Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa nhật tâ...

Tài liệu Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa nhật tân, châu đốc, an giang năm 2017

.PDF
121
2
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- Hoàng Anh Tài KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHẬT TÂN, CHÂU ĐỐC, AN GIANG NĂM 2017 Luận văn Thạc sĩ Dược học Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH ----------------- Hoàng Anh Tài KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHẬT TÂN, CHÂU ĐỐC, AN GIANG NĂM 2017 Ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 8720205 Luận văn Thạc sĩ Dược học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS VÕ PHÙNG NGUYÊN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 . LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hoàng Anh Tài . Luận văn Thạc sĩ – Khoá: 2016 - 2018 Ngành: Dược lý - Dược lâm sàng KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHẬT TÂN, CHÂU ĐỐC, AN GIANG NĂM 2017 Hoàng Anh Tài Thầy hướng dẫn: PGS. TS Võ Phùng Nguyên Mở đầu: Thuốc rất quan trọng trong việc phòng, chữa bệnh người dân. Tuy nhiên, sai sót liên quan đến thuốc diễn ra phổ biến nhiều bệnh viện, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Nghiên cứu ra đời giúp bệnh viện Nhật Tân đánh giá khái quát tình hình kê đơn ngoại trú, từ đó đề ra biện pháp để kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả đơn thuốc điều trị ngoại trú của các Phòng khám tại Bệnh viện đa khoa Nhật Tân Châu Đốc, An Giang từ 01/07/2017 – 31/12/2017. Phương pháp nghiên cứu dạng mô tả, hồi cứu qua đơn thuốc về: tuổi, giới tính, cơ cấu bệnh tật, cơ cấu thuốc sử dụng, số thuốc trong đơn, sự phù hợp đơn thuốc với chẩn đoán tập trung trên các đơn tim mạch và/hoặc đái tháo đường, tương tác thuốc. Kết quả Số thuốc/đơn trung bình là 3,5 thuốc. Tỷ lệ kê đơn kháng sinh là 13,3%. Tỷ lệ kê đơn vitamin – khoáng chất là 37,1%. Các đơn tim mạch, đái tháo đường có tỷ lệ phù hợp đơn là 15,4%. Tỷ lệ đơn có tương tác là 9,6% (drugs.com) và 14,0% (thongtinthuoc.com). Cả 2 công cụ đều cho thấy mức tương tác vừa phải là chủ yếu. Kết luận Tình trạng kê nhiều thuốc/đơn và lạm dụng vitamin – khoáng chất cần được quản lý tốt hơn. Việc kê đơn phù hợp chẩn đoán chưa cao, cần chú ý. Tỷ lệ tương tác trong đơn không nhiều, tập trung ở mức tương tác vừa phải, cho thấy bệnh viện đã kiểm soát tương đối tốt. . MASTER THESIS SUMMARY Academic course: 2016 - 2018 Speciality: Pharmacology and Clinical Pharmacy THE SURVEY ABOUT CONDITION OF OUTPATIENT TREATMENT PRESCRIPTIONS IN GENERAL HOSPITAL NHAT TAN, CHAU DOC, AN GIANG IN 2017 Hoàng Anh Tài Supervisor: Assoc. Prof. Võ Phùng Nguyên, PhD. Introducation Drugs play an important role in preventing and treating diseases and improving people's health. However, drug-related errors are common in many hospitals. The study was designed to help the hospital assess the outpatient prescription status and to develop measures to control the prescription and use of safe, appropriate drugs. Materials and methods The study subjects are all outpatient prescriptions of clinics at General Hospital Nhat Tan, Chau Doc, An Giang from 01/07/2017 to 31/12/2017. Descriptive, retrospective study of age, gender, number of drugs/prescription, appropriate prescribing focus on cardiovascular, diabetic diseases, drug interactions. Result The average number of drugs/prescription is 3,5 drugs. Antibiotic prescribing proportion was 13,3%; vitamin - mineral was 37,1%. Appropriate prescribing proportion were 15,4%. Interactive applications accounted for 9,6 (drugs.com) – 14,0% (thongtinthuoc.com). Interaction levels were mainly moderate. Conclusion There are still over-the-counter drugs in one prescription and vitamin - mineral. Appropriate prescribing proportion is not high. Rate of prescription interactions is low, most of which are moderate. The hospital has relatively good control. . MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................3 1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc .............................................................3 1.1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới ....................................3 1.1.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam .....................................5 1.2. Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc .............................................................7 1.3. Bệnh tim mạch, đái tháo đường và sự phù hợp của đơn thuốc ...................8 1.3.1. Bệnh tim mạch ........................................................................................8 1.3.2. Đái tháo đường ......................................................................................11 1.3.3. Phác đồ điều trị bệnh viện và hướng dẫn sử dụng thuốc ......................11 1.4. Tương tác thuốc ........................................................................................16 1.4.1. Khái niệm tương tác thuốc ....................................................................16 1.4.2. Các loại tương tác thuốc........................................................................16 1.4.3. Dịch tễ tương tác thuốc .........................................................................18 1.4.4. Phân chia mức độ tương tác thuốc ........................................................20 1.4.5. Công cụ đánh giá tương tác thuốc.........................................................21 1.4.6. Cơ sở dữ liệu của các phần mềm tra cứu tương tác thuốc ....................22 1.5. Vài nét về cơ sở nghiên cứu ......................................................................23 1.5.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện ........................................................................23 1.5.2. Quy mô, cơ cấu nhân lực ......................................................................23 1.5.3. Khoa dược bệnh viện ............................................................................24 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................25 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................25 . 2.1.1. Tiêu chí chọn mẫu: ................................................................................25 2.1.2. Tiêu chí loại trừ: ....................................................................................25 2.1.3. Cỡ mẫu: .................................................................................................25 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:..............................................................................25 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: ...............................................................25 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................25 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu được sử dụng ....................................................26 2.2.5. Quy trình xử lý số liệu ..........................................................................28 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................29 3.1. Khảo sát đặc điểm dân số, bệnh tật và thuốc sử dụng của bệnh nhân nghiên cứu ...................................................................................................................29 3.2. Khảo sát các chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang ....................................................................34 3.3. Khảo sát sự phù hợp của đơn thuốc theo phác đồ điều trị của bệnh viện: tim mạch, đái tháo đường .............................................................................................37 3.4. 3.4.1. Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú ..............40 So sánh 2 công cụ tương tác drugs.com và thongtinthuoc.com ............43 4. BÀN LUẬN .......................................................................................................54 4.1. Khảo sát đặc điểm dân số, bệnh tật và thuốc sử dụng của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang trong thời gian khảo sát ...................................................................................................................54 4.2. Khảo sát các chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang ....................................................................55 4.2.1. Số thuốc trung bình trong 1 đơn ...........................................................55 . 4.2.2. 4.3. Tỷ lệ đơn kê kháng sinh, vitamin – khoáng chất ..................................56 Khảo sát sự phù hợp của đơn thuốc theo phác đồ điều trị của bệnh viện: tim mạch, đái tháo đường .............................................................................................56 4.4. Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang ......................................................58 4.4.1. So sánh 2 công cụ tra cứu tương tác drugs.com và thongtinthuoc.com59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................61 KẾT LUẬN............................................................................................................61 Khảo sát đặc điểm dân số, bệnh tật và thuốc sử dụng của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang trong thời gian khảo sát ..61 Khảo sát các chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang .........................................................................61 Khảo sát sự phù hợp của đơn thuốc theo phác đồ điều trị của bệnh viện: tim mạch, đái tháo đường ....................................................................................................62 Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang ................................................................62 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................62 Tài liệu tham khảo Phụ lục . DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Từ gốc tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ACC American College of Cardiology Trường tim mạch Hoa Kỳ AHA American Heart Association Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á ASEAN BHYT Bảo hiểm y tế BN Bệnh nhân BS Bác sĩ BV Bệnh viện CCĐ Chống chỉ định CCS Canadian Cardiovascular Society CĐ COPD Hội tim mạch Canada Chỉ định Chronic Obstructive Pulmonary Disease Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ĐTĐ Đái tháo đường ĐTN Đau thắt ngực EF Ejection fraction HA ICD 10 IMS Phân suất tống máu Huyết áp International Classification of Hệ thống phân loại bệnh tật quốc Diseases tế Institute for Healthcare Informatics Tổ chức khoa học thông tin y tế KS Kháng sinh LDL Low density lipoproteins Cholesterol “xấu” (tỷ trọng nhẹ) NYHA New York Heart Association Hội tim mạch New York TT WHO Tương tác World Health Organization . Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các thuốc điều trị tăng huyết áp ...............................................................12 Bảng 1.2. Thuốc trong điều trị đau thắt ngực theo nhóm (I, II) và mức chứng cứ (A, B, C) theo ACC/AHA ...............................................................................................13 Bảng 3.1. Thống kê tuổi, giới tính của bệnh nhân nghiên cứu .................................29 Bảng 3.2. Sự phân bố số đơn thuốc của bệnh nhân ..................................................30 Bảng 3.3. Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân nghiên cứu ..............................................30 Bảng 3.4. Cơ cấu nhóm thuốc sử dụng .....................................................................32 Bảng 3.5. Tần suất thuốc kê trung bình trong một đơn thuốc...................................35 Bảng 3.6. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh, số kháng sinh trong một đơn ......36 Bảng 3.7. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin và khoáng chất, số vitamin và khoáng chất trong một đơn thuốc ..........................................................................................36 Bảng 3.8. Sự phù hợp của đơn thuốc theo phác đồ điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc ..........................................................................................................................38 Bảng 3.9. Các thuốc kê đơn có tỷ lệ cao không phù hợp theo phác đồ điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc .....................................................................................................38 Bảng 3.10. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác và số lượng tương tác trong 1 đơn...........40 Bảng 3.11. Mức độ tương tác trong đơn theo drugs.com .........................................41 Bảng 3.12. Mức độ tương tác trong đơn theo thongtinthuoc.com ............................41 Bảng 3.13. Sự phân bố tương tác theo số thuốc trong đơn .......................................42 Bảng 3.14. Các mức độ tương tác có thể thay thế cho nhau .....................................43 Bảng 3.15. So sánh các cặp tương tác thuốc giữa 2 công cụ ....................................43 Bảng 3.16. Các cặp tương tác tương đồng giữa 2 công cụ .......................................44 . Bảng 3.17. Các cặp tương tác xuất hiện nhiều ..........................................................48 Bảng 3.18. Các hoạt chất có tương tác và số lượt tương tác .....................................48 Bảng 4.1. Sự phù hợp của đơn thuốc theo phác đồ điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc với dân số người lớn tuổi có tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp và đái tháo đường ...................................................................................................................................57 . DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thống kê cơ cấu nhóm bệnh và cơ cấu nhóm thuốc sử dụng ..............34 Biểu đồ 3.2. Phân bố số lượng đơn phù hợp chỉ định và chống chỉ định theo số lượng thuốc trong đơn .........................................................................................................39 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đơn có trùng lắp hoạt chất theo thongtinthuoc.com ....................53 . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 của bệnh viện Chợ Rẫy ...............16 Hình 1.2. Sơ đồ vận chuyển thuốc trong cơ thể ........................................................17 Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức Bệnh viên đa khoa Nhật Tân..............................................23 Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện .........................................................24 Hình 2.1. Quy trình xử lý số liệu ..............................................................................28 . MỞ ĐẦU Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Để luôn khỏe mạnh cần phòng bệnh bằng chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất phù hợp và điều trị bệnh tích cực bằng các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Thuốc đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong việc phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe người dân. “Chính sách quốc gia về thuốc ở Việt Nam” đề ra hai mục tiêu là đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến tận người dân và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả. Tuy nhiên, sai sót liên quan đến thuốc, trong đó, việc kê đơn dùng thuốc không hợp lý diễn ra phổ biến ở nhiều bệnh viện. Việc kê đơn thuốc không đúng quy chế, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng kháng sinh, vitamin đang có nguy cơ phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị. Việc kê đơn, sử dụng thuốc chưa hợp lý làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ sai sót liên quan đến thuốc như tương tác thuốc, gây ra bệnh bởi thuốc,…và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân thường xuyên có các hoạt động nhằm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc kê đơn điều trị cho bệnh nhân nội trú, do vậy chúng ta chưa biết thực trạng kê đơn điều trị cho bệnh nhân ngoại trú với các chỉ số sử dụng thuốc, sự phù hợp chẩn đoán theo phác đồ điều trị và các tương tác thuốc nghiêm trọng có thể xảy ra trong đơn. Nhằm đánh giá tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân và đề xuất các giải pháp can thiệp, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang năm 2017” với các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang năm 2017 . Mục tiêu chuyên biệt: 1. Khảo sát đặc điểm dân số, bệnh tật và thuốc sử dụng của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang trong thời gian khảo sát. 2. Khảo sát các chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang. 3. Khảo sát sự phù hợp của đơn thuốc theo phác đồ điều trị của bệnh viện: tim mạch, đái tháo đường. 4. Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân, Châu Đốc, An Giang. . 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc 1.1.1. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới Những năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ. Trong việc sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn:  Sự tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát triển. Tại các nước đang phát triển, mặc dù chiếm 75% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ 21% sản lượng thuốc của thế giới. [23]  Tình trạng kê đơn không hợp lý, không an toàn, thiếu thông tin thuốc, kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng kháng sinh (KS) vẫn diễn ra. Có một nghịch lý là các nước đang phát triển dù chỉ tiêu thụ ít thuốc nhưng sử dụng thuốc không hợp lý, không an toàn lại rất phổ biến. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo “các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, cần dùng thuốc hợp lý hơn để sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả và cung cấp được nhiều thuốc hơn cho nhân dân”. [4] Tại Goa (Ấn Độ) khi tiến hành nghiên cứu người ta nhận thấy: Với 990 đơn thuốc khảo sát thì có tới hơn 1/3 trong tổng số đơn thuốc thông tin xác định bác sĩ điều trị là không rõ ràng, hơn một nửa các đơn thuốc không ghi đầy đủ các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên tuổi…). Phần lớn các đơn thuốc chữ viết và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ ràng. Hơn 90% đơn thuốc chỉ kê biệt dược. [27] Bên cạnh đó tình trạng lạm dụng kê đơn kháng sinh (KS), kê quá nhiều thuốc trong một đơn cũng khá phổ biến làm gia tăng nguy cơ sai sót liên quan đến thuốc. Theo một nghiên cứu đánh giá việc kê đơn thuốc tại bệnh viện Dessie Referral ở Dessie, Ethiopia: Với 362 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trên một đơn thuốc là 1,8 thuốc phù hợp với tiêu chuẩn của WHO (1,6 – 1,8). Tuy nhiên, tỷ lệ % thuốc . được kê theo tên generic là 93,9%, thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn của WHO là 100%. Tỷ lệ % đơn có kê KS là 52,8% cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (20,0% – 26,8%). Tỷ lệ % đơn có kê vitamin là 31% cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (13,4% – 24,1%). Các KS được kê đơn nhiều nhất là Amoxicillin (22,2%) và Ampicillin (21,3%). Qua các chỉ số nghiên cứu cho thấy độ lệch giữa thực hành với khuyến cáo của WHO. Vì vậy cần thiết có một chương trình giáo dục y tế để hợp lý việc kê đơn. [19] Thị trường dược phẩm các nước khối ASEAN có một số đặc điểm chung là thuốc generic chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất 70% theo đánh giá của IMS. Có thể thấy rằng trong các nước ASEAN, thuốc generic là một thị trường tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới. [17] Ở nhiều nước đang phát triển, người ta đã thống kê số thuốc được bán ra cao hơn rất nhiều so với số lượng bệnh tật cần điều trị. Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 45% bệnh nhân trên toàn cầu có sử dụng KS khi ốm đau, đặc biệt tỷ lệ này lên tới trên 70% ở một số nước như Indonesia, Ấn Độ, Pakistan. Nghiên cứu về việc kê đơn tại một bệnh viện thực hành ở Thái Lan Udomthavomsuk thấy có tới 52,3% dùng KS không đúng và không cần thiết. Việc sử dụng KS dự phòng ngoại khoa cũng có tỷ lệ không hợp lý cao (79,7%). [18] Nghiên cứu về việc điều trị các chứng bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, ỉa chảy cho trẻ em ở Philippine cho thấy tới 80% các trường hợp được cha mẹ tự điều trị và hầu hết các trường hợp là không đúng và không cần. Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau được dùng nhiều nhất và đặc biệt là các thuốc cầm ỉa chảy, các KS được dùng rộng rãi, lãng phí và nguy hiểm. Một nghiên cứu khác cho thấy ngay tại thủ đô Manila (Philippine), việc mua KS không có đơn của thầy thuốc chiếm tới 66%, trong đó có cả những trường hợp mua KS để “dự phòng”. [18] . Thuốc là “con dao hai lưỡi” vì có thể gây ra những phản ứng có hại (ADR) ở nhiều mức độ, thậm chí tử vong kể cả dùng đúng liều, đúng quy định. Điều trị nhiều thuốc thì tần suất ADR tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc có trong 1 lần điều trị. Tại Mỹ, một đánh giá trên nghiên cứu của Lazarou cho thấy năm 2004 có 2,2 triệu phản ứng có hại của thuốc đã xảy ra ở những người đang điều trị trong bệnh viện (6,7%) và gây ra 106000 ca tử vong. [16] Vấn đề vi sinh vật kháng KS cũng là một hiện tượng phổ biến và trở thành một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu khi sử dụng KS không hợp lý. Tình trạng kê đơn quá nhiều thuốc, lạm dụng KS, vitamin được nhắc đến ở rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, nhiều nước đã thực thi một danh mục thuốc hạn chế và xây dựng phác đồ chuẩn để hướng dẫn việc sử dụng thuốc hợp lý. Nhưng những cố gắng này chỉ làm giảm được việc tiêu thụ thuốc mà chưa cải thiện được đáng kể chất lượng của việc kê đơn. 1.1.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam Kinh tế phát triển, chất lượng của người dân đang ngày càng được cải thiện làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, kéo theo làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc. Theo báo cáo của Cục Quản lý dược, chi tiêu thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong các năm gần đây. Năm 2007, tiền thuốc bình quân đầu người là 13,39 USD/năm, đến năm 2014, chi tiêu thuốc bình quân đầu người đã tăng lên mức 33 USD/năm. Nhu cầu tiêu dùng thuốc bình quân đầu người tăng lên giúp cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và thúc đẩy ngành Dược phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài khuynh hướng chung của thế giới, đó là: kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn, lạm dụng KS, vitamin, lạm dụng thuốc biệt dược, tương tác thuốc do kê đơn và sử dụng thuốc không hợp lý… Những bất cập này đã và đang tồn tại trong ngành Dược cần . có những biện pháp khắc phục để đạt được mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Đã có một số điều tra về tình hình sử dụng KS ở một số địa phương do Ban tư vấn KS – Bộ Y tế tiến hành. Tỷ lệ đơn ngoại trú có kê KS của BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc là 59,5%, nội trú là 61,8% [15]. Tại Hà Nội, điều tra ở 37 điểm bán thuốc của 4 quận và 5 huyện thấy số người đi mua KS chiếm 27% tổng số người đi mua thuốc. Số người tự quyết định mua thuốc chiếm tỷ lệ cao, ngay cả với các KS cũng chỉ có 19% là có đơn của y bác sĩ. Một điều tra tại các hộ gia đình ở Hà Nội thấy 16% thường tự dùng KS chữa bệnh trong đó có tới 85% là dùng KS không hợp lý [18]. Việc kê đơn KS không dựa vào KS đồ đã tạo ra thói quen kê thuốc KS phổ rộng, phối hợp nhiều KS cho 1 bệnh nhân. Thực tế cho thấy có đến 34,5% bệnh nhân nhiễm trùng sử dụng nhiều hơn 1 loại KS trong 1 đợt điều trị. [8] Không chỉ kháng sinh, việc lạm dụng vitamin và thuốc bổ cũng xảy ra rất phổ biến. Theo nghiên cứu tại bệnh viện Tim Hà Nội, số đơn có kê vitamin chiếm tỷ lệ 35% tổng số đơn [8]. Qua nghiên cứu của Phạm Trí Dũng tại 10 tỉnh/thành phố nhận thấy nhu cầu sử dụng vitamin ở cộng đồng là rất lớn dao động từ 45,9% đến 74,9% số người đang dùng thuốc được chọn ngẫu nhiên hiện có sử dụng vitamin và 50,9% những người mua thuốc được chọn ngẫu nhiên đã mua vitamin. Các vitamin được kê đơn nhiều nhất là vitamin C (46,6%), B1 (18,7%), vitamin kết hợp (17,3%). Vitamin luôn có sẵn tại các điểm bán lẻ thuốc. Tại một điểm bán lẻ thuốc trung bình chế phẩm vitamin chiếm 13,4% tổng danh mục thuốc bán lẻ. Thầy thuốc luôn kê đơn có vitamin như là một thuốc bổ trợ. Nghiên cứu tại 10 tỉnh/thành phố này cho thấy có tới 66,1% số đơn thuốc được khảo sát có chế phẩm vitamin. Như vậy, cả 3 yếu tố: người tiêu dùng, người cung ứng, người kê đơn đang làm cho nhu cầu sử dụng vitamin ngày càng tăng. Do vậy, sự cần thiết phải truyền thông cho cộng đồng hiểu về vai trò quan trọng của việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả nói chung, vitamin nói riêng, góp phần làm giảm xu hướng lạm dụng vitamin hiện nay. [6] . Thêm một vấn đế cần đề cập đến là việc kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân. Nhiều đơn thuốc kê tới 9 – 10 thuốc. Có thuốc hoạt chất trùng nhau nhưng tên biệt dược khác nhau cũng kê cùng. Thuốc KS mới, tác dụng mạnh kê cả cho trẻ em và nhiều người bệnh khác mà không cần phải thử KS đồ. [9] Việc kê đơn thuốc không hợp lý và quá nhiều thuốc như vậy có thể làm phát sinh nhiều phản ứng có hại cho bệnh nhân. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương có tới 34% số đơn có tương tác thuốc. Kết quả này cho thấy cứ khoảng 3 đơn khảo sát thì có 1 đơn có tương tác thuốc, trong đó chiếm chủ yếu là các tương tác thuốc ở mức độ trung bình (82,6%). Có 6,8% tương tác thuốc là tương tác ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu sử dụng các thuốc này cùng nhau. [15] Mô hình bệnh tật của nước ta hiện nay đang thay đổi với gánh nặng bệnh tật kép của các bệnh nhiễm trùng và các bệnh của một nước công nghiệp hóa như tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư… Khi ngành công nghiệp dược càng phát triển, bệnh tật nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều thì càng đòi hỏi thầy thuốc có đủ trình độ chuyên môn và y đức để đảm bảo lựa chọn, kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc một cách hợp lý. Đặc biệt phải có sự tương tác phối hợp giữa bác sĩ – dược sĩ – bệnh nhân. Việc bệnh nhân có tuân thủ điều trị hay không quyết định rất lớn đến sự thành công của liệu trình điều trị. 1.2. Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc Như đã nói ở các phần trước, việc sử dụng thuốc không hợp lý, kê quá nhiều thuốc trong một đơn thuốc sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như:  Tăng chi phí điều trị  Tăng đề kháng (VD: Kháng sinh)  Tăng các biến cố không mong muốn (ADR)  Tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất