Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành sư phạm trường đại học thủ dầu một...

Tài liệu Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành sư phạm trường đại học thủ dầu một

.PDF
18
1
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Mã số:GD-02.12.05 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỔNG THUẬT TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI Chủ nhiệm đề tài: Th.s Đỗ Thị Nga Người chủ trì thực hiện chuyên đề: Th.S Đỗ Thị Nga, cơ quan công tác Đại học Thủ Dầu Một Những người phối hợp thực hiện chuyên đề: Th.S Hoàng Hữu Miến, cơ quan công tác Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương, Tháng 30/10/2013 1 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỔNG THUẬT TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề ÔÛ nöôùc ta, khaùi nieäm “trí tueä caûm xuùc” ñang ñöôïc nhieàu nhaø taâm lyù hoïc, xaõ hoäi hoïc,... quan taâm vaø nghieân cöùu. Ñaëc bieät trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, đang rất cần một hướng tiếp cận mới nhằm giải quyết vấn đề “dạy người” “dạy kỹ năng sống cho học sinh”. Từ kết luận của Bộ chính trị về việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ giáo dục Việt Nam cần thực hiện một số nhiệm vụ, cụ thể là “thực sự coi trọng vai trò của khoa học giáo dục, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục, đưa đến sự đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp đào tạo của các trường và khoa học sư phạm, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng học sinh”. Như vậy, với việc ứng dụng các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc vào nhà trường sẽ góp một phần giải quyết được vấn đề mà nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đặt ra. Hơn nữa, giáo dục trí tuệ cảm xúc chính là quá trình hình thành nhân cách cho con người. Vì vậy, các nhà giáo dục hoï ñang baét ñaàu chuù yù ñeán vieäc hình thaønh trí tueä caûm xuùc cho treû em ngay töø löùa tuoåi raát nhoû. Bởi vì xuùc caûm laø cô sôû ñeå hình thaønh tình caûm, tình caûm laïi laø caùi coát loõi trong nhaân caùch cuûa con ngöôøi. Suy cho cuøng, giaùo duïc ñeå hình thaønh xuùc caûm, tình caûm hay giáo dục trí tuệ cảm xúc cho treû chính laø xaây döïng neàn taûng cuûa ñaïo ñöùc. Ñoù cuõng chính laø quaù trình hình thaønh nhaân caùch con ngöôøi. Phát triển trí tuệ cảm xúc cho sinh viên sư phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tại Đại hội Đảng IX đã xác định: “phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh của người Việt Nam, coi trọng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Trong nguồn lực trí tuệ đó thì nguồn lực trí tuệ của sinh viên mà đặc biệt là sinh viên sư phạm là những giáo 1 viên tương lai đóng góp một phần rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người, sinh viên sư phạm với kiến thức vững chắc và trí tuệ cảm xúc tốt là nhân tố thiết yếu để sinh viên có thể trở thành những giáo viên thực hiện thành công hoạt động dạy và hoạt động giáo dục sau này. Trí tueä caûm xuùc laø moät trong nhöõng yeáu toá quan troïng giuùp trí tueä con ngöôøi trôû neân hoaøn chænh, goùp phaàn giuùp cho con ngöôøi thaønh coâng trong cuoäc soáng. Ñaëc bieät laø ñoái vôùi giáo viên để thành công trong con đường giảng dạy của mình, người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn vững mà còn phải có sự nhạy cảm, tinh tế trong việc nhận biết và đánh giá những cảm xúc của học sinh, có khả năng dự đoán nhu cầu học tập và sự phát triển nhân cách của người học để đưa ra những phương hướng sáng suốt đúng đắn trong việc vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh, đây chính là trí tuệ cảm xúc mà người giáo viên cần có. Điều đó cho thấy sinh vieân ngaønh sö phaïm neáu coù moät trí tueä caûm xuùc toát seõ laø yeáu toá thuaän lôïi giuùp caùc em thaønh coâng treân con ñöôøng giaùo duïc cuûa mình, và chứng tỏ trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng to lớn đối với sinh viên sư phạm trong quá trình rèn luyện để trở thành người giáoviên thành công trong tương lai. Ñaây laø muïc tieâu thieát yeáu cuûa nhaø tröôøng cuõng nhö toaøn ngaønh giaùo duïc đang hướng đến. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành sư phạm trường Đại học Thủ Dầu Một là việc làm rất cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách người giáo viên tương lai. 2. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận 2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu để thu thập thông tin: + Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi (điều tra bằng test) + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp quan sát. 2.3. Phương pháp thực nghiệm (dự kiến) 2.4. Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng các phương pháp thống kê toán học và các phần mềm xử lý số liệu thống kê. Phương pháp toán thống kê với sự trợ 2 giúp của phần mềm Microsoft Excell; Phần mềm thống kê SPSS dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội. 2.5.Cách tiếp cận Với đề tài: “Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ Dầu Một” chúng tôi tiếp cận theo quan điểm hoạt động, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử-logic, quan điểm lịch sử. 3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được 3.1..Sơ lược công trình nghiên cứu trên thế giới Trí tuệ cảm xúc theo quan điểm mới chính là sự tương tác của con người với môi trường sống, đặt biệt là môi trường xã hội. Con người sống trong cộng đồng với nhiều người khác đòi hỏi phải có sự chú ý đến các quy luật xã hội, có sự thừa nhận và đánh giá đúng các chuẩn mực xã hội và cũng như sự chuẩn đoán phù hợp về hành động của người khác để từ đó tổ chức, đặt kế hoạch và quyết định về hành động của mình, đó chính là thành phần của trí tuệ xã hội. Trí tuệ xã hội là: “năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có sự tương tác với người khác. Nó diễn ra hoạt động cùng người khác, với mục đích, tâm lý và tính xã hội nhất định”. Trí tuệ xã hội được tạo ra bởi 3 yếu tố: tự nhận thức về bản thân; năng lực xã hội (nhận thức, cảm xúc , hành động); trí tuệ cảm xúc. Phong trào nghiên cứu trí tuệ cảm xúc được bắt nguồn và phát triển mạnh mẽ nhất ở Mỹ với các nhà tâm lý học kiệt xuất. E.L. Thorndike là người đầu tiên tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội vào cuối những năm 1930. Theo ông, trí tuệ xã hội “là năng lực hiểu và điều khiển mà những người đàn ông, đàn bà, con trai và con gái sử dụng để hành động một cách khôn ngoan, sáng suốt trong các mối quan hệ của con người”. David Weschler (1940) cho rằng yếu tố phi trí tuệ lại quan trọng cho con người thích nghi và đạt được những thành tích trong cuộc sống. Theo ông, yếu tố phi trí tuệ được xem là cần thiết để dự đoán khả năng thành công của một người. Howard Gardner (1983) cho ra đời tác phẩm “Frames of mind” như là một tuyên ngôn chống lại độc quyền IQ, chứng minh rằng không có hình thức duy nhất, toàn khối của trí tuệ quyết định thành công trong cuộc đời, đúng hơn có một thang 3 trí tuệ rộng lớn. Theo lập luận đó, ông đưa ra mô hình đa trí tuệ và cho rằng trí tuệ cá nhân gồm hai loại: trí tuệ liên nhân cách (interpersonal intelligence) và trí tuệ về bản thân (intrapersonal intelligence). Ông cho rằng hai loại trí tuệ này cũng quan trọng như trí thông minh được biểu thị bởi chỉ số IQ và đo bằng trắc nghiệm IQ. Rewven Bar-On (1985) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ EQ trong luận án tiến sỹ của mình. Bar-On đặt trí tuệ cảm xúc trong phạm vi lý thuyết phân cách, đưa ra mô hình Well-being (1997) với ý định trả lời câu hỏi: “Tại sao một người nào đó lại có khả năng thành công trong cuộc sống hơn những người khác?”. BarOn đã xem xét lại những nghiên cứu tâm lý về các đặc tính của nhân cách có liên quan đáng kể đến sự thành công trong cuộc sống và đã nhận diện được năm khu vực (nhân tố) bao quát về mặt chức năng phù hợp với sự thành công trong cuộc sống. Từ đó, ông đưa ra mô hình trí tuệ cảm xúc kiểu hỗn hợp. Vào năm 2000, Bar-On định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc như là một dãy các phi năng lực và những kỹ năng ảnh hưởng đến năng lực một người thành công trong việc đương đầu với những đòi hỏi và sức ép từ môi trường”. Peter Salovey và John Mayer là hai nhà tâm lý học Mỹ đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về trí tuệ cảm xúc vào năm 1990: “Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình”. Định nghĩa này đã có ảnh hưởng mạnh nhất đến lý thuyết trí tuệ cảm xúc tại thời điểm đó. Cũng trong năm 1990, Mayer, Salovey cùng với M.T.Đipaolo đã công bố bộ trắc nghiệm đo trí tuệ cảm xúc và từ đây hai ông đã dẫn đầu sự phát triển khoa học về lý thuyết và phương pháp xác định chỉ số EQ.[2; 8] . Cũng trong năm 1990, hai tác giả Peter Salovey và John Mayer đã cho ra đời 2 bài trắc nghiệm đo lường “trí tuệ cảm xúc”. Cuối năm 1994 đầu năm 1995, một nhà báo ở New York tên là Daniel Goleman đã cho ra đời cuốn sách mang tên “khả năng thấu hiểu những cảm xúc”, sau này đổi tên là “trí tuệ cảm xúc” Từ năm 1995 cho đến nay, sau khi cuốn sách “trí tuệ cảm xúc” –cuốn sách được bán chạy nhất của nhà tâm lý học người Mỹ - Daniel Goleman được phát hành thì khái niệm “trí tuệ cảm xúc” trở nên phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu về 4 trí tuệ chú ý. Theo D.Goleman, trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực: sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cũng như khả năng và sự kích thích hành động. Tuy nhiên, vào năm 2001, D.Goleman đưa ra bốn biểu hiện của trí tuệ cảm xúc nói lên năng lực của cá nhân trong mối quan hệ với mình và năng lực xã hội của con người trong mối quan hệ với người khác: - Tự biết mình. - Tự kiểm soát, tự quản. - Nhận biết các quan hệ xã hội. - Kiểm soát, điều khiển các mối quan hệ xã hội. Những nghiên cứu của Goleman không chỉ dừng lại ở việc xác định bản chất của trí tuệ cảm xúc mà ông còn đưa ra những biện pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc. Như vậy, nhìn một cách tổng thể có thể nói có ba đại diện tiêu biểu đã đi sâu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc dưới những cách tiếp cận khác nhau, trong đó R.Bar-On tiếp cận trí tuệ cảm xúc dưới góc độ nhân cách, P.Salovey và J.Mayer nghiên cứu dưới góc độ nhận thức và D.Goleman tiếp cận dưới góc độ hiệu quả công việc.[2; 8]. 3.2. Sơ lược công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề trí tuệ, đặc biệt là trí thông minh và trí sáng tạo đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ lâu. Thế nhưng, những công trình nghiên cứu về một dạng trí tuệ mới- trí tuệ cảm xúc chỉ mới ở những bước đi đầu tiên và việc nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc cũng còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước về trí tuệ cảm xúc tổng quát như: “xúc cảm và việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em lứa tuổi mầm non” của Ngô Công Hoàn, “bước đầu thử nghiệm và nâng cao trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội” của Dương Thị Hoàng Yến, “Thử đo đạc chỉ số trí tuệ cảm xúc ở sinh viên sư phạm” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn- Đỗ Thu Hiên…Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” được chính thức đề cập tại hội thảo của các nhà nghiên cứu thuộc chương trình Khoa học Xã hội cấp nhà nước KX-07 do GS.VS- Phạm Minh Hạc chủ biên. Tiếp ngay sau đó, tạp chí Tâm lý học lần đầu tiên đăng hàng loạt các bài viết của PGS.TS- Nguyễn Huy Tú về trí tuệ cảm xúc. Đề tài cấp nhà nước KX-05-06 giai đoạn 2001 - 2005, do PGS.TS- Trần 5 Kiều cùng với các nhà tâm lý và giáo dục thuộc Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục nghiên cứu trí tuệ cảm xúc được xác định là một trong ba thành tố trí tuệ (trí thông minh, trí sáng tạo và trí tuệ cảm xúc) trên sinh viên, học sinh và lao động trẻ. Đề tài này mở đầu cho các công trình nghiên cứu trí tuệ cảm xúc sau này. Các tác giả trong các công trình nghiên cứu luận văn, luận án tâm lý học cũng đã chọn trí tuệ cảm xúc làm vấn đề nghiên cứu, chẳng hạn như: luận văn thạc sỹ của Dương Thị Hoàng Yến (2004), Luận án tiến sĩ “trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học” cũng của tác giả Dương Thị Hoàng Yến (2010), luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Dung về “trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS” (2007),… Các đề tài này phần lớn tập trung nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên trong hoạt động chủ nhiệm lớp. Gần đây, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên) thực trạng và giải pháp (2007) và đề tài nghiên cứu về: “Trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường CĐSP Bình Dương” của tác giả Nguyễn Thị Tuấn Anh (luận văn thạc sĩ) năm 2008, cho thấy trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến việc xây dựng, thiết lập, vận hành các mối quan hệ xã hội nói riêng và phát triển nhân cách sinh viên nói chung. Hiện nay, các tác giả: Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Phan Trọng Ngọ, Huỳnh Văn Sơn,… và nhiều tác giả khác vẫn đang tiếp tục đi sâu nghiên cứu trí tuệ cảm xúc.[2; 9] Như vậy, có thể nói rằng những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về trí tuệ cảm xúc tuy chưa nhiều nhưng đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, các đề tài về trí tuệ cảm xúc chỉ mới tập trung nghiên cứu chỉ số trí tuệ cảm xúc, các đề tài nghiên cứu chưa quan tâm nhiều đến đối tượng sinh viên của các trường cao đẳng và Đại học đặc biệt là trường Đại học Thủ Dầu Một. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành sư phạm trường Đại học Thủ Dầu Một là việc làm cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách người giáo viên tương lai. [2; 9]. 6 4.Kết luận và kiến nghị 4.1.Kết luận A. Về kết quả nghiên cứu lí luận: Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức tạp của con người, trí tuệ cảm xúc được nghiên cứu và đề cập từ rất sớm từ tác phẩm của E.L. Thorndike, ông là người đầu tiên tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội vào cuối những năm 1930. Trí tuệ cảm xúc theo quan điểm mới chính là sự tương tác của con người với môi trường sống, đặt biệt là môi trường xã hội. Con người sống trong cộng đồng với nhiều người khác đòi hỏi phải có sự chú ý đến các quy luật xã hội, có sự thừa nhận và đánh giá đúng các chuẩn mực xã hội và cũng như sự chuẩn đoán phù hợp về hành động của người khác để từ đó tổ chức, đặt kế hoạch và quyết định về hành động của mình, đó chính là thành phần của trí tuệ xã hội. Tuy nhiên hiện tại người nghiên nhấn mạnh đến các mặt biểu hiện sau khi nói đến trí tuệ cảm xúc: +Khả năng nhận biết đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân: Khía cạnh này bao gồm năng lực nhận thức được các cảm xúc của mình và nhận biết được những suy nghĩ về các xúc cảm đó khi chúng nảy sinh, nói chung là năng lực nhận biết xúc cảm, (bạn có phải là người cảm nhận đầy đủ không ?) +Khả năng nhận biết đánh giá cảm xúc của người khác: khả năng nhận biết chính xác các xúc cảm của người khác và khả năng thể nghiệm lại được cảm xúc đó vào bản thân mình. Hai khả năng này đều nói lên năng lực thấu cảm của con người. Chính sự thấu cảm là một biểu hiện quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Sự thấu cảm là sự lựa chọn để đáp lại những cảm xúc, năng lực này không dừng lại ở mức độ hưởng ứng các cảm xúc của người khác mà còn là khả năng đáp lại cảm xúc của bản thân đối với một người nào đó. Sự thấu cảm rất có ích trong việc điều chỉnh cảm xúc và giúp đỡ con người suy ngẫm về chúng. Do đó để nhận biết được cảm xúc của người khác, việc trước tiên là phải nhạy cảm. Một khi con người nhận biết và thừa nhận cảm giác của người khác, họ cũng cần giúp đỡ những người này để những cảm xúc của những người đó cung cấp thông tin và hướng dẫn họ. [17,36] Hay nói cách khác đó là năng lực sử dụng xúc cảm trong việc suy luận và giải quyết 7 vấn đề xảy ra trong cuộc sống xung quanh và công việc của bản thân, không để cảm xúc của mình bị ảnh hưởng bởi người khác. +Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác: năng lực này liên quan đến sự trãi nghiệm những cảm xúc của bản thân và sự theo dõi, đánh giá, xử sự để thay đổi, điều hòa cảm xúc của mình và của người khác. [18,177]. Điều chỉnh cảm xúc cũng bao gồm cả những năng lực thay đổi các phản ứng tương ứng của người khác, ví dụ như khả năng làm dịu đi, vơi bớt đi cơn giận của người khác, vơi bớt đi sự bực bội của người khác, khả năng làm người khác vui vẻ hạnh phúc khi họ buồn bã…[18,177]. (bạn là người sống hướng nội hay hướng ngoại?) Do vậy, mặt biểu hiện này của trí tuệ cảm xúc đã nói lên khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của mỗi cá nhân khi chúng nảy sinh ở bản thân hay ở người khác trong các mối quan hệ của cá nhân đó, khả năng này tỉ lệ thuận với nỗ lực khắc phục những cảm xúc tiêu cực của cá nhân. …[18,177]. +Năng lực sử dụng cảm xúc để hành động: con người có thể kìm nén những cơn bốc đồng để hành động và quả thật cảm xúc có khả năng thiết lập các cách thức hành động cho con người một khi chúng ta ý thức về nó. Những cảm xúc của con người có vai trò như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó…[18,178]. Còn gọi là năng lực áp dụng các quy luật xúc cảm để hiểu bản thân và hiểu người khác. B. Về kết quả nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm là khảo sát: + Năng lực nhận biết xúc cảm. + Năng lực sử dụng xúc cảm trong việc suy luận và giải quyết vấn đề xảy ra trong cuộc sống xung quanh và công việc của bản thân, không để cảm xúc của mình bị ảnh hưởng bởi người khác. + Năng lực hiểu biết xúc cảm, điều khiển, quản lý xúc cảm của bản thân để hiểu bản thân và hiểu người khác. 8 *Kết quả thu được từ trắc nghiệm MSCEIT: Hầu hết sinh viên ngành sư phạm trường Đại học Thủ Dầu Một có EQ ở mức độ trung bình 40% và mức cao 39%, điều này phù hợp với giả thuyết khoa học đã nêu ban đầu. (Hầu hết sinh viên sinh viên thuộc khối sư phạm được nghiên cứu có trí tuệ cảm xúc biểu hiện ở mức độ trung bình nếu nhà giáo dục có biện pháp tác động sư phạm phù hợp thì trí tuệ cảm xúc của các em sẽ được nâng cao hơn), điều phát hiện đáng mừng là trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm là 39% sinh viên được nghiên cứu có trí tuệ cảm xúc ở mức cao. Như vậy gần 80% sinh viên sư phạm nếu được quan tâm rèn luyện, giáo dục để nâng cao trí tuệ cảm xúc thì mức độ trí tuệ cảm xúc của các em sẽ được nâng lên ở mức cao và rất cao trong thời gian tới. Đa số các em sinh viên nam và nữ ngành sư phạm đều có mức EQ cao, tuy nhiên các em sinh viên nam có mức EQ cao hơn sinh viên nữ (47,1% > 41,2%), về mức EQ thấp: đa số các em nữ sinh viên có mức EQ thấp cao hơn các em nam sinh viên (26,5 %> 17,6%). Về kết quả kiểm nghiệm Chi-quare cho thấy có sự khác biệt rõ rệt ý nghĩa giữa mức EQ nam va nữ sinh viên (Sig. =.035 và .042)<.05. Điều này cho thấy giới tính có ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ EQ, trong nghiên cứu này mức EQ của sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ. Theo Goleman, nam giới sẽ tự tin lạc quan, bản lĩnh và dễ dàng thích nghi chấp nhận sự thay đổi hơn nữ giới còn nữ giới thì khả năng bày tỏ cảm xúc hiểu cảm xúc rõ hơn nam giới. Đa số sinh viên nam và nữ có mức EQ cao, mức EQ của sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ, có sự khác biệt về giới tính đối với chỉ số EQ. Sinh viên sư phạm khoa ngoại ngữ có mức EQ cao nhất 112,94; các em sinh viên này có nhiều cơ hội học tập những phương pháp mới thuộc chuyên ngành có nhiều cơ hội tiếp xúc với các thầy cô người nước ngoài để mở rộng khả năng giao tiếp, các em trở nên năng động linh hoạt hơn khi được tiếp thu những nét văn hóa khác nhau từ nội dung tri thức bài học, từ các môn về khoa học xã hội …kế đến là sinh viên sư phạm thuộc khoa KHXH &NV mức EQ là (105,13) các em sinh viên này học các môn chủ yếu là về khoa học xã hội và nhân văn cho nên các em có điều kiện lĩnh hội những tri thức về con người, về các ứng xử, các giá trị đạo đức thẩm mỹ, các chuẩn mực xã hội…đây là điều kiện thuận lợi để hình thành trí tuệ 9 cảm xúc cho sinh viên. Mức EQ thấp nhất thuộc về sinh viên khoa KHGD, có lẻ các em sinh viên này chưa có nhận thức về tầm trọng của EQ trong cuộc sống và trong nghề nghiệp sau này, các em cần được quan tâm hơn, cần được học tập và bổ sung kiến thức về trí tuệ cảm xúc, các em sinh viên cần được nghe chuyên gia tâm lý sẽ trình bày các vấn đề về trí tuệ cảm xúc. Sinh viên năm thứ 2 có mức EQ thấp hơn nhiều so với sinh viên năm thứ 3, điều này cũng dễ dàng lý giải vì sinh viên năm thứ 3 trãi qua thời gian đào tạo ở trường, tuổi đời và kinh nghiệm sống, sự từng trãi cũng ảnh hưởng đến EQ. Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố tham gia vào sự hình thành và phát triển EQ, nhưng phần lớn phụ thuộc vào tính tích cực hoạt động, ý thức tự rèn luyện của cá nhân trong các hoạt động sống, kinh nghiệm từng trãi của cá nhân, kiến thức mà cá nhân tích lũy được trong hoạt động học tập của mình… *Kết quả thu được từ trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc SSEIT( Seft Scoring EI Tests): Khả năng nhận biết và thấu hiểu các cảm xúc của bản thân ở các sinh viên sư phạm chủ yếu ở mức độ trung bình, mức độ cao và mức độ trung bình xấp xỉ nhau, mức độ thấp chiếm tỉ lệ rất nhỏ. (Bảng 7) Hầu hết sinh viên biết phản ứng một cách độc lập với các cảm xúc của bản thân, những phản ứng này mang tính trí tuệ dẫn đến những hành động phù hợp trong tình huống khó khăn. (Bảng 9) Qua kết quả bảng 11 cho thấy chỉ có 26 sinh viên (10,8%) có biểu hiện cách sống hướng ngoại ở mức độ cao. Ở mức độ này, các em sinh viên có khả năng khẳng định, định hướng cho những phản ứng của mình một cách tự tin và quả quyết trong bất kỳ trường hợp nào, đó là những em sinh viên rất năng động nhiệt tình vả linh hoạt ứng xử trong học tập và trong cuộc sống. Ở mức độ II biểu hiện lối sống nội tâm hướng nội hướng ngoại ở mức trung bình có 153 sinh viên chiếm tỉ lệ 63,8%. Theo đánh giá của tiểu test này thì các em có biểu hiện kiểu sống hướng ngoại ở mức độ trung bình thường các em mang tính rụt rè và không tự tin vào chính mình. Điều này rất bất lợi cho các em trong công tác thực tập, giảng dạy và giáo dục học sinh sau này và các em cũng rất khó khăn khi có những phản ứng xúc cảm mang tính trí tuệ. 10 Ở mức độ III mức độ thấp có 61 sinh viên chiếm tỉ lệ 25,4% , các em được đánh giá là những người sống rất nội tâm, biết dung hòa giữa ý thức bản thân và sự suy xét quả quyết. Tuy nhiên, cũng có lúc các em lại thận trọng để khắc phục những xúc cảm chồng chéo lên nhau khi tự mình nhìn lại mình và tự xem xét nội tâm của mình. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết sinh viên đều biết vận dụng trí tuệ cảm xúc vào quá trình tiếp xúc tìm hiểu học sinh và có những phản ứng phù hợp với tâm lý của học sinh, tuy nhiên còn một phần nhỏ sinh viên sư phạm chưa ý thức được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc và chưa có cách ứng xử phù hợp. 4.2.Biện pháp (kiến nghị) Qua khảo sát mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm trường đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau: +Về phía những người có ảnh hưởng đến sinh viên trong phạm vi nhà trường: -Giảng viên phải là những người thành thục trong chuyên môn (việc giảng dạy phải được chuyên môn hóa), tránh việc giảng dạy không phù hợp với chuyên môn, giảng viên luôn cập nhật thông tin tri thức chuyên ngành, liên ngành. -Giảng viên phải ý thức được việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp mà đặc biệt là kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành sư phạm là vô cùng quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên và đồng bộ ở tất cả các môn học các chuyên ngành ở các khoa có đào tạo sư phạm như: khoa khoa học giáo dục, khoa khoa học tự nhiên, khoa khoa học xã hội và nhân văn, khoa ngoại ngữ, khoa công nghệ thông tin. -Phải tự tin, linh hoạt, sáng tạo, nhiệt tình trong cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sinh viên, sinh viên sư phạm. -Phải cởi mở, xử sự thông thoáng, không ích kỷ hẹp hòi, sẵn sàng cho phép và động viên sinh viên mình giao tiếp tiếp xúc làm việc phối hợp với bạn bè, làm việc trong nhóm, hoặc làm việc với giảng viên khác, sẵn lòng lắng nghe và đáp lại những câu trả lời và câu hỏi của sinh viên một cách chân thành. -Vui lòng làm việc với sinh viên cá biệt. -Thông cảm với những cá tính, thậm chí đôi khi có những lập dị của sinh viên không thành kiến hay trách phạt những em đó. 11 -Khích lệ sinh viên đặt câu hỏi cũng như những thắc mắc. -Có kỹ năng lắng nghe và đáp lại câu trả lời. -Có kỹ năng tổ chức các cuộc thảo luận nhóm. - Có kỹ năng làm cho sinh viên tin yêu, cảm phục mình như là một tấm gương. -Luôn động viên sinh viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. +Về phía sinh viên sư phạm: -Sinh viên sư phạm phải luôn luôn có mong muốn nâng cao mức độ trí tuệ cảm xúc của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. -Sinh viên cần phải ý thức được rằng sự phát triển trí tuệ cảm xúc không chỉ diễn ra trong học tập trong phạm vi nhà trường mà còn thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Do đó, bên cạnh việc nỗ lực tích cực học tập, đọc nhiều sách, tài liệu tham khảo, sinh viên cần phải tích cực tham gia các hoạt động mang tính tập thể, xây dựng các mối quan hệ tình cảm tập thể, trãi nghiệm và tích lũy kinh nghiệm xã hội thông qua các hoạt động ngoài giờ học, các hoạt động bên ngoài xã hội. +Về phía các cấp quản lí: -Cần đưa nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn sinh viên sư phạm rèn luyện nâng cao mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc trong chương trình rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. -Cần hướng dẫn sinh viên sư phạm rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc theo 05 bước đã dự kiến: 5 bước cụ thể để nâng cao EQ. Các bước như sau: Bước 1: Cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc và có nhu cầu thay đổi trí tuệ cảm xúc của bản thân: sinh viên sư phạm tự bản thân mình phải hình thành cho mình nhu cầu nâng cao khả năng biểu hiện trí tuệ cảm xúc, đây là quyết định quan trọng nhằm xác định động cơ thay đổi bản thân mà xuất hiện những động lực thôi thúc cá nhân cố gắng, nỗ lực hành động nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân mình. Bước 2: Cá nhân học cách phản ánh những điều xảy ra trong nội tâm của bản thân. Trong bước này sinh viên sư phạm phải học được cách phản ánh, các sinh viên sư phạm sẽ không có được khả năng biểu hiện trí tuệ cảm xúc cao nếu như không biết cách phản ánh những điều đang xảy ra trong nội tâm của mình, 12 nói cách khác khi không hiểu được mình sẽ không hiểu được người khác. Đây chính là giai đoạn các sinh viên sư phạm nâng cao khả năng nhận biết và thấu hiểu các cảm xúc của bản thân mình. Bước 3: Cá nhân phải tự điều khiển được cảm xúc của bản thân. Giai đoạn này sinh viên sư phạm phải tập luyện việc tự điều khiển các cảm xúc của bản thân, điều này rất có ý nghĩa đối với các sinh viên sư phạm vì các em cần phải có những phản ứng cảm xúc phù hợp và mang tính sư phạm cao đối với các hành vi ứng xử của học sinh. Bước 4: Cá nhân thực hành thấu cảm, các sinh viên sư phạm phải được bồi dưỡng và thực hành những kỹ năng lắng nghe chủ động, giai đoạn này hình thành cho các em sinh viên khả năng tách được những thông báo của học sinh ra khỏi những cảm xúc của học sinh về những điều học sinh muốn nói hoặc muốn thể hiện. Bước 5: Cá nhân phải đánh giá đúng và tôn trọng cảm xúc của người khác cho dù các cảm xúc ấy có khác với những gì mình cảm thấy trong hoàn cảnh tương tự. Điều này có nghĩa là các sinh viên sư phạm cần phải biết tôn trọng các cảm xúc khác nhau của học sinh và của người xung quanh cho dù cảm xúc ấy khác với những gì sinh viên sư phạm cảm thấy trong hoàn cảnh tương tự. -Cần sử dụng chỉ số về trí tuệ cảm xúc như là một trong những chỉ số để tuyển chọn sinh viên vào học ngành sư phạm, nhà trường cần quan tâm đến loại chỉ số này để có kế hoạch lồng ghép rèn luyện giáo dục hình thành cho sinh viên sư phạm về trí tuệ cảm xúc. -Các nhà tâm lý học giáo dục học cần sớm quan tâm đến việc xây dựng một chương trình giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh từ bậc mầm non đến học sinh trung học phổ thông để sớm nâng cao năng lực trí tuệ này cho các em nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách cho con người. -Các trường đại học, cao đẳng cần nhấn mạnh đào tạo về các kỹ năng nghề nghiệp, trong đó có kỹ năng cảm xúc, cần quan tâm nhiều đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm, trên cơ sở đó cần xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục tạo điều kiện cho người học biết cách tự học, tự làm việc và hòa nhập vào xã hội vào cộng đồng, điều này rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho người học. 13 -Nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cũng như các lớp học về kỹ năng sống cho sinh viên trong đó có sinh viên sư phạm để sinh viên có thể tự tin, chủ động trong giao tiếp và rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong hoạt động tương tác. Trí tuệ cảm xúc là một dạng trí tuệ có biểu hiện rất đa dạng, phong phú theo sự thích ứng của con người với các yêu cầu của xã hội và cuộc sống. Vì thế các biểu hiện của trí tuệ cảm xúc có tính ổn định tương đối không bất biến. Dó đó cần phải nghiên cứu thường xuyên và với quy mô lớn hơn. Trí tuệ cảm xúc là vấn đề còn rất mới mẻ, nên chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót chúng tôi rất mong được sự góp ý của các chuyên gia để chúng tôi có những công trình nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn. 5. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Minh Anh (2006), Tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc, Tạp chí GD số 145. 2. Nguyễn Thị Tuấn Anh (2008) Trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường CĐSP Bình Dương, trường ĐHSP Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Dung (2002), Bước đầu tìm hiểu trí tuệ cảm xúc và thử đo đạc loại trí tuệ này của giáo viên tiểu học. Luận văn thạc sĩ tâm lý, Viện khoa học giáo dục. 4. Nguyễn Thị Dung (2008), trí tuệ cảm xúc với công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS và con đường nâng cao loại trí tuệ này. Luận án tiến sĩ tâm lý học, Viện khoa học giáo dục. 5. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 6. Daniel Goleman (2007), trí tuệ cảm xúc-làm thế nào để biến cảm xúc thành trí tuệ, NXB Khoa học lao động-xã hội Hà Nội. 7. Daniel Goleman (2007), trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc, NXB Tri thức. 8. Haward Gardner (2007), Cơ cấu trí khôn-lý thuyết về nhiều dạng trí khôn (bản dịch của Phạm Toàn), NXBGD 14 9. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia. 10. Nguyễn Thị Hiền (2007), Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc với việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 11. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục. 12. Trần Kiều (chủ biên) (2005), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 13. Lê Ngọc Lan (2003), Nguồn lực trí tuệ, NXB Chính trị quốc gia TP HCM. 14. Nguyễn Hồi Loan (2007), Trí tuệ cảm xúc của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc Đại học quốc gia Hà Nội thực trạng và giải pháp, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. 15. Phan Trọng Nam (2006), Mức độ trí thông minh và trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học sư phạm Đồng Tháp, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Huế. 16. Đỗ Thị Nga (2008) Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm mầm non, Trường CĐSP Bình Phước. 17. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2001) Tâm lý học trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Lê Đức Phúc (2002), Bàn về chỉ số trí tuệ, Thông tin khoa học giáo dục. 19. Huỳnh Văn Sơn (2004), Nghiên cứu mức độ trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Luận án tiến sỹ, Viện chiến lược và chương trình giáo dục. 20. Nguyễn Thạc (chủ biên) (2007) Sư phạm Đại học, NXB Đại học sư phạm. 21. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chuẩn đoán tâm lý, NXB GD Hà Nội. 22. Dương Thiệu Tống (1995), trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, trường Đại học tổng hợp TP HCM. 23. Nguyễn Huy Tú (2000), Trí tuệ cảm xúc –bản chất và phương pháp chẩn đoán, Tạp chí tâm lý học số 6. 24. Nguyễn Huy Tú (2001), chỉ số trí tuệ cảm xúc cao-một tiền đề thành công của nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, Tạp chí tâm lý học số 1. 15 25. Nguyễn Huy Tú (2004), Tài năng quan niệm và đào tạo, NXB GD. 26. Nguyễn Quang Uẩn (2004), Thử đo đạc chỉ số trí tuệ cảm xúc ở sinh viên sư phạm, Tạp chí Tâm lý học số 11. 27. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Dương Thị Hoàng Yến (2007), Giáo dục trí tuệ cảm xúc –nội dung quan trọng và cần thiết trong giáo dục ở nhà trường phổ thông, Tạp chí tâm lý học số 8. 29. Dương Thị Hoàng Yến (2010), Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học, Luận án tiến sỹ tâm lý học, Viện Tâm lý học-Viện KHXH VN. 30. Trang web: www.wikipedia.org 31. Trang web: www.emotional 32. Trang web: www.intelligence TIẾNG ANH 33. Ciarrochi Joseph, Forgas P.Joseph, Mayer D.John (EDS) (2006), Emotional Intelligence in Everyday, 2nd Edition, Psychology Press, New York. 34. Peter Salovey&David J.Sluyter (1997), Emotional Development and Emotional Intelligence, Basic Book, New York. 35. Lin V.Wesley (2006) (Edition), Intelligence research, Nova Science Publishers, Inc, New York. 36. Robert K.Scooper, Ph.D & Ayman Sawaf, (2009) Emotional Intelligence in Leadership and Organizations, The Berkley Publish Group, New York 37. Schulze Ralf, Roberts D.Richard EDS (2005) Emotional Intelligence, An International Handbook, Hogrefe & Huber Publishers, Germany. 38. Steven J.Stein, Ph.D and Howard E.Book, MD (2006), Emotional Intelligence and your Success, Canada. 16 6.Phụ lục 7. Xác nhận thực hiện chuyên đề 7.1. Người chủ trì thực hiện chuyên đề Đỗ Thị Nga Người phối hợp thực hiện chuyên đề Hoàng Hữu Miến 7.2. Ký xác nhận báo cáo chuyên đề của đơn vị chủ trì đề tài Trưởng khoa Trương Văn Ân 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng