Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình trạng khô mắt ở người sử dụng thiết bị màn hình điện tử bằng bảng ...

Tài liệu Khảo sát tình trạng khô mắt ở người sử dụng thiết bị màn hình điện tử bằng bảng osdi

.PDF
99
7
146

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- TRƯƠNG CÔNG GIA THỊNH KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KHÔ MẮT Ở NGƯỜI SỬ DỤNG THIẾT BỊ MÀN HÌNH ĐIỆN TỬ BẰNG BẢNG OSDI Ngành: Nhãn khoa Mã số: 8720157 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Thị Hoàng Lan Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 . . i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tác giả Trương Công Gia Thịnh . . ii MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................... i Mục lục............................................................................................................ ii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................. vii Danh mục các bảng.........................................................................................viii Danh mục các hình vẽ..................................................................................... x Danh mục các sơ đồ..................................................................................... xi Danh mục các biểu đồ..................................................................................... xii ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4 1.1. Đại cương về đơn vị chức năng nước mắt............................................4 1.2. Đại cương về phim nước mắt............................................................... 4 1.2.1. Cấu tạo của phim nước mắt........................................................... 4 1.2.2. Sự ổn định của phim nước mắt......................................................6 1.3. Đại cương về khô mắt.......................................................................... 8 1.3.1. Định nghĩa khô mắt....................................................................... 8 1.3.1.1. Cơ chế bệnh sinh khô mắt...................................................... 8 1.3.2. Các test chẩn đoán......................................................................... 10 1.3.2.1. Các bảng câu hỏi về triệu chứng............................................ 11 1.3.2.2. Các test đánh giá chế tiết nước mắt........................................ 12 1.3.2.3. Test đánh giá sự ổn định của phim nước mắt......................... 12 1.3.2.4. Đo độ toàn vẹn của biểu mô kết giác mạc..............................14 1.3.2.5. Các phương pháp đo tần số chớp mắt.................................... 15 . . iii 1.3.2.6. Các test khác...........................................................................16 1.3.3. Chẩn đoán...................................................................................... 16 1.3.4. Đánh giá mức độ khô mắt............................................................. 18 1.4. Bảng câu hỏi OSDI...............................................................................18 1.5. Khô mắt do sử dụng thiết bị màn hình điện tử..................................... 21 1.5.1. Hội chứng khô mắt do sử dụng máy vi tính.................................. 21 1.5.1.1. Phản ứng vận động nhãn cầu..................................................21 1.5.1.2. Khô mắt.................................................................................. 22 1.6. Bảng câu hỏi SAS- SV......................................................................... 23 1.7. Tình hình nghiên cứu gần đây.............................................................. 25 1.7.1. Thế giới......................................................................................... 25 1.7.2. Việt Nam....................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 27 2.1.1. Dân số nghiên cứu...................................................................... 27 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu.................................................................... 27 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................ 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 28 2.2.2. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 28 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................. 28 2.2.4. Cách thức tiến hành....................................................................... 29 2.2.5. Biến số nghiên cứu........................................................................ 32 2.2.6. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu......................................... 34 2.3.Vấn đề y đức......................................................................................... 35 . . iv CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 37 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu. ......................................................... 37 3.1.1. Phân bố theo tuổi........................................................................... 37 3.1.2. Phân bố theo giới........................................................................... 38 3.1.3. Trình độ học vấn........................................................................... 38 3.1.4. Phân bố theo tổng thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử trong ngày......................................................................................................... 39 3.1.5. Mức độ nghiện điện thoại thông minh.......................................... 39 3.1.6. Thị lực........................................................................................... 39 3.2. Đặc điểm chỉ số OSDI ở những người thường xuyên sử dụng thiết bị màn hình điện tử.......................................................................................... 39 3.2.1. Phân bố của chỉ số OSDI...............................................................39 3.2.2. Sự tương quan giữa chỉ số OSDI và tuổi.......................................40 3.2.3. Sự khác biệt của chỉ số OSDI theo giới........................................ 40 3.2.4. Sự khác biệt của chỉ số OSDI theo thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử trong ngày........................................................................... 40 3.2.5. Phân độ khô mắt theo chỉ số OSDI............................................... 41 3.3. Đặc điểm khô mắt ở người thường xuyên sử dụng thiết bị màn hình điện tử.............................................................................................................. 42 3.3.1. Các test chẩn đoán khô mắt........................................................... 42 3.3.1.1. Test TBUT..............................................................................42 3.3.1.2. Test Schirmer I....................................................................... 42 3.3.1.3. Nhuộm Fluorescein................................................................ 42 3.3.2. Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử . . v liên quan tới khô mắt............................................................................... 43 3.3.2.1. Đặc điểm về tuổi.................................................................... 43 3.3.2.2. Sự liên quan giữa tuổi và khô mắt.......................................... 43 3.3.2.3. Sự liên quan giữa giới và khô mắt..........................................44 3.3.2.4. Sự liên quan giữa thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử và khô mắt........................................................................................... 44 3.3.3. Triệu chứng cơ năng...................................................................... 44 3.3.4. Giá trị các test chẩn đoán ở đối tượng khô mắt............................. 47 3.3.4.1. Giá trị trung bình của các test chẩn đoán khô mắt................. 47 3.3.4.2. Test TBUT..............................................................................47 3.3.4.3. Test Schirmer I....................................................................... 47 3.3.4.4. Nhuộm Fluorescein................................................................ 48 3.4. Mối liên quan giữa nghiện điện thoại và khô mắt............................... 48 3.4.1. Đặc điểm của thang điểm mức độ nghiện điện thoại về tuổi, giới, thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử..................................................... 48 3.4.1.1. Phân bố của thang điểm mức độ nghiện điện thoại................48 3.4.1.2. Sự tương quan giữa thang điểm mức độ nghiện điện thoại và tuổi....................................................................................................... 48 3.4.1.3. Sự khác biệt của thang điểm mức độ nghiện điện thoại theo giới.......................................................................................................49 3.4.2. Sự liên quan giữa tình trạng nghiện điện thoại và khô mắt........... 49 3.4.3. So sánh giá trị các test chẩn đoán khô mắt với tình trạng nghiện điện thoại................................................................................................. 50 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................53 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu........................................................... 53 . . vi 4.2. Đặc điểm của chỉ số OSDI ở người thường xuyên sử dụng thiết bị màn hình điện tử.................................................................................................. 54 4.3. Đặc điểm khô mắt ở người thường xuyên sử dụng thiết bị màn hình điện tử.......................................................................................................... 55 4.3.1. Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử.............................................................................................................. 55 4.3.2. Triệu chứng cơ năng...................................................................... 56 4.3.3. Các test chẩn đoán khô mắt........................................................... 61 4.4. Mối liên quan giữa nghiện điện thoại và khô mắt................................ 66 KẾT LUẬN.................................................................................................... 69 KIẾN NGHỊ................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt CVS Cụm từ tiếng Anh Computer Vision Syndrome Tạm dịch sang tiếng Việt Hội chứng mắt do sử dụng máy vi tính DEQS Dry eye Questionaire Bảng câu hỏi khô mắt DEWS Dry Eye Workshop Tiểu ban khô mắt FBUT Fluorescein Break Up Time Thời gian phá vỡ phim nước mắt dùng Fluorescein LFU Lacrimal Functional Unit Đơn vị chức năng nước mắt MGD Meibomian Gland Rối loạn chức năng tuyến Dysfuntion Meibomian Non- invasive Break Up Thời gian phá vỡ phim nước mắt Time không tiếp xúc Non- Sjorgen Syndrome Dry Khô mắt không do hội chứng Eye Sjorgen NIBUT NSSDE OSDI Ocular Surface Disease Index Bảng chỉ số bệnh bề mặt nhãn cầu SAS-SV Smartphone Addiction Scale- Thang điểm mức độ nghiện điện Short version thoại- bản ngắn SSDE Sjorgen Syndrome Dry Eye Khô mắt do hội chứng Sjorgen TBUT Tear Break Up Time Thời gian phá vỡ phim nước mắt TFR Tear Function Index Chỉ số chức năng nước mắt WHS Womens Health Study Nghiên cứu sức khoẻ phụ nữ . . viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Những bảng câu hỏi được sử dụng hiện nay 11 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán khô mắt Nhật Bản năm 2005 17 1.3 Thang điểm độ trầm trọng khô mắt 2010 18 3.1 Phân bố theo trình độ học vấn 38 3.2 Phân bố theo tổng thời gian sử dụng thiết bị màn hình 39 điện tử trong ngày 3.3 Phân bố của chỉ số OSDI 39 3.4 Phân độ khô mắt theo chỉ số OSDI 41 3.5 Phân bố giá trị của test TBUT 42 3.6 Phân bố giá trị của test Schirmer 42 3.7 Phân bố giá trị của test nhuộm Fluorescein 42 3.8 Tỉ lệ chẩn đoán khô mắt 43 3.9 Phân bố theo nhóm tuổi 43 3.10 Sự liên quan giữa tuổi và khô mắt 43 3.11 Sự liên quan giữa giới và khô mắt 44 3.12 Sự liên quan giữa thời gian sử dụng và khô mắt 44 3.13 Sự liên quan giữa triệu chứng cơ năng và khô mắt 46 3.14 Giá trị trung bình của các test chẩn đoán khô mắt 47 3.15 Phân bố giá trị của test TBUT 47 3.16 Phân bố giá trị của test Schirmer I 47 3.17 Phân bố giá trị của test nhuộm Fluorescein 48 . . ix 3.18 Phân bố của thang điểm mức độ nghiện điện thoại 48 3.19 Sự liên quan giữa tình trạng nghiện điện thoại và khô 49 mắt 3.20 So sánh giá trị các test chẩn đoán khô mắt với tình 50 trạng nghiện điện thoại 4.1 Đối chiếu tuổi giữa các tác giả 53 4.2 Đối chiếu mức độ khô mắt dựa theo chỉ số OSDI với 55 tác giả trong nước 4.3 Đối chiếu triệu chứng cơ năng với nghiên cứu khác 58 4.4 Đối chiếu về triệu chứng cơ năng giữa hai nhóm đối 60 tượng với nghiên cứu nước ngoài 4.5 Đối chiếu về kết quả trung bình các test chẩn đoán với 61 nghiên cứu trong nước 4.6 Đối chiếu kết quả các test chẩn đoán với nghiên cứu 63 nước ngoài 4.7 Đối chiếu phân bố giá trị điểm nhuộm Fluorescein với 65 tác giả khác 4.8 Đối chiếu về kết quả tuổi, điểm nghiện điện thoại và giá trị TBUT với tác giả khác . 67 . x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang 1.1 Glycocalyx liên kết với thành phần mucin của phim 5 nước mắt trước giác mạc 1.2 Mô hình phá vỡ phim nước mắt 7 1.3 Cơ chế khô mắt TFOS DEWS II 2017 10 1.4 Mô hình vỡ màng phim nước mắt. 14 1.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán khô mắt Hiệp hội khô mắt Châu 17 Á 2017 2.1 Các mẫu giấy thử test trong nghiên cứu: giấy test 29 Schirmer, giấy nhuộm Fluorescein 2.2 Sơ đồ tiến hành nghiên cứu . 36 . xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu 2.1 Tên hình vẽ Sơ đồ tiến hành nghiên cứu . Trang 36 . xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang 3.1 Phân bố theo tuổi 37 3.2 Phân bố theo giới 38 3.3 Sự khác biệt của chỉ số OSDI theo giới 40 3.4 Sự khác biệt của chỉ số OSDI theo thời gian sử dụng 41 3.5 Triệu chứng cơ năng ở những người thường xuyên sử 45 dụng thiết bị màn hình điện tử 3.6 So sánh triệu chứng cơ năng giữa nhóm khô mắt và 46 không khô mắt 3.7 Sự khác biệt của thang điểm mức độ nghiện điện thoại 49 theo giới 3.8 Sự khác biệt của giá trị TBUT theo nghiện điện thoại 51 3.9 Sự khác biệt của giá trị Fluorescein theo nghiện đ iện 51 thoại 3.10 Sự khác biệt của chỉ số OSDI theo nghiện điện thoại . 52 . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì máy vi tính đã trở thành một phần trong cuộc cống hàng ngày của chúng ta, và một trong những đột phá mang tính cách mạng công nghệ là sự xuất hiện và ngày một phát triển của điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị di động. Sự phát triển của máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị di động đem lại nhiều lợi ích, đồ ng thời cũng mang đến các vấn đề về sức khoẻ thể chất và tinh thần của cơ thể con người. Do sự lan truyền của của thiết bị công nghệ, người hiện đại, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên đang sử dụng thiết bị màn hình điện tử, đặc biệt là điện thoại thông minh, máy tính bảng ngày càng gần gũi với cuộc sống hàng ngày, dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần [69]. Khô mắt xuất hiện như là tác dụng phụ của việc sử dụng thiết bị màn hình điện tử quá mức, có thể là một yếu tố nguy hiểm trong sức khoẻ của thanh thiếu niên. Số lượng người sử dụng máy vi tính, thiết bị màn hình điện tử ngày càng nhiều, và riêng điện thoại thông minh trên toàn cầu sẽ tiến lên con số 2,8 tỷ trong năm 2020 [22]. Tác giả Blehm ghi nhận những người dùng thiết bị màn hình điện tử thường có triệu chứng khô mắt, rát bỏng và ngứa mắt sau một thời gian sử dụng [18]. Tác hại của điện thoại thông minh, máy tính bảng lên mắt cũng tương tự như trong hội chứng mắt do sử dụng máy vi tính [70]. Theo nghiên cứu của SaeYun Park và cộng sự, khô mắt xuất hiện ở 51,6% người sử dụng đ iện thoại thông minh. Hơn thế nữa, thời gian dài sử dụng điện thoại thông minh có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ khô mắt [71]. Trước đây, định nghĩa "nghiện" chỉ giới hạn trong việc dùng thuốc hoặc các chất gây nghiện, gần đây nghiện cũng dùng để chỉ cho một số hoạt động hiện đại như chơi game, internet, điện thoại thông minh,... Một nghiên cứu của Alsaimi FD và cộng sự năm 2016 cho thấy 76% người tham gia có nghiện điện thoại và internet [7]. Kết quả của Moon . . 2 và cộng sự năm 2016 chỉ ra rằng tỉ lệ khô mắt ở nhóm đối tượng nghiện điện thoại cao hơn so với nhóm không nghiện, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [48]. Để chẩn đoán khô mắt, các bác sĩ lâm sàng thường sử dụng những test như: thời gian phá vỡ phim nước mắt (TBUT), Schirmer, nhuộm bề mặt nhãn cầu và dựa trên triệu chứng cơ năng khô mắt. Có rất nhiều bảng câu hỏi về triệu chứng được phát triển để sử dụng trong chẩn đoán khô mắt, mỗi bảng câu hỏi có giá trị khác nhau trong chẩn đoán khô mắt. Trong thời gian gần đây, một bảng câu hỏi mới đ ang đượ c nghiên cứu và sử dụng để chẩn đ oán khô mắt đó là bảng câu hỏi OSDI [95]. Bảng câu hỏi tự điền này có độ tin cậy cao, có giá trị trong chẩn đoán khô mắt theo nghiên cứu của Schiffman và cộng sự năm 2000 [73], có nhiều ưu điểm và dễ thực hiện, ở cả những nơi không được trang bị phương tiện đầy đủ, tiết kiệm thời gian. Đồng thời bảng câu hỏi OSDI là phương tiện có thể giúp theo dõi bệnh, với sự thay đổi về điểm OSDI có thể giúp bác sĩ ước tính được sự thay đổi lâm sàng thông qua chỉ số sự khác biệt lâm sàng tối thiểu (Minimal Clinical Important Different MCID) [95]. Vì vậy, để xác định sự liên quan của máy vi tính, thiết bị màn hình điện tử và điện thoại thông minh đến bệnh khô mắt, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát tình trạng khô mắt ở người thường xuyên sử dụng thiết bị màn hình điện tử bằng bảng OSDI". . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU •   Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tình trạng khô mắt ở người thường xuyên sử dụng thiết bị màn hình điện tử bằng bảng OSDI •  Mục tiêu chuyên biệt: 1. Khảo đặc điểm của chỉ số OSDI ở người sử dụng thiết bị màn hình điện tử thường xuyên. 2. Xác định đặc điểm khô mắt ở người sử dụng thiết bị màn hình điện tử thường xuyên. 3. Phân tích mối liên hệ của tình trạng nghiện điện thoại với khô mắt. . . 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về đơn vị chức năng nước mắt Đơn vị chức năng nước mắt (Lacrimal Function Unit- LFU) là một hệ thống hợp nhất bao gồm các tuyến lệ chính và phụ, bề mặt nhãn cầu (giác mạc, kết mạc, các tuyến Meibomian), mi mắt, thần kinh cảm giác và vận động chi phối chúng [9]. Đơn vị này điều hoà sự tạo ra ba thành phần chính của phim nước mắt, đáp ứng với môi trường, nội tiết và vỏ não. Chức năng chung của đơn vị chức năng nước mắt là duy trì sự toàn vẹn của phim nước mắt, sự trong suốt của giác mạc và chất lượng hình ảnh truyền đến võng mạc [58], [62]. Sự rối loạn của đơn vị chức năng nước mắt được công nhận có vai trò quan trọng trong sự tiến triển của các dạng khác nhau của khô mắt [8]. 1.2. Đại cương về phim nước mắt 1.2.1. Cấu tạo của phim nước mắt Phim nước mắt là một hỗn hợp dịch tiết của bề mặt nhãn cầu từ tuyến lệ chính, tuyến lệ phụ, tuyến meibomius, biểu mô kết mạc và giác mạc. Phim nước mắt được xem như là một phần của hệ thống bề mặt nhãn cầu, giúp tạo sự trơn láng cho bề mặt khúc xạ, bảo vệ bề mặt nhãn cầu nhờ tính kháng khuẩn và miễn dịch, cung cấp oxy, loại bỏ các sản phẩm chuyến hóa như carbon dioxide, cùng với mi mắt giúp loại bỏ các tế bào, mảnh vụn, dị vật ra khỏi mắt [9]. Cấu trúc của phim nước mắt gồm ba lớp: ngoài cùng là lớp lipid, ở giữa là lớp nước và trong cùng là lớp mucin. Tuy nhiên, lớp nước và mucin được xem như một thể liên tục [46]. . . 5 Lớp lipid: Đây là lớp trên cùng của phim nước mắt (0,11µm) do tuyến meibomius tiết ra [1]. Lớp lipid có tính chất tương đối kỵ nước. Trong đó, khoảng 65% là cholesterol và acid béo, 15% là phospholipid, 4% là triglyceride, 2% là acid béo tự do, chứa các ester, triacylglycerol, sterol tự do, sterol ester và các acid mỡ [51]. Lớp lipid có tác dụng làm hạn chế sự bốc hơi của lớp nước ở phía dưới, tăng độ dày của phim nước mắt, giảm sức căng bề mặt và giúp cho sự bền vững suốt chiều dọc của phim nước mắt và bôi trơn bề mặt nhãn cầu [1]. Lớp nước: Đây là lớp dày nhất của phim nước mắt (7µm) và bám chặt vào kết giác mạc nhờ lớp nhầy. Trong lớp nước chứa các thành phần vô cơ, glucose, urea, protein (bao gồm tiền albumin đặc biệt của nước mắt, betalysin, lactoferin, lysozyme, chất kháng khuẩn không phải lysozyme, globulin miễn dịch, bổ thể) và yếu tố vi lượng [51]. Nhờ đó lớp nước có khả năng bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu, cung cấp oxy, làm sạch và làm ướt bề mặt nhãn cầu. Hình 1.1: Glycocalyx liên kết với thành phần mucin của phim nước mắt trước giác mạc [1]. . . 6 Lớp nhầy (mucin): Lớp có bề dày 0,02 – 0,05µm, là lớp trong cùng do các tế bào goblet của biểu mô kết mạc tiết ra. Nhiệm vụ của nó là “hít” vào giác mạc lớp nước nhờ tác dụng biến biểu mô giác mạc kỵ nước trở nên ái nước, giảm sức căng bề mặt nhãn cầu, bảo vệ và chống nhiễm khuẩn. Mucin gắn kết được vào giác mạc là nhờ chất glycocalyx do tế bào biểu mô giác mạc tiết ra. Khi lớp mucin bị thiếu hụt, bề mặt giác mạc sẽ bị khô và tổn thương biểu mô có thể xảy ra, ngay cả khi lớp nước vẫn được tạo ra đầy đủ. Cơ chế điều khiển sự tiết mucin bởi tế bào đài kết mạc và biểu mô bề mặt nhãn cầu đến nay vẫn chưa rõ . 1.2.2. Sự ổn định của phim nước mắt Phim nước mắt là một cấu trúc động và mỏng manh, có xu hướng gãy vụn hoặc vỡ tan trong vòng nửa phút, trừ khi được tái lập sau mỗi lần chớp mắt, khoảng 3-6 giây. Nếu chớp mắt bị chậm lại, sẽ xuất hiện nhanh chóng các vùng khô cục bộ và được xem như là bằng chứng cho rối loạn phim nước mắt, đặc biệt là ở khô mắt. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ổ n định của phim nước mắt bao gồm sự toàn vẹn của cả 3 lớp thuộc phim nước mắt, chất lượng của lớp biểu mô bề mặt kết- giác mạc và có độ nhớt của lớp nước. Theo nghiên cứu của KingSmith PE và cộng sự, sự vỡ ra và mỏng đi của phim nước mắt xảy ra chủ yếu là do sự bốc hơi từ phim nước mắt, hơn là do dòng chảy của nước mắt, cho dù dòng chảy là tiếp tuyến bên trong của phim, hoặc tạo góc với bề mặt nhãn cầu [38], [39]. Ngoài ra, tác giả còn cho thấy không có sự tương quan giữa khô mắt và độ dày lớp lipid và tốc độ làm mỏng phim nước mắt [40]. Tác giả Sharma và Ruckenstein đưa ra giả thuyết với cơ chế "hai bước, phim kép" ("two-step, double film"). Đầu tiên, phim nước mắt được hình thành nhanh chóng sau mỗi lần chớp mắt nhưng lớp nhầy ở đỉnh của các tế . . 7 bào mô vi nhung mao sẽ mỏng hơn các vùng khác do ảnh hưởng của các lực tác động. Đồng thời, lớp nước sẽ bắt đầu mỏng và bay hơi. Lớp nhầy tiếp tục bị biến dạng và phá vỡ, hình thành các đảo nhầy. Điều này làm cho lớp nước tiếp xúc trực tiếp với biểu mô bề mặt. Vì lớp biểu mô bề mặt tương đối kị nước nên không thể chống đỡ lớp nước của phim nước mắt. Vì vậy, làm cho phim nước mắt bị phá vỡ và để lộ những vùng biểu mô nhỏ [59]. Hình 1.2: Mô hình phá vỡ phim nước mắt [42]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất