Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tuân thủ điều trị hen ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi đồng 2 từ thá...

Tài liệu Khảo sát tuân thủ điều trị hen ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi đồng 2 từ tháng 11 2018 đến tháng 4 2019

.PDF
133
1
149

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- TRỊNH THỊ HỒNG VÂN KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ HEN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 11/2018 ĐẾN THÁNG 4/2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- TRỊNH THỊ HỒNG VÂN KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ HEN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 11/2018 ĐẾN THÁNG 4/2019 Ngành: Nhi khoa Mã số: 8720106 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM THỊ MINH HỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2019 Tác giả Trịnh Thị Hồng Vân . . MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Hen ở trẻ dưới 5 tuổi ............................................................................................4 1.2. Tuân thủ điều trị và kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi ..........................................17 1.3. Giáo dục tự quản lý hen cho người chăm sóc ....................................................23 1.4. Tóm lược các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề điều trị dự phòng hen hen ở trẻ .....................................................................................................................25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................28 2.2. Dân số nghiên cứu ..............................................................................................28 2.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................28 2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu .........................................................................................28 2.5. Kiểm soát sai lệch ..............................................................................................29 2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ..........................................................................29 2.7. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................33 2.8. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................34 2.9. Thu thập và xử lý số liệu ....................................................................................40 2.10. Vấn đề y đức .................................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................42 3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu .............................................................43 3.2. Khảo sát kiến thức, thái độ của cha mẹ về bệnh hen và điều trị kiểm soát hen hen cho trẻ trước can thiệp ........................................................................................47 . . 3.3. Đánh giá kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít trước và sau can thiệp ..........................50 3.4. Đánh giá thực hành tự quản lý hen trước và sau can thiệp ................................55 3.5. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị dự phòng hen trước và sau can thiệp ...............57 3.6. Xác định tỷ lệ mức độ kiểm soát hen của trẻ trước và sau can thiệp .................61 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................63 4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu .............................................................63 4.2. Khảo sát kiến thức, thái độ của cha mẹ về bệnh hen và điều trị kiểm soát hen hen cho trẻ trước can thiệp ........................................................................................69 4.3. Đánh giá kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít trước và sau can thiệp ..........................72 4.4. Đánh giá thực hành tự quản lý hen trước và sau can thiệp ................................75 4.5. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị dự phòng hen trước và sau can thiệp ...............77 4.6. Xác định tỷ lệ mức độ kiểm soát hen của trẻ trước và sau can thiệp .................81 4.7. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................85 KẾT LUẬN ...............................................................................................................87 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Phiếu thu thập thông tin ban đầu 2. Phiếu thu thập thông tin lần tái khám 3. Phiếu đánh giá chung 4. Cẩm nang bệnh hen dành cho cha mẹ 5. Nhật ký hen 6. Bản kế hoạch hành động hen 7. Bảng kiểm kiến thức và kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít 8. Bảng kiểm kiến thức về bản kế hoạch hành động hen 9. Mẫu đồng thuận tham gia nghiên cứu . . DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT T0 : Thời điểm trước can thiệp T1 : Thời điểm sau 1 tháng can thiệp T2 : Thời điểm sau 2 tháng can thiệp T3 : Thời điểm sau 3 tháng can thiệp TIẾNG ANH AOR : Adjusted Odds Ratio Tỷ số chênh hiệu chỉnh API : Asthma Predictive Index Chỉ số tiên đoán hen BMI : Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BTS : British Thoracic Society Hiệp hội lồng ngực Anh quốc CI : Confidence Interval Khoảng tin cậy EMD : Electronic Monitoring Device Dụng cụ theo dõi điện tử GINA : Global Initiative for Asthma Chiến lược hen toàn cầu ICS : Inhaled Corticosteroids Corticosteroids dạng hít LTRA : Leukotriene Receptor Antagonist Thuốc kháng thụ thể leukotriene MDI : Metered Dose Inhaler Bình hít định liều RR : Relative Risk Nguy cơ tương đối SABA : Short Acting Beta Agonist Đồng vận beta 2 tác dụng ngắn WAZ : Weight for Age Z-score Điểm số z-score cân nặng theo tuổi . . WHO : World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WHZ : Weight for Height Z-score Điểm số z-score cân nặng theo chiều cao . . DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1. Bảng 1.1. Triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi .........................7 2. Bảng 1.2. Chỉ số tiên đoán hen ......................................................................11 3. Bảng 1.3. Đánh giá mức độ nặng bệnh hen ...................................................11 4. Bảng 1.4. Quyết định điều trị duy trì cho trẻ từ 0 – 2 tuổi .............................15 5. Bảng 1.5. Chọn lựa điều trị duy trì ban đầu theo mức độ nặng .....................15 6. Bảng 1.6. Tiếp cận điều trị duy trì theo mức độ kiểm soát triệu chứng ........16 7. Bảng 1.7. Đánh giá mức độ kiểm soát hen ....................................................17 8. Bảng 2.1. Các biến số dịch tễ .........................................................................34 9. Bảng 2.2. Các biến số tiền căn .......................................................................34 10. Bảng 2.3. Các biến số lâm sàng .....................................................................36 11. Bảng 2.4. Biến số kết cuộc .............................................................................37 12. Bảng 2.5. Lựa chọn dụng cụ hít .....................................................................38 13. Bảng 3.1. Tiền căn dị ứng ..............................................................................45 14. Bảng 3.2. Số trường hợp trả lời đúng câu hỏi về bệnh hen và điều trị kiểm kiểm soát hen cho trẻ .....................................................................................47 15. Bảng 3.3. Thái độ và những khó khăn của cha mẹ trong vấn đề tái khám ....49 16. Bảng 3.4. Thái độ và những khó khăn của cha mẹ khi dùng thuốc dự phòng phòng ..............................................................................................................49 17. Bảng 3.5. Lựa chọn dụng cụ hít trước can thiệp ............................................50 18. Bảng 3.6. Lỗi sai khi sử dụng dụng cụ hít .....................................................51 19. Bảng 3.7. Nguyên nhân sử dụng dụng cụ hít sai kỹ thuật .............................52 20. Bảng 3.8. Kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít sau can thiệp...................................53 21. Bảng 3.9. Số lần sử dụng dụng cụ hít đúng kỹ thuật trong 3 lần tái khám ....54 22. Bảng 3.10. Tình trạng ghi chép nhật ký hen sau can thiệp ............................55 23. Bảng 3.11. Tình trạng biết xử trí theo bản kế hoạch hành động hen .............56 24. Bảng 3.12. Tuân thủ điều trị hen trước can thiệp...........................................57 25. Bảng 3.13. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của cha và tuân thủ điều trị trị ....................................................................................................................58 26. Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ và tuân thủ điều trị 58 . . 27. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa số câu trả lời đúng trong bộ câu hỏi về kiến kiến thức của cha mẹ và tuân thủ điều trị ......................................................58 28. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa vấn đề lo lắng của cha mẹ về tác dụng phụ phụ của thuốc và tuân thủ điều trị dự phòng hen ...........................................59 29. Bảng 3.17. Tuân thủ tái khám sau can thiệp ..................................................59 30. Bảng 3.18. Tuân thủ dùng thuốc sau can thiệp ..............................................60 31. Bảng 3.19. Tuân thủ điều trị dự phòng hen sau can thiệp .............................60 32. Bảng 3.20. Mức độ kiểm soát hen trước và sau can thiệp .............................61 33. Bảng 4.1. Tỷ lệ thừa cân – béo phì trong các nghiên cứu ..............................64 34. Bảng 4.2. Phân bố mức độ kiểm soát hen trong các nghiên cứu ...................82 35. Bảng 4.3. Phân bố mức độ kiểm soát hen sau can thiệp trong các nghiên cứu cứu ..................................................................................................................83 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Tên biểu đồ - sơ đồ STT Trang 1. Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo tuổi ......................................................43 2. Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo giới tính ...............................................43 3. Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng theo tình trạng dinh dưỡng ..........................44 4. Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng theo nơi cư trú .............................................44 5. Biểu đồ 3.6. Phân bố trình độ học vấn của cha mẹ ........................................45 6. Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng theo thời gian điều trị dự phòng ..................46 7. Biểu đồ 3.9. Phân bố số câu trả lời đúng của mỗi phụ huynh .......................48 8. Biểu đồ 3.10. Phân bố số lỗi sai kỹ thuật của mỗi phụ huynh .......................52 9. Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ sử dụng dụng cụ hít đúng kỹ thuật trong thời gian theo theo dõi ...........................................................................................................54 10. Biểu đồ 3.8. Thay đổi mức độ kiểm soát hen trong thời gian theo dõi..........62 11. Sơ đồ 1.1. Tiếp cận chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi .......................................9 12. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ..........................................................................33 13. Sơ đồ 3.1. Kết quả nghiên cứu theo thời gian ................................................42 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hen là bệnh lý mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em và là nguyên nhân bệnh tật hàng đầu gây nghỉ học, cần phải nhập viện hoặc nhập khoa cấp cứu. Hen chiếm tỷ lệ khoảng 1 – 18% dân số ở các nước. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 5% ở người lớn và 10% ở trẻ em. Ở Việt Nam chưa có con số chính xác và hệ thống về tỷ lệ mắc hen cho cả nước. Một công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy hen trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4 – 8%. Những năm gần đây, hen trẻ em có xu hướng tăng lên: cứ 20 năm, hen trẻ em tăng lên 2 – 3 lần [1]. Hen trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thường gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Một trong những nguyên nhân chính là do kém tuân thủ điều trị dự phòng cơn hen ở trẻ. Tuân thủ điều trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát hen. Tuân thủ điều trị bao gồm 3 thành phần: (1) chấp nhận thực hiện theo khuyến cáo của nhân viên y tế, (2) tuân thủ việc sử dụng thuốc và (3) duy trì trong thời gian dài [23]. Tuân thủ điều trị kém liên quan với tăng số lần nhập cấp cứu, số ngày dùng corticosteroids đường uống và dường như là nguyên nhân thường gặp trong những trường hợp hen khó kiểm soát [109]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị ở trẻ em và người lớn chỉ khoảng 50% [112]. Gần đây, ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Vân Thảo năm 2015 cho thấy tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ngừa cơn ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1 là 55,5% [6]. Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục. Tỷ lệ cha mẹ bệnh nhi có kiến thức, kỹ năng cũng như tuân thủ theo dõi hen cho trẻ bằng các phương tiện được cung cấp đều tăng lên theo thời gian nhưng vẫn chưa đạt tuyệt đối, một số mục chỉ đạt khoảng 50% sau can thiệp. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát sự tuân thủ điều trị dự phòng hen ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám hen – Bệnh viện Nhi Đồng 2, đồng thời tiến hành can thiệp giáo dục có cải tiến từ nghiên cứu nền tảng đã có nhằm nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị dự phòng ở trẻ. Từ đó xác định các nguyên nhân chủ yếu gây kém tuân thủ điều trị, đánh giá hiệu quả của các biện pháp giáo dục trong điều trị dự . . 2 phòng. Chúng tôi hy vọng kết quả của nghiên cứu có thể giúp phản ánh thực trạng, nâng cao nhận thức của nhân viên y tế về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị dự phòng, áp dụng rộng rãi những nội dung và phương tiện giáo dục ra cộng đồng để tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị dự phòng cơn hen, đưa đến tăng tỷ lệ kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam. . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát kiến thức, thái độ của cha mẹ về bệnh hen và điều trị dự phòng hen. 2. Xác định tỷ lệ sử dụng dụng cụ hít đúng kỹ thuật trước và sau can thiệp. 3. Đánh giá thực hành tự quản lý hen trước và sau can thiệp. 4. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị dự phòng hen trước và sau can thiệp. 5. Xác định mức độ kiểm soát hen trước và sau can thiệp. . . 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hen ở trẻ dưới 5 tuổi 1.1.1. Định nghĩa Hen là bệnh lý viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đàm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở ra làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc [1], [53]. 1.1.2. Dịch tễ Bệnh nhân hen có thể có những đợt kịch phát đe dọa tính mạng và là gánh nặng đối với bệnh nhân cũng như xã hội. Riêng đối với trẻ em, hen là bệnh lý mạn tính thường gặp nhất, là nguyên nhân bệnh tật chính dẫn đến phải nghỉ học, cần nhập viện hoặc nhập khoa cấp cứu [53], [83]. Hen gây ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ, tăng số ngày nghỉ học, giảm thành tích học tập, mất những cơ hội trong xã hội, hạn chế hoạt động, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình. Ngoài ra, hen còn làm tăng chi phí chăm sóc y tế của gia đình và xã hội, tăng số ngày nghỉ làm của người chăm sóc trẻ [96]. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình hen trẻ em là 10%. Trong những năm gần đây, hen trẻ em có xu hướng gia tăng: cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2-3 lần [1]. Hen ở trẻ dưới 5 tuổi là tình trạng thường gặp. Một nghiên cứu tại Mỹ ghi nhận từ năm 1990 đến 1998 có sự gia tăng tỷ lệ cha mẹ nói rằng con của họ “đã từng khò khè” (từ 16% lên 29%), “khò khè tái phát” (từ 12% lên 26%), “được chẩn đoán hen” (từ 11% lên 19%) và “nhập viện vì khò khè” (từ 6% lên 10%). Những đợt khò khè ở trẻ dưới 5 tuổi thường kèm triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên [72], [94]. 1.1.3. Chẩn đoán Hen trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi thường khó chẩn đoán xác định, điều trị còn nhiều khó khăn do những nguyên nhân sau [1]: . . 5 - Nguyên nhân khò khè ở trẻ em rất đa dạng và khó xác định, đặc biệt là khò khè ở trẻ dưới 1 tuổi thường dễ nhầm với viêm tiểu phế quản. Việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khò khè khác rất phức tạp. - Triệu chứng hen ở trẻ nhỏ không điển hình, khó xác định. - Các thăm dò cận lâm sàng đặc biệt là chức năng hô hấp rất khó thực hiện vì trẻ nhỏ chưa biết hợp tác. - Việc tuân thủ điều trị cũng như thực thi các biện pháp hen ở trẻ em dưới 5 tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Đôi khi khó có thể chẩn đoán hen một cách tự tin ở trẻ dưới 5 tuổi vì những triệu chứng hô hấp từng đợt như ho và khò khè cũng thường gặp ở những trẻ không bị hen, đặc biệt trong khoảng từ 0 – 2 tuổi. Hơn nữa, không thể đánh giá thường quy hạn chế luồng khí thở ra ở lứa tuổi này [53], [91]. Vì vậy, chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu dựa vào [53]: - Các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở và những triệu chứng ban đêm hay gây thức giấc. - Sự hiện diện các yếu tố nguy cơ của hen. - Đáp ứng với điều trị phòng ngừa. 1.1.3.1. Lâm sàng Những triệu chứng gợi ý hen ở trẻ dưới 5 tuổi: - Khò khè: Khò khè là triệu chứng thường gặp nhất liên quan đến hen ở trẻ dưới 5 tuổi. Khò khè tái đi tái lại, khi ngủ hay có yếu tố khởi phát như gắng sức, cười, khóc. Cần có sự xác định lại của nhân viên y tế vì cha mẹ có thể mô tả những tiếng thở khác như là khò khè. Trong nghiên cứu trên dân số lớn, 17% gia đình không xác định được khò khè là âm thanh như tiếng huýt sáo mặc dù đã được mô tả trong bảng câu hỏi [84], [85]. - Ho: Ho trong hen là ho khan, tái đi tái lại và/hoặc kéo dài, thường đi kèm với những đợt khò khè, khó thở. Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ho mà . . 6 không phải hen. Ho về đêm (khi trẻ đang ngủ) hoặc ho khi gắng sức, cười, khóc mà không có nhiễm trùng hô hấp ủng hộ chẩn đoán hen. Cảm lạnh thông thường và những bệnh lý đường hô hấp khác cũng có thể gây ho. - Khó thở: Cha mẹ có thể mô tả trẻ thở khó, thở mệt. Khó thở khi gắng sức và tái đi tái lại giúp chẩn đoán hen. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, khóc và cười được xem tương đương với gắng sức ở trẻ lớn. Ngoài ra, còn có những triệu chứng tinh tế và không đặc hiệu khác như hạn chế hoạt động thể lực, tổng trạng mệt mỏi (có thể do giấc ngủ bị ảnh hưởng), khó bắt kịp bạn bè đồng trang lứa trong các hoạt động thể chất. Những triệu chứng của hen có thể khởi phát do nhiều yếu tố như gắng sức và tăng thông khí (cười), lạnh hoặc không khí khô, các chất kích ứng đường thở. Sự hiện diện các yếu tố nguy cơ như tiền căn mắc các bệnh lý dị ứng khác (viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn), cha mẹ bị hen và/hoặc những triệu chứng khi không cảm lạnh giúp ủng hộ chẩn đoán hen. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hen ở trẻ dưới 5 tuổi thường gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán. Vì vậy, cần cảnh giác và loại trừ những chẩn đoán phân biệt khác khi có những dấu hiệu cảnh báo sau [53]: - Chậm lớn. - Triệu chứng ngay từ thời kỳ sơ sinh hoặc khởi phát rất sớm. - Nôn ói kèm triệu chứng hô hấp. - Khò khè liên tục. - Không đáp ứng với điều trị hen. - Triệu chứng không liên quan với những yếu tố khởi phát điển hình. - Triệu chứng thực thể khu trú tại phổi hoặc triệu chứng tim mạch, ngón tay dùi trống. - Giảm oxy máu ngoài bệnh cảnh nhiễm siêu vi. . . 7 Khám thực thể ngoài cơn hen thường không ghi nhận bất thường. Bệnh sử và khám lâm sàng nên tập trung vào việc loại trừ các chẩn đoán khác có thể gây triệu chứng hô hấp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Bảng 1.1. Triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi [53] Đặc điểm gợi ý hen Triệu chứng Ho khan dai dẳng hoặc tái đi tái lại, nặng hơn về đêm hoặc kèm với khò khè, khó thở. Ho Ho xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hoặc tiếp xúc khói thuốc lá khi không có nhiễm trùng hô hấp. Khò khè tái đi tái lại, xảy ra khi ngủ hoặc có yếu tố khởi phát như gắng sức, cười, khóc, tiếp xúc khói Khò khè thuốc lá hay khói bụi ô nhiễm. Khó thở Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc. Giảm khả năng hoạt Không thể chạy, chơi, cười với cùng cường độ như động những trẻ khác, hay mệt khi đi bộ (đòi bế). Tiền căn bản thân hoặc gia đình Bệnh lý dị ứng khác (chàm da cơ địa hoặc viêm mũi dị ứng). Có người thân thế hệ thứ nhất bị hen. Điều trị thử với corticosteroids liều thấp và SABA khi cần Triệu chứng lâm sàng cải thiện trong vòng 2 – 3 tháng điều trị thử và xấu hơn khi ngưng thuốc. 1.1.3.2. Cận lâm sàng Không có cận lâm sàng nào giúp chẩn đoán chắc chắn hen ở trẻ dưới 5 tuổi. Một số cận lâm sàng được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán khác hoặc cần loại trừ những bất thường về cấu trúc (X quang ngực). Hô hấp ký rất khó thực hiện ở trẻ dưới 5 tuổi do khả năng hợp tác kém, dao động xung ký là lựa chọn thích hợp giúp chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn, hỗ trợ chẩn đoán . . 8 hen. Dao động xung ký giúp đo trực tiếp sức cản đường dẫn khí, thực hiện thử nghiệm giãn phế quản và kết luận vị trí tắc nghẽn ngoại biên hay trung ương, kỹ thuật đơn giản, có thể tiến hành ở trẻ nhỏ. 1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em dưới 5 tuổi” của Bộ Y tế ban hành năm 2016, chẩn đoán hen ở trẻ khi thỏa 5 tiêu chuẩn sau [1]: 1) Khò khè ± ho tái đi tái lại. 2) Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± dao động xung ký). 3) Có đáp ứng thuốc giãn phế quản và/hoặc đáp ứng với điều trị thử (4 – 8 tuần và xấu đi khi ngưng thuốc). 4) Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng ± có yếu tố khởi phát. 5) Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác. Đối với trẻ ≤ 2 tuổi, hen được chẩn đoán theo 3 tiêu chuẩn sau [2]: 1) Có bằng chứng tắc nghẽn đường thở: khò khè do bác sĩ xác nhận: Trẻ < 12 tháng tuổi: khò khè ≥ 3 lần Trẻ 12 – 24 tháng tuổi: khò khè ≥ 2 lần 2) Có đáp ứng với điều trị hen. 3) Không có bằng chứng gợi ý chẩn đoán khác. . . 9 1.1.3.4. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi Sơ đồ 1.1. Tiếp cận chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi [1] Trẻ có khò khè tái đi tái lại, hỏi bệnh sử, lâm sàng có yếu tố gợi ý hen không? Có Không Trẻ có thực hiện được hô hấp ký hay dao động xung ký không? Xem xét các chẩn đoán phân biệt hen Có Không Điều trị thử Xem xét làm thêm xét nghiệm dị ứng Không Hô hấp ký hay dao động xung ký đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hen Có Đáp ứng? Có Không Đánh giá tuân thủ điều trị Xét nghiệm khác Chuyển chuyên khoa . Điều trị hen Khảo sát/điều trị các bệnh khác theo chuyên khoa . 10 1.1.4. Phân loại hen theo kiểu hình Có 2 cách phân loại hen theo kiểu hình là phân loại theo triệu chứng và phân loại theo thời gian. 1.1.4.1. Theo triệu chứng Có 3 kiểu hình hen theo triệu chứng: - Khò khè khởi phát do siêu vi (khò khè gián đoạn): xảy ra thành từng đợt riêng biệt, thường đi kèm viêm đường hô hấp trên do siêu vi và không có triệu chứng giữa các đợt. - Khò khè khởi phát do vận động: khò khè xảy ra sau hoạt động thể lực gắng sức, ngoài ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. - Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: khò khè khởi phát do nhiều yếu tố như thay đổi thời tiết, vận động, nhiễm siêu vi, dị nguyên, trẻ vẫn còn triệu chứng giữa các đợt khò khè, thường ở trẻ có cơ địa dị ứng. Cách phân loại này giúp quyết định chọn lựa thuốc điều trị duy trì hen cho trẻ. 1.1.4.2. Theo thời gian Có 3 kiểu hình hen theo thời gian: - Khò khè thoáng qua: triệu chứng bắt đầu và kết thúc trước 3 tuổi, thường xảy ra ở trẻ có tiền sử sanh non, nhẹ cân, gia đình có người hút thuốc lá, nhiễm siêu vi tái đi tái lại, không có cơ địa dị ứng. - Khò khè kéo dài: triệu chứng bắt đầu trước 3 tuổi và tiếp tục sau đó. - Khò khè khởi phát muộn: triệu chứng bắt đầu sau 3 tuổi. Cách phân loại này giúp tiên đoán bệnh sau này. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm chỉ số tiên đoán hen (API). API (+) khi có 1 tiêu chuẩn chính hoặc 2 tiêu chuẩn phụ. Một trẻ dưới 3 tuổi có từ 4 đợt khò khè/năm trở lên kèm với API (+) có nguy cơ hen thật sự ở độ tuổi 6 – 13 cao hơn 4 – 10 lần trẻ có API (-). Tuy nhiên, trong một phân tích về vai trò của 12 mô hình dự đoán hen bao gồm cả API cho thấy không có mô hình đơn độc nào có thể vừa tiên đoán và loại trừ hen một cách chính xác [100]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất