Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm...

Tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm thần thành phố hồ chí minh

.PDF
117
1
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- VÕ THỊ TƢỜNG VI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 . BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- BỘ Y TẾ VÕ THỊ TƢỜNG VI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Dƣợc lý – Dƣợc lâm sàng Mã số: 8720205 Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC KHÔI Thành phố Hồ Ch Minh - 2018 . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Võ Thị Tƣờng Vi ii . Luận văn thạc sĩ – Khóa 2016 – 2018 Ngành: Dƣợc lý – Dƣợc lâm sàng. Mã số: 8720205 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Tƣờng Vi Thầy hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khôi Mục tiêu: Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần khá phổ biến hiện nay. Đề tải đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, tƣơng tác thuốc sử dụng trên bệnh nhân trầm cảm và đánh giá hiệu quả điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh. Phƣơng pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Các bệnh nhân đến khám lần đầu có chẩn đoán và điều trị trầm cảm đƣợc khảo sát qua thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án và phòng vấn từ tháng 03/2018 đến 06/2018 tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Qua nghiên cứu cho thấy có 343 bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình 43,7 ± 15,7 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm là 96,2%. Đa số bệnh nhân đƣợc sử dụng phác đồ 1 thuốc chống trầm cảm kết hợp với an thần kinh (75,5%), SSRI là nhóm thuốc chống trầm cảm đƣợc sử dụng nhiều nhất (78,9%). Đa số bệnh nhân đƣợc lựa chọn thuốc chống trầm cảm ban đầu phù hợp theo khuyến cáo của Hội Tâm thần Hoa Kỳ 2010 (95,6%). Điểm Ham-D17 có sự thuyên giảm có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm đánh giá. Điểm thuyên giảm sau 3 tháng điều trị là 4,0 ± 2,8. Tỷ lệ thuyên giảm điểm HAM-D17 trên toàn bộ triệu chứng sau 3 tháng điều trị là 60,4 ± 13,1%. Tỷ lệ đáp ứng với điều trị sau 3 tháng là 84,4%. Kết luận: Đa số bệnh nhân điều trị trầm cảm đƣợc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp và tỷ lệ đáp ứng với điều trị sau 3 tháng là khá cao. iii . Master’s thesis – Course 2016 – 2018 Speciality: Pharmacology – Clinical Pharmacy. Code: 8720205 A SURVEY ON TREATMENT AND ON EFFECTIVENESS OF DEPRESSION TREATMENT AT PSYCHIATRIC HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY Vo Thi Tuong Vi Mentor: Associate Professor Nguyen Ngoc Khoi Objective: Depression is increasingly popular mental disorder nowadays. The aims of this survey are to investigate the drugs prescribed on depressive patients and to evaluate the effectiveness of treatment used on those patients at Psychiatric hospital in Ho Chi Minh city. Method: Coss-sectional study. Data were collected from patients who were diagnosed depression for the first time between march 2018 and june 2018 at Psychiatric hospital in Ho Chi Minh city. Results: 343 patients met the requirements were included in this study. Mean of age is 43,7 ± 15,7. 96,2% of patients were in stage of major depression disorder. 75,5% of patients were prescribed regimen which includes an antidepression and antipsychotics. SSRI was the most widely used antideprssion drug (78,9%). 95,6% of the patients were prescribed regimen which was reasonable according to American Psychiatric Association 2010. Score of Ham-D17 was statistically significant decrease. The decline in Ham-D17 score after 3 months of treatment was 4,0 ± 2,8. The percentage of Ham-D17-decrease after 3 months of treatment was 60,4 ± 13,1%. 84,4% of patients were fully adapted to the treatment. Conclusion: Most of the patients in this study were prescribed regimen that was reasonable according to American Psychiatric Association 2010 and the percentage of patients who were fully adapted to the treatment after 3 months was quite high. iv . MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. xiii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN .......................................................................................3 1.1. Đại cƣơng về bệnh trầm cảm ...............................................................................3 1.1.1. Khái niệm, sự phổ biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm..............3 1.1.2. Dịch tễ học bệnh trầm cảm................................................................................4 1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ......................................................................5 1.1.3.1.Yếu tố di truyền ...............................................................................................5 1.1.3.2. Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh ..........................................................6 1.1.3.3. Bệnh thực thể ở não .......................................................................................7 1.1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tâm lý .........................................................................7 1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm ...............................................................7 1.1.5. Các trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ chẩn đoán trầm cảm .......................................10 1.2. Điều trị trầm cảm ...............................................................................................11 1.2.1. Nguyên tắc điều trị ..........................................................................................11 1.2.2. Một số liệu pháp điều trị trầm cảm .................................................................12 1.2.3. Các thuốc chống trầm cảm ..............................................................................14 1.2.3.1.Cơ chế tác dụng của các thuốc chống trầm cảm ...........................................14 1.2.3.2. Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) ..........................14 1.2.3.3. Nhóm thuốc ức chế chọn lọc noradrenalin và serotonin (SNRI) .................15 1.2.3.4. Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) ...............................................15 1.2.3.5. Nhóm thuốc aminoketon ..............................................................................15 1.2.3.6. Nhóm thuốc triazopyridin ............................................................................15 1.2.3.7. Nhóm thuốc tetracyclic ................................................................................16 v . 1.2.3.8. Nhóm thuốc ức chế men monoamin oxidase (MAOIs) ...............................16 1.2.4. Các thuốc an thần kinh (chống loạn thần).......................................................16 1.2.5. Phác đồ điều trị trầm cảm................................................................................16 1.2.6. Tƣơng tác thuốc có thể gặp của các thuốc chống trầm cảm ...........................17 1.2.6.1. Tƣơng tác dƣợc động học.............................................................................17 1.2.6.2. Tƣơng tác dƣợc lực học ...............................................................................18 1.3. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm và hiệu quả điều trị trầm cảm ...............................................................................................................19 CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................26 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................................26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................26 2.2. Cỡ mẫu ...............................................................................................................26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................26 2.3.1. Khảo sát đặc điểm dân số bệnh trầm cảm kèm tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................28 2.3.2. Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................29 2.3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................30 2.4. Xử lý và trình bày dữ liệu ..................................................................................31 2.5. Y đức ..................................................................................................................32 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.............................................................33 3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .......................................................33 3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .............................................................33 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu.........................................................35 3.1.2.1. Phân nhóm bệnh nhân theo mã ICD-10 .......................................................35 3.1.2.2.Các bệnh lý mắc kèm ....................................................................................37 vi . 3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu .............................................................................................................................39 3.2.1. Tiền sử sử dụng thuốc chống trầm cảm ..........................................................39 3.2.2. Các thuốc đƣợc sử dụng trong điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................40 3.2.2.1. Thuốc chống trầm cảm .................................................................................40 3.2.2.2. Thay đổi thuốc chống trầm cảm ...................................................................43 3.2.2.3. Phác đồ điều trị trầm cảm sử dụng trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm ........47 3.2.2.4. Các thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng tâm thần trên bệnh nhân trầm cảm ...................................................................................................................................49 3.2.2.5. Thuốc điều trị bệnh lý mắc kèm...................................................................52 3.2.3. Các biến cố bất lợi (ADE) ghi nhận trong quá trình sử dụng thuốc ...............53 3.2.4. Tƣơng tác thuốc ghi nhận đƣợc ......................................................................53 3.2.4.1. Tƣơng tác giữa hai thuốc chống trầm cảm ...................................................54 3.2.4.2. Tƣơng tác giữa thuốc chống trầm cảm và các thuốc dùng kèm...................55 3.3. Đánh giá t nh phù hợp trong sử dụng thuốc chống trầm cảm và hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm theo thang điểm HAM-D17 ..........................58 3.3.1. Đánh giá t nh phù hợp trong sử dụng thuốc chống trầm cảm .........................58 3.3.1.1. Tính phù hợp trong lựa chọn thuốc ban đầu trên bệnh nhân theo khuyến cáo của Hội Tâm thần Hoa Kỳ 2010 ...............................................................................59 3.3.1.2. Tính phù hợp về liều dùng ...........................................................................61 3.3.1.3. Tính phù hợp về thời điểm dùng thuốc ........................................................62 3.3.1.4. Tính phù hợp trong việc tăng liều và thay đổi thuốc điều trị theo khuyến cáo của Hội Tâm thần Hoa Kỳ 2010 ...............................................................................64 3.3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm HAM-D17 68 3.3.2.1. Tổng điểm HAM-D17 trên nhóm bệnh nhân có tái khám sau 1 tháng điều trị ...............................................................................................................................68 3.3.2.2. Tỷ lệ thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng thông qua mức độ thuyên giảm điểm HAM-D17 ........................................................................................................69 vii . 3.3.2.3. Tỷ lệ đáp ứng điều trị trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu xét theo sự thuyên giảm điểm HAM-D17 ...............................................................................................72 CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................74 4.1. Kết luận ..............................................................................................................74 4.1.1. Đặc điểm sử dụng thuốc chống trầm cảm trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu .74 4.1.2. Tính phù hợp trong sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm theo thang điểm HAM-D17 ........................................................75 4.2. Đề nghị ...............................................................................................................75 4.2.1. Ƣu điểm và hạn chế của nghiên cứu ...............................................................75 4.2.2. Đề xuất từ kết quả thu đƣợc ............................................................................76 4.2.3. Hƣớng đi tiếp theo của đề tài ..........................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1 PHỤ LỤC ....................................................................................................................7 viii . DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ Từ nguyên ATK An thần kinh CTC Chống trầm cảm DSM – 5 Diagnostic and Statistical Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối Manual of Mental Disorders, loạn tâm thần, xuất bản lần thứ 5 Fifth edition ICD – 10 MAOI International Classification of Phân loại bệnh quốc tế, hiệu chỉnh Diseases 10th revision lần 10 Monoamine Oxidase Inhibitor Thuốc ức chế men monoamin oxidase SNRI Serotonin Norephinephrine Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin Reuptake Inhibitor SSRI TCA và norepinephrin Selective Serotonin Reuptake Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin Inhibitor chọn lọc Tricyclic Antidepressant Thuốc chống trầm cảm 3 vòng ix . DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD – 10 và DSM - 5 ........................ 8 Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm................. 20 Bảng 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 27 Bảng 2.2. Mức điểm đánh giá điều trị của thang HAM-D 17...................................... 31 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ...................................... 33 Bảng 3.2. Phân nhóm bệnh nhân theo mã ICD-10....................................................... 36 Bảng 3.3. Tiền sử sử dụng thuốc chống trầm cảm ....................................................... 39 Bảng 3.4. Các thuốc chống trầm cảm đƣợc sử dụng trong điều trị.............................. 41 Bảng 3.5. Thuốc chống trầm cảm đƣợc sử dụng trong một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam ...................................................................................................................... 42 Bảng 3.6. Thay đổi thuốc chống trầm cảm trên 167 bệnh nhân tái khám sau 1 tháng 44 Bảng 3.7. Thay đổi thuốc chống trầm cảm trên 77 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng .. 45 Bảng 3.8. Phác đồ điều trị trầm cảm ở bệnh nhân đến khám lần đầu .......................... 47 Bảng 3.9. Phác đồ điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân đến tái khám sau 1 tháng .... 48 Bảng 3.10. Phác đồ điều trị trầm cảm ở nhóm bệnh nhân đến tái khám sau 3 tháng .. 48 Bảng 3.11. Thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng tâm thần trên bệnh nhân trầm cảm. 50 Bảng 3.12. Các thuốc điều trị bệnh mắc kèm .............................................................. 52 Bảng 3.13. Tƣơng tác giữa các thuốc chống trầm cảm ................................................ 54 Bảng 3.14. Tƣơng tác thuốc giữa thuốc chống trầm cảm và các thuốc dùng kèm ...... 56 Bảng 3.15. Tƣơng tác giữa các thuốc dùng kèm trong điều trị trầm cảm .................... 58 Bảng 3.16. Phù hợp trong lựa chọn thuốc ban đầu trong điều trị trầm cảm ................ 60 Bảng 3.17. Tính phù hợp về liều dùng trong sử dụng thuốc chống trầm cảm ............. 61 Bảng 3.18. Tính phù hợp về thời điểm sử dụng thuốc chống trầm cảm ...................... 63 Bảng 3.19. Thay đổi thuốc trong điều trị sau 1 tháng .................................................. 64 Bảng 3.20. Thời điểm thay đổi thuốc của một số thuốc chống trầm cảm.................... 67 Bảng 3.21. Tổng điểm HAM-D17 trên nhóm 167 bệnh nhân tái khám sau 1 tháng ... 68 Bảng 3.22. Tổng điểm HAM-D17 trên nhóm 77 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng ..... 69 x . Bảng 3.23. Tỷ lệ thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng theo thang HAM-D17 trên 77 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng .............................................................................. 70 Bảng 3.24. Tỷ lệ đáp ứng điều trị trên 167 bệnh nhân tái khám sau 1 tháng xét theo sự thuyên giảm điểm HAM-D17.................................................................................. 72 Bảng 3.25. Tỷ lệ đáp ứng điều trị trên 77 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng xét theo sự thuyên giảm điểm HAM-D17.................................................................................. 73 xi . DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bệnh mắc kèm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu......................................... 38 Hình 3.2. Thuốc chống trầm cảm từng đƣợc sử dụng trên bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc .................................................................................................................... 40 Hình 3.3. Thay đổi thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân nghiên cứu ....................... 46 xii . DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phác đồ điều trị trầm cảm ........................................................................... 17 xiii . ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một nhóm bệnh lý rối loạn tâm thần rất phổ biến hiện nay, ƣớc tính ảnh hƣởng đến khoảng 20% dân số [58]. Trầm cảm gặp ở mọi lứa tuổi từ thanh thiếu niên tới ngƣời già, cả nam và nữ, với mọi tầng lớp, văn hóa, nghề nghiệp khác nhau, ở cả thành thị và nông thôn không phân biệt nền kinh tế phát triển hay không phát triển [34], [43], [62]. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự khiếm khuyết về mặt tinh thần, dẫn đến sự suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày. Rối loạn trầm cảm gây tổn hại cho cá nhân, gia đình và xã hội: tăng tỷ lệ tự tử, số tai nạn, mất việc làm và tăng chi ph bảo hiểm xã hội. Do đó nhận thức và điều trị sớm trầm cảm sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh [27], [54], [55]. Việc điều trị trầm cảm đòi hỏi tốn khá nhiều chi phí, thời gian, kết hợp sử dụng các liệu pháp khác nhau nhƣ liệu pháp tâm lý, liệu pháp điều trị bằng thuốc, liệu pháp sốc điện. [47]. Trong đó liệu pháp điều trị bằng thuốc vẫn đƣợc coi là liệu pháp điều trị chính, bao gồm đơn trị liệu và đa trị liệu [47]. Trên thực tế lâm sàng, các thuốc chống trầm cảm với nhiều cơ chế khác nhau cho hiệu quả cao trong điều trị nhƣng bên cạnh đó cũng có nhiều tác dụng phụ xảy ra do cách lựa chọn thuốc, sử dụng thuốc, thời gian dùng thuốc chƣa phù hợp. Tƣơng tác thuốc có thể xảy ra trong quá trình phối hợp các thuốc khác nhau trong điều trị cũng gây ảnh hƣởng đến việc sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị. Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về tâm thần tại thành phố, là nơi tập trung tƣ vấn và điều trị các bệnh lý về tâm thần cho ngƣời dân tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận phía nam. Với mong muốn khảo sát việc điều trị trầm cảm, hiệu quả điều trị trầm cảm hiện nay tại bệnh viện, góp phần cùng với lâm sàng nâng cao hiệu quả điều trị, đề tài ―Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh‖ đƣợc thực hiện với hai mục tiêu cụ thể nhƣ sau: 1 . 1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị trầm cảm và tƣơng tác thuốc sử dụng trên bệnh nhân trầm cảm điều trị tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị trầm cảm tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh. 2 . CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Đại cƣơng về bệnh trầm cảm 1.1.1. Khái niệm, sự phổ biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm Theo Hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5), rối loạn trầm cảm đƣợc định nghĩa là sự có mặt của giảm khí sắc và/hoặc giảm quan tâm/hứng thú với hầu hết các hoạt động hàng ngày kèm theo ít nhất 4 triệu chứng khác, duy trì liên tục trong thời gian tối thiểu hai tuần. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ li bì), rối loạn cảm giác ngon miệng hoặc thay đổi cân nặng (tăng hoặc giảm), mệt mỏi, kích thích hoặc suy giảm tâm thần vận động, cảm giác bất lực hoặc tội lỗi quá mức/không rõ nguyên nhân, giảm khả năng tập trung hoặc thiếu quyết đoán, nghĩ nhiều về cái chết hoặc có ý định tự tử hoặc cố gắng thực hiện hành động tự tử nhiều lần [22]. Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản khác với phản ứng buồn chán nhất thời ở ngƣời bình thƣờng. Trầm cảm có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp, biểu hiện lâm sàng không chỉ bằng các triệu chứng đặc trƣng về tâm thần là giảm khí sắc mà còn kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể nên ngƣời bệnh trầm cảm thƣờng đến với các chuyên khoa khác và dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Trầm cảm thƣờng kèm các rối loạn tâm thần khác nhƣ lo âu [24], [44]. Theo ƣớc tính của WHO năm 2017, trên thế giới hiện có khoảng 300 triệu ngƣời mắc bệnh trầm cảm. Nữ giới mắc bệnh trầm cảm chiếm tỷ lệ nhiều gấp đôi so với nam giới [55]. Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh trầm cảm trên thế giới tăng khoảng 18% từ năm 2005 đến năm 2015. Vào năm 1996, trầm cảm đƣợc xếp là nguyên nhân gây khuyết tật đứng thứ 4 trên thế giới [63]. Theo dự báo, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai sau bệnh tim mạch về mức độ ảnh hƣởng tới cuộc sống của loài ngƣời [61]. Theo thống kê tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, số lƣợng bệnh nhân khám năm 2012 vì các rối loạn tâm thần tăng đáng kể, 500-600 ngƣời/ngày (so với 3 . trƣớc kia, 200-300 ngƣời/ngày), trong đó số bệnh nhân đƣợc chẩn đoán cơn trầm cảm nặng đến khám tăng dần theo hàng tháng (1514 lƣợt tháng 10/2011, 2307 lƣợt tháng 9/2012). Ngƣời bệnh trầm cảm sẽ dẫn đến gián đoạn học tập và khả năng lao động, rối loạn khả năng th ch ứng, tách rời xã hội, chất lƣợng cuộc sống giảm sút sau mỗi giai đoạn trầm cảm. 20% ngƣời bệnh trầm cảm rơi vào trầm cảm mạn t nh, ngƣời bệnh có nguy cơ tự sát cao khi xảy ra trầm cảm tái diễn. Trầm cảm còn làm gia tăng sự lạm dụng rƣợu và ma túy, gây ảnh hƣởng đến cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội [33], [54], [55]. 1.1.2. Dịch tễ học bệnh trầm cảm Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trầm cảm trong đời và trong 12 tháng là 11,0% và 7,5%. Tỷ lệ trầm cảm nặng lần lƣợt là 3,0% và 2,3%. Tỷ lệ trầm cảm tăng đáng kể ở tuổi vị thành niên, với sự gia tăng rõ rệt hơn ở phụ nữ so với nam giới [25], [60]. Tỷ lệ mắc thấp hơn ở bên ngoài nƣớc Mỹ và khác nhau ở từng quốc gia, nhƣng tỷ lệ toàn cầu vẫn ở mức cao. Một phân tích tổng hợp từ 23 nghiên cứu từ các nƣớc ở châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dƣơng cho thấy tỷ lệ chung là 6,7% trong đời và 4,1% trong 12 tháng trƣớc khảo sát [80]. Theo thống kê của một số nƣớc châu Âu, rối loạn trầm cảm dao động từ 3-4% dân số [78]. Ở Canada, tỷ lệ trầm cảm chung trong cả cuộc đời là 12,2%, trầm cảm trong năm là 4,8%, trầm cảm trong 30 ngày là 1,8%. Trầm cảm chủ yếu phổ biến ở phụ nữ (5%) hơn ở nam giới (2,9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi [65]. Ở các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng, theo tác giả Chiu E (2004), tỷ lệ mắc trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%, trong vòng 1 năm từ 1,7% đến 6,7% và tỷ lệ mắc trầm cảm trong cả cuộc đời từ 1,1% đến 19,9%, trung bình là 3,7%, thấp hơn nhiều khu vực trên thế giới. Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nƣớc khác (20-30% dân số), trong đó 3-4% là trầm cảm vừa và nặng [29]. 4 . Năm 2000, Trần Viết Nghị và cộng sự đã điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm thần tại phƣờng Gia Sàng - thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm trong dân số là 2,6% [9]. Hồ Ngọc Quỳnh (2009) thực hiện nghiên cứu trầm cảm ở sinh viên điều dƣỡng và y tế công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng lên tới 17,6%, ở sinh viên điều dƣỡng là 16,5% và liên quan tới một số yếu tố nhƣ sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết với nhà trƣờng, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức về bản thân [12]. Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, Thƣờng Tín, Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm là 8,35% ở dân số trên 15 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 5/1. Tỷ lệ mắc ở độ tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60 tuổi trở lên là 36,9%. Tỷ lệ mới mắc là 0,48%. Đại đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trên 1 năm. Số bệnh nhân mắc bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3% [13]. Trong một nghiên cứu tại 3 tỉnh Hà Nội, Huế, Cần Thơ vào năm 2013, tỷ lệ dân số có biểu hiện trầm cảm là 4,8%, trầm cảm gặp nhiều hơn ở nhóm tuổi 25-44 và 45-60; nhóm nông dân, nội trợ, hƣu tr , buôn bán; nhóm có công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc trên 10 giờ/ngày; nhóm có tiền sử gia đình về các bệnh tâm lý tâm thần và nhóm mắc bệnh mạn tính [4]. Độ tuổi khởi phát trầm cảm khác nhau theo từng nhóm tuổi, với một nguy cơ khá thấp cho đến tuổi vị thành niên, sau đó tăng theo kiểu tuyến tính và dốc hơn nữa đối với nhóm tuổi già [54]. 1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm 1.1.3.1.Yếu tố di truyền Nghiên cứu cho thấy 50% số bệnh nhân rối loạn khí sắc có ít nhất 1 ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ mắc rối loạn khí sắc hoặc cả hai. Nếu cả hai cùng mắc thì 25% con cái của họ có nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời nghiên cứu rối loạn khí sắc ở các cặp sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ rối loạn khí sắc là 33-90% và rối loạn trầm cảm là 50%. Nghiên cứu các cặp sinh đôi khác trứng, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 10-25% [14]. Nghiên cứu về cấu trúc gen, trên nhiễm sắc thể số IV, V, X, XI, XII, XVIII và XXI có những đoạn gen chuyên phụ trách việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. 5 . Những cá thể có những bất thƣờng trên các đoạn gen đó thì có nguy cơ rối loạn chất dẫn truyền thần kinh làm tăng nguy cơ trầm cảm [76]. 1.1.3.2. Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh Rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não nhƣ serotonin, noradrenalin... có thể dẫn đến trầm cảm [27], [28]. Serotonin: Mức độ nặng, nhẹ của rối loạn trầm cảm có liên quan nhiều với mức độ thay đổi nồng độ serotonin trong cơ thể. Mức serotonin trong cơ thể càng thấp, trầm cảm biểu hiện càng nặng. Nghiên cứu của nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn trầm cảm là hậu quả của giảm nồng độ serotonin ở khe synap của tế bào thần kinh [19], [28]: - Có hiện tƣợng giảm tryptophan (tiền chất của serotonin) trong huyết tƣơng của bệnh nhân trầm cảm. - Có hiện tƣợng giảm chuyển hóa serotonin trong dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt là các bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát. - Tác dụng của các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thay đổi nhạy cảm của các thụ cảm serotonin sau synap thần kinh có hiệu quả tốt trong điều trị cho những bệnh nhân trầm cảm. Noradrenalin: Nghiên cứu hoạt động của các tế bào hệ noradrenergic ở não, ngƣời ta đo nồng độ chất 3-methoxy-4-hydroxyphenylglycol (MHPG) trong nƣớc tiểu (đây là sản phẩm chuyển hóa chủ yếu của noradrenalin có nguồn gốc từ não). Ở những bệnh nhân trầm cảm, nồng độ MHPG giảm [28]. Dopamin: Sản phẩm chuyển hóa của dopamin là acid homovanilic. Nghiên cứu cho thấy nồng độ acid homovanilic trong dịch não tủy giảm ở bệnh nhân trầm cảm [42]. Một số nghiên cứu vai trò của dopamin trong rối loạn trầm cảm đã chỉ ra mối liên quan 6 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất