu động ruột, tăng tần suất đi cầu, đi cầu khó kiểm soát ở thể tiêu chảy nên thuốc chống tiêu chảy được khuyến cáo sử dụng. Thuốc giảm co thắt: Chống co thắt (thuốc kháng cholinergic) là sự lựa chọn trung gian ở những bệnh nhân khó chịu hoặc đau bụng. Chúng hoạt động bằng cách gây giãn cơ trơn trong ruột. Trong thực hành lâm sàng, mebeverine hydrochloride, hyoscyamine butylbromide và dầu bạc hà thường được sử dụng. Những loại thuốc này được thực hiện tốt nhất 20 -30 phút trước bữa ăn, ba lần mỗi ngày. Hyoscyamine hoạt động bằng cách ngăn chặn hành động acetylcholine ở các vị trí giao cảm ở tuyến tiết trơn, cơ trơn và thần kinh trung ương, dẫn đến tác dụng chống co thắt. Nó cũng làm giảm đi cầu không kiểm soát và đau. . 9 Men vi sinh: Probiotics bao gồm một chế phẩm có chứa vi khuẩn sống hoặc hỗn hợp vi khuẩn sống có tác dụng có lợi cho sức khỏe bằng cách thay đổi hệ thực vật đường tiêu hóa. Probiotics có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân với HCRKT bằng cách chứng minh tần số cử động của ruột, đầy hơi, đau và đầy hơi. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm trên mặt màng nhầy, do đó chúng có thể ngăn ngừa hoặc thay đổi dòng chảy của HCRKT sau khi sinh. Probiotics được chú ý trong việc điều trị các triệu chứng, nhưng không rõ những bệnh nhân nào đáp ứng với chế phẩm sinh học nào, ở dạng nào, liều lượng, phối hợp hoặc chủng nào. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu phân tích các chế phẩm sinh học khác nhau, nhưng kết quả không thể xác định được là kết quả tốt nhất trong việc quản lý bệnh nhân với IBS-D. Cấy khuẩn từ phân Thuốc đồng vận và đối vận serotonin serotonin được cho là có khả năng kích hoạt các tế bào thần kinh nguyên phát bên trong và bên ngoài để bắt đầu nhu động và phản xạ thứ phát để truyền thông tin cảm giác tới hệ thần kinh trung ương, các chất chủ vận thụ thể serotonin và chất đối kháng đã tìm thấy một mục đích trong điều trị HCRKT. Alosetron là một chất đối kháng serotonin có chọn lọc hoạt động ở 5hydroxytryptamine (5-HT) type 3 receptor 61. Alosetron làm giảm đau, khó chịu, tần suất và tính cấp bách của đi cầu. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, táo bón và do đó nó chỉ được khuyến cáo cho những phụ nữ có HCRKT nặng với tiêu chảy chiếm ưu thế kéo dài hơn 6 tháng mà không đáp ứng đầy đủ với liệu pháp thông thường. . 10 Ramosetron là một chất đối kháng thụ thể 5-HT loại 3 mạnh và có chọn lọc. Một đánh giá hệ thống gần đây và phân tích đã kết luận rằng ramosetron có hiệu quả ở bệnh nhân IBS-D. Tegaserod là chất chủ vận thụ thể một phần 5-HT type 4. Thuốc này ban đầu được FDA chấp thuận vào năm 2002 để điều trị IBS-C ở phụ nữ. Trong các thử nghiệm lâm sàng, nó được chứng minh là vượt trội so với giả dược trong việc cải thiện các triệu chứng IBS, nhưng nó đã bị rút khỏi thị trường năm 2007 vì tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Prucaloprid là một chất chủ vận thụ thể 5-HT loại 4 rất có chọn lọc. Prucalopride làm giảm sự khó chịu bụng, đầy hơi, căng cơ và đau bụng đi cầu. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của prucaloprid trong IBS-C. Renzaprid là một chất chủ vận đầy đủ cho các thụ thể 5HT type 4 và một chất đối kháng với các thụ thể 5HT loại 2b và 5HT loại 3. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Renzapride không vượt trội so với giả dược trong việc làm giảm các triệu chứng HCRKT. Thuốc tâm thần Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng trong điều trị bệnh nhân với IBS để chống lại hoạt động ức chế vận động trên ruột. Vì mục đích này, thuốc chống trầm cảm ba vòng (Trimipramine, Imipramine, Amitriptyline) được sử dụng phổ biến nhất. Bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc đau có thể đáp ứng điều trị từ thuốc chống trầm cảm ba vòng, đặc biệt là nếu chúng bị trầm cảm rõ ràng. Trimipramine đã chứng minh là thành công ở những bệnh nhân bị nôn, nhầy, đau bụng, trầm cảm và mất ngủ. Ở những bệnh nhân bị tiêu chảy chủ yếu, Imipramin làm chậm quá trình vận chuyển qua toàn bộ ruột. Các chất ức chế tái hấp thu . 11 serotonin có chọn lọc (Paroxetine, Citalopram) đẩy nhanh thời gian vận chuyển, mở ra khả năng sử dụng của chúng trong thể táo bón. Bệnh nhân có lo âu nổi bật thường không dung nạp thuốc chống trầm cảm và có thể điều trị bằng liệu pháp benzodiazepine đơn trị liệu. 1.2 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đã được mô tả từ thời cổ xưa qua những câu chuyện về vua Saul trong kinh Cựu Ước hay chuyện Ajax tự sát trong tác phẩm Iliad của Homer. Khoảng 400 năm trước công nguyên, Hippocrates đã dùng thuật ngữ melancholia (sầu uất) để mô tả về rối loạn này. Và khoảng 30 năm sau công nguyên, bác sĩ Celcus người La Mã đã mô tả chứng sầu uất - melancholia (nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp melan [đen] và chole [mật]) trong tác phẩm De re medicina và trầm cảm được cho là do mật đen gây ra. Văn bản tiếng anh đầu tiên liên quan tới chứng trầm cảm là tác phẩm Giải phẫu Chứng sầu uất (Anatomy of Melancholy) của tác giả Robert Burton, xuất bản năm 1621 [54]. Ngày nay, trầm cảm được xem như là yếu tố góp phần chính cho toàn bộ gánh nặng bệnh tật toàn cầu và ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong tất cả các cộng đồng trên thế giới . Theo số liệu thống kê của WHO, hiện nay ước tính có khoảng 350 triệu người ở tất cả các độ tuổi đang mắc phải rối loạn này trên toàn thế giới [52]. Một nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần thế giới (the World Mental Health survey) thực hiện trên 17 quốc gia tìm thấy rằng cứ khoảng 1 trên 20 người tham gia nghiên cứu thì báo cáo rằng đã có một giai đoạn trầm cảm xảy ra trong năm trước đó. Hay nói khác đi thì có khoảng 5 17% người trưởng thành trong dân số chung có ít nhất một cơn trầm cảm chủ yếu trong giai đoạn nào đó của cuộc đời, và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới so với nam giới là 2:1 [2],[17]. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu vào năm 2008 của . 12 tác giả Đặng Hoàng Hải, tỷ lệ trầm cảm trong dân số thành phố Hồ Chí Minh là 6,5% và tỷ lệ nữ giới cũng cao hơn gấp đôi so với nam giới có ý nghĩa thống kê (p=0,002; OR=2,48) [1]. Có rất nhiều biến thể của trầm cảm, trong đó Rối loạn trầm cảm chủ yếu (RLTCCY) hay còn gọi Trầm cảm đơn cực được định nghĩa là trong tiền sử không có những giai đoạn hưng cảm, hỗn hợp hay hưng cảm nhẹ [54]. Một giai đoạn trầm cảm chủ yếu điển hình phải kéo dài ít nhất hai tuần, với 5 triệu chứng (hay nhiều hơn) trong số 9 triệu chứng, và ít nhất một trong hai triệu chứng chính là khí sắc trầm cảm hay mất sự quan tâm, thích thú; các triệu chứng còn lại bao gồm thiếu năng lượng, cảm giác tội lỗi hay tự hạ thấp giá trị bản thân, rối loạn giấc ngủ hay sự ngon miệng, giảm hoạt động tâm thần vận động, mất tập trung, và tự sát. Tùy theo số lượng và độ nặng của triệu chứng, mà một giai đoạn trầm cảm có thể phân loại là nhẹ, vừa, hay nặng. Một cá nhân bị một giai đoạn trầm cảm nhẹ sẽ có một số khó khăn trong việc tiếp tục thực hiện những công việc hàng ngày hay các hoạt động xã hội, nhưng các hoạt động chức năng không bị ngừng hoàn toàn. Ngược lại, trong giai đoạn trầm cảm nặng, rất hiếm khi người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động xã hội, việc làm hay việc nhà thường ngày, hoặc nếu có thì cũng chỉ trong một mức độ rất hạn chế [52]. Tiêu chuẩn chẩn đoán RLTCCY: Hiện nay, trên thế giới, các tiêu chuẩn chẩn đoán RLTCCY có thể được áp dụng dựa trên một trong hai hệ thống phân loại phổ biến nhất, đó là Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần, tái bản lần 5 (DSM-5) vào năm 2014 của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Sổ tay Phân loại bệnh tật quốc tế, tái bản lần 11 (ICD-10) vào năm 2015. Nghiên cứu này xin trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-5 [16]: .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất